Giáo án Tin học Khối Tiểu học (Buổi chiều) - Tuần 3 - Năm học 2019-2020

Thứ ba, ngày 24 tháng 9 năm 2019

Buổi chiều: Lớp 3A(T3)

Tiết 5

BÀI 3: BÀN PHÍM MÁY TÍNH

A. MỤC TIÊU

- Học sinh làm quen với bàn phím, một bộ phận nhập dữ liệu quan trọng của máy tính.

- Học sinh nắm được sơ đồ bàn phím.

- Rèn khả năng phán đoán, phát triển tư duy.

B. ĐỒ DÙNG

 Giáo án, tài liệu liên quan, bàn phím, sách, vở.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ. (5p’)

- Một máy tính để bàn gồm có những bộ phận chính nào?

 - Nêu các dạng thông tin cơ bản của máy tính?

 Học sinh thảo luận nhóm và trả lời.

3. Bài mới:

GV giới thiệu bài và ghi mục bài.

GV nêu mục tiêu bài học.

* Hoạt động 1: GV giới thiệu về bàn phím (sử dụng bàn phím). (10p’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết sơ lược về bàn phím.

+ Cách tiến hành:

 GV giới thiệu bàn phím:

GV: Trước khi tập sử dụng bàn phím, em hãy làm quen với bàn phím của máy vi tính.

GV dùng bàn phím giới thiệu sơ lược về bàn phím. Giới thiệu chi tiết về khu vực chính của bàn phím: đặc biệt chú ý đến hàng phím cơ sở và hai phím có gai.

Trước hết em cần quan tâm đến khu vực chính của bàn phím. Khu vực này được chia thành các hàng phím như sau: (GV giảng bằng hình ảnh trực quan: bàn phím)

GV sử dụng bàn phím để giới thiệu cho HS hàng phím cơ sở, hàng phím trên, hàng phím dưới, hàng phím số.

1. Bàn phím:

GV: Em hãy cho biết bàn phím gồm các khu vực nào?

Gọi HS trả lời.

HS: Bàn phím máy tính gồm các khu vực sau:

- Khu vực chính

- Các phím mũi tên

GV nhận xét.

GV: Khu vực chính của bàn phím là nhóm phím lớn nhất ở phía bên trái bàn phím được sử dụng cho việc tập gõ bằng 10 ngón tay. Nhóm phím bên phải chủ yếu là các phím số. Ngoài ra còn có các phím chức năng khác mà em sẽ được làm quen sau này.

* