Giáo án Tin học Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU:

- Chuyển được biểu thức toán học sang biểu diễn trong ngôn ngữ lập trình. Biết được kiểu dữ liệu khác nhau thì được xử lý khác nhau. Hiểu thêm về các lệnh in thông tin ra màn hình.

- Thực hành làm quen với các biểu thức số học trong chương trình Pascal.

- Có ý thức tự giác, nghiêm túc trong khi thực hành.

- HTDH: Cá nhân, nhóm, cả lớp

- PPDH: Dạy học nhóm

- Định hướng phát triển NL, PC:

+ Năng lực: Giải quyết vấn đề và sáng tạo, tin học

+ Phẩm chất: Chăm chỉ

* HSKT: Viết được câu lệnh để tính các biểu thức đơn giản.

B. CHUẨN BỊ:

I. Giáo viên: Phòng máy tính, máy chiếu,

II. Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập,

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Tổ chức:

Sĩ số: Lớp 8A:. Lớp 8B:.

II. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ dạy.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc76 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hai số nguyên 14 và 5 dưới đây. Hãy chọn bạn làm đúng.
A.	14 div 5 = 2	;	14 mod 5 = 4
B.	14 div 5 = 2	;	14 mod 5 = 14
C. 14 div 5 = 5	;	14 mod 5 = 2
D.	14 div 5 = 4	;	14 mod 5 = 4
Câu 5: Hãy nối một mệnh đề ở cột A với một mệnh đề ở cột B để được phương án đúng.
A
B
a. Khai báo biến tb có kiểu dữ liệu số thực
1. Const Pi = 3.14;
b. Khai báo hằng với số Pi bằng 3,14
2. Const Pi = 3,14; 
3. Var tb : real;
4. Var tb : integer;
Phần 2: Tự luận.
Câu 6: Viết các lệnh sau theo ngôn ngữ lập trình Pascal : (3,0 điểm)
 a. Viết ra màn hình dòng chữ “Chao cac ban”
 b. Viết lệnh in ra màn hình kết quả của phép toán 100+50.
 c. Viết lệnh nhập dữ liệu cho biến X vào từ bàn phím.
 d. Viết lệnh khai báo biến hoten có kiếu dữ liệu xâu ký tự.
 e. Viết lệnh gán biến x bằng (105+42)/2
 f. Viết lệnh in ra màn hình phép chia lấy phần dư của 75 cho 4
Câu 7: (4 điểm)
Cho chương trình dưới đây tính diện tích hình chữ nhật. Hãy tìm những lỗi sai và sửa lại cho đúng.
Program Chu nhat;
uses crt
Var 	a, b, integer 
 S= real;
Begin
 	Write( 'Nhap chieu dai: ') readln(a);
 	Write( 'Nhap chieu rong: '); readln(b)
 	S := a x b;
 	Writeln( 'Dien tich hinh chu nhat la:' , S);
 readln
end
III. Đáp án và thang điểm:
Câu
Đáp án
Thang điểm
Phần I: TNKQ
1
B
0,5
2
A
0,5
3
C
0,5
4
A
0,5
5
a+3
b+1
0,5
0,5
Phần II: Tự luận
6
Write/Writeln(‘Chao cac ban’);
Write/Writeln(100+50);
Read/Readln (X);
Var hoten: string;
X:=(105+4*4)/2;
Write/writeln(75 mod 4);
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
7
Các lỗi
Sửa
Program Chu nhat;
Program Chu_nhat;
uses crt
uses crt;
Var 	a, b, integer;
Var 	a, b, : integer;
 S= real;
 S: real;
Write( 'Nhap chieu dai: ') 
Write( 'Nhap chieu dai: ') ; 
readln(b)
readln(b);
S := a x b;
S := a*b;
End
End.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
C. TỔ CHỨC KIỂM TRA:
	I. Ổn định tổ chức: 
Sĩ số : Lớp 8A:....... ................... Lớp 8B:....... ..................Lớp 8C:....... ..........................
	II. Kiểm tra:
- GV phát đề kiểm tra yêu cầu HS làm bài vào giấy.
- HS làm bài nghiêm túc, trật tự.
- Giáo viên quan sát, coi HS làm bài nghiêm túc.
D. KẾT THÚC GIỜ KIỂM TRA:
- Hết giờ GV thu bài kiểm tra của cả lớp. HS nộp bài.
- GV nhận xét giờ kiểm tra: 
 Lớp 8A:........................... Lớp 8B:............................. Lớp 8C:.............................
E. HDVN: 
- Về nhà làm lại bài kiểm tra.
- Tìm hiểu trước về phần mềm học tập Anatomy.
Ngày. Tháng 10. năm 2019
Duyệt tổ chuyên môn
