Giáo án Tin học Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được những khả năng của máy tính hơn hẳn so với con người.

- Biết con người chúng ta có thể nhờ máy tính vào những việc gì.

2. Kỹ năng:

Phân biệt được một số bộ phận của máy tính và các công việc mà máy tính có thể làm được.

3. Thái độ:

 Thấy được tầm quan trọng của máy tính trong đời sống con người nói chung và bản thân mỗi học sinh nói riêng.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: SGK, giáo án, máy chiếu

- HS: SGK, vở ghi chép

C. PHƯƠNG PHÁP:

Nêu và giải quyết vấn đề

Vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm

Trực quan

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- HS1: Nêu các dạng thông tin cơ bản ? Ngoài các dạng thông tin cơ bản đã học em thử xem còn có dạng thông tin nào khác không ?

- HS2: Biểu diễn thông tin là gì? Tại sao thông tin trong máy tính điện tử được biểu diễn thành dãy bít ?

3. Bài mới:

KĐ: SKG-16

 

docx39 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứa trong cách biểu diễn đó; lưu trữ và chuyển giao thông tin.
- Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lí thông tin nói riêng.
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính:
- Đối với máy tính thông dụng hiện nay, thông tin được biểu diễn dưới dạng dãy bít ( còn gọi là dãy nhị phân) chỉ bao gồm hai kí hiệu 0 và 1 tương ứng cho hai trạng thái đóng mở của mạch điện.
- Trong tin học, thông tin lưu giữ trong máy tính còn được gọi là dữ liệu.
- Trong hoạt động thông tin, máy tính có các phận đảm nhận hai quá trình sau:
+ Biến đổi thông tin đưa vào trong máy tính thành dãy bit
+ Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng quen thuộc với con người.
4. Củng cố:
- HS trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK- 14
1/ Theo em tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bít ?
2/ Nêu một vài ví dụ minh họa việc có thể biểu diễn thông tin bằng nhiều cách đa dạng khác nhau ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học và ghi nhớ các kiến thức trọng tâm của bài. 
- Trả lời câu hỏi và bài tập trong Sgk.
- Đọc và tìm hiểu trước bài 3.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 17.08.2019
Tiết 4. BÀI 3. EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được những khả năng của máy tính hơn hẳn so với con người.
- Biết con người chúng ta có thể nhờ máy tính vào những việc gì.
2. Kỹ năng:
Phân biệt được một số bộ phận của máy tính và các công việc mà máy tính có thể làm được.
3. Thái độ:
 Thấy được tầm quan trọng của máy tính trong đời sống con người nói chung và bản thân mỗi học sinh nói riêng.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, giáo án, máy chiếu
- HS: SGK, vở ghi chép
C. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu và giải quyết vấn đề
Vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm
Trực quan
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Nêu các dạng thông tin cơ bản ? Ngoài các dạng thông tin cơ bản đã học em thử xem còn có dạng thông tin nào khác không ?
HS2: Biểu diễn thông tin là gì? Tại sao thông tin trong máy tính điện tử được biểu diễn thành dãy bít ?
3. Bài mới:
KĐ: SKG-16
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Giới thiệu một số khả năng của máy tính 
GV: Cho học sinh hoạt động theo nhóm: Nêu một số khả năng của máy tính có thể làm được mà em đã biết và đã làm?
HS: Hoạt động theo nhóm.
* Khả năng tính toán nhanh:
? Lấy ví dụ cho khả năng này? 
HS: ( tính toán công trừ nhân chia trên máy tính nhanh hơn con người rất nhiều. Ngày nay có thể thực hiện được hàng tỉ phép tính trong một giây.)
