Giáo án Tin học Lớp 7 - Tiết 1 đến 24

A. Mục tiêu

1. Về kiến thức, kỹ năng:

- Củng cố cách khởi động và ra khỏi hoạt động mềm Typing Master.

- Biết được ý nghĩa, công dụng của các trò chơi trong Typing Master.

- Thành thạo thao tác khởi động, thoát khỏi phần mềm.

2. Về thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

3. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): .

- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng phần mềm để luyện tập gõ phím.

B. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng máy tính.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép

C. Tổ chức các hoạt động

1. Hoạt động khởi động:

- Ổn định lớp.

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 hs lên luyện tập trò chơi Clouds

2. Hoạt động hình thành kiến thức

 

docx45 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 7 - Tiết 1 đến 24, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tiếp theo
	Tuần: 4	Tiết: 8	Ngày dạy: ..
TH2 : LÀM QUEN VỚI CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH (Tiết 2)
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kỹ năng:
- Phân biệt được một số dữ liệu khác nhau được nhập vào ô tính 
- Thực hiện được mở và lưu bảng tính trên máy tính
- Nhập được một số dữ liệu khác nhau vào ô tính
2. Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): .
- Năng lực chuyên biệt: NL xử lý dữ liệu trên trang tính.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
C. Tổ chức các hoạt động
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định tổ chức lớp học 
GV: Yêu cầu HS khởi động chương trình bảng tính Excel và thực hiện các thao tác sau:
Chọn ô C3, nhập dữ liệu: họ tên của em
Chọn hàng số 3
Chọn cột D
Chọn cả 3 cột A,B,C và chọn cả 3 hàng 5,6,7
Chọn khối B5:C8 theo 2 cách
Dùng hộp tên để 4 cột A,B,C,D
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
GV: Yêu cầu 2HS thực hiện trên máy chiếu
HS: Cả lớp thực hiện trên máy tính cá nhân, quan sát, nhận xét
GV: Yêu cầu HS thực hiện nhập danh sách theo mẫu và thực hiện lưu bảng tính
HS: Thực hiện trên máy tính cá nhân
GV: Quan sát và giải đáp thắc mắc (nếu có) của HS
 Bài 3 
- Mở 1 bảng tính mới
- Mở bảng tính đã có sẵn trên máy. 
Bài 4 
Nhập danh sách theo mẫu
Lưu bảng tính với tên: 
So theo doi the luc
3. Hoạt động luyện tập: Trong quá trình thực hành
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng:
- Ôn tập lại các thao tác mở, nhập dữ liệu, lưu dữ liệu trên bảng tính.
- Thực hành lại các thao tác trên máy tính (nếu có điều kiện).
	Tuần: 5	Tiết: 9	Ngày dạy: .
Bài 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (Tiết 1)
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kỹ năng:
- Biết cách nhập công thức vào ô tính.
- Viết đúng được công thức tính toán đơn giản theo các kí hiệu phép toán của bảng tính.
2. Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): .
- Năng lực chuyên biệt: NL tính toán, nhập công thức trong Excel.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
C. Tổ chức các hoạt động
1. Hoạt động khởi động 
- Ổn định tổ chức lớp học 
- Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
HS Quan sát Hình 1.19 sgk-25. Trả lời câu hỏi.