..................................................
Tuần: 9
Ngày soạn: 20/10/2019 
Ngày dạy://2019
TIẾT 17- BÀI 10: LÀM QUEN VỚI GIẢI PHẪU CƠ THỂ NGƯỜI
BẮNG PHẦN MỀM ANATOMY 
A. MỤC TIÊU:
 - Học sinh hiểu công dụng và ý nghĩa của phần mềm và có thể tự khởi động.
 - Thông qua phần mềm học sinh hiểu và khám phá chức năng của một số bộ phận cơ thể người. 
 - Vận dụng kiến thức đã biết để kiểm tra kiến thức của phần mềm.
- Học sinh phải có thái độ học tập đúng, nghiêm túc, tác phong làm việc khoa học, chính xác
B. CHUẨN BỊ:
I. Giáo viên: 
- Sách giáo khoa, phần mềm Anatomy. Phòng máy tính.
II. Học sinh: 
- Đọc trước bài. SGK, Đồ dùng học tập...
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức lớp: 
Sĩ số : Lớp 8A:....... ................... Lớp 8B:....... ..................Lớp 8C:....... ..........................
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Kết hợp trong giờ dạy.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1. Cùng làm quen với phần mềm Anatomy
- GV giới thiệu phần mềm thông qua các câu hỏi gợi ý SGK.
*Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm mỗi nhóm 02 học sinh) 
? Hãy nêu cách để khởi động phần mềm.
? Hãy nêu mục đích sử dụng của phần mềm.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
Gv chốt kiến thức:
- GV: Yêu cầu HS so sánh tính năng của phần mềm với mô hình cụ thể ở môn Sinh học 8?
- HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi
- GV: Cho hs lên thao tác khởi động trên máy.
- HS: Quan sát, ghi nhớ.
2. Hệ xương: 
- GV yêu cầu HS đọc SGK và quan sát trên phần mềm các thành phần của hệ xương.
- HS chú ý quan sát
- GV thực hiện các thao tác mẫu
- Màn hình xuất hiện gồm:
 + Nút quay về màn hình chính. 
 + Nút quay về màn hình LEARN. 
 + Hình mô phỏng
 + Thanh trượt phóng to, thu nhỏ hình mô phỏng.
- HS chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
- HS lên máy thực hiện lại các thao tác.
3. Hệ cơ: 
- GV yêu cầu HS đọc SGK và quan sát trên phần mềm một vài bộ phận của hệ cơ .
-Nêu chức năng của cơ
- HS tự thể hiện.
- GV quan sát, chốt kiến thức.
- HS chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
4. Hệ tuần hoàn: 
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát trên phần mềm các thành phần của hệ tuần hoàn.
- HS: Đọc, quan sát.
- GV: Gợi ý HS tự tìm hiểu trên máy tính. Và Yêu cầu học sinh tìm hiểu cấu tạo, hoạt động quả tim của người
- HS: Trình bày.
- GV: Quan sát, chốt kiến thức.
1. Cùng làm quen với phần mềm Anatomy
 * Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên trong vòng 5 phút 
* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập.
Các nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
-Khởi động
Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền:
- Mục đích của phần mềm:
+Quan sát các hệ giải phẩu cơ thể người như hệ xương, hệ cơ, hệ thần kinh,..
+Khám phá chức năng của một số bộ phận cơ thể người.
 - Phần mềm có hai nút lệnh Learn (học) và Exercises(bài tập) 
 -Tám biểu tượng tương ứng với 8 chủ đề. 
2. Hệ xương:
Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ SKELETAL SYSTEM để tìm hiểu về hệ xương của con người.
a) Các thao tác trực tiếp trên mô hình mô phỏng:
 -Dịch chuyển
- Xoay mô hình
- Phóng to, thu nhỏ
b)Bổ sung thêm các hệ khác vào hình mô phỏng
Có thể hiển thị thêm các hệ khác.
c) Quan sát chi tiết các hệ giải phẩu cơ thể người.
- Nháy chuột vào bộ phận muốn quan sát, bộ phận này sẽ đổi màu.
- Muốn huỷ nháy đúp chuột bên ngoài khu vực có mô phỏng
