Giáo án Tin học Lớp 8 - Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Tiết 7-21

- Tên câu lệnh: MD,

- Loại câu lệnh: Câu lệnh trong,

- Dạng câu lệnh: MD[đường dẫn] [\thư mục muốn tạo],

- Chức năng tạo ra một thư mục con,

 

 Vídụ: Giả sử đã có thư mục A:\TONGHOP. Để tạo trong thư mục này thư mụccon có tên là TINHOC cần gõ:

MD A:\TONGHOP\TINHOC 

Chý ý: tên của thư mục cần tạo không được trùng với tên đã có trên đĩa

nếu không DOS sẽ thông báo: “ Unable to creat directory”.

Nếu đang đứng ở ổ đĩa gốc thì thư mục không cần chỉ ra ổ đĩa nữa

 

doc14 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Tiết 7-21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 1( Tiết7-9)
HỆ ĐIỀU HÀNH MS-DOS
( Lý thuyết)
Ngày soạn: 27/09/2006
A.Mục tiêu: 
+ Học sinh nắmđược khái niệm hệ điều hành và mục đích hoạt động của hệ điều hành
+ Học sinh biết cách khởi động của hệ điều hành
+ Học sinh chú ý lắng nghe bài
B.Phương pháp dạy học: 
Diễn giải, thuyết trình 
C. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, đĩa A
HS: Vở, bút 
D.Các bước lên lớp:
Ổn định lớp
Bài cũ: không
Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta sang chương mới hệ điều hành MS –DOS 
 ảiTiển khai bài:
Chương II. HỆ ĐIỀU HÀNH MS-DOS
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
GV: Như thế nào gọi là Hệ điều hành?
GV: - Muốn khởi động một chương trình các em làm thế nào?
GV: Giáo viên nêu cách khởi động cho học sinh
HS: Ghi bài vở đầy đủ
Nếu không phải như trên thì kiểm tra lại lần lượt các bước, kiểm tra lại đĩa hệ thống có bị lỗi hay không ( có đủ 3 tập tin hay chưa )
GV: Làm trực tiếp trên máy cho học sinh thấy
GV: Khơi động lại hệ thống trên máy tính
HS: Chú ý lắng nghe và ghi chép
Hoạt động2:
GV:Theo các em như thế nào gọi là tập tin thư mục ?
GV: Giới thiệu tên tập tin, phần mỡ rộng
Hoạt động3:
GV: Giải thích như thế nào được goi là tập tin
I.Khái niệm hệ điều hành MS-DOS:
 MS-DOS là hệ điều hành do hãng Microsoff (Mỹ) sản xuất xây dựng và được cài đặt trên máy vi tính IBM-PC hoặc máy tính tương thích.
Chúng ta sử dụng hệ điều hành của hãng phần mềm Microsoft hoặc IBM có tên là HỆ ĐIỀU HÀNH MS-DOS hay IBM(PC) DOSvà từ đây goi tắt chung là DOS
II.Khởi động hệ điều hành MS-DOS:
 Muốn khởi động hệ điều hành MS-DOS thì phải có các tập tin hệ thống trên đĩa (đĩa cứng hoặc đĩa mềm) Đĩa hệ thống là đĩa chứa các tập tin khởi động và có ít nhất 3 tập tin sau 
- COMMAND.COM
- IO.SYS
- MSDOS. SYS: 
 Ngoài a còn có thể có thêm các tập tin khác như: AUTOEXEC.BAT
Cách khởi động:
A/Khởi động bằng đĩa mềm:
 Thao tác: Lần lượt thực hiện các bước sau:
- Đặt đĩa hệ thống vào ổ đĩa A chú ý mặt và chiều ổ đĩa 
- Đóng then chống ghi của ổ đĩa lại 
- Bật ổn áp 
- Bật công tác màn hình, bật công tắc khối CPU 
- Đợi đến khi màn hình xuất hiện. 
 A:\>_ 
 B/ Khởi động bằng đĩa cứng:
Kiễm tra: 
 Không nhét ổ đĩa A
 Bật ổn áp ® Bật công tắc màn hình ® bật công tắc khối trung tâm (CPU)
Đợi đến khi trên màn hình xuất hiện: C:\>_
C/.Khởi động lại hệ thống:
Khởi động lại hệ thống: 
Khởi động nóng:+Ấn đồng thời Ctrl +Alt +Del
 + Ấn nút Reset
Khởi động nguội: Tắt máy, khởi động lại 
III.Tập tin( File)
Định nghĩa:
Tập tin (file) là hình thức đơn vị lưu trữ thông tin trên đĩa của hệ điều hành. Các chương trình, các văn bản. dữ liệu đều được quản lí trên đĩa dưới dạng một tập tin. Mỗi tệp đều phải đặt tên 
+ Tên tập tin. Gồm các kí tự do người dùng đặt để nhận biết các tập tin 
 Quy tắc đặt tên gồm hai phần:
 -Phần tên: Là dãy không quá 8 kí tự.
+Phần mỡ rộng: Dài không quá 3 kí tự.
-Dùng các kí hiệu sau để đặt: Các chữ cái la tinh từ A...Z, a...z 
 Các chữ số: 0,1,2,...9
 Một số kí tự khác: -, &,@.....
Thường đặt tên bằng các chữ cái dễ gợi nhớ. 
Chú ý: Giữa 2 phần ( phần tên và phần mở rộng) cách nhau 1 kí tự chấm(.)
Ví dụ:Baitap.txt
 Config.sys
IV.Thư mục(Directory):
A/Định nghĩa: Thư mục là hình thức đơn vị để quản lý tập tin của hệ điều hành nội dung của thư mục là tên các tập tin hay thư mục mà nó quản lý 
-Các file có quan hệ với nhau được cất vào một thư mục.
-Các thư mục cũng phải có tên.
Thư mục gồm có thư mục con và thư mục gốc.
+ Thư mục gốc là thư mục ngoài cùng được tạo ra khi định dạng đĩa, ký hiệu 
+ thưmục con tức là tức mục nằm trong một thư mục khác 
B/cách tổ chức và quản lý:Quản lý các thư mục như một cây mà mỗi thư mục là một cành, mỗi tập tin là một lá 
V. Đường dẫn(path): Là một chuổi các kí tự ghi rõ thứ tự các thư mục cho phép đĩa đến thư mục hoặc tập tin đã chỉ ra địa chỉ.
Đường dẫn có thể bắt đầu bằng tên ổ đĩa có dấu (:) các tên gọi trong đường dẫn thường ngăn cách nhau bởi dấu \ 
Ví dụ: A:\baitap\hoahoc\lop8
 A .Là ổ đĩa
A:\baitap\hoahoc\lop8 là đường dẫn
VI. Ổ đĩa:
MS-DOS sữ dụng các chữ cái A....Z để đặt tên cho ổ đĩa DOS quy định 
+Ổ đĩa mềm: A, B....
+Ổ đĩa cứng: C, D.....
VII.Bàn phím
Là thiết bị chuẩn dùng để đưa thông tin bên ngoài vào cho MTĐT xử lý. Bàn phím chia lầm 3 nhóm 
Nhóm các phím chức năng phím các chữ cái...
Nhóm phím kí tự số các phím số ....
Nhóm các phím điều khiển Shift,Alt,Ctrl,....
Củng cố:
 - Nắm cách khởi động MS- DOS 
 - Như thế nào gọi là tập tin, thư mục
Dặn dò:
- Học và nắm cách khởi động hệ điều hành MS- DOS 
GIÁO ÁN SỐ2(Tiết 10-12)
CÁC NHÓM LỆNH CƠ BẢN
(Lý thuyết)
Ngày soạn: 06/10/2006
Ngày giảng:11/10/2006
A.Mục tiêu:
+ Học sinh nắm được khái niệm một số lệnh cơ bản của hệ điều hành MS-DOS 
+ Học sinh hiểu được cú pháp và công dụng của một số lệnh cơ bản. 
+Học sinh thực hiện được lệnh của MS-DOS
B.Phương pháp dạy học:
Diễn giải, thuyết trình.minh hoạ bằng ví dụ
C. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, đồ dùng dạy học
HS: Vở, bút 
D.Các bước lên lớp.
I. Ổ định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
III.Nội dung bài mới:
Giới thiệu bài:
Đối với chương trình Dos chúng ta sử dụng chủ yếu là các lệnh 
2.Triển khai bài:
MỘT SỐ LỆNH THÔNG DỤNG CỦA MS-DOS
Hoạt động thầy ,trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động1:
GV: Theo các em như thế nào được gọi là nội trú, ngoại trú nào?
Nội tức là lệnh bên trong
Ngoại tức là lệnh bên ngoài
Hoạt động2: 
GV: Giới thiệu câu lệnh chuyển ổ đĩa
Đưa vi dụ cho học sinh
GV: Giới thiệu câu lệnh xem thư mục trên đĩa 
HS: Viết cấu trúc của câu lênh 
Làm một vài ví dụ bằng lệnh
Hoạt động3:
GV: Giới thiệu câu lệnh tạo thư mục
Đưa một vài ví dụ cho học sinh lên bảng viết bảng
GV: Giới thiệu lệnh xoá thư mục 
HS: làm những ví dụ do giáo viên đưa ra 
GV: Nêu chức năng lệnh
GV: Giới thiệu lệnh xoá màn hình 
- Nêu chức năng của lệnh
HS: Ghi bài và làm ví du do giáo viên đưa ra
GV: Giới thiệu lệnh xoá màn hình 
- Nêu chức năng của lệnh
HS: Ghi bài và làm ví du do giáo viên đưa ra
GV: Giới thiệu lệnh xoá màn hình 
- Nêu chức năng của lệnh
HS: Ghi bài và làm ví du do giáo viên đưa ra
GV: Giới thiệu lệnh xoá màn hình 
- Nêu chức năng của lệnh
HS: Ghi bài và làm ví du do giáo viên đưa ra
GV: Giới thiệu lệnh xoá màn hình 
- Nêu chức năng của lệnh
HS: Ghi bài và làm ví du do giáo viên đưa ra
GV: Giới thiệu lệnh xoá màn hình 
- Nêu chức năng của lệnh
HS: Ghi bài và làm ví du do giáo viên đưa ra
GV: Giới thiệu lệnh xoá màn hình 
- Nêu chức năng của lệnh
HS: Ghi bài và làm ví du do giáo viên đưa ra
I.Phân loại câu lệnh của hệ điều hành MS-DOS
a.Lệnh nội trú: Là những lệnh dùng thường xuyên(đã được cài đặt sẳn trong tệp COMAND.COM) được nạp vào bộ nhớ từ khi khởi hệ thống.
b.Lệnh ngoại trú: Là những lệnhít sử dụng, được viết thành các tập tin riêng biệt. Khi thi hành lệnh này phải có file tương ứng lưu trên đĩa.
II.Các lệnh làm việc với thư mục:
1.Câu lệnh chuyễn ổ đĩa: Để thay đổi ổ đĩa chủ ta chỉ cần gõ từ bàn phím tên ổ đĩa chủ mới, dấu (:) và ấn phím ENTER.
Ví dụ: Ổ đĩa chủ đang là A và dấu nhắc có dạng A:\> để chuyển ổ chủ thành B ta cần gõ vào từ bàn phím dòng lệnh sau: B:¿
Khi đó màn hình xuất hiện dấu nhắc mới: B:\>
Câu lệnh chuyển ổ đĩa chủ là câu lệnh trong.
2.Câu lệnh xem thư mục trên đĩa
Tên câu lệnh: DIR,
Loại câu lệnh: câu lệnh trong,
Dạng câu lệnh: DIR[đường dẫn] [\tên tệp] [/p] [/w]
Chức năng: Xem danh sách các tệpcủa thư mục.
Ví dụ: Để xem danh sách các tệp của thư mục A:\BAITAP\SINHHOC cần gõ:
 DIR A:\BAITAP\SINHHOC ¿
Giải thích: Tham số /p để đưa thông tin ra màn hình theo từng trang 
 Tham số /w để đưa thông tin dưới dạng rút gọn
3/ Câu lệnh tạo thư mục:
Tên câu lệnh: MD,
Loại câu lệnh: Câu lệnh trong,
Dạng câu lệnh: MD[đường dẫn] [\thư mục muốn tạo],
Chức năng tạo ra một thư mục con,
 Vídụ: Giả sử đã có thư mục A:\TONGHOP. Để tạo trong thư mục này thư mụccon có tên là TINHOC cần gõ:
MD A:\TONGHOP\TINHOC ¿ 
Chý ý: tên của thư mục cần tạo không được trùng với tên đã có trên đĩa 
nếu không DOS sẽ thông báo: “ Unable to creat directory”.
Nếu đang đứng ở ổ đĩa gốc thì thư mục không cần chỉ ra ổ đĩa nữa 
4/Lệnh xoá thư mục: 
Tên thư mục: RD,
Loại câu lệnh: Câu lệnh trong,
Dạng câu lệnh: RD[đường dẫn] thư mục cần xoá,
Chức năng: Xoá thư mục,
Chú ý: Muốn xoá thư mục được chỉ ra thì trước đó phải xoá mọi thư mục con và tệp của nó . Không xoá được thư mục hiện tại và thư mục chủ 
Ví dụ: A:\ TINHOC\THUCHANH muốn xoá thư mục TINHOC thì phải xoá thư mục THUCHANH rồi mới xoá được. Ta gõ RD A:\TINHOC\THUCHANH¿
 Rồi mới gõ RD A:\TINHOC¿
5/Lệnh xoá màn hình:
Tên câu lệnh: CLS,
Loại câu lệnh:Câu lệnh trong
Dạng câu lệnh:CLS
Chức năng: Xoá màn hình và đưa con trỏ chạy màn hình về đầu dòng đầu tiên của màn hình 
Câu lệnh này không có tham số
Ví dụ: trên màn hình đang có thông báo như sau
Khi đó, nếu gõ từ bàn phímdòng sau: CLS¿ 
Thì toàn bộ màn hình bị xoá chỉ còn 
A:\>
6/Câu lệnh xoá tệp :
Tên câu lệnh: DEL(hoặc ERASE),
Loại câu lệnh: Câu lệnh trong,
Dạng câu lệnh: DEL[ổ đĩa] [đường dẫn]\tên tệp[/p]
Chức năng:Xoá một hoặc nhiều tệp trên đĩa
Ví dụ: Xoá tập tin BAITAP.TXT trong thư mục C:\TINHOC\LYTHUYET ta thực hiện như sau:
DEL C:\TINHOC\LYTHUYET\BAITAP.TXT¿
7/Lệnh đổi tên tệp:
Tên câu lệnh:REN
Loại câu lệnh: Câu lệnh trong
Dạng câu lệnh: REN[ổ đĩa :] [đường dẫn] \tên tệp tên mới 
Chức năng: đổi tên tệp từ tên cũ sang tên mới.
Ví dụ: Đổi tên tập tin baivan.txt trong thư mục C:\LOPTIN\LYTHUYET thành tập tin BAITHO.TXT lưu trong thư mục gốc
REN C:\LOPTIN\LYTHUYET\baivan.txt C:\BAITHO.TXT¿
_Nếu thư mục gốc là thư mục hiện hành thì ta không cần nhập vào ổ đĩa 
8/Câu lệnh sao chép:
Tên câu lệnh: COPY,
Loại câu lệnh: câu lệnh trong 
Dạng câu lệnh: dạng đơn giản nhất của lệnh này là COPY[ổ đĩa :] [đường dẫn]\tên tệp [đường dẫn mới]
Chức năng: Tạo một ban sao mới cùng tên ở nơi mới được định vị bằng đường dẫn thứ hai
Ví dụ: Saochép tập tin lythuyet.TXT trong thư mục C:\LOPTIN sang thư mục C:\LOPTOAN
Thao tác: COPY C:\LOPTIN\lythuyet.TXT C:\LOPTOAN
9/Câu lệnh đổi tên tệp: 
Tên câu lệnh: REN
Loại câu lệnh: câu lệnh trong 
Dạng câu lệnh: REN[ổ _đĩa: ] [đường_ dẫn]\ tên-tệp tên-mới,
Chức năng: đổi tên tệp từ tên cũ sang tên mới.
Ví dụ: để đổi tên tệp BAITAP.TXT trong thư mục chủ thành VANBAN.TXT ta gõ 
 REN BAITAP.TXT VANBAN.TXT ¿
Kết quả tên tệp là VANBAN.TXT và nội dung của tệp vẫn được giữ nguyên 
10/ Câu lệnh xem nội dung một tệp văn bản :
Tên câu lệnh: TYPE: 
Loại câu lệnh : câu lệnh trong,
Dạng câu lệnh: TYPE[ổ đĩa: ] [đường-dẫn]\tên-tệp [>PRN],
Chức năng; hiện lên màn hình nội dung của tệp văn bản có tên được nêu.
Nếu có phần >PRN thì song song với việc đưa màn hình, thông tin còn được đưa ra máy in 
Ví dụ: PASCAL là thư mục chử trên ổ đĩa C, khi đó nếu gõ: 
 a. C:\PASCAL>TYPE A: CT1.PAS¿
Sẽ hiện thị nội dung của tệp CT1.PAS trên ổ A ra màn hình 
C:\PASCAL>TYPE A: CT1.PAS >PRN¿
sẽ hiển thị nội dung của tệp CT1.PAS và in ra máy in nội dung của CT1.PAS
11/ Câu lệnh tạo khuôn đĩa:
Tên câu lệnh: FORMAT
Loại câu lệnh: câu lệnh ngoài vì vậy để thực hiện câu lệnh này trên đĩa phải có tệp FORMAT.COM
Dạng câu lệnh: FORMAT [tên ổ đĩa: ] [ dòng tham số] 
Tên ổ đĩa bắt buộc phải có, còn dòng tham số có thê có hoặc không có, nếu có thì các tham số thường dùng là /s: Tạo đĩa khởi động
 /q: định dạng nhanh
Ví dụ1: C:\FORMAT A:/S¿ Khởi tạo đĩa hệ thống trong ổ A
Ví dụ2: C:\FORMAT B: ¿ Khởi tạo đĩa làm việc trong ổ B
IV.Củng cố:
Cú pháp các câu lệnh 
Cách vận dụng những cú pháp đó vào làm bài tập 
 V. Dặn dò:
 Học cú pháp của lệnh, làm các ví dụ 
GIÁO ÁN SỐ3(Tiết 13-15)
CÁC NHÓM LỆNH CƠ BẢN
(Lý thuyết)
Ngày soạn: 06/10/2006
A.Mục tiêu:
+ Học sinh nắm được khái niệm một số lệnh cơ bản của hệ điều hành MS-DOS 
+ Học sinh hiểu được cú pháp và công dụng của một số lệnh cơ bản. 
+Học sinh thực hiện được lệnh của MS-DOS
B.Phương pháp dạy học:
Diễn giải, thuyết trình.minh hoạ bằng ví dụ
C. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, đồ dùng dạy học
HS: Vở, bút 
D.Các bước lên lớp.
I. Ổ định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
III.Nội dung bài mới:
Giới thiệu bài:Chúng ta đi tiếp các lệnh cơ bản của Dos 
2. Triển khai bài:
MỘT SỐ LỆNH THÔNG DỤNG CỦA MS-DOS
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động1: 
GV: Giới thiệu lệnh và công dụng lệnh
-Giải thích các nghĩa lệnh
COPY có nghĩa gì các em?
GV: -Tree là gì các em?
-Del có nghĩa gì?
Deltree là gì?
- Undelete là gì nào?
Copy con là gì?
Hoạt động2: 
GV: Giơi thiệu lệnh và công dụng lệnh
Type hay còn gọi là gì?
Hoạt động3: 
GV: Giới thiệu lệnh và công dụng lệnh
- Đưa vídụ cho học sinh làm
1.Lệnh COPY:
Cú pháp: [ d1] [ path] [ d2] [ Path ] 
Công dụng: Sao chép một hay nhiều tập tin, thư mục từ nơi này sang nơi khác
2.Lệnh TREE
Cú pháp: [d: ] [path] TREE [d: ] [path]
Công dung: trình bày hệ thống đường dẫn và thư mục
3.Lệnh DEL
cú pháp: DEL[d: ] [path]
Công dụng: Xoá một hay nhiều tập tin đã được chỉ định
4.Lệnh DELTREE
Cú pháp: [d: ] [path] DELTREE[/Y] [d: ]
Công dụng: xoá bỏ toàn bộ thư mục và tất cả các tập tin cũng như thư mục cấp thấp hơn của nó
5.Lệnh UNDELETE
Cú pháp: [d: ] [path]UNDELETE[d: ] [path] [tên tập tin ] [các lựa chọn]
Công dụng phục hồi các tập tin đã bị xoá ngay trước đó
7.Lệnh COPY CON
Cú pháp:
COPY CON \[d: ] [path]
Nhập nội dung
Gõ F6 lưu
Enter
Công dụng:
Tạo một tập tin văn bản mới từ bàn phím
8.Lệnh TYPE
Cú pháp: 
TYPE [d: ] [path] 
Công dụng: Hiển thị nội dung lên màn hình 
9.Lệnh UNFORMAT:
