Giáo án Tin học lớp 6 học kì 1

Tuần: BÀI 9: VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH Ngày soạn:

Tiết : Ngày dạy:

I - MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS làm quen với hệ điều hành và thấy được vai trò quan trọng của hệ điều hành máy tính.

- Kĩ năng: HS biết được vai trò quan trọng của của hệ điều hành máy tính.

- Phương pháp: Thảo luận nhóm

II - CHUẨN BỊ

- GV: Phấn màu, bảng phụ, tranh

- HS: Bảng phụ nhóm.

III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:

 

doc59 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học lớp 6 học kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác nhau.
- HS đọc theo GV và lắng nghe.
- HS nhắc lại các bài luyện tập.
1. Giới thiệu phần mềm Mario.
 Mario là phần mềm được sử dụng để luyện gõ phím bằng mười ngón:
- File: Các lệnh hệ thống.
- Student: Cài đặt thông tin học sinh.
- Lessons: Lựa chọn các bài học để luyện gõ phím.
* Các mức luyện tập:
1. Dễ.
2. Trung bình.
3. Khó.
4. Mức luyện tập tự do.
* Các bài luyện tập khác nhau trong phần mềm Mario.
- Home Row Only:
- Add Top Row:
- Add Bottom Row:
- Add Numbers:
- Add Symbols:
- All Keyboard:
IV – DẶN DÒ 
Xem lại bài
Xem phần còn lại
Rút kinh nghiệm:
Tuần: 
BÀI 7: SỬ DỤNG PHẦN MỀM MARIO ĐỂ LUYỆN GÕ PHÍM (tt)
Ngày soạn:
Tiết : 
Ngày dạy:
I - MỤC TIÊU
Kiến thức: HS làm quen với phần mềm Mario để luyện gõ phím. 
Kĩ năng: HS có kĩ năng ứng dụng phần mềm Mario để gõ mười ngón. 
Phương pháp:Thảo luận nhóm
II - CHUẨN BỊ
GV: Phòng máy có cài sẵn phần mềm Mario. 
HS: Sách giáo khoa.
III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 3. Luyện tập
- GV y/c HS đọc thông tin trong SGK.
- GV cho HS biết: nếu lần đầu tiên chạy chương trình, ta nên đăng ký tên của mình để phần mềm Mario theo dõi.
? Để đăng ký người luyện tập chúng ta có bao nhiêu bước thực hiện.
- GV y/c HS theo dõi nội dung các bước đăng ký tên trong SGK và nghe GV hướng dẫn cụ thể từng bước.
 Khởi động chương trình
‚ Gõ phím W hoặc nháy
ƒ Nhập tên (không dấu)
„ Nháy chuột tại vị trí Done
- GV y/c HS nhắc lại các bước đăng ký tên người luyện tập.
- HS đọc thông tin trong SGK.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: có 4 bước.
- HS theo dõi nội dung trong SGK và lắng nghe.
- HS nhắc lại các bước đăng ký người luyện tập.
2. Luyện tập.
 a) Đăng ký người luyện tập:
 Trình tự đăng ký như sau:
 Khởi động chương trình Mario bằng cách nháy đúp chuột lên biểu tượng Mario.
‚ Gõ phím W hoặc nháy chuột tại mục Student, sau đó chọn dòng New. Cửa sổ thông tin Student Information xuất hiện.
ƒ Nhập tên (không dấu) tại vị trí dòng trắng giữa màn hình. Nhập xong nhấn phím Enter.
„ Nháy chuột tại vị trí Done để đóng cửa sổ.
- GV y/c HS đọc nội dung trong SGK.
? Nạp tên người luyện tập là chúng ta nạp lại tên đã đăng ký hay tên tên mới.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS cụ thể các bước nạp tên.
- GV cho một số HS nhắc lại các bước nạp tên.
- HS đọc nội dung trong SGK.
- HS trả lời: nạp lại tên đã đăng ký trước đó.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại các bước.
b) Nạp tên người luyện tập.
 Gõ phím L hoặc nháy chuột tại mục Student, chọn dòng LoaD.
‚ Nháy chuột để chọn tên.
ƒ Nháy Done để xác nhận việc nạp tên và đóng cửa sổ.
- GV y/c HS đọc thông tin trong SGK.
- GV giải thích chuẩn WPM có nghĩa là từ viết tắt của Word Per Minute.
 + WPM là số lượng từ gõ đúng trung bình trong 1 phút.
 + WPM có 3 mức đánh giá cụ thể sau:
 5 → 10 : chưa tốt.
 10 → 20 : khá
 trên 30 : rất tốt.
- Khi thiết đặt các lựa chọn để luyện tập có bao nhiêu bước.
- GV giải thích cụ thể từng bước cho HS hiểu.
- HS đọc thông tin trong SGK.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: có 4 bước.
- HS lắng nghe.
c) Thiết đặt các lựa chọn để luyện tập.
 Gõ phím E hoặc nháy chuột tại mục Student, chọn dòng Edit.
‚ Nháy chuột tại Goal WPM để sửa giá trị, nhấn Enter để xác nhận việc thay đổi giá trị.
ƒ Chọn người dẫn đường (có 3 hình ảnh minh họa).
„ Nháy Done để xác nhận và đóng cửa sổ.
- GV y/c HS đọc nội dung trong SGK.
? Với phần mềm Mario có bao nhiêu bài luyện tập khác nhau.
? Vậy mỗi bài học có mấy mức luyện tập.
- GV nhận xét và nhấn mạnh cho HS biết mỗi bài học có 4 mức luyện tập.
? Để lựa chọn bài học và mức luyện gõ bàn phím có bao nhiêu bước thực hiện.
- GV nhận xét và giải thích rõ từng bước cho HS hiểu.
- HS đọc nội dung trong SGK.
- HS trả lời: có 6 bài.
- HS trả lời: có 4 mức.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: có 2 bước.
- HS lắng nghe.
d) Lựa chọn bài học và mức luyện gõ bàn phím.
 Nháy Lessons và dùng chuột chọn bài học đầu tiên.
‚ Chọn mức luyện tập bằng cách gõ một phím số (1 → 4) hoặc nháy chuột trên biểu tượng tương ứng.
- Sau khi thực hiện các y/c trên. GV hướng dẫn HS cách gõ phím theo hướng dẫn trên màn hình và cần tập gõ chính xác theo các bài tập mẫu mà phần mềm đưa ra.
- GV y/c HS quan sát màn hình kết quả trong SGK – trang 34, đồng thời GV giải thích nội dung Lưu ý.
? Để thoát khỏi phần mềm Mario chúng ta làm như thế nào.
- GV nhấn mạnh cho HS biết thao tác thoát khỏi phần mềm.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS trả lời: Nhấn phím Q hoặc chọn File → Quit.
- HS lắng nghe.
e) Luyện gõ bàn phím.
g) Thoát khỏi phần mềm.
 Nhấn phím Q hoặc chọn File → Quit.
IV – DẶN DÒ 
Xem lại bài thực hành
Chuẩn bị bài 8
Rút kinh nghiệm:
Tuần: 
BÀI 8: QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI
Ngày soạn:
Tiết : 
Ngày dạy:
I - MỤC TIÊU
Kiến thức: HS làm quen với phần mềm mô phỏng Hệ mặt trời 
Kĩ năng: HS có kĩ năng ứng dụng phần mềm mô phỏng Hệ mặt trời để giải thích một số hiện tượng : nhật thực, nguyệt thực
Phương pháp: Thảo luận nhom thực hanh
II - CHUẨN BỊ
GV: Phấn màu, phần mềm ,phòng máy
HS:SGK.
III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ 
+ GV: Nêu vấn đề: trái đất chúng ta quay xung quanh Mặt trời ntn? Vị sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Hệ mặt trời chúng ta có những hành tinh nào? 
+ GV: giới thiệu phần mềm Mô phỏng Hệ mặt trời 
+ GV: yêu cầu HS quan sát màn khởi động của phần mềm
+ GV: Yêu cầu HS quan sát và chỉ ra những điều mình nhìn thấy 
+ GV: chốt lại câu trả lời của HS
+ HS: lắng nghe
+ HS: quan sát và lắng nghe
+ HS: chỉ ra những điều mình thấy 
+ HS: lắng nghe 
Hoạt động 2: CÁC LỆNH ĐIỀU KHIỂN QUAN SÁT 
+ GV: Giới thiệu các lệnh điều khiển quan sát 
+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại và chỉ trên màn Hình những nút lệnh, công dụng của từng nút lệnh?
+ GV: nhận xét và chốt lại 
1. Nút 
2. Nút 
3. Di chuyển thanh cuốn ngang trên biểu tượng 
4. Di chuyển thanh cuốn ngang trên biểu tượng 
+ HS: quan sát và lắng nghe 
+ HS: chỉ ra những nút lệnh trên màn Hình 
+ HS: quan sát và lắng nghe 
5. Các nút lệnh 
6. Các nút lệnh
7. Nháy nút 
1. Các lệnh điều khiển quan sát 
IV – DẶN DÒ 
Ôn lại bài học, đọc phần còn lại
Rút kinh nghiệm: 
Tuần: 