- Có thể ẩn bộ phận này khỏi mô hình
3. Hệ cơ:
- Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ MUSCULAR SYSTEM để tìm hiểu về hệ cơ.
Cơ bám vào xương có chức năng co, dãn để làm cho xương chuyển động
4. Hệ tuần hoàn: 
 Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ CIRCULATORY SYSTEM để tìm hiểu về hệ xương của con người.
- Chức năng giúp lưu thông máu đi khắp cơ thể để nuôi từng tế bào.
IV. Củng cố 
 - GV củng cố, nhắc lại các nội dung của bài học.
 	- Hướng dẫn hs làm bài tập 1 (SGK-tr90) và bài tập SBT
Câu hỏi: Công dụng của phần mềm vừa học giúp ích gì cho chúng ta?
V. HDVN
- Nhắc các em về học bài cũ, chuẩn bị cho bài học sau.
- Hoàn thành nốt những bài tập 1,2 trong SGK/90 .
Ngày soạn: 20/10/2019 Tuần: 9 
Ngày dạy://2019 
TIẾT 18 BÀI 10: LÀM QUEN VỚI GIẢI PHẪU CƠ THỂ NGƯỜI
BẮNG PHẦN MỀM ANATOMY 
A. MỤC TIÊU :
- Học sinh hiểu công dụng và ý nghĩa của phần mềm và có thể tự khởi động.
- Thông qua phần mềm học sinh hiểu và khám phá chức năng của một số bộ phận cơ thể người. 
- Vận dụng kiến thức đã biết để kiểm tra kiến thức của phần mềm.
 	- Học sinh phải có thái độ học tập đúng, nghiêm túc, tác phong làm việc khoa học, chính xác
B. CHUẨN BỊ:
I. Giáo viên: 
- Sách giáo khoa, phần mềm Anatomy. Phòng máy tính.
II. Học sinh: 
- Đọc trước bài. SGK, Đồ dùng học tập...
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức lớp: 
Sĩ số : Lớp 8A:....... ................... Lớp 8B:....... ..................Lớp 8C:....... ..........................
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Kết hợp trong giờ dạy.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
5. Hệ hô hấp: 
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát trên phần mềm để tìm hiểu hệ hô hấp
 *Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm mỗi nhóm 02 học sinh) 
- Nêu chức năng của hệ hô hấp?
- Các bộ phận của hệ hô hấp?
- Chức năng mô phỏng hoạt động của hệ hô hấp?
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
Gv chốt kiến thức
- HS: Chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
6. Hệ tiêu hoá: 
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát trên phần mềm để tìm hiểu hệ tiêu hoá?
- Nêu chức năng của hệ tiêu hoá?
- Các bộ phận của hệ tiêu hoá?
- HS: Tìm hiểu trả lời các câu hỏi.
- GV: Quan sát, chốt kiến thức.
- HS: Chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
7. Hệ bài tiết: 
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát trên phần mềm để tìm hiểu hệ tiêu hệ bài tiết?
- HS: Đọc, quan sát.
- Nêu chức năng của hệ bài tiết?
- Các bộ phận của hệ bài tiết?
- HS: Tìm hiểu trả lời các câu hỏi.
- GV: Quan sát, chốt kiến thức.
- HS: Chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
8. Hệ thần kinh: 
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát trên phần mềm các thành phần của hệ thần kinh.
- GV: Hệ thần kinh của con người được chia thành mấy phần?
- HS: Lên máy tìm hiểu cấu tạo, hoạt động mô phỏng của một phản xạ thần kinh không điều kiện.
- HS: Trình bày.
- GV: Quan sát, chốt kiến thức.
- HS: Chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
5. Hệ hô hấp:
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên trong vòng 5 phút 
* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập.
Các nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ RESPIRATORY SYSTEM để tìm hiểu về hệ hô hấp.
- Hệ hô hấp có chức năng đặc biệt là làm giàu oxi trong máu thông qua trao đổi chất với bên ngoài, ví dụ hít thở không khí. Thông qua hít thở, hệ hô hấp lấy Oxi đưa vào máu và sau đó lấy CO2 trong máu để thải ra ngoài.