GV: Chương trình bảng tính giúp con người thực hiện các tính toán, vẽ biểu đồTừ dữ liệu đã được nhập vào các ô tính em có thể thực hiện các tính toán. Khả năng tính toán là một điểm ưu việt của các chương trình bảng tính nói chung và chương trình bảng tính Excel nói riêng. 
Muốn thực hiện các phép tính trong bảng tính chúng ta phải sử dụng đến công thức tính toán. Vậy sử dụng công thức để tính toán như thế nào?
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Sử dụng công thức để tính toán
? Trong toán học chúng ta thường tính toán các biểu thức với các phép tính nào?
HS: Cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa
GV: Tương tự các công thức cũng được dùng trong các bảng tính.
GV: Đưa ra bảng giới thiệu các kí hiệu của các phép toán trong Excel
HS: Quan sát
? Kí hiệu các phép toán trong Excel có gì giống và khác với kí hiệu các phép toán trong Toán học?
HS: Trả lời
? Nêu thứ tự thực hiện các phép toán trong toán học?
HS: Trả lời
GV: Tương tự, các phép tính toán trong công thức cũng được thực hiện theo trình tự thông thường: Các phép toán trong cặp dấu ngoặc đơn “(“ và “)” được thực hiện trước, sau đó là phép nâng lên luỹ thừa, tiếp theo là các phép nhân và phép chia, cuối cùng là phép cộng và phép trừ
GV: Lấy ví dụ:
5.(10+4)/2
? Thực hiện phép tính trên và cho biết kết quả?
HS: Trả lời
GV: Lưu ý HS: Chỉ sử dụng dấu ngoặc đơn trong excel.
*GV: Để thực hiện được các phép toán trong Excel ta cần phải nhập các biểu thức cần tính toán vào đâu và nhập thế nào cho đúng? Tìm hiểu trong mục tiếp theo.
Hoạt động 2: Nhập công thức
GV: Tiến hành nhập công thức:
=(18+3)/7+(4-2)^2*5
HS: Quan sát
? Để nhập công thức có mấy bước ? Hãy kể tên các bước
HS: Trả lời
GV: Lưu ý việc quan trọng nhất trong nhập công thức là chúng ta phải gõ dấu "=" trước tiên.
HS: Lắng nghe.
GV: Nhập nội dung (8+4)/2 vào một ô tính. Chú ý nội dung trên thanh công thức và dữ liệu trong ô, cho nhận xét?
HS: Nhận xét.
GV: Nếu chọn 1 ô không có công thức và quan sát thanh công thức, em sẽ thấy nội dung trên thanh công thức giống với dữ liệu trong ô.
Nếu trong ô có công thức thì trên thanh công thức sẽ hiển thị công thức của phép toán và trong ô tính sẽ hiển thị kết quả của phép toán.
GV: Yêu câu 1 HS thực hành nhập công thức trên máy chiếu
HS: Cả lớp quan sát và nhận xét.
1. Sử dụng công thức để tính toán
* Kí hiệu các phép toán thường dùng: SGK- 20
Lưu ý: SGK-26
2. Nhập công thức
- Chọn ô cần nhập công thức
- Gõ dấu =
- Nhập công thức
- Nhấn Enter hoặc nháy chuột vào dấu trên thanh công thức 
3. Hoạt động luyện tập:
Câu hỏi 3: SGK-28.
Câu 1 SGK- 28: HS thực hành trên máy tính cá nhân
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng:
- GV yêu cầu HS về nhà làm bài 2 (SGK-29)
- Xem trước nội dung hoạt động tiếp theo của bài học
Tuần: 5 	Tiết: 10	 Ngày dạy: .
Bài 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (Tiết 2)
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kỹ năng:
- Biết cách sử dụng địa chỉ của ô tính trong công thức.
- Viết đúng được công thức tính toán đơn giản theo các kí hiệu phép toán của bảng tính.
2. Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): .
- Năng lực chuyên biệt: NL tính toán, nhập công thức trong Excel.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
C. Tổ chức các hoạt động
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức lớp học 
- Kiểm tra bài cũ:
1) Nêu các bước nhập công thức?
2) Khởi động Excel sử dụng công thức để tính các giá trị sau đây trên trang tính:
a. (30 - 15) x 4 
b. (10+ 5)2 : 5	
Đáp án: 
1) Các bước nhập công thức: SGK-26
2) Khởi động Excel sử dụng công thức để tính các giá trị trên trang tính:
a. = (30 - 15) * 4 
b. = (10+ 5)^2 / 5	
GV: Chiếu hình ảnh, yêu cầu HS xác định địa chỉ của mỗi đối tượng được đánh dấu trên trang tính.
	- Ô: D3, G4
	- Khối: A5: C8; E6: E10
GV: Các em đã biết địa chỉ của một Ô hay một khốA. Trong các công thức tính toán với dữ liệu có trong các ô, dữ liệu đó thường được cho thông qua địa chỉ của các ô hay khốA.
GV: Chiếu ví dụ:
Để sử dụng địa chỉ trong công thức, ta làm thế nào? Nghiên cứu trong bài học hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động : Tìm hiểu cách sử dụng địa chỉ trong công thức
GV: Đưa ra ví dụ: 
Trong ô A1 có dữ liệu số 12, ô B1 có dữ liệu số 8
? Để tính trung bình cộng của 2 số này, em sẽ nhập công thức nào vào ô C1 ?
HS: Nhập vào ô C1 công thức
= (12+8)/2
GV: Thực hiện nhập công thức trên máy chiếu Excel, kết quả TBC là 10
? Nếu dữ liệu trong ô A1 sửa lại là 22 thì em làm thế nào?
HS: Sửa lại công thức
= (22+8)/2
GV: Mỗi lần thay số trong ô A1 hoặc B1 ta lại phải sửa công thức trong ô C1. Việc sửa lại công thức như vậy rất mất thời gian do đó ta có thể viết lại công thức trong ô C1 như sau:
= (A1+B1)/2
? Mỗi khi nội dung trong các ô A1 và B1 thay đổi thì nội dung trong ô C1 như thế nào?
HS: Nội dung trong ô C1 sẽ được tự động cập nhật.
GV: Giả sử em cần tính tổng giá trị trong các ô C2 và D4, sau đó nhân với giá trị trong ô B2. Em sẽ nhập công thức như thế nào trong ô E1 ?
HS: = (C2+D4)*B2
? Việc nhập công thức có chứa địa chỉ có tương tự như nhập các công thức thông thường không?
HS: Hoàn toàn tương tự. 
GV: Giới thiệu cách sử dụng chuột để nhập công thức như SGk-22
GV: Đưa ra bài tập:
Giả sử cần tính hiệu số của giá trị số trong ô A1 và năm lần giá trị số trong ô A2, sau đó thực hiện phép chia giá trị số trong ô B1 cho hiệu vừa nhận được. Trong các công thức sau, công thức nào được viết đúng để cho kết quả đó?
a) = B1: (A1 - 5 x A2)
b) = B1: (A1 - 5 * A2)
c) = B1/A1 - 5 * A2
d) = B1/ (A1 - 5 * A2)
HS: Chọn đáp án d
GV: Yêu cầu 1HS nhập công thức trong Excel trên máy chiếu
HS cả lớp quan sát, nhận xét
3. Sử dụng địa chỉ trong công thức
* Ví dụ: Nhập vào ô C1 công thức
= (A1+B1)/2
* Việc nhập công thức có chứa địa chỉ hoàn toàn tương tự như nhập các công thức thông thường
3. Hoạt động luyện tập:
GV: Chiếu bài tập 
Bài tập 1: Nhập vào các ô dữ liệu tương ứng như sau:
A1
B2
C1
H2
H3
15
E26
3
12.5
28,5
Trong các công thức sau, công thức nào sẽ thực hiện được ? Nếu thực hiện được thì kết quả hiện ra là gì ? Công thức nào bị chương trình báo lỗi?
Ô
Công thức
Thực hiện được
Kết quả
Báo lỗi
B1
= A1/5
B4
= B2/10+1
B5
= 25+10
A5
= B5 - 5
D1
=12/(B1-C1)
G1
= H2 + H3
Đáp án:
Bài Tập 2: Cho các ô và nội dung nhập vào tương ứng như sau:
Địa chỉ ô
A1
A5
B2
C1
D3
D4
Nội dung nhập vào
2
7
= A1+A5
= (12+7)/A1
= (B2+1)/10
= (9+5)/A1
a, Hãy cho biết kết quả gì sẽ được hiển thị trong các ô trên
b, Thay giá trị tại A1 thành 7. Kết quả ở các ô trên sẽ thay đổi thế nào?
Đáp án:
a, 
C1
B2
A1
A5
D3
D4
9.5
9
2
7
1
7
b, 
C1
B2
A1
A5
D3
D4
2.71
14
7
7
1.5
2