BÀI 8: QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI (tt)
Ngày soạn:
Tiết : 
Ngày dạy:
I - MỤC TIÊU
Kiến thức: HS làm quen với phần mềm mô phỏng Hệ mặt trời 
Kĩ năng: HS có kĩ năng ứng dụng phần mềm mô phỏng Hệ mặt trời để giải thích một số hiện tượng : nhật thực, nguyệt thực
Phương pháp: Thảo luận nhóm thực hanh
II - CHUẨN BỊ
GV: Phấn màu, phần mềm, phòng máy
HS: SGK.
III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Thực hành
+ GV: hướng đẫn HS khởi động phần mềm bằng cách nháy đúp vào biểu tượng trên màn Hình
+ GV: yêu cầu từng nhóm điều khiển khung nhìn cho thích hợp để quan sát hệ mặt trời 
+ GV: Yêu cầu HS quan sát chuyển động của trái đất và mặt trăng. 
+ GV: Mặt trăng ntn với trái đất? 
Trái đất quay quanh ?
Tại sao trăng lúc tròn lúc khuyết?
Tại sao trên trái đất lại có hiện tượng ngày và đêm?
+ GV: Quan sát hiện tượng nhật thực.
Vị sao có hiện tượng nhật thực? 
+ GV: yêu cầu HS quan sát hiện tượng nguyệt thực.
Tại sao có hiện tượng nguyệt thực?
+ GV: yêu cầu chỉ ra một số hành tinh gần trái đất?
+ GV: chốt lại 
+ HS: làm theo hướng đẫn của GV
+ HS: điều khiển theo hướng đẫn 
+ HS: quan sát và trả lời câu hỏi
+ HS: 
Trái đất quay quanh mặt trời 
+ HS: quan sát theo hướng đẫn 
+ HS: chỉ ra theo mô Hình 
+ HS: lắng nghe 
2. Thực hành 
a) Khởi động phần mềm 
b) Điều khiển khung Hình 
3) Quan sát chuyển động của trài đất và mặt trăng, trái đất và mắt trời 
4) Quan sát hiện tượng nhật thực
5)Quan sát hiện tượng nguyệt thực 
Hoạt động 2: CỦNG CỐ – LUYỆN TẬP
+ GV: Hướng đẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK? 
+ GV: yêu cầu HS thảo luận theo nhóm từng câu hỏi? 
+ GV: gọi từng nhóm trả lời 
+ GV: nhận xét bài làm của từng nhóm
+ HS: lắng nghe và thảo luận theo nhóm 
+ HS: trả lời 
+ HS: lắng nghe 
Bài tập : SGK 
IV – DẶN DÒ
Xem lại bài thực hành 
Chuẩn bị bài mới
Rút kinh nghiệm
Tuần: 
BÀI 9: VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH
Ngày soạn:
Tiết : 
Ngày dạy:
I - MỤC TIÊU
Kiến thức: HS làm quen với hệ điều hành và thấy được vai trò quan trọng của hệ điều hành máy tính. 
Kĩ năng: HS biết được vai trò quan trọng của của hệ điều hành máy tính. 
Phương pháp: Thảo luận nhóm
II - CHUẨN BỊ
GV: Phấn màu, bảng phụ, tranh 
HS: Bảng phụ nhóm.
III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : CÁC QUAN SÁT
Mở tranh cho HS xem
Yêu cầu HS quan sát 
Gọi HS đọc quan sát 1 và quan sát 2
Yêu cầu HS thảo luận nhóm về hai bức tranh trên
Nếu không có tín hiệu của đèn giao thông thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Gọi đại diện nhóm trả lời tranh luận
Nhận xét.
Qua đó ta thấy vai trò của đèn giao thông rất quan trọng. 
Nhiệm vụ của đèn giao thông
Yêu cầu HS quan sát tranh 2
Nếu trong trường học không có thời khoá biểu khi đó việc gì sẽ xảy ra?
Vai trò của thời khoá biểu là gì?
Nhận xét 
Từ hai quan sát trên em có thể thấy được vai trò quan trọng của các phương tiện điều khiển.
GV: vậy thì cái gì có thể điều khiển để máy tính có thể hoạt động một cách nhịp nhàng và có hiểu quả ?
HS: quan sát 
HS đọc bài 
HS thảo luận theo nhóm
HS: Nếu không có tín hiệu của đèn giao thông thì sẽ xảy ra hiện tượng ùn tắt giao thông
HS: lắng nghe
HS: nhiệm vụ của đèn giao thông phân luồng cho các phương tiện, đóng vai trò điều khiển hoạt động giao thông 
HS: quan sát 
HS: GV không tìm đuợc lớp cần dạy và HS không biết sẽ học những môn nào, việc học tập sẽ trở nên hỗn loạn.
HS: Điều khiển các hoạt động học tập trong nhà trường 
HS: lắng nghe
