Giáo án Tin học Lớp 8 - Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Tiết 44,45

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu cấu trúc câu lệnh ghép.

2. Kỹ năng: biết kết hợp câu lệnh ghép và câu lệnh lặp for do vào giải quyết một số bài toán.

3. Thái độ Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực làm các dạng bài tập ứng dụng.

B. Chuẩn bị:

- Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan.

- Đọc tài liệu ở nhà trước khi

C. Tiến trình lên lớp:

I. Tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra.

III. Bài mới:

 Vào bài mới: (1’) Để vận dụng tốt hơn câu lệnh lặp chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay. Giáo viên ghi nhan h tên đề bài lên bảng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Tiết 44,45, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44	 	BÀI 7
 CÂU LỆNH LẶP
ngày soạn: 15/02/09
ngày giảng: 23/02/09
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết nhu cầu cần có câu lệnh lặp trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước for ….do trong pascal.
2. Kỹ năng: Viết đúng được lệnh for ………..do trong một số tình huống đơn giản.
3.Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực làm các dạng bài tập ứng dụng.
B. Chuẩn bị:
- Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan.
- Đọc tài liệu ở nhà trước khi 
C . Tiến trình lên lớp:
Tổ chức. (1’)
Kiểm tra. (7’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
? Trình bày cấu trúc của câu lệnh rẽ nhánh trong pascal, nêu ý nghĩa hoạt động của câu lệnh?
? Mô tả thuật thoán tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên?
Bài mới:
 Vào bài mới: (1’) Để máy tính thực hiện tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên thì chúng ta phải ra lệnh cho máy bằng lệnh nào? Để trả lời cho câu hỏi trên chúng ta đi vào nghiên cứu bài học ngày hôm nay. Giáo viên ghi nhàn đầu bài lên bảng.
 Bài mới: (30’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Các công việc phải thực hiện nhiều lần (5’)
?Hàng ngày chúng ta thường phải làm một số việc lặp đi lặp lại một số lần, em hãy lấy ví dụ về một số việc hàng ngày em phải làm
- HS: một em lấy một số ví dụ
- GV: Ghi ví dụ của học sinh lên bảng
 - HS: một em khác lấy thêm một số ví dụ
? Qua những ví dụ các bạn vừa lấy ra trên bảng thì những công việc nào chúng ta đã biết trước số lần lặp đi lặp lại và công việc nào chúng ta chưa biết số lần lặp lại của nó?
- HS: Tách ví dụ thành hai loại (một loại đã biết trước số lần lặp và một loại chưa biêt số lần lặp )
- GV: Nhận xét và chốt lại.
1. Các công việc phải thực hiền nhiều lần
- Công việc không biết trước số lần lặp lại: học bài cho đến khi thuộc hết các bài, 
- Công việc đã biết trước số lần lặp: đi học mỗi sáng 5 tiết, mỗi ngày tập 7 bài thể dục buổi sáng, đánh răng mỗi ngày 3 lần,
=> Để chỉ cho máy tính thực hiện đúng công việc, trong nhiều trường hợp khi viết một chương trình máy tính chúng ta cũng phải viết lặp lại nhiều câu lệnh thực hiện một phép tính nhất định.
VD1: Để tính 5 số tự nhiên đầu tiên ta có thể viết như sau:
begin
I=0; Tong:=0;
I:=i+1; Tong:=Tong+i;
I:=i+1; Tong:=Tong+i;
I:=i+1; Tong:=Tong+i;
I:=i+1; Tong:=Tong+i;
I:=i+1; Tong:=Tong+i;
Readln; end.
Hoạt động 2: Câu lện lặp - một lệnh thay cho nhiều lệnh (12)
-HS: nghiên cứu ví dụ 1 SGK - 56,57.
- GV: phân tích ví dụ 1.
- HS: Nghe, nghi chép
- HS: Mô tả lại thuật toán, phân tích thuật toán.
? Qua hai ví dụ trên, các em hãy chỉ ra những công việc được lặp đi lặp lại?
-HS: Chỉ ra công việc lặp lại ở vd1 và vd2
- GV: Kết luận.
2. Câu lện lặp - một lệnh thay cho nhiều lệnh
VD1: Vẽ 3 hình vuông giống nhau.
- thuật toán (SGK T56,57)
VD2: Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
- thuật toán: (đã nghiên cứu ở bài học số 5)
=> Kết luận: - Cáng mô tả các hoạt động lặp trong thuật toán như trong 2 ví dụ trên được gọi là cấu trúc lặp.
- Mọi ngôn ngữ lập trình đều có “cách” để chỉ thị cho máy tính thực hiện cấu trúc lặp với một câu lệnh. Đó là câu lệnh lặp.
Hoạt động 3: Ví dụ về câu lệnh lặp (13)
- GV: Trình bày cấu trúc vòng lặp For ……..to……..do
…………..
- HS: Ghi cấu trúc vòng lặp vào vở.
GV: Giải thích từng thành phần trong cấu trúc lệnh.
-HS: Nghe, ghi chép.
GV: vận dụng câu lệnh viết vòng lặp cho ví dụ 1 phần 1
Var i, tong: integer;
Begin
Tong:=0;
For i: = 1 to 5 do
Tong:= tong + i;
Write(‘tong=’,tong);
Readln;
End.
3. Ví dụ về câu lệnh lặp
- Trong pascal câu lệnh lặp có dạng:
+Câu lệnh lặp dạng tiến:
For := to do ;
Trong đó: for, to, do là các từ khoá, Biến đếm là biến đơn có kiểu nguyên (có thể là kiểu kí tự hoặc kiểu đoạn con)
Giá trị đầu, giá trị cuối là số cụ thể hoặc là biểu thức có kiểu cùng kiểu với biến đếm, giá trị cuối phải lớn hơn giá trị đầu.
Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn hoặc câu lệnh kép.
- Câu lệnh sẽ được thực hiện nhiều lần, mỗi lần thực hiện câu lệnh là một lần lặp và sau mỗi lần lặp biến đếm sẽ tự động tăng lên 1 đơn vị, tăng cho đến khi giá trị của biến đếm lớn hơn giá trị cuối thì vòng lặp được dừng lại.
Củng cố: (2’) 
Giáo viên hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học
Hướng dẫn học ở nhà (4’)
Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi, Ôn lại các kiến thức chính đã học và luyện viết, làm đi làm lại nhiều lần.
Học kĩ lí thuyết, viết chương trình tính tông 100 số tự nhiên, N số tự nhiên đầu tiên.
Làm các bài tập còn lại,
Đọc bài mới để giờ sau học.
-----------------o0o-----------------
Tiết 45	 	BÀI 7
 CÂU LỆNH LẶP
ngày soạn: 15/02/09
ngày giảng: 23/02/09
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu cấu trúc câu lệnh ghép.
2. Kỹ năng: biết kết hợp câu lệnh ghép và câu lệnh lặp for ………do vào giải quyết một số bài toán.
3. Thái độ Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực làm các dạng bài tập ứng dụng.
B. Chuẩn bị: 
- Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan.
- Đọc tài liệu ở nhà trước khi 
C. Tiến trình lên lớp:
Tổ chức. (1’)
Kiểm tra.
Bài mới:
 Vào bài mới: (1’) Để vận dụng tốt hơn câu lệnh lặp chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay. Giáo viên ghi nhan h tên đề bài lên bảng.
 Bài mới: (35’)
Hoạt Động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Ví dụ về câu lệnh lặp. (15’)
-GV: Trình bày cấu trúc của câu lệnh lặp lùi trong pascal
For ……..downto……….do
HS: Ghi chép cấu trúc vào vở
GV: Giải thích hoạt động của câu lện.
- HS: Đọc và tìm hiểu chương trình
- HS: một em đứng tại chỗ phân tích hoạt động của ví dụ.
- HS: Các em khác thảo luận và cho ý kiến.
- GV: cho chạy chương trình mẫu đã gõ trước trong máy, yêu cầu học sinh quan sát kết quả.
- GV: Giải thích kết quả của chương trình
- HS: Đọc và tìm hiểu chương trình
- HS: một em đứng tại chỗ phân tích hoạt động của ví dụ.
- HS: Các em khác thảo luận và cho ý kiến.
- GV: Trình bày cấu trúc câu lệnh ghép
- HS: Nghe, ghi chép.
- GV: cho chạy chương trình mẫu đã gõ trước trong máy, yêu cầu học sinh quan sát kết quả.
- GV: Giải thích kết quả của chương trình
3. Ví dụ về câu lệnh lặp (tiếp)
- Cấu trúc của câu lệnh lặp lùi:
For := downto do ;
- Câu lệnh sẽ được thực hiện nhiều lần, mỗi lần thực hiện câu lệnh là một lần lặp và sau mỗi lần lặp biến đếm sẽ tự động giảm đi1 đơn vị, giảm cho đến khi giá trị của biến đếm nhỏ hơn giá trị đầu thì vòng lặp được dừng lại.
-số lần lặp = giá trị cuối-giá trị đầu+1
=> for …do là cấu trúc lặp với số lần lặp biết trước.
- Ví dụ 3 (SGK-58) in ra màn hình thứ tự lần lặp.
Program lap;
Var i: integer;
Begin
For i:=1 to 10 do
Writeln(‘day la lan lap thu’, i);
Readln;
End.
- VD4 (SGK-58) Viết chương trình đưa ra màn hình những chữ “0” theo hình trứng rơi.
Program trung_roi;
Uses crt;
Var i: integer;
Begin
Clrscr;
For i:=1 to 10 do
begin
Writeln(‘0’); delay(100); 
end;
Readln;
End.
- Tập hợp các câu lệnh con được đặt trong cặp từ khoá begin end; được gọi là câu lệnh ghép. 
Hoạt động 2: Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp (20)
- GV: Đưa đề bài lên bảng
- HS: 1 em lên bảng làm vd5, 1 em lên làm vd6.(mô tả thuật toán) (5’)
ở dưới lớp cá cem làm bài theo nhóm, mỗi dãy làm một bài, dãy giữa làm vd5
- HS: Đại diện của mỗi dãy nhận xét thuật toán trên bảng.
-GV: Giúp HS sửa lại đúng thuật toán
-HS: 2 em lên bảng viết chương trình cho 2 bài. (5’)
- HS: ở dưới hoạt động theo nhóm, chia dãy như ban đầu.
- HS: đại diện mỗi dãy nhận xét bài viết trên bảng.
GV: Giúp học sinh sửa chương trình cho đúng và chạy chương trình trên máy.
- HS: Quan sát kết quả.
4. Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp
Ví dụ 5. Tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên.
(Chương trình SGK)
Ví dụ 6. Tính day thưa của N số tự nhiên đầu tiên.
(Chương trình SGK)
Củng cố: (3’)
Giáo viên hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.
HS đọc ghi nhớ SGK, giáo viên tổng kết đánh giá buổi học.
Hướng dẫn về nhà: (5’)
Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi, Ôn lại các kiến thức chính đã học và luyện viết, làm đi làm lại nhiều lần.
Học kĩ lí thuyết, viết chương trình tính tông 100 số tự nhiên, N số tự nhiên đầu tiên.
Về nhà làm bài tập trang 60-61.
Đọc bài mới để giờ sau học.
-----------------o0o-----------------

File đính kèm:

  • doct 44 - 45.doc