* Khả năng tính toán với độ chính xác cao:
?Lấy ví dụ cho khả năng này?
HS: ( tính số Pi với 40 nghìn tỉ chữ số sau dấu chấm; tính toán các phép tính rất chính xác )
* Khả năng lưu trữ lớn:
 Máy tính có khả năng lưu trữ rất lớn: có thể lưu trữ được hàng trăm nghìn cuốn sách; hàng trăm nghìn bài hát; phim ảnh .
* Khả năng làm việc không mệt mỏi:
 Máy tính có thể làm việc liên tục trong suốt một thời gian dài.
?Hãy lấy thêm ví dụ minh họa.
GV: Với những khả năng to lớn này chúng ta có thể sử dụng máy tính làm các công việc gì? Ta sang phần 2.
1. Một số khả năng của máy tính:
-Khả năng tính toán nhanh.
-Tính toán với độ chính xác cao
- Khả năng lưu trữ lớn
- Khả năng “làm việc” không mệt mỏi.
4. Củng cố: 
Hệ thống lại toàn bộ kiến thức 
1. Em có thể làm được gì nhờ máy tính ? 
2. Hạn chế của máy tính là gì?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời câu hỏi 1,2,
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 24.08.2019
Tiết 5. BÀI 3. EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được những khả năng của máy tính hơn hẳn so với con người.
- Biết con người chúng ta có thể nhờ máy tính vào những việc gì.
- Thấy được những hạn chế của máy tính.
2. Kỹ năng:
Phân biệt được một số bộ phận của máy tính và các công việc mà máy tính có thể làm được.
3. Thái độ:
 Thấy được tầm quan trọng của máy tính trong đời sống con người nói chung và bản thân mỗi học sinh nói riêng.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, giáo án, máy chiếu
- HS: SGK, vở ghi chép
C. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu và giải quyết vấn đề
Vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm
Trực quan
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Nêu các dạng thông tin cơ bản ? Ngoài các dạng thông tin cơ bản đã học em thử xem còn có dạng thông tin nào khác không ?
HS2: Biểu diễn thông tin là gì? Tại sao thông tin trong máy tính điện tử được biểu diễn thành dãy bít ?
3. Bài mới:
KĐ: SKG-16
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm những việc trên máy tính 
GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu về ứng dụng của máy tính trong đời sống hàng ngày.
N1: Ứng dụng của máy tính trong gia đình và các lĩnh vực khác (nghiên cứu, thiết kế...)
N2: Ứng dụng trong cơ quan, cửa hàng, bệnh viện, nhà máy
HS: Làm việc theo nhóm và đại diện nhóm phát biểu, trình bày kết quả. 
Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
GV: Tổng hợp các ý kiến và đưa ra kết luận về những ứng dụng của máy tính.
HS: Chú ý lắng nghe và ghi vở.
GV: Trình bày các việc máy tính có thể làm và yêu cầu học sinh nêu ví dụ để thấy được sự đa dạng, phong phú của các công dụng của máy tính.
HS: Nêu ví dụ:
Dùng máy tính để soạn thảo, trình bày, in ấn, thuyết trình trong hội nghị...
Quản lí sơ yếu lí lịch, quản lí điểm, kết quả học tập...
Dùng máy tính để học ngoại ngữ, nghe nhạc, chơi trò chơi, xem phim...
Tự động điều khiển các dây chuyền sản xuất, vệ tinh, các tàu vũ trụ...
Máy tính lắp trong Robot làm việc thay con người làm các việc nặng nhọc, độc hại...
? Hãy kể tên các công việc có thể thực hiện nhờ mạng Internet. Ví dụ?
HS: Chat, gửi thư, mua bán trực tuyến...
GV: Ở nội dung trên em thấy máy tính là công cụ tuyệt vời. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng tất cả sức mạnh của máy tính đều phụ thuộc vào con người – Nó là sản phẩm trí tuệ của con người và chưa thể thay thế con người.
? Vậy có những việc nào máy tính chưa thể làm được? Chúng ta sang phần 3.
Hoạt động 2: Giới thiệu những điều máy tính không thể làm 
GV: Những khả năng của máy tính là to lớn nhưng tất cả sức mạnh đó của máy tính nếu không có con người điều khiển thì sao? Vậy máy tính có những yếu điểm gì? 
HS: (chưa tự phân biệt được mùi vị; cảm giác; chưa thể tự mình thực hiện nếu không có con người viết chương trình lập sẵn cho)
GV: Chốt lại
2. Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì?
* Thực hiện các tính toán:
* Tự động hóa các công việc văn phòng:
* Hỗ trợ công tác quản lý:
* Công cụ học tập và giải trí:
* Điều khiển tự động Robot.
* Liên lạc, tra cứu và mua bán trc tuyến:
3. Máy tính và điều chưa thể
- Tất cả sức mạnh của máy tính đều phụ thuộc vào con người v do những hiểu biết của con người quyết định.
- Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay là không có năng lực tư duy như con người.
4. Củng cố: 
Hệ thống lại toàn bộ kiến thức 
1. Em có thể làm được gì nhờ máy tính? 
2. Hạn chế của máy tính là gì?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời câu hỏi 1,2,3,4 (SGK-19)
- Tìm hiểu mở rộng (SGK-20)
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 24.08.2019
Tiết 6. BÀI 4. MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được quá trình xử lí thông tin qua ba bước.
- Nắm được cấu trúc của máy tính gồm: Bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ, các thiết bị vào, ra
- Nắm được khái niệm phần cứng và cấu tạo cụ thể của từng phần.
2. Kỹ năng: Phân biệt được một số bộ phận của máy tính
3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của máy tính trong đời sống con người nói chung và bản thân mỗi học sinh nói riêng.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, giáo án, máy chiếu
- HS: SGK, vở ghi chép
C. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu và giải quyết vấn đề
Vấn đáp, gợi mở 
Trực quan
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Trình bày các khả năng của máy tính và những công việc mà máy tính có thể làm được?
HS2: Hạn chế lớn nhất của my tính hiện nay là gì? Hãy viết mô hình quá trình xử lý thông tin của con người? 
3. Bài mới:
KĐ: HS đưa ra vd về quá trình 3 bước.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Giới thiệu cấu trúc chung của máy tính điện tử
GV giôùi thieäu veà lòch söû phaùt trieån cuûa maùy tính 
GV: Cho học sinh quan sát một số loại máy tính trên máy chiếu.
? Em hãy cho biết máy tính gồm những bộ phận nào?
HS: Máy tính gồm: chuột, bàn phím, màn hình, CPU.
GV: Tất cả các máy tính đều được xây dựng trên cơ sở một cấu trúc chung cơ bản: bộ xử lí trung tâm, thiết bị vào ra, và để lưu dữ liệu thì máy tính có bộ nhớ 
GV giới thiệu về các chương trình
Hoạt động 2: Giới thiệu các bộ phận cụ thể
GV: Giới thiệu về: Bộ xử lí trung tâm (CPU), chức năng của CPU. Cho Hs quan sát thông qua thiết bị cụ thể.
GV: Giới thiệu về: Bộ nhớ, phân loại bộ nhớ. Cho Hs quan sát thông qua thiết bị cụ thể.
GV: Giới thiệu bộ nhớ trong
GV: Giới thiệu bộ nhớ ngoài và một số thiết bị của bộ nhớ ngoài.
GV: Giới thiệu đơn vị đo dung lượng nhớ.
HS: Quan sát bảng giá trị trong sgk-23
GV: Trong ba khối chức năng của máy tính, bộ phận nào quan trọng nhất ?
HS: Bộ điều khiển trung tâm hoạt động dưới sự điều khiển của chương trình.
1. Cấu trúc chung của máy tính điện tử
* Theo John Von Neumann cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm:
-Bộ xử lí trung tâm
-Thiết bị vào, thiết bị ra.
-Bộ nhớ
- Các khối chức năng này hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình.
* - Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
a. Bộ xử lí trung tâm (CPU)
- CPU có thể được coi là bộ não của máy tính 
- CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