HS: lắng nghe
1. Các quan sát
SGK trang 39
Hoạt động 2: CÁI GÌ ĐIỀU KHIỂN MÁY TÍNH
- Yêu cầu HS đọc phần 2 trang 40 SGK 
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
? Khi máy tính làm việc có bao nhiêu đối tượng cùng hoạt động
? Hoạt động của các đối tượng đó có cần được điều khiển
? Công việc đó do cái gì điều khiển?
? Hệ điều hành có vai trò gì?
- Đọc phần 2 trang 40 SGK
- Thảo luận trả lời các câu hỏi GV đưa ra:
- Có nhiều đối tượng tham gia
- Hoạt động của các đối tượng đó cần được điều khiển
- Hệ điều hành máy tính
- Điều khiển các thiết bị phần cứng và tổ chức việc thực hiện các chương trình.
2. Cái gì điều khiển máy tính
Hệ điều hành thực hiện:
- Điều khiển các thiết bị phần cứng - Tổ chức việc thực hiện các chương trình.
Hoạt động 3: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
- Hướng đẫn và tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm
- Yêu cầu HS thảo luận theo từng câu hỏi trong SGK
? Quan sát các hiện tượng trong xã hội và trong cuộc sống xung quanh tương tự với hai quan sát đã nêu và đưa ra nhận xét của mình
? Vì sao cần có hệ thống đèn giao thông tại các ngã tư đường phố khi có đông người qua lại 
? Vì sao trong nhà trường lại rất cần có một thời khoá biểu học tập cho tất cả các lớp
? Vai trò của hệ điều hành máy tính
? Phần mềm học gõ bàn phím bằng mười ngón tay có phải là hệ điều hành không? Vì sao?
- Thảo luận các câu hỏi của GV theo nhóm
- Trả lời các câu hỏi:
- Nêu vài VD
- Nhiệm vụ của đèn giao thông phân luồng cho các phương tiện, đóng vai trò điều khiển hoạt động giao thông 
- Điều khiển các hoạt động học tập trong nhà trường 
- Điều khiển các thiết bị phần cứng và tổ chức việc thực hiện các chương trình
- Không. 
3. Câu hỏi và bài tập
SGK trang 40
IV – DẶN DÒ 
Xem lại bài học
Chuẩn bị bài mới 
Rút kinh nghiệm:
Tuần: 
BÀI 10: HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ?
Ngày soạn:
Tiết : 
Ngày dạy:
I – MỤC TIÊU
Kiến thức: HS nắm được hệ điều hành và nhiệm vụ chính của hệ điều hành 
Kĩ năng: HS thấy được tầm quan trọng của hệ điều hành thông qua hai nhiệm vụ chính của hệ điều hành 
Phương pháp: Giảng giải.
II – CHUẨN BỊ
GV: Phấn màu, bảng phụ, tranh 
HS: Bảng phụ nhóm.
III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : KIỂM TRA BÀI CŨ
- Nếu không có tín hiệu của đèn giao thông thì chuyện gì sẽ xảy ra?
- Nhiệm vụ của đèn giao thôngì
- Nếu trong trường học không có thời khoá biểu khi đó việc gì sẽ xảy ra?
- Vai trò của thời khoá biểu là gì?
- Nêu câu hỏi:
? Khi máy tính làm việc có bao nhiêu đối tượng cùng hoạt động?
? Hoạt động của các đối tượng đó có cần được điều khiển
?Công việc đó do cái gì điều khiển?
? Hệ điều hành có vai trò gì ?
HS: quan sát 
HS: Nếu không có tín hiệu của đèn giao thông thì sẽ xảy ra hiện tượng ùn tắt giao thông
HS: nhiệm vụ của đèn giao thông phân luồng cho các phương tiện, đóng vai trò điều khiển hoạt động giao thông 
HS: GV không tìm đuợc lớp cần dạy và HS không biết sẽ học những môn nào, việc học tập sẽ trở nên hỗn loạn.
HS: Điều khiển các hoạt động học tập trong nhà trường 
HS :
- Có nhiều đối tượng tham gia
- Hoạt động của các đối tượng đó cần được điều khiển
- Hệ điều hành máy tính
- Điều khiển các thiết bị phần cứng và tổ chức việc thực hiện các chương trình
Hoạt động 2: HỆ ĐIỀU HÀNH LÀ GÌ?
- Đặt vấn đề: ở trên em đã thấy vai trò rất quan trọng của hệ điều hành. Vậy hệ điều hành là gì? Nó có phải là một thiết bị lắp đặt trong máy tính? Hình thù nó ra sao?