6. Hệ tiêu hoá:
- Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ DIGESTIVE SYSTEM để tìm hiểu hệ tiêu hoá.
- Chức năng là tiếp quản thức ăn từ miệng và tiêu hoá, hấp thụ, biến thức ăn thành năng lượng đi nuôi cơ thể.
7. Hệ bài tiết:
- Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ EXCRETOR SYSTEM để tìm hiểu hệ bài tiết.
- Chức năng thải các chất độc ra bên ngoài cơ thể.
8. Hệ thần kinh:
- Hệ thần kinh của con người được chia làm hai phần: 
 + Hệ thần kinh trung ương (Não và tuỷ sống).
 + Hệ thần kinh ngoại biên (Các dây và mạch thần kinh toả đi khắp cơ thể).
IV. Củng cố 
- GV củng cố, nhắc lại các nội dung của bài học.
 	- Hướng dẫn hs làm bài tập (SGK-tr90) và bài tập 
V. HDVN
- Nhắc các em về học bài cũ, đọc trước bài5 Từ bài toán đến chương trình.
 Ngày. Tháng 10. năm 2019
 Duyệt tổ chuyên môn
 ..............................................
Ngày soạn: 27/10/2019	 Tuần 10	
Ngày dạy://2019
TIẾT 19 – BÀI 5:
 TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
A. MỤC TIÊU:
- Tìm hiểu một số bài toán cụ thể, biết khái niệm bài toán.
- Xác định được Input, Output của một số bài toán đơn giản.
- Có ý thức tìm hiểu về các bài toán đơn giản từ đó chuyển thành các lệnh trong Pascal.
B. CHUẨN BỊ:
I. Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu, bảng phụ...
II. Học sinh: Đọc trước bài, SGK, đồ dùng học tập.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
I. Ổn định tổ chức:
- Sĩ số: Lớp 8A:....... .................. Lớp 8B:....... .................Lớp 8C:....... ..........................
II. Kiểm tra bài cũ: 
Kết hợp trong giờ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bài toán và xác định bài toán.
? Em hãy lấy một số ví dụ về bài toán?
HS trả lời. GV lấy ví dụ về một số bài toán cơ bản
? Theo em bài toán là gì?
HS trả lời. HS khác nhận xét. GV chốt
? Để giải quyết một bài toán cụ thể ta phải xác định điều gì?
HS trả lời. HS khác nhận xét. GV chốt
- GV treo bảng phụ hướng dẫn HS xác định bài toán tính diện tích tam giác
- GV treo bảng phụ yêu cầu HS thảo luận cặp đôi xác định điều kiện cho trước và kết quả cần thu được của bài toán nấu cơm và tính tích của a và b
HS làm việc theo nhóm. 
GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chốt.
1. Bài toán và xác định bài toán:
- Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết.
- Xác định bài toán là xác định:
+ Các điều kiện cho trước
+ Kết quả cần thu được
Ví dụ:
a. Tính diện tích hình tam giác
- Điều kiện cho trước: Một cạnh và đường cao tương ứng với cạnh đó.
- Kết quả cần thu được: Diện tích hình tam giác
b. Bài toán: nấu cơm
- Điều kiện cho trước: gạo, nước, nồi cơm điện...
- Kết quả thu được: Cơm được nấu chín
c. Bài toán: tính tích của 2 số a và b
- Điều kiện cho trước: giá trị của 2 số a, b
- Kết quả thu được: tích của a và b
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình giải toán trên máy tính.
? Nhờ máy tính em có thể làm những gì?
HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét
? Em hãy cho biết những hạn chế của máy tính?
(Không phân biệt được mùi vị, cảm giác... -> Máy tính hoạt động dưới sự chỉ dẫn của con người)
? Máy tính có thể tự tìm lời giải của một bài toán không?
- GV: Máy tính chỉ hiểu được các chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình. Do đó con người phải đưa các thao tác để giải bài toán viết trong 1 ngôn ngữ lập trình (Pascal) để máy tính hiểu đưa ra kết quả.