b. Bộ nhớ
- Bộ nhớ là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình.
- Có hai loại bộ nhớ: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài
* Bộ nhớ trong: dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy đang làm việc.
Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. 
* Bộ nhớ ngoài: được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu
VD: Ổ đĩa cứng, USB, CD,
* Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là byte
c.Thiết bị vào/ra: 
Giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người sử dụng
4. Củng cố: 
Trả lời câu hỏi 1,2,3,4 SGk-25
5. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc trước phần tiếp theo
- Trả lời câu hỏi Sgk
- Tìm hiểu trước phần mở rộng
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 01.09.2019
Tiết 7: BÀI 4. MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (tt)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được quá trình xử lí thông tin qua ba bước.
- Nắm được khái niệm phần mềm và cấu tạo cụ thể của từng phần.
2. Kỹ năng: Phân loại được phần mềm 
3. Thái độ:Thấy được tầm quan trọng của máy tính trong đời sống con người nói chung và bản thân mỗi học sinh nói riêng.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, giáo án, phòng tin học
- HS: SGK, vở ghi chép
C. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu và giải quyết vấn đề
Vấn đáp, gợi mở 
Trực quan
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm những bộ phận nào ? cho biết tác dụng của từng bộ phận đó ? 
3. Bài mới:
Trong bài học trước các em vừa tìm hiểu cấu trúc chung của máy tính điện tử. Các em biết rằng máy tính là một công cụ xử lý và lưu trữ thông tin. Vậy máy tính cần phải có những phần mềm nào mới có thể hoạt động được, bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
* Tại sao máy tính là công cụ xử lý thông tin hữu hiệu? Chúng ta tìm hiểu phần 2.
Hoạt động 1. Tìm hiểu mô hình hoạt động ba bước của máy tính
GV Đưa ra mô hình hoạt động ba bước của máy tính và giới thiệu về mối liên hệ giữa các giai đoạn liên quan đến quá trình xử lí thông tin với các bộ phận chức năng của máy tính điện tử.
? Để máy tính có thể hoạt động được cần có cái gì điều khiển nó?
HS: Các chương trình máy tính
GV: Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình hay còn gọi là phần mềm? Vậy phần mềm là gì? Chúng ta sang phần 4.
Hoạt động 2: Giới thiệu phần mềm máy tính 
? Kể tên một số phần mềm mà em biết?
HS: Mario, word
? Phần mềm là gì ?
? Khi không có chương trình thì máy tính có hoạt động không ?
HS:Khi không có chương trình thì máy tính sẽ không hoạt động được vì không có chương trình điều khiển
GV: Nhận xét, nhấn mạnh tầm quan trọng phần mềm.
GV: Cho học sinh quan sát một số phần mềm trên máy chiếu.
? Theo em có thể chia phần mềm thành mấy loại?
HS: Trả lời
? Không có phần mềm hệ thống máy tính có hoạt động được không?
? Máy tính chỉ cài phần mềm hệ thống mà không cài phần mềm ứng dụng thì máy có hoạt động được không?
GV: Giải thích
GV: Các em thấy rằng với sự phong phú của phần mềm, máy tính hỗ trợ con người trong nhiều mục đích khác nhau và trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, nó hơn hẳn các công cụ và phương tiện chuyên dụng khác như ti vi, máy giặt,.... Sức mạnh của máy tính chính là ở các phần mềm, con người càng phát triển thêm nhiều phần mềm mới, máy tính càng được tăng cường sức mạnh và được sử dụng rộng rãi hơn.
Hiện nay các em đang là học sinh thì máy tính sẽ là công cụ học tập, làm việc, giải trí và là người bạn gắn bó suốt cuộc đời các em. Chính vì vậy các em cần biết quý trọng, giữ gìn máy tính và yêu thích làm việc với máy tính, rèn luyện tác phong làm việc khoa học chính xác.
