Giáo án Tin học lớp 4 - Bài 3: Chương trình máy tính được lưu ở đâu?

I. Mục đích yêu cầu

- Mục tiêu kiến thức:

+ Học sinh biết được một số thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến nhất;

+ Học sinh nhận diện và thử nghiệm các thao tác với đĩa cứng;

- Mục tiêu kỹ năng: Học sinh biết được dữ liệu máy tính được lưu ở đâu và lưu nhờ những bộ phận nào;

- Mục tiêu thái độ:

+ Học sinh ngồi đúng tư thế;

+ Tham gia học tập tích cực, sôi nổi;

+ Chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học lớp 4 - Bài 3: Chương trình máy tính được lưu ở đâu?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: ....
Tiết thứ:.
 Ngày soạn:
 Ngày dạy:.
BÀI 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH ĐƯỢC LƯU Ở ĐÂU?
(Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu
- Mục tiêu kiến thức:
+ Học sinh biết được một số thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến nhất;
+ Học sinh nhận diện và thử nghiệm các thao tác với đĩa cứng;
- Mục tiêu kỹ năng: Học sinh biết được dữ liệu máy tính được lưu ở đâu và lưu nhờ những bộ phận nào;
- Mục tiêu thái độ:
+ Học sinh ngồi đúng tư thế;
+ Tham gia học tập tích cực, sôi nổi;
+ Chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.
II. Đồ dùng
Giáo viên:
 - Giáo án, sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu, phòng máy tính.
- Một số tranh ảnh minh họa..
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở, bút.
III. Hoạt động dạy và học
1. Bài cũ:
- Ổn định trật tự lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Máy tính để bàn có mấy bộ phận? Và đâu là thông tin vào, đâu là thông tin ra?
+ GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới:
	a, Giới thiệu bài:
	Khi làm việc với máy tính các em có thể lưu kết quả để dùng lại. Chẳng hạn như những bức tranh em vẽ, bài văn em soạn để sau mở ra xem, chỉnh sửa hoặc em muốn lưu giữ những bài tập thực hành lại để các buổi sau thực hành tiếp. Vậy để lưu các kết quả người ta làm thế nào? Và lưu ở đâu trong máy tính. Muốn biết được điều đó chúng ta đi vào bài học ngày hôm nay: 
Bài 3: Chương trình máy tính được lưu ở đâu (Tiết 1)
	b, Các hoạt động
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Đĩa cứng
-GV giới thiệu đĩa cứng:
 + Dùng để lưu trữ những dữ liệu và thông tin quan trọng. Là thiết bị lưu trữ quan trọng nhất. Nó được lắp đặt cố định trong phần thân.
- GV cho học sinh quan sát hình dạng đĩa cứng.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe và trả lời.
-Học sinh lắng nghe và quan sát.
Hoạt động 2: Đĩa CD và thiết bị nhớ flash
- GV giới thiệu:
 + Để thuận tiện cho việc trao đổi và di chuyển thông tin dễ dàng người ta sử dụng các thiết bị lưu trữ: đĩa mềm, đĩa CD và các thiết bị nhớ flash.
 + Các thiết bị này có thể tháo lắp ra khỏi máy tính 1 cách dễ dàng.
- Cho học sinh xem một số vật thật về các thiết bị trên.
- GV yêu cầu HS thực hành:
 + TH1: Quan sát máy tính để bàn tìm vị trí của ổ đĩa CD.
 + TH2: Quan sát để nhận biết khe cắm của thiết bị nhớ flash.
- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe và ghi chép.
- HS quan sát.
- HS thực hành.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học cho học sinh ghi nhớ.
- Tìm hiểu thêm thông tin về máy tính trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, sách tin học..
- Học bài và trả lời các câu hỏi Sách giáo khoa và Sách bài tập Tin học.
Tuần: ....
Tiết thứ:.
 Ngày soạn:
 Ngày dạy:.
BÀI 3: TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
(Tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu
- Mục tiêu kiến thức:
+ Học sinh biết cách mở tệp và thư mục;
+ Học sinh biết cách lưu kết quả làm việc trong tệp, thư mục và tạo, sử dụng thư mục riêng;
- Mục tiêu kỹ năng: Phân biệt được tệp tin, thư mục.
- Mục tiêu thái độ:
+ Học sinh ngồi đúng tư thế.
+ Tham gia học tập tích cực, sôi nổi.
+ Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng
Giáo viên:
 - Giáo án, sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu, phòng máy tính.
- Một số tranh ảnh minh họa..
2. Học sinh: 
- Sách giáo khoa, vở, bút.
III. Hoạt động dạy và học
1. Bài cũ:
- Ổn định trật tự lớp.
- Kiểm tra bài cũ: 
+ Đĩa cứng dùng để làm gì?
+ GV nhận xét, tuyên dương.
Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tạo thư mục riêng của em
- GV giới thiệu thư mục:
 + Do chúng ta tạo ra, dùng để lưu trữ những dữ liệu và thông tin cá nhân như: bài tập, học tập, giải trí, ...
- GV cho học sinh quan sát một số thư mục mẫu.
- GV hướng dẫn học sinh cách tạo thư mục.
- GV gọi 1 hoặc 2 học sinh lên thực hiện mẫu, cả lớp thực hành trên máy tính.
- GV giới thiệu tập tin:
 + Do chúng ta tạo ra, dùng để lưu trữ những bài tập thực hành mà ta thực hiện.
- GV Cho học sinh quan sát một số tập tin mẫu.
* Chú ý đối với tập tin: Tên tập tin phải có đủ 2 phần: phần tên chính và phần mở rộng.
- Cho học sinh quan sát một số tên tập tin mẫu bao gồm phần tên chính và hần mở rộng.
- GV hướng dẫn học sinh mở trình soạn thảo Word, Paint, Excel sau đó bảo học sinh nhắp chuột vào biểu tượng (Save).
- GV tiếp tục hướng dẫn học sinh các thao tác còn lại để lưu vào thư mục vừa tạo.
- GV gọi 1 hoặc 2 học sinh lên thực hiện mẫu cả lớp thực hành trên máy tính.
- GV chia lớp thành 2 nhóm yêu cầu HS thực hành:
 + TH1: Hãy tạo một thư mục với tên là họ tên và lớp của mình. Ví dụ: “ HO THI THU LOP 31”.
 + TH2: Quan sát để nhận biết khe cắm của thiết bị nhớ flash.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS lên thực hành.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS chú ý.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS lên thực hành.
- HS thảo luận, làm bài tập nhóm.
- Nhóm 1.
- Nhóm 2.
- HS lắng nghe.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học cho học sinh ghi nhớ.
- Tìm hiểu thêm thông tin về máy tính trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, sách tin học..
- Học bài và trả lời các câu hỏi Sách giáo khoa và Sách bài tập Tin học Ngày.tháng .năm 2015
 KIỂM TRA CỦA TỔ TRƯỞNG 4-5
 MẠC DUY LỢI
 Ngày.tháng .năm 2015
 DUYỆT CỦA HIỆU PHÓ
 LÊ VĂN PHONG

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_4_bai_3_chuong_trinh_may_tinh_duoc_luu_o.doc