Giáo án Tin học Lớp 7 - Tiết 17 đến 20 - Năm học 2018-2019

I - Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS hiểu được hàm là công thức được định nghĩa từ trước, đồng thời hiểu được cấu trúc của hàm (AVERAGE, SUM, MIN, MAX).

2. Kỹ năng

- HS sử dụng một số hàm đơn giản (AVERAGE, SUM, MIN, MAX) để tính toán trên trang tính. Sử dụng địa chỉ ô để áp dụng vào các hàm trên.

3. Thái độ

- Nghiêm túc khi sử dụng phong máy, có thái độ đúng đắn trong nhận thức về bộ môn.

4.Xác định trọng tâm của bài học:

- Sử dụng một số hàm đơn giản (AVERAGE, SUM, MIN, MAX) để tính .

5. Liên môn:

 Môn GDCD:

  Ý thức bài học, Bảo vệ máy tính.

Môn Toán:

  Áp dụng các phép tính để tính toán

6. Định hướng phát triển năng lực:

• Năng lực chung:

- Nắm lại kĩ năng tính toán

- kĩ năng sử dụng sủ dụng máy.

II - Chuẩn bị

1. Giáo viên: Phòng máy, giáo án, bài trình chiếu, bảng phụ.

2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.

III - Phương pháp

Trình bày trực quan - Vấn đáp - Thực hành bảng, máy.

IV - Tiến trình bài dạy

A - ổn định ( 5’ )

B - Kiểm tra bài cũ ( không )

C - Bài mới ( 35’ )

GIÁO VIÊN:

-Giới thiệu mục tiêu bài học

- Vào bài mới

Đặt vấn đề: Ở tiết tr¬ước các em đã được tìm hiểu về hàm tính tổng. Vậy để tính trung bình cộng của các số ta sử dụng hàm nào? Trong bảng tính muốn tìm giá trị nhỏ nhất hay lớn nhất ta làm thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp trong bài hôm nay.

 

doc9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 7 - Tiết 17 đến 20 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9	Ngày soạn: 15 /10 /2018
Tiết 17	Ngày giảng: 22 /10 /2018
BÀI 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN
I - Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS hiểu được hàm là công thức được định nghĩa từ trước, đồng thời hiểu được tác dụng của hàm trong quá trình tính toán.
2. Kỹ năng
- HS biết sử dụng một số hàm đơn giản (AVERAGE, SUM, MIN, MAX) để tính toán trên trang tính.
3. Thái độ
- Nghiêm túc khi sử dụng phong máy, có thái độ đúng đắn trong nhận thức về bộ môn.
4.Xác định trọng tâm của bài học:
- Sử dụng một số hàm đơn giản (AVERAGE, SUM, MIN, MAX) để tính .
5. Liên môn:
	Môn GDCD: 
Ý thức bài học, Bảo vệ máy tính.
Môn Toán: 
Áp dụng các phép tính để tính toán
6. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực chung:
- Nắm lại kĩ năng tính toán
- kĩ năng sử dụng sủ dụng máy.
II - Chuẩn bị
1. Giáo viên: Phòng máy, giáo trình.
2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III - Phương pháp
Trình bày trực quan - Vấn đáp - Thực hành.
IV - Tiến trình bài dạy
A - ổn định ( 1’ )
B - Kiểm tra bài cũ ( 5’ )
? Viết công thức tính trung bình cộng của các số sau: 24, 45, 76, 13
	GV quan sát học sinh thực hiện trên máy tính cá nhânà NX à cho điểm.
C - Bài mới ( 35’ )
Đặt vấn đề: Ngoài cách tính trung bình công thông thường như trên, ta còn có thể sử dụng một số hàm có sẵn để tính được trung bình cộng, tính tổng
Ở tiết trước chúng ta đã biết cách tính toán với các công thức trên trang tính. Có những công thức rất đơn giản nhưng có những công thức phức tạp, việc lập các công thức này không phải là công việc dễ. Vậy có cách nào để tính toán dễ dàng mà việc lập công thức để tính toán lại rất đơn giản? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
HĐ của GV&HS
Ghi Bảng
HĐ1: 
Mục tiêu: tìm hiểu hàm trong chương trình bảng tính.
Sản phẩm: HS biết được thế nào là hàm.
GV: Giới thiệu về chức năng của Hàm cho HS hiểu.
HS: Nghe và ghi chép.
GV: Sử dụng tranh vẽ sẵn làm mẫu cho HS quan sát.
GV: Lấy VD thực tế.
GV: Lấy VD nhập số trực tiếp từ bàn phím.
GV: Lấy VD nhập theo địa chỉ ô.
- Yêu cầu HS làm thử trên máy của mình.
1. Hàm trong chương trình bảng tính
- Hàm là công thức được định nghĩa từ trước.
- Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức.
 Ví dụ1: Tính trung bình cộng của: 3 ,4, 5.
C1: Tính theo công thức thông thường: =(3+4+5)/3
C2: Dùng hàm để tính: =AVERAGE(3,4,5)
VD2: Tính trung bình cộng của 3 số trong các ô A1, A5, A6:
=AVERAGE(A1,A5,A6)
HĐ2: 
Mục tiêu: tìm hiểu cách sử dụng hàm
Sản phẩm: HS biết được cách sử dụng hàm.
GV: Chú ý cho HS cách nhập hàm như nhập công thức trên bảng tính.
(Dấu – là ký tự bắt buộc)
GV: Thao tác trên máy chiếu cho HS quan sát.
HS: Thực hành trên máy.
2. Cách sử dụng hàm
- Chọn ô cần nhập
- Gõ dấu =
- Gõ hàm theo đúng cú pháp 
- Gõ Enter.
HĐ3: 
Mục tiêu: tìm hiểu một số hàm trong chương trình bảng tính
Sản phẩm: HS biết được cách sử dụng 4 hàm.
GV: Giới thiệu một số hàm có trong bảng tính.
GV: Vừa nói vừa thao tác trên màn chiếu cho HS quan sát.
HS: Quan sát và thực hiện luôn trên máy của mình.
GV: Lưu ý cho HS: Có thể tính tổng của các số hoặc tính theo địa chỉ ô hoặc có thể kết hợp cả số và địa chỉ ô.
èNLHT: Sử dụng hàm Sum tính tổng để tính toán
3. Một số hàm trong chương trình bảng tính
a. Hàm tính tổng
- Tên hàm: SUM 
- Cách nhập:
=SUM(a,b,c,..)
Trong đó a,b,c,.. là các biến có thể là các số, có thể là địa chỉ ô tính. ( số lượng các biến không hạn chế ).
VD1: =SUM(5,7,8) cho kết quả là: 20.
VD2: Giả sử ô A2 chứa số 5, ô B8 chứa số 27, khi đó:
=SUM(A2,B8) được KQ: 32
=SUM(A2,B8,5) được KQ: 37
VD3: Có thể sử dụng các khối ô trong công thức tính.
=SUM(B1,B3,C6:C12)= B1+B3+C6+C7+.+C12
D - Củng cố ( 3’ )
? Nêu cách sử dụng hàm đúng.
? Trong cách sử dụng hàm có gì giống với nhập công thức trên trang tính?
E - Hướng dẫn về nhà ( 1’ )
- Thực hành (nếu có điều kiện)
- Xem trước bài mới.
F - Rút Kinh Nghiệm
Tuần 9	Ngày soạn: 15 /10 /2018
Tiết 18	Ngày giảng: 25 /10 /2018
BÀI 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN
I - Mục tiêu
1. Kiến thức 
- HS hiểu được hàm là công thức được định nghĩa từ trước, đồng thời hiểu được cấu trúc của hàm (AVERAGE, SUM, MIN, MAX).
2. Kỹ năng 
- HS sử dụng một số hàm đơn giản (AVERAGE, SUM, MIN, MAX) để tính toán trên trang tính. Sử dụng địa chỉ ô để áp dụng vào các hàm trên.
3. Thái độ 
- Nghiêm túc khi sử dụng phong máy, có thái độ đúng đắn trong nhận thức về bộ môn.
4.Xác định trọng tâm của bài học:
- Sử dụng một số hàm đơn giản (AVERAGE, SUM, MIN, MAX) để tính .
5. Liên môn:
	Môn GDCD: 
Ý thức bài học, Bảo vệ máy tính.
Môn Toán: 
Áp dụng các phép tính để tính toán
6. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực chung:
- Nắm lại kĩ năng tính toán
- kĩ năng sử dụng sủ dụng máy.
II - Chuẩn bị
1. Giáo viên: Phòng máy, giáo án, bài trình chiếu, bảng phụ.
2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III - Phương pháp
Trình bày trực quan - Vấn đáp - Thực hành bảng, máy.
IV - Tiến trình bài dạy
A - ổn định ( 5’ )
B - Kiểm tra bài cũ ( không )
C - Bài mới ( 35’ )
GIÁO VIÊN: 
-Giới thiệu mục tiêu bài học 
- Vào bài mới
Đặt vấn đề: Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu về hàm tính tổng. Vậy để tính trung bình cộng của các số ta sử dụng hàm nào? Trong bảng tính muốn tìm giá trị nhỏ nhất hay lớn nhất ta làm thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp trong bài hôm nay. 
HĐ của GV&HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
Giáo viên chia nhóm hoạt động để hoàn thành bài học và lập thành tích thi đua trong mỗi phần đúng 1 ND được 10 (có phần thưởng cho 3 nhóm đứng đầu)
Gồm 4 nhóm
Mục tiêu: tìm hiểu Một số hàm trong chương trình bảng tính.
Sản phẩm: HS nêu cấu trúc các hàm
GV: Giới thiệu một số hàm có trong bảng tính.
GV: Vừa nói vừa thao tác trên màn chiếu cho HS quan sát.
HS: Quan sát và thực hiện luôn trên máy của mình.
GV: Lưu ý cho HS: Có thể tính tổng của các số hoặc tính theo địa chỉ ô hoặc có thể kết hợp cả số và địa chỉ ô.
- Đặc biệt: Có thể sử dụng các khối ô trong công thức.
(Các khối ô viết ngăn cách nhau bởi dấu “:”).
? Tự lấy VD tính tổng theo cách của 3 VD trên.
GV: Quan sát HS thực hành và giải đáp thắc mắc nếu có.
GV: Giới thiệu tên hàm và cách thức nhập hàm
- Giới thiệu về các biến a,b,c trong các trường hợp.
- Yêu cầu HS tự lấy VD để thực hành.
HS: Tự lấy VD để thực hành.
- Lấy VD minh hoạ và thực hành trên màn chiếu cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS tự lấy VD để thực hành.
HS: Tự lấy VD để thực hành.
GV Giới thiệu tên hàm và cách thức nhập hàm
- Giới thiệu về các biến a,b,c trong các trường hợp.
- Lấy VD minh hoạ và thực hành trên màn chiếu cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS tự lấy VD để thực hành.
HS: Tự lấy VD để thực hành.
èNLHT: Sử dụng hàm AVG 0 để tính TB
3. Một số hàm trong chương trình bảng tính
b. Hàm tính trung bình cộng
- Tên hàm: AVERAGE
- Cách nhập:
=AVERAGE(a,b,c,.)
Trong đó a,b,c,.. là các biến có thể là các số, có thể là địa chỉ ô tính. ( số lượng các biến không hạn chế ).
VD1: =AVERGE(15,23,45) cho kết quả là: ( 15 + 23+ 45)/3.
VD2: Có thể tính trung bình cộng theo địa chỉ ô. =AVERAGE(B1,B4,C3)
VD3: Có thể kết hợp
=AVERAGE(B2,5,C3)
VD4: Có thể tính theo khối ô:
=AVERAGE(A1:A5,B6)= (A1+A2+A3+A4+A5+B6)/6
c. Hàm xác định giá trị lớn nhất
- Mục đích: Tìm giá trị lớn nhất trong một dãy số.
- Tên hàm: MAX
- Cách nhập:
=MAX(a,b,c,)
d. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất:
- Mục đích: Tìm giá trị nhỏ nhất trong một dãy số.
- Tên hàm: MIN
- Cách nhập: 
=MIN(a,b,c,)
D - Củng cố (5’ )
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi từ 1-3 ( SGK/Tr31)
E - Hướng dẫn về nhà ( 1’ )
- Thực hành lại trên máy tính nếu có điều kiện.
F.RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 10	Ngày soạn: 17 /10 /2018
Tiết 19	Ngày giảng: 24 /10 /2018
Bài thực hành 4: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- HS nắm bắt được các thao tác tính toán bằng cách sử dụng các công thức.
2. Kỹ năng:
	- Biết nhập và sử dụng công thức và hàm vào ô tính.
	- Biết sử dụng các hàm Sum, Average, Max, Min
3. Thái độ: 
	- Tập trung, nghiêm túc, có ý thức tự học.
4.Xác định trọng tâm của bài học:
- Thực hành các hàm đơn giản (AVERAGE, SUM, MIN, MAX) để tính .
5. Liên môn:
	Môn GDCD: 
Ý thức bài học, Bảo vệ máy tính.
Môn Toán: 
Áp dụng các phép tính toán để tính toán
6. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực chung:
- Sử dụng các hàm để tính toán
- Kỷ năng sử dụng các hàm trong thực hành.
II - Phương pháp
Trình bày trực quan - Vấn đáp - Thực hành.
III. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu.
	- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’):	
Kiểm tra sĩ số: Lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’).
	- Em hãy nêu các bước để nhập hàm vào 1 ô tính?
3.Bài mới:
	Đặt vấn đề: Tiết trước chúng ta đã sử dụng các hàm tính toán để làm các bài tập mẩu tiết hôm nay chúng ta tiết tục làm và áp dụng chúng cụ thể ở các bài tập ra sao đó là nội dung bài học hôm nay.	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
Mục tiêu: tìm hiểu sử dụng hàm để tính toán
Sản phẩm: HS sử dụng hàm để tính toán
GV: Nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm để học sinh vận dụng vào bài tập.
HS: Lắng nghe, quan sát.
GV phát cho HS nội dung thực hành.
GV: Làm mẫu 1 lần
HS: Quan sát, ghi chép, thực hành.
GV hướng dẫn, quan sát, giúp đỡ, uốn nắn sai sót, chú ý học sinh cá biệt
sinh.
GV: Tổng kết lại: 
Chỉ rõ những lỗi mà các em thường mắc phải và cách khắc phục.
1. Bài tập 1: Lập trang tính và sử dụng công thức:
a. Nhập điểm thi tương tự như hình ảnh minh họa
b. Sử dụng công thức thích hợp để tính điểm TB
c. Tính điểm trung bình của cả lớp
d. Lưu bảng tính với tên Bang diem lop em
Hoạt động 2: 