2. Máy tính là một công cụ xử lí thông tin
Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình.
3. Phần mềm và phân loại phần mềm
* Phần mềm là gì ?
Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lí kèm theo, người ta gọi các chương trình máy là phần mềm máy tính hay ngắn gọn là phần mềm.
* Phân loại phần mềm
- Phần mềm được chia làm hai loại: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
- Phần mềm hệ thống: WINDOWS 98, xp, Win 7, Win 10
- Phần mềm ứng dụng: Chương trình đồ hoạ, tính toán, tra từ điển Anh Việt
4. Củng cố: 
Hệ thống lại kiến thức.
	1. Quá trình xử lí thông tin của máy tính gồm mấy bước
	2. Phần mềm là gì? Có mấy loại phần mềm ?
GV: Cho HS quan sát một USB, nhận biết dung lượng và tìm hiểu cách sử dụng.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, tìm hiểu mở rộng
- Đọc trước bài thực hành tiết sau
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 01.09.2019
Tiết 8: BÀI THỰC HÀNH 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh làm quen với các thiết bị máy tính nhằm làm rõ mô hình ba bước mà hs đã được làm quen ở các tiết trước.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu rèn kỹ năng làm quen và phân biệt được một số thiết bị máy tính cơ bản.
- Nhận biết được một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính cá nhân (loại máy tính thông dụng nhất hiện nay)
- Biết cách bật, tắt máy tính.
- Làm quen với bàn phím và chuột máy tính.
3. Thái độ:HS có thái độ nghiêm túc, say mê, sáng tạo trong học tin học và khi đi thực hành.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, giáo án, phòng tin học
- HS: SGK, vở ghi chép
C. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp, gợi mở 
Trực quan
Luyện tập, thực hành
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Phần mềm là gì ? có mấy loại phần mềm? Kể tên một số phần mềm mà em biết.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số thiết bị trong phòng máy và thực hành bật, tắt máy.
GV: Sử dụng một số thiết bị phòng máy để hướng dẫn cho hs quan sát về các thiết bị máy tính như: Ram, Rom, CPU, ổ đĩa cứng, ổ đia mềm, ổ CD... Và giúp học sinh phân biệt đâu là thiết bị vào, đâu là thiết bị ra.
GV: Giới thiệu về các chức năng chính của các thiết bị nhập dữ liệu, về các thiết bị cấu thành nên máy tính
Hoạt động 2: Khởi động máy tính
GV: Hướng dẫn học sinh cách bật tắt màn hình.
HS: Thực hành theo hướng dẫn
Hoạt động 3: Sử dụng chuột và bàn phím
GV: Cho học sinh quan sát tiếp bàn phím và chuột 
HS: Quan sát.
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các phím trên bàn phím và cách thực hiện một số thao tác với phím đặc biệt( Tab, Shift, Alt ..)
GV: Yêu cầu hs thực hiện các thao tác
HS: Thực hiện các thao tác theo sự hướng dẫn của GV.
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo con chuột, cách sử dụng.
GV: Yêu cầu hs thực hiện các thao tác với chuột
HS: Thực hiện các thao tác theo sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 4: Tắt máy tính
GV: Hướng dẫn học sinh cách tắt máy đúng qui cách.
GV: Yêu cầu hs thực hiện đúng thao tác
HS : Thực hiện các thao tác theo sự hướng dẫn của GV.
a) Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân
* Các thiết bị nhập dữ liệu
- Bàn phím (keyboard): là thiết bị nhập dữ liệu chính của máy tính. 
- Chuột (Mouse): Là thiết bị điều khiển nhập dữ liệu được dùng nhiều trong môi trường giao diện đồ học máy tính.
* Thân máy tính: 
Chứa các thiết bị ( là các linh kiện điện tử) bao gồm: 
- Bộ vi xử lí (CPU), 