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng:
- Hướng dẫn HS làm bài tập 4 (SGK-29)
- Học bài, ghi nhớ các bước nhập công thức, cách sử dụng địa chỉ trong công thức
- Trả lời câu hỏi 1 – Tìm hiểu mở rộng (SGK-29)
	Tuần: 6	Tiết: 11	Ngày dạy: .
TH3: BẢNG ĐIỂM CỦA EM (Tiết 1)
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kỹ năng:
- Biết nhập và sử dụng công thức trên trang tính.
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các thao tác trên bảng tính
2. Về thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): .
- Năng lực chuyên biệt: NL tính toán, nhập công thức trong Excel.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng máy tính.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
C. Tổ chức các hoạt động 
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định lớp
- Phân việc cho từng nhóm thực hành. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức:	
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
+ Hoạt động 1:
 + Học sinh khởi động Excel và thực hiện nhập các công thức vào trang tính theo yêu cầu của giáo viên
+ Hoạt động 2: 
Tạo trang tính và nhập công thức. 
- Mở trang tính mới và nhập các dữ liệu như hình 25a. 
- Nhập các công thức vào các ô tính như hình 25b. 
-HS thực hiện mở trang tính mới và nhập dữ liệu theo sự hướng dẫn của giáo viên. 
-Học sinh thực hiện nhập công thức vào các ô tính như hình 25b. 
A
B
C
D
E
F
1
5
2
8
3
12
4
5
Hình 25a
E
F
G
1
= A1 + 5
= A1*5
= A1 + B2
2
= A1*C1
= B2 – A1
= (1 + B2) – C4
3
= B2*C4
=(C4 – A1)/B2
= (A1 + B2)/2
4
5
Hình 25b
3. Hoạt động luyện tập: Trong quá trình thực hành.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành của học sinh 
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng:
- Về nhà xem trước bài thực hành còn lại
- Ôn lại các bước nhập công thức vào ô tính và thực hành nếu có điều kiện.
	Tuần: 6	Tiết: 12	Ngày dạy: 
TH3: BẢNG ĐIỂM CỦA EM (Tiết 2)_KT 15’
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kỹ năng:
- Biết nhập và sử dụng công thức trên trang tính.
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các thao tác trên bảng tính
2. Về thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): .
- Năng lực chuyên biệt: NL tính toán, nhập công thức trong Excel.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng máy tính.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
C. Tổ chức các hoạt động 
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định lớp
- Phân việc cho từng nhóm thực hành. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
+ Hoạt động 1:
 GV: Giả sử em có 500. 000 đồng gửi tiết kiệm không kì hạn với lãi suất 0, 3%/tháng. Hãy sử dụng công thức tính để tính xem trong vòng 1 năm, hằng tháng em có bao nhiêu tiền trong sổ tiết kiệm? Hãy lập trang tính như hình 26 để sao cho khi thay đổi số tiền gửi ban đầu và lãi suất thì không cần phải nhập lại công thức. 
-Học sinh tiến hành làm bài thực hành trên máy tính theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên. 
+HS thay đổi lãi suất và tiền gửi ban đầu để kiểm tra. 
+ Lưu bảng tính với tên 
So tiet kiem
+ Hoạt động 2: 
-HS mở bảng tính mới và lập bảng điểm của em như hình 27 dưới đây. Lập công thức để tính điểm tổng kết của em theo từng môn học vào các ô tương ứng trong cột G