Mục tiêu: tìm hiểu bài tập 2 
Sản phẩm: HS làm được bài tập 2 
GV: Hướng dẫn cho HS vận dụng kiến thực ở bài tập 1
HS: Lắng nghe, thực hành.
GV: Kiểm tra và chấm điểm cho các nhóm.
GV: Tổng kết lại: Những cái HS làm được và những hạn chế trong giờ thực hành.
Bài tập 2: Mở bảng tính So theo doi the luc.
+ Tính chiều cao trung bình
+Cân nặng trung bình
+ Lưu trang tính.
IV. Kết luận củng cố: (3’)
	- Nhận xét lại các kết quả của từng nhóm học sinh, gọi 1 em lên bảng ghi lại các công thức. 
- Các em đọc trước bài mới cho tiết học tiếp theo
	V. Dặn dò:	
VI.RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 10	Ngày soạn: 17 /10 /2018
Tiết 20	Ngày giảng: 25 /10 /2018
Bài thực hành 4: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- HS nắm bắt được các thao tác tính toán bằng cách sử dụng các công thức.
2. Kỹ năng:
	- Biết nhập và sử dụng công thức và hàm vào ô tính.
	- Biết sử dụng các hàm Sum, Average, Max, Min
3. Thái độ: 
	- Tập trung, nghiêm túc, có ý thức tự học.
4.Xác định trọng tâm của bài học:
- Thực hành các hàm đơn giản (AVERAGE, SUM, MIN, MAX) để tính .
5. Liên môn:
Môn GDCD: 
Ý thức bài học, Bảo vệ máy tính.
Môn Toán: 
Áp dụng các phép tính toán để tính toán
6. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực chung:
- Sử dụng các hàm để tính toán
- Kỷ năng sử dụng các hàm trong thực hành.
II. PHƯƠNG PHÁP:
	- Thực hành.
III. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu.
	- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức (1’):	
 Kiểm tra sĩ số: 
II. Kiểm tra bài cũ: (5’).
	- Em hãy nêu các bước để nhập hàm vào 1 ô tính?
III.Bài mới:
	Đặt vấn đề: các hàm như Average, Max, Min chúng ta áp dụng nó để làm bài tập ntn và cấu tạo nó ra sao chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: 
Mục tiêu: tìm hiểu bài tập 3 
Sản phẩm: HS làm được bài tập 3
GV: Nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm để học sinh vận dụng vào bài tập.
HS: Lắng nghe, quan sát.
GV: Phát cho HS nội dung thực hành.
HS: Thảo luận nhóm, thực hành.
GV hướng dẫn, sửa chữa những sai sót mà HS mắc phải
GV: Tổng kết lại: 
Chỉ rõ những lỗi mà các em thường mắc phải và cách khắc phục.
1. Bài tập 3: Sử dụng các hàm Average, Max, Min:
a. Hãy sử dụng hàm thích hợp để tính lại các kết quả đã tính trong bài tập 1, so sánh với cách tính bằng công thức.
b. Sử dụng hàm Average để tính điểm TB
c. Hãy sử dụng hàm Max, Min để xác định điểm trung bình cao nhất và điểm trung bình thấp nhất.
Hoạt động 2: 
Mục tiêu: tìm hiểu bài tập 4 
Sản phẩm: HS làm được bài tập 4
GV: Hướng dẫn cho HS vận dụng kiến thực ở bài tập 1
HS: Lắng nghe, thực hành.
GV: Kiểm tra và chấm điểm cho các nhóm.
GV: Tổng kết lại: Những cái HS làm được và những hạn chế trong giờ thực hành.
Bài tập 4:Lập trang tính và sử dụng hàm sum:
Sử dụng hàm thích hợp tính:
Tổng giá trị sản xuất của vùng đó theo từng năm vào cột bên phải.
Tính giá trị sản xuất trung bình trong sáu năm theo từng ngành sản xuất.
Lưu bảng tính với tên “Gia tri san xuat”.
IV. Kết luận củng cố: (3’)
	- Nhận xét lại các kết quả của từng nhóm học sinh, gọi 1 em lên bảng ghi lại các hàm tính toán.
	V. Dặn dò:	(1)
	- Về nhà các em thực hành lại trên máy tính và xem trước bài mới.
VI.RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_7_tiet_17_den_20_nam_hoc_2018_2019.doc