- GV hướng dẫn HS quan sát mô hình H1.27 SGK
*Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm mỗi nhóm 02 học sinh) 
? Giải bài toán trên máy tính gồm những bước nào?
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
Gv chốt kiến thức:
- GV treo bảng phụ ví dụ về quá trình giải bài toán tính tổng của a và b
HS chú ý theo dõi, ghi nhớ.
? Xác định Input, Output của bài toán tìm số nhỏ nhất trong 3 số a, b, c?
- HS làm việc cá nhân trả lời. HS khác nhận xét. GV chốt.
2. Quá trình giải bài toán trên máy tính
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên trong vòng 5 phút 
* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập.
Các nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Gồm 3 bước:
+ Xác định bài toán: xác định thông tin đã cho (INPUT) và kết quả cần tìm (OUTPUT)
- Mô tả thuật toán: tìm cách giải bài toán và diễn tả bằng các lệnh phải thực hiện
- Viết chương trình: Dựa vào mô tả thuật toán, viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình. 
IV. Củng cố:
- GV phát phiếu học tập yêu cầu HS thảo luận nhóm củng cố nội dung bài.
Bài tập: 
a. Hãy chỉ ra INPUT và OUTPUT của bài toán tính hiệu a và b.
b. Hãy chỉ ra INPUT và OUTPUT của bài toán tìm số lớn nhất trong 3 số a, b, c.
V. HDVN:
- Xác định đầu vào và đầu ra của bài toán: Tính diện tích hình tam giác, nấu một món ăn, vượt qua nút nghẽn giao thông.
- Tự đưa ra một bài toán rồi xác định đầu vào và đầu ra của bài toán đó.
Tuần 10
Ngày soạn: 27/10/2019	
Ngày dạy://2019 
TIẾT 20 – BÀI 5:
 TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
A. MỤC TIÊU:
	- Biết các bước giải bài toán trên máy tính. Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể. Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước. 
	- Mô tả được thuật toán đơn giản: giải phương trình bậc nhất, thuật toán làm món tráng trứng...
	- Có ý thức tìm hiểu về thuật toán và mô tả được một số thuật toán đơn giản.
B. CHUẨN BỊ:
I. Giáo viên: 
- SGK, SGV, tài liệu, bảng phụ...
II. Học sinh: 
- Đọc trước bài, SGK, đồ dùng học tập...
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức: 
- Sĩ số: Lớp 8A:....... .................. Lớp 8B:....... .................Lớp 8C:....... ..........................
II. Kiểm tra bài cũ: 
? Xác định Input, Output của bài toán tính tổng của các số tự nhiên từ 1-> 100?
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Thuật toán và mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê
? Chỉ ra các bước cần thiết để pha trà mời khách? HS trả lời như SGK.
? Mô tả thuật toán là gì?
HS: Trả lời theo ý hiểu.
GV: Chốt và nhấn mạnh cách mô tả thuật toán.
*Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm mỗi nhóm 02 học sinh) 
GV: Đưa ra bài toán giải phương trình bx+c= 0 yêu cầu HS mô tả thuật toán bằng các bước.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
Gv chốt kiến thức:
GV: Đưa ra ví dụ bài toán chuẩn bị món trứng tráng.
GV: Đưa ra mô tả thuật toán bằng các bước bị xáo trộn trên bảng phụ yêu cầu HS nghiên cứu và sắp xếp lại theo trình tự để giải quyết bài toán.
HS lên thực hiện trên bảng phụ. HS khác nhận xét. GV kết luận.
? Phát biểu khái niệm thuật toán?
HS: Trả lời
GV: Chốt khái niệm và HS ghi vở
3. Thuật toán và mô tả thuật toán:
- Mô tả thuật toán là liệt kê các bước cần thiết để giải một bài toán.
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên trong vòng 5 phút 
* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập.