+ Học sinh độc lập thực hành trên máy tính
+ HS Lưu bảng tính bảng tính với tên bảng điểm của em và thoát khỏi chương trình
A
B
C
D
E
1
Tiền gửi
500000
Tháng
Số tiền trong sổ
2
Lãi suất
0, 3%
1
3
2
4
3
5
4
6
5
7
6
8
7
9
8
10
9
11
10
12
11
13
12
B
C
D
E
F
1
BẢNG ĐIỂM CỦA EM
2
STT
Môn học
KT 15 phút
KT 1 tiết
KT học kỳ
Điểm tổng kết
3
1
Toán
8
7
10
8. 7
4
2
Vật lý
8
8
9
8. 5
5
3
Lịch sử
8
8
7
7. 5
6
4
Sinh học
9
10
10
9. 8
7
5
Công nghệ
8
6
8
7. 3
8
6
Tin học
8
9
9
8. 8
9
7
Ngữ văn
7
6
8
7. 2
10
8
Giáo dục công dân
8
9
9
8. 8
3. Hoạt động luyện tập: Trong quá trình thực hành
	- Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành của học sinh 
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng:
	- Chuẩn bị bài học tiếp theo “Luyện gõ bàn phím nhanh bằng Typing Master”
	- Nhớ lại cách gõ phím bằng 10 ngón.
	Tuần: 7	Tiết: 13	Ngày dạy: 
LUYỆN GÕ PHÍM NHANH BẰNG TYPING MASTER (Tiết 1)
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kỹ năng:
- Học sinh hiểu công dụng và ý nghĩa của hoạt động mềm.
- Tự khởi động, mở được các bài và chơi trò chơi, thao tác thoát khỏi hoạt động mềm.
- Thành thạo thao tác gõ phím nhanh, thuộc bàn phím.
2. Về thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): .
- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng phần mềm để luyện tập gõ phím.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng máy tính.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
C. Tổ chức các hoạt động 
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Em hãy nhắc lại lợi ích của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón?
HS: Trả lời, tự do nêu ý kiến của mình. 
? Nêu những thuận lợi và khó khăn trong việc học gõ 10 ngón với hoạt động mềm?
HS: Trả lời theo ý hiểu. 
GV: Giải đáp 
GV: Tương tự như các hoạt động mềm khác, em hãy nêu cách khởi động của hoạt động mềm Typing Master. 
HS: Nhớ lại và trả lờA. 
GV: Giới thiệu 2 cách. 
GV: Hướng dẫn các thao tác khi vào chơA. 
Giới thiệu 4 trò chơi: Đám mây, Bong bóng, Gõ từ nhanh và Bảng chữ cáA. 
HS: Nghe và ghi chép. 
? Để bắt đầu chơi một trò chơi em làm như thế nào?
HS: Trả lời
Giới thiệu cách vào trò chơi Bubbles. 
GV: Giải thích các từ Tiếng Anh trong trò chơA. 
GV: Giới thiệu cách vào trò chơi ABC. 
Hướng dẫn các thao tác chơA. 
HS : Học sinh thực hành trên máy
1. Giới thiệu hoạt động mềm
- Là hoạt động mềm dùng để luyện gõ 10 ngón thông qua bài học, bài kiểm tra và các trò chơi đơn giản nhưng rất hấp dẫn. 
- Để khởi động Pm:
+ Nháy đúp chuột vào biểu tượng của Typing Master trên màn hình nền. 
+ Gõ tên vào ô Enter your name.
+ Nháy chuột vào ô Enter
2. Thực hiện các bài luyện gõ bàn phím bằng mười ngón
- Nháy chuột chọn Studying để vào bài học luyện gõ bàn phím của hoạt động mềm.
- Hoạt động mềm có 2 hoạt động luyện tập: Touch Typing Course (hoạt động cơ bản) và Speed Building Course (hoạt động nâng cao). Mỗi chương trình sẽ bao gồm một số các bài học, luyện gõ phím cụ thể.
- Touch Typing Course (hoạt động cơ bản) có 12 bài học mỗi bài thực hiện trong khoảng thời gian 15-25 phút, tập trung vào rèn luyện kĩ năng gõ cơ bản.
Speed Building Course (hoạt động nâng cao) có 6 bài học mỗi bài thực hiện trong khoảng thời gian 15-25 phút, tập trung vào rèn luyện kĩ năng gõ nhanh.