- Yêu cầu HS đọc phần 1 trang 41 SGK 
- Hệ điều hành có phải là một thiết BỊ được lắp ráp trong máy tính
- Chốt lại: Hệ điều hành không phải là một thiết BỊ được lắp ráp trong máy tính
- Hệ điều hành là gì?
- Hệ điều hành khác với phần mềm khác ở chỗ nào?
- Chốt lại : hệ điều hành là phần mềm đầu tiên được cài đặt trong máy tính
Tất cả các phần mềm chỉ có thể hoạt động sau khi máy tính đã có hệ điều hành. Máy tính chỉ có thể sử dụng được khi đã được cài đặt tối thiểu một hệ điều hành. 
- Trên thế giới có bao nhiêu hệ điều hành? Có tên là gì?
- Lắng nghe
- Đọc phần 1 trang 41 SGK 
- Hệ điều hành không phải là một thiết BỊ được lắp ráp trong máy tính
- Lắng nghe
- Hệ điều hành là phần mềm đầu tiên được cài đặt trong máy tính
Tất cả các phần mềm chỉ có thể hoạt động sau khi máy tính đã có hệ điều hành. Máy tính chỉ có thể sử dụng được khi đã được cài đặt tối thiểu một hệ điều hành
- Trên thế giới có rất nhiều hệ điều hành
Hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay là hệ điều hành Windows của hãng Microsoft
1. Hệ điều hành 
- Hệ điều hành không phải là một thiết BỊ được lắp ráp trong máy tính
- Hệ điều hành là một chương trình máy tính 
- Hệ điều hành được dùng phổ biến hiện nay là hệ điều hành Windows của hãng Microsoft
Hoạt động 3: NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH
- Yêu cầu HS đọc phần 2 trang 42 SGK
- Hệ điều hành máy tính có nhiệm vụ gì?
- Chốt lại: Hệ điều hành máy tính có hai nhiệm vụ chính: 
Điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình máy tính.
Cung cấp giao diện cho người dùng. Giao diện là môi trường giao tiếp cho phép con người trao đổi thông tin với máy tính trong quá trình làm việc 
Ngoài ra hệ điều hành còn có những nhiệm vụ quan trọng khác: tổ chức và quản lí thông tin trong máy tính. 
- Lấy ví dụ để cho HS thấy được tầm quan trọng của hệ điều hành.
- Đọc phần 2 trang 42 SGK
- Hệ điều hành máy tính có hai nhiệm vụ chính: 
Điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình máy tính.
Cung cấp giao diện cho người dùng. Giao diện là môi trường giao tiếp cho phép con người trao đổi thông tin với máy tính trong quá trình làm việc
- Lắng nghe
2. Nhiệm vụ chính của hệ điều hành 
* Hệ điều hành máy tính có hai nhiệm vụ chính: 
- Điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình máy tính.
- Cung cấp giao diện cho người dùng. 
Hoạt động 4: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
- Yêu cầu HS đọc các câu hỏi trong SGK 
- Hướng đẫn HS thảo luận câu hỏi 
- Yêu cầu HS trả lời 
- Nhận xét câu hỏi của từng nhóm 
- Đọc các câu hỏi 
- Thảo luận theo hướng đẫn 
- Lắng nghe 
3. Câu hỏi và bài tập 
IV – DẶN DÒ 
Xem lại lí thuyết 
Xem trước bài mới
Rút kinh nghiệm:
Tuần: 
BÀI TẬP
Ngày soạn:
Tiết : 
Ngày dạy:
I - MỤC TIÊU
Kiến thức: ôn tập các kiến thức đã học và làm một số bài tập trong SGK
Kĩ năng: HS ôn tập các bài đã học và biết vận dụng các kiến thức đã học vào làm các bài tập trong SGK
Phương pháp: Giải đáp, hướng dẫn 
II - CHUẨN B Ị
GV: Phấn màu, bảng phụ
HS: Bảng phụ nhóm.
III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: ÔN TẬP LÝ THUYẾT 
GV: Nêu các câu hỏi yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời:
- Thông tin là gì? Nêu ví dụ?
- Hoạt động thông tin bao gồm những việc gì? Quá trình nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vị sao?
- Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là gì?
- Nêu các dạng thông tin cơ bản? Cho ví dụ đối với từng dạng thông tin?