Các nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Input: Các số b và c.
Output: Nghiệm của phương trình bậc nhất.
B1: Nếu b=0 chuyển tới bước 3.
B2: Tính nghiệm của pt x= -c/b rồi chuyển tới bước 4.
B3: Nếu c khác 0 thông báo phương trình vô nghiệm. Nếu c=0 thì thông báo phương trình vô số nghiệm.
B4: Kết thúc.
b. Ví dụ 2: Bài toán ”Làm món trứng tráng”
Input: Trứng, dầu ăn, muối và hành.
Output: Trứng tráng.
B1: Đập trứng, tách vỏ cho trứng vào bát.
B2: Cho một chút muối và hành tươi thái nhỏ vào bát. Dùng đũa khuấy đều.
B3: Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng đều rồi đổ trứng vào. Đun tiếp khoảng 1 phút.
B4: Lật trứng. Đun tiếp trong khoảng 1 phút.
B5: Lấy trứng ra đĩa.
* Thuật toán là dãy các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần tìm từ những điều kiện cho trước. 
IV. Củng cố:
? Qua tiết học em đã nắm được những kiến thức cơ bản gì?
GV: Chốt các kiến thức trọng tâm trong tiết học. 
V. HDVN:
- Học thuộc các khái niệm: Giải bài toán là gì, các bước để giải một bài toán, thuật toán là gì, cách mô tả thuật toán như thế nào.
- Đọc trước nội dung còn lại của bài 5 SGK.
Ngày.. Tháng 11 năm 2019
Duyệt tổ chuyên môn
..............................................
Tuần 11
Ngày soạn: 3/11/2019	 
Ngày dạy: 
TIẾT 21 – BÀI 5:
 TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
A. MỤC TIÊU:
- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước. Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của một dãy số.
- Mô tả được thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của một dãy số.
	- Có ý thức tìm hiểu về thuật toán và mô tả được một số thuật toán đơn giản.
B. CHUẨN BỊ:
I. Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu, bảng phụ...
II. Học sinh: Đọc trước bài, SGK, đồ dùng học tập...
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức: 
Sĩ số : Lớp 8A:....... ................... Lớp 8B:....... ..................Lớp 8C:....... .................
II. Kiểm tra bài cũ: 
? Xác định InPut, Output của bài toán tìm số lớn nhất trong 3 số a, b, c?
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số ví dụ về thuật toán.
? Hãy cho biết Input và Output của bài?
HS nghiên cứu SGK trả lời.
? Hình A gồm những hình nhỏ nào?
? Ta phải tính diện tích của những hình nào để tính được diện tích của hình A?
? Nêu công thức tính diện tích HCN và công thức tính diện tính hình bán nguyệt đã học?
HS trả lời: 
SHCN = dài*rộng = 2a.b
SHtròn = π.r2 --> SHtròn = π.a2 
--> SHBánnguyệt = πa2/2.
? Hãy mô tả thuật toán của bài toán trên?
HS trả lời. HS khác nhận xét bổ xung. GV kết luận.
GV lưu ý HS: Ký hiệu ¬ là chỉ phép gán giá trị của 1 biểu thức cho 1 biến.
? Hãy cho biết Input và Output của bài?
HS nghiên cứu SGK trả lời.
GV hướng dẫn HS viết mô tả thuật toán của bài.
Ví dụ 3:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập yêu cầu HS tìm INPUT và OUTPUT của bài toán
* Đánh giá kết quả hoạt động:
- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm và chốt kiến thức.
- GV hướng dẫn HS cách mô tả thuật toán của bài toán.
- Dùng biến SUM để lưu trữ giá trị của tổng.
- Cho SUM ban đầu bằng 0 rồi lần lượt cộng các giá trị 1, 2, 3... 100 vào cho SUM
- Ta để ý thấy bài toán chỉ có 1 phép toán thực hiện 1 thao tác là cộng các số từ 1 ->100 cho SUM.
- Ta dùng số i cộng thêm vào SUM sao cho i<=100. Như vậy thu

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_8_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020.doc