- Bộ nhớ (RAM và ROM)
- Nguồn điện
- Các ổ cứng, ổ CD – ROM.. cùng với các linh kiện điện tử khác - > Tất cả được gắn trên 1 bảng mạch có tên là Bảng mạch chủ.
* Các thiết bị xuất: 
- Màn hình: Màn hình dùng để hiển thị kết quả hoạt động của máy tính và hầu hết là nơi giao tiếp giữa người và máy tính.
- Máy in: Thiết bị dùng để đưa dữ liệu ra giấy. Có rất nhiều loại máy in ( thông dụng hiện nay là máy in kim, máy in laser, máy in phun mực)
- Loa: Thiết bị dùng để đưa âm thanh ra
- Ổ ghi CD.DVD: Thiết bị dùng để ghi dữ liệu ra các đĩa dạng CD – ROM.DVD
* Các thiết bị lưu trữ dữ liệu:
- Đĩa cứng: Là thiết bị lưu trữ dữ liệu chủ yếu của máy tính, có dung lượng lưu trữ lớn.
- Đĩa mềm: Có dung lượng nhỏ, chủ yêu dùng để sao chép dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác.
- Các thiết bị nhớ hiện đại: đĩa quang, flash (USB)...
* Các bộ phận cấu thành một máy tính hoàn chỉnh.
Một bộ máy tính hoàn chỉnh đủ để đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh bao gồm các thiết bị sau:
- Bàn phím, chuột
- Bộ vi xử lý trung tâm, bộ nhớ.. (cây vi tính)
- Màn hình, loa, máy in
- Nếu điện áp của lưới điện không ổn định, có thể dùng thêm thiết bị Điện áp để bảo vệ máy tính khi điện tăng giảm đột ngột
b, Khởi động máy tính
Bật công tắc màn hình và công tắc thân máy -> quan sát các đèn tín hiệu và quá trình khởi động máy qua các thay đổi trên màn hình -> đợi xuất hiện màn hình windows thì quá trình khởi động sẽ hoàn tất
c) sử dụng bàn phím
Khu vực chính của bàn phím gồm 5 hàng phím 
+ Hàng phím số: (0 –9)
+ Hàng phím trên: các phím (Qp)
+ Hàng phím cơ sở: có 2 phím gai (f và j)
+ Hàng phím dưới: Phím (Z ..M)
+ hàng phím có phím Spacebar
- Các phím điều khiển, phím đặc biệt như: Spacebar, Ctrl, Alt, Shift, Caps Lock, Tab, Enter, Backspace.
- Hàng phím chức năng
- Nhóm các phím số
d) Sử dụng chuột : 
- Cấu tạo con chuột máy tính có 2 nút ( trái, phải.
- Cách dùng: dùng tay phải để điều khiển chuột. Ngón tay trỏ đặt vào nút trái chuột, ngón tay giữa đặt vào nút phải chuột.
e) Tắt máy tính
 Tắt màn hình (nếu cần)
Lưu ý : Cần phải tắt máy đúng trình tự các bước.
4. Củng cố: : Trong quá trình thực hành
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại cấu trúc của máy tính
- Xem trước bài tiếp theo
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 07.09.2019
Tiết 9: BÀI 5. LUYỆN TẬP CHUỘT MÁY TÍNH
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phân biệt các nút của chuột máy tính và biết các thao tác cơ bản có thể thực hiện với chuột.
- Luyện tập được thao tác với chuột bằng phần mềm Mouse Skills,
2. Kỹ năng:
Phân biệt các nút của chuột máy tính và biết các thao tác cơ bản có thể thực hiện với chuột. Thực hiện được thao tác cơ bản với chuột.
3. Thái độ:
Học sinh nhận thấy sự tiện lợi khi sử dụng chuột máy tính trong việc điều khiến chương trình.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, giáo án, phòng tin học
- HS: SGK, vở ghi chép
C. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu và giải quyết vấn đề
Vấn đáp, gợi mở 
Trực quan
Luyện tập thực hành
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
KĐ: HS trả lời câu hỏi sgk-30
GV: Chúng ta biết rằng khi giao tiếp với máy tính thì người sử dụng đều phải thực hiện các lệnh thông qua chuột và bàn phím. Chuột là thiết bị điều khiển nhập dữ liệu được dùng nhiều trong môi trường giao diện đồ hoạ của máy tính. Bởi vậy chuột là thiết bị không thể thiếu được trong quá trình giao tiếp với máy tính của người sử dụng. Bài học hôm 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020.docx
Giáo án liên quan