[d: ] [path] UNFORMAT<d: ]
Công dung:
Phục hồi lại đĩa từ đã bị xoá nhầm
10. Lệnh DISKCOPY:
Cú pháp:
[d: ] [path]DISKCOPY[d1:] [d2: ]
Công dụng: 
Sao chép y nguyên toàn bộ nội dung của một đĩa mềm sang một đĩa mềm khác
IV.Củng cố:
Cú pháp các câu lệnh 
Cách vận dụng những cú pháp đó vào làm bài tập 
 V. Dặn dò:
 Học cú pháp của lệnh, làm các ví dụ 
 Về nhà hãy học thuộc và để chuẩn bị cho những tiết thực hành sau tốt
GIÁO ÁN SỐ4(Tiết 16-18)
CÁC NHÓM LỆNH CƠ BẢN
(Lý thuyết)
Ngày soạn: 06/10/2006
A.Mục tiêu:
+ Học sinh nắm được khái niệm một số lệnh cơ bản của hệ điều hành MS-DOS 
+ Học sinh hiểu được cú pháp và công dụng của một số lệnh cơ bản. 
+Học sinh thực hiện được lệnh của MS-DOS
B.Phương pháp dạy học:
Diễn giải, thuyết trình.minh hoạ bằng ví dụ
C. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, đồ dùng dạy học
HS: Vở, bút 
D.Các bước lên lớp.
I. Ổ định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
III.Nội dung bài mới:
1.Giới thiệu bài:
Đối với chương trình Dos chúng ta sử dụng chủ yếu là các lệnh 
2.Triển khai bài:
MỘT SỐ LỆNH THÔNG DỤNG CỦA MS-DOS
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động1:
GV: Giói thiệu về các tập tin thường dùng 
Ví dụ: Tạo tập tin AUTOEXEC.BAT sao cho các đường dẫn đến thưmục windows, Nc,Tp7 và khi thực hành nó xoá sạch màn hình, hiển thị dòng lệnh *CHAOBAN*lên màn hình.
Copycon AUTOEXEC.BAT
Path =C:\ WINDOWS;C:\NC;C:\TP7
ECHO OFF
CLS
ECHO*CHAOBAN*
F6 để lưu
Hoạt động2:
GV: Config.sys là gì?
Giáo viên giải thích
Hoạt động3: 
GV: Giơi thiệu các lệnh đặt trong tập tin 
Nhắc lại như thế nào gọi tập tin?
Nêu các lệnh
1/ Tập tin Bat.
Tập tin Bat :
 tập tin Bat là tập tin khả thi dạng văn bản có cấu trúc như sau:
-Gồm nhiều lệnh
-Mỗi dòng là một hoặc nhiều lệnh, kết thức một lệnh bằng dấu(;)
-Tên mở rộng là Bat
Tên chính không được trùng với các lệnh nội trú.
Một số lệnh hay dùng trong tập tin Bat:
Pause: Làm ngưng việc thi hành
Echo: Có các cú pháp sau:
 + Echo Xuất dòng kí tự trống
 +Echo ON/OFF: Cho hiển thị dòng lệnh trong tập tin(ON) hay không
 +Echo Chuổi kí tự: cho hiển thị chuổi ký tự trên màn hình
 -Path(Set path): Khai báo các địa chỉ(thư mục) chứa các tập tin khả thi hay dùng để khi gọi lệnh( thực hiện lệnh) bỏ qua phần địa chỉ.
Cú pháp: Path =[ddiaj chỉ1]; [địa chỉ2]... [địa chỉ N]
Chú ý: Tập tin này sẽ tự hoạt động khi khởi động máy
III.Tập tin CONFIG.SYS
1.Khái niệm và nội dung:
a/Khái niệm:Config.sys là tập tin chứa nhóm lệnh để cài đặt chương trình điều khiển các thiết bị và chỉ ra vùng bộ nhớ xữ lý thông tin 
Khi khởi động máy sẽ tự động đọc các lệnh nằm trong fileConfig.sys
Cách tạo tập tin: Trong môi trường DOS tạo từ copycon và nằm ở thư mục gốc
b.Nội dung tập tin Config.sys cơ bản:
Files = 40 
Buffers =30
2.Các lệnh đặt trong tập tin:
có rất nhiều lệnh đặt trong một tập tin Config.sys nhưng ta chỉ nắm một số lệnh tường dùng sau:
a.BUFFERS: dùng để cấp phát bộ nhớ đệm khi khởi đọng hệ thống, bộ nhớ đệm này có kích thước mặc nhiên là 15 x 0,5 kb
Dung lượng mỗi Buffers là 512 byte
Thông thường nên khai báo là Buffers = 30
b.Lệnh FILE: 
Thiết lập một số tập tin mà Dos truy suất cùng một lúc
Thông thường nên khai báo là Files = 30
c.Lệnh DEVICE:
Nạp chương trình điều khiển vào vùng nhớ quy ước hay vùng nhớ riêng hay mở rộng 
Cú pháp: Device =[d: ] [ path] 
Công dụng: Cài đặt bộ điều khiển thíêt bị
IV.Củng cố:
Cú pháp các câu lệnh 
Cách vận dụng những cú pháp đó vào làm bài tập 
 V. Dặn dò:
 Học cú pháp của lệnh, làm các ví dụ 
 Về nhà hãy học thuộc và để chuẩn bị cho những tiết thực hành sau tốt
GIÁO ÁN SỐ 5
THỰC HÀNH (Tiết 19-21)
Ngày soạn:10/10/06
A. Mục tiêu:
+ Nắm được cách khởi động máy, vào hệ điều hành MS-DOS
+Thực hiệ được các lệnh nội trú: MD,RD,DIR,CD,TIME,TIME,VER,...
+Học sinh tạo được cây thư mục, tạo file,..
B.Phương pháp dạy học 
Thực hành
C.Chuẩn bị:
GV: Minh hoạ bằng máy tính
HS: Chuẩn bị bút, vở, đĩa mêm
D.Các bước lên lớp 
I. Ổn định lớp
Chia nhóm để thực hành
Gọi tên từng người vào máy của mình
II. Kiểm tra bài cũ:
Viết cú pháp các lệnh MD ,CD. RD, COPY, DEL….
III. Nội dung thực hành.
 Thực hành các lệnh MD,CD,RD,DIR
Bài tập: 1/ Các em chuyển từ ổ đĩa C sang ổ đĩa A để làm việc tạo thư mục sau trong ổ đĩa A với tên thư mục gốc là TRUONG trong này lưu thư mục con là SOHOCSINH và thư mục SOGIAOVIEN 
2/Và dùng lệnh xoá thư mục con SOHOCSINH và SOGIAOVIEN trong thư mục gốc TRUONG
3/ Dùng lệnh chuyển thư mục 
4/ Có thể tạo thêm một vài thư mục lưu tên các học sinh đang là
Hoạt động của thầy , trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động1:
Giáo viên phát mẫu cho học sinh
GV: Hướng đãn học sinh thao tác trên máy tính
Giáo viên gọi học sinh lên bảng viết cú pháp tổng quát các lệnh 
Hoạt động2:
Giáo viên quan sát học sinh thực hành 
Bao quat học sinh không để học sinh mất trật tự 
Tìm kiếm những học sinh có năng khiếu tin học
Hướng dẫn thêm những em còn chậm 
Giáo viên phân công học sinh vệ sinh theo tổ trực nhật, thu đĩa 
1. Hướng dẫn ban đầu:
Viết cú pháp các lệnh
2. Hướng dẫn thường xuyên:
Cho học sinh ngồi theo nhóm trên máy tính
Khởi động máy bằng đĩa mềm
Kiểm tra lại cây thư mục đã tạo
Hướng dẫn học sinh các thao tác, tư thế ngồi máy
Nhắc học sinh làm bài đúng thời gian quy định
Chấm điểm cho những học sinh làm xong nhanh 
Uốn nắn các học thao tác gõ phím bằng mười ngón tay để thao tác nhanh
3. Hướng dẫn kết thúc:
Hướng dẫn học sinh tắt máy
Thu nạp đĩa mềm để chấm những em làm xong 
 IV: Củng cố rút kinh nghiệm sau giờ thực hành:
Cần quan sát tốtvà kiểm tra đúng đường dẫn của cú pháp thực hiện lệnh 

File đính kèm:

  • doclop8tiet7-21.doc
Giáo án liên quan