Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 41+42: Soạn thảo văn bản - Năm học 2019-2020 - Võ Thị Bích Tuyền
1. Các thành phần của văn bản:
+ Kí tự: con chữ, con số, kí hiệu hoặc kí tự đặc biệt.
+ Từ: dãy các kí tự liên tiếp
+ Dòng: tập hợp các kí tự nằm trên cùng 1 đường ngang từ lề trái sang lề phải của trang.
+ Đoạn: Một hoặc nhiều câu liên tiếp nhau.
+ Trang: phần văn bản trên 1 trang in.
2. Gõ văn bản tiếng việt.
* Để gõ được Tiếng Việt cần chọn đúng 3 yếu tố
+ Bảng mã
+ Kiểu gõ
+ Phông chữ
* Có hai kiểu gõ Tiếng Việt: VNI và TELEX: SGK
- Khởi động UNIKEY. Chọn bảng mã, và kiểu gõ
- Khởi động Word: Chọn phông chữ thích hợp
- Gõ văn bản vào máy tính theo kiểu gõ đã chọn.
Tuần 22 Tiết: 41, 42 Chủ đề 10: SOẠN THẢO VĂN BẢN * TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Thời gian Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Nội dung+ Ghi bảng A. Hoạt động khởi động: - Tên hoạt động: Giới thiệu - Mục đích: hiểu về việc gõ chữ tiếng việt trên phần mềm soạn thảo văn bản - Nhiệm vụ: trả lời câu hỏi - Phương thức hoạt động: nhóm 02 học sinh - Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): SGK - Sản phẩm học tập (nếu có): - Báo cáo: trả lời câu hỏi - Giao việc: Cho hs quan sát hình ảnh rồi trả lời câu hỏi. - Hướng dẫn, hỗ trợ: gởi ý - Phương án đánh giá: nhận xét - Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: nếu học sinh trả lời sai gv cho hs khác nhận xét và nêu phần trả lời của mình. B. Hoạt động khám phá HĐ1. - Tên hoạt động: Các thành phần của văn bản. - Mục đích: Biết được các thành phần chính của văn bản. 1. Các thành phần của văn bản: - Nhiệm vụ: tham khảo SGK về các thành phần trong văn bản. Trả lời câu hỏi. - Phương thức hoạt động: cá nhân - Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): SGK - Sản phẩm học tập (nếu có): - Báo cáo: Điền vào hình quả táo - Giao việc: GV cho hs tham khảo sgk về các thành phần trong văn bản và trả lời câu hỏi. + Hãy nêu các thành phần cơ bản trong văn bản + Hoàn thành bài tập SGK - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV trình chiếu văn bản và hướng dẫn rõ để hs hiểu về các thành phần trên văn bản. - Phương án đánh giá: nhận xét - Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: nếu học sinh trả lời sai gv cho hs khác nhận xét và nêu phần trả lời của mình. + Kí tự: con chữ, con số, kí hiệu hoặc kí tự đặc biệt. + Từ: dãy các kí tự liên tiếp + Dòng: tập hợp các kí tự nằm trên cùng 1 đường ngang từ lề trái sang lề phải của trang. + Đoạn: Một hoặc nhiều câu liên tiếp nhau. + Trang: phần văn bản trên 1 trang in. HĐ2. - Tên hoạt động: Gõ văn bản tiếng việt. - Mục đích: Biết các yêu cầu để gõ văn bản tiếng việt. 2. Gõ văn bản tiếng việt. - Nhiệm vụ: tham khảo SGK về phần mềm Unikey, cách chọn bảng mã và kiểu gõ hợp lí. - Phương thức hoạt động: cá nhân - Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): SGK - Sản phẩm học tập (nếu có): - Báo cáo: trả lời câu hỏi - Giao việc: cho hs tìm hiểu về phần mềm Unikey, cách chọn bảng mã và kiểu gõ hợp lý để thực hiện gõ tiếng việt + Để gõ được Tiếng Việt cần có mấy yếu tố + Nêu các bước thực hiện + Có mấy kiểu gõ tiếng việt + Cho học sinh làm bài tập vận dụng nhanh - Hướng dẫn, hỗ trợ: hướng dẫn hs thực hiện 2 kiểu gõ: Telex và VNI - Phương án đánh giá: nhận xét - Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: nếu học sinh trả lời sai gv cho hs khác nhận xét và nêu phần trả lời của mình. * Để gõ được Tiếng Việt cần chọn đúng 3 yếu tố + Bảng mã + Kiểu gõ + Phông chữ * Có hai kiểu gõ Tiếng Việt: VNI và TELEX: SGK - Khởi động UNIKEY. Chọn bảng mã, và kiểu gõ - Khởi động Word: Chọn phông chữ thích hợp - Gõ văn bản vào máy tính theo kiểu gõ đã chọn. HĐ3. - Tên hoạt động: Quy tắc chung để soạn thảo văn bản. - Mục đích: Biết các quy tắc chung để soạn thảo văn bản. . 3. Quy tắc chung để soạn thảo văn bản. - Nhiệm vụ: tham khảo SGK và trả lời câu hỏi về các quy tắc chung khi soạn thảo văn bản. - Phương thức hoạt động: cá nhân - Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): SGK - Sản phẩm học tập (nếu có): - Báo cáo: trả lời câu hỏi - Giao việc: Cho hs tham khảo sgk và trả lời các câu hỏi về các quy tắc chung khi soạn thảo văn bản + Cho học sinh hoàn thành bài tập vận dung nhanh - Hướng dẫn, hỗ trợ: quan sát, gởi ý. - Phương án đánh giá: nhận xét - Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: nếu học sinh trả lời sai gv cho hs khác nhận xét và nêu phần trả lời của mình. - Các dấu ngắt câu(. , ; : ! ? được đặt sát vào từ phía trước và cách từ phía sau 1 khoảng trắng. - Các dấu mở ngoặc và mở nháy ({[’” sẽ được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó. - Giữa các từ chỉ dùng 1 khoảng trắng để phân cách. - Giữa các đoạn được ngăn cách bằng 1 kí tự ngắt dòng. C. Hoạt động trải nghiệm: - Tên hoạt động: 1/ Quan sát và nhận biết 2/ Làm quen với phần mềm hỗ trợ UNIKEY 3/ Soạn thảo văn bản tiếng việt đơn giản. 4/ Em có biết - Mục đích: giúp HS củng cố lại kiến thức. - Nhiệm vụ: thực hiện các yêu cầu của bài tập 1,2,3,4 sgk trang 14 và 15 - Phương thức hoạt động: nhóm - Thiết bị, học liệu được sử dụng (nếu có): SGK - Sản phẩm học tập (nếu có): - Báo cáo: kết quả bài tập các nhóm - Giao việc: Cho hs thực hiện các yêu cầu của bài tập 1,2,3,4 sgk trang 14 và 15 - Hướng dẫn, hỗ trợ: quan sát, gởi ý. - Phương án đánh giá: nhận xét - Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: nếu nhóm trả lời sai gv cho nhóm khác nhận xét và nêu phần trả lời của mình. D. Hoạt động ghi nhớ: SGK E. Hoạt động đọc thêm: SGK
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_4142_soan_thao_van_ban_nam_hoc_20.doc