- Mỗi chương trình luyện tập bao gồm một số bài học (lesson) cụ thể. Mỗi bài học lại bao gồm các hoạt động luyện tập chi tiết. 
3. Hoạt động luyện tập
- Yêu cầu HS thao tác khởi động phần mềm, khởi động các bài luyện gõ phím cơ bản.
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng
- Nhắc lại các thao tác.
- Luyện tập gõ phím ở nhà với Typing Master (nếu có điều kiện).
	Tuần: 7	Tiết: 14	Ngày dạy: .........
LUYỆN GÕ PHÍM NHANH BẰNG TYPING MASTER (Tiết 2)
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kỹ năng:
- Biết cách khởi động Typing Master.
- Biết được ý nghĩa, công dụng của các trò chơi Bubbles và ABC
- Thành thạo thao tác gõ phím nhanh, thuộc bàn phím.
2. Về thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): .
- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng phần mềm để luyện tập gõ phím.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng máy tính.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
C. Tổ chức các hoạt động 
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ:
	+ Em hãy trình bày cách khởi động phầm mềm gõ phím và vào luyện tập trò chơi.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Yêu cầu học sinh bật máy tính sau đó khởi động hoạt động mềm.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 
- Khi xuất hiện màn hình đăng nhập hướng dẫn học sinh nhập tên của mình vào và các thao tác tiếp theo. 
HS: Nhập tên đăng nhập. 
- GV: Gọi học sinh nhắc lại cách chơA.
HS : Trả lời
GV: Lưu ý cho học sinh. 
HS : Ghi chép. 
GV: yêu cầu học sinh vào trò chơi và nhắc lại cách chơA. 
HS : Thực hiện thao tác và trả lờA. 
GV: Hướng dẫn một số thao tác cần thiết khi cho các em chơA. 
HS: Quan sát và ghi chép
GV: Hướng dẫn học sinh cách chọn kiểu hiện dãy ký tự
GV: Cho hs thực hành. 
HS : Thực hành. 
3. Luyện gõ phím bằng trò chơi
Nháy chuột chọn Games để lựa chọn các trò chơi luyện gõ phím
a) Trò chơi Bubbles
- Gõ chính xác các chữ cái có trong bong bóng bọt khí nổi từ dưới lên. 
- Bọt khí chuyển động dần lên trên, gõ đúng thì mới được điểm. 
- Nếu không kịp gõ, các bong bóng này sẽ chuyển động lên trên và vượt ra khỏi màn hình. Mỗi lượt chơi chỉ được bỏ qua 6 bong bóng. 
- Chú ý các bong bóng màu hồng hoặc màu xanh đậm là các bong bóng chuyển động nhanh hơn cần ưu tiên gõ trước. Tất nhiên làm nổ các bong bóng này sẽ được điểm cao hơn.
 - Có thể dừng cuộc chơi bằng cách nháy chuột vào nút Next hoặc Cancel phía dưới màn hình chính.
b) Trò chơi ABC
- Cách vào trò chới tương tự tương tự trò Bubbles. 
- Gõ các kí tự xuất hiện trong vòng cung, bắt đầu từ kí tự có màu sáng.
3. Hoạt động luyện tập:
- HS khởi động phần mềm, luyện tập gõ phím qua trò chơi Bubbles và ABC
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng:
- Luyện tập gõ phím ở nhà với Typing Master (nếu có điều kiện).
	Tuần: 8	Tiết: 15	Ngày dạy:  /  / 
LUYỆN GÕ PHÍM NHANH BẰNG TYPING MASTER (Tiết 3)
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kỹ năng:
- Biết được ý nghĩa, công dụng của các trò chơi Clouds và Wordtris.
- Thành thạo thao tác gõ phím nhanh, thuộc bàn phím. 
- Biết cách lựa chọn chương trình phù hợp từ dễ đến khó.
2. Về thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
3. Định hướng p

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_7_tiet_1_den_24.docx