Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

 * Kiến thức:

 - Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình

 - Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.

 - Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.

* Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng viết ngông ngữ lập trình.

 - Hiểu cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đầy đủ trong pascal.

- Bước đầu tiên viết được câu lệnh điều kiện.

* Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

- Hình thành năng lực khoa học máy tính cơ bản: Ghi nhớ cấu trúc của 1 chương trình, sử dụng phần mềm thành thạo: kiểm tra lỗi và chạy chương trình.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:

- Giáo viên: Phòng máy, bài tập 2 dạng câu điều kiện thiếu và đủ.

- Học sinh: Đọc bài trước.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:

 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:

 2. Kiểm tra bài cũ:

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/11/2018	
Tuần: 12
Tiết: 23
BTH4: SỬ DỤNG LỆNH ĐIỀU KIỆN IF...THEN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 * Kiến thức:
	- Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình.
	- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.
	- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
 * Kĩ năng: Hiểu cú pháp và hoạt của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đầy đủ trong pascal.
	- Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện.
 * Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Hình thành năng lực khoa học máy tính cơ bản: Ghi nhớ cấu trúc của 1 chương trình, sử dụng phần mềm thành thạo: kiểm tra lỗi và chạy chương trình.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
Giáo viên: Phòng máy, bài tập 2 dạng câu điều kiện thiếu và đủ.
Học sinh: Đọc bài trước.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
Hoạt động dẫn dắt vào bài:
Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
* Hoạt động 1: Bài tập 1
- GV: Y/c hs đọc đề bài và thực hiện theo các bước hướng dẫn SGK.
- HS: Thực hành theo yêu cầu của gv
- GV: Hướng dẫn và theo dõi học sinh thực hành.
- HS:Thực hành theo hướng dẫn của gv
- GV: Theo dõi quá trình thực hành.
- HS: Tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình
- HS: Lưu chương trình với tên sapxep.
1/ Bài 1: Viết chương trình nhập hai số nguyên a và b khác nhau từ bàn phím và in số đó ra màn hình theo thứ tự không giảm.
* Bài giải:
Program sapxep;
Var a, b: integer;
	Begin
	Write(‘nhap a);
	Readln(a);
	Write(‘nhap b’);
	Readln(b);
If a<b then write(a,’ ‘,b);
Else write(b, ‘ ‘,a);
End.
II. Bài tập 2
GV:Hướng dẫn hs thực hành.
HS: Thực hành theo hướng dẫn của Gv
HS: Lưu chương trình với tên aicaohon
HS: Chạy chương trình với bộ dữ liệu (1,5 và 3, 6)
2. Bài tập 2
- Viết chương trình nhập chiều cao cua hai bạn Long và Trang, in ra màn hình kết quả so sánh của hai bạn.
* Bài giải: 
Program aicaohon
Var a,b: real;
Begin
	Write(‘nhap a);
	Readln(a);
	Write(‘nhap b’);
	Readln(b);
	If a>b then 	writeln(‘a caohon‘);	Writeln(‘b caohon’)
	Else write(‘a=b’);
	Readln;
Hoạt động luyện tập: 
	- Hệ thống lại toàn bộ kiến thức.
	- Hướng dẫn học sinh thực hiện một số thao tác thường mắc phải trong quá trình thực hành.
	- Hướng dẫn học sinh tự học.
 5. Hoạt động vận dụng:
 - Học bài và làm bài tập đầy đủ. Xem trước bài tập số 3 
 6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..
Ngày soạn: 14/11/2018	
Tuần: 12
Tiết: 24
BTH4: SỬ DỤNG LỆNH ĐIỀU KIỆN IF...THEN (tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 * Kiến thức: 
	- Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình
	- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.
	- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
* Kĩ năng: 
	- Rèn luyện kĩ năng viết ngông ngữ lập trình.
	- Hiểu cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đầy đủ trong pascal.
- Bước đầu tiên viết được câu lệnh điều kiện.
* Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Hình thành năng lực khoa học máy tính cơ bản: Ghi nhớ cấu trúc của 1 chương trình, sử dụng phần mềm thành thạo: kiểm tra lỗi và chạy chương trình.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Phòng máy, bài tập 2 dạng câu điều kiện thiếu và đủ.
- Học sinh: Đọc bài trước.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Bài tập 3
Gv: Hướng dẫn viết chương trình ở 
bài tập 3
- GV: Đưa ra bài toán yêu cầu học sinh xác định Input, output của bài toán.
- HS: Trả lời câu hỏi.
-GV: Yêu cầu học sinh mô tả thuật toán.
- HS: Mô tả thuật toán.
- GV: Từ thuật toán đựơc mô tả GV đưa ra cách giải và giải thích ý nghĩa của từ khóa (Or).
* Hoạt động 2: Bài tập 4
Gv: Hướng dẫn viết chương trình ở bài tập 4 
- GV: Yêu cầu học sinh nhập chương trình, sửa lỗi, lưu và chạy chương trình với các bộ dữ liệu khác nhau.
- HS: Thực hành trên máy.
GV: Cuối giờ giáo viên nhận xét, đánh giá và chấm điểm cho từng nhóm dựa trên kết quả các bài mà học sinh đã làm.
Bài 3. Chương trình nhập ba số nguyên a, b, c từ bàn phím, kiểm tra và in ra màn hình kết quả kiểm tra ba số đó có thể là độ dài của một tam giác hay không.
-Input: 3 số a, b, c lớn hơn 0
-Output: Thông báo 3 số a, b, c có phải là ba cạnh của một tam giác hay không?
* Mô tả thuật toán:
B1: Nhập a, b, c >0
B2: Nếu (b+c>a) và (a+b>c) và (c+a>b), kết quả a, b,c là ba cạnh của một tam giác rồi chuyển qua B4
B3: Thông báo a, b, c không phải là ba cạnh của một tam giác và chuyển qua B4.
B4: Kết thúc chương trình.
Chương trình (SGK trang 54)
- Các bộ dữ liệu:
(1,2, 3) -> a, b, c không là ba cạnh của một tam giác.
(3, 5, 4) -> a, b, c là ba cạnh của một tam giác
Bài 4: Viết chương trình nhập vào điểm bài kiểm tra của một bạn nào đó và đưa ra thông báo.
- Nếu điểm nhỏ hơn 5, in ra dòng chữ "Ban can co gang hon";
- Nếu điểm lớn hơn hoặc bằng 5 và nhỏ hơn 6.5 in ra dòng chữ "Ban dat diem trung binh";
- Nếu điểm lớn hơn hoặc bằng 6.5 và nhỏ hơn 8, in ra dòng chữ "Ban dat diem Kha";
- Nếu điểm lớn hơn hoặc bằng 8, in ra dòng chữ " Hoan ho ban dat diem Gioi";
4. Hoạt động luyện tập: 
	- Hệ thống lại toàn bộ kiến thức
	- Hướng dẫn học sinh thực hiện một số thao tác thường mắc phải trong quá trình thực hành.
	- Hướng dẫn học sinh tự học.
5. Hoạt động vận dụng: Vận dụng viết chương trình tính điểm của lớp em.	
 6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 
IV. RUÙT KINH NGHIEÄM:
..
Khánh Hưng, ngày: 15/11/2018
Kí duyệt:
Phạm Huy Bình

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_8_tuan_12_nam_hoc_2018_2019.doc