- Dữ liệu là gì?
- Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng nào? Vị sao? 
- Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lí thông tin hữu hiệu?
- Đâu là hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay?
- Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm những bộ phận nào?
- Hãy trình bày tóm tắt chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính?
- Kể tên một vài thiết BỊ vào/ra của máy tính?
- Phần mềm là gì? Phần mềm của máy tính được chia làm mấy loại? Kể tên?
- Kể tên các thao tác chính với chuột?
- Khu vực chính của bàn phím máy tính bao gồm mấy hàng ? Kể tên các hàng phím?
- Ích lợi của việc gõ phím bằng mười ngón?
GV: nhận xét từng câu trả lời của HS
HS: lắng nghe
HS thảo luận nhóm và trả lời:
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người.
HS lấy VD
HS: 
- Hoạt động thông tin bao gồm những việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin
Xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất 
- Nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của MTĐT
- Dạng văn bản, âm thanh, Hình ảnh.
- Dữ liệu là thông tin được lưu trữ trong máy tính
- Dãy bit chỉ gồm hai kí hiệu 0 và 1
- Khả năng tính toán nhanh, tính toán với độ chính xác cao, khả năng lưu trữ lớn, khả năng làm việc không mệt mỏi
- không có Năng lực tư duy
- Bộ xử lí trung tâm CPU, thiết bị ra và thiết bị vào, bộ nhớ
- Bộ nhớ là nơi lưu trữ chương trình và dữ liệu. Gồm bộ nhớ trong (phần chính của bộ nhớ trong là RAM) và bộ nhớ ngoài 
HS: kể tên các thiết bị vào/ ra
- Phần mềm là các chương trình máy tính. Gồm phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
- Các thao tác chính với chuột : di chuyển chuột, nháy chuột, nháy đúp chuột, nháy nút chuột phải, kéo thả chuột.
- Gồm 5 hàng phím: hàng phím số, hàng phím cơ sở, hàng phím trên, hàng phím dưới, hàng phím chứa phím khoảng cách
- tốc độ gõ nhanh, gõ chính xác hơn. 
BÀI TẬP
1. Ôn tập lí thuyết 
- Thông tin là gì? Nêu ví dụ?
- Hoạt động thông tin bao gồm những việc gì? Quá trình nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vị sao?
- Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là gì?
- Nêu các dạng thông tin cơ bản? Cho ví dụ đối với từng dạng thông tin?
- Dữ liệu là gì?
- Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng nào? Vị sao? 
- Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lí thông tin hữu hiệu?
- Đâu là hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay?
- Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm những bộ phận nào?
- Hãy trình bày tóm tắt chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính?
- Kể tên một vài thiết bị vào/ra của máy tính?
- Phần mềm à gì? Phần mềm của máy tính được chia làm mấy loại? Kể tên?
- Kể tên các thao tác chính với chuột?
- Khu vực chính của bàn phím máy tính bao gồm mấy hàng ? Kể tên các hàng phím?
- Ích lợi của việc gõ phím bằng mười ngón?
Hoạt động 2: BÀI TẬP 
GV: yêu cầu HS làm các bài tập trong SGK 
GV: nêu các bài tập trong sách:
GV: huớng đẫn HS trả lời các bài tập trong sách 
HS: làm theo hướng đẫn của GV
HS:thảo luận và đại diện nhóm trả lời 
2. Bài tập
 Bài 5 trang 5 SGK
Bài 2 trang 9 SGK
Bài 5 trang 19 SGK
Hoạt động3: CỦNG CỐ 
GV kết hợp củng cố trong phần ôn tập 
IV – DẶN DÒ 
Học ôn tập và xem lại bài tập 
Tiết sau Kiểm tra một tiết 
Rút kinh nghiệm 
Tuần: 
K

File đính kèm:

  • docGiao_an_lop_6_HK1_2015_20150727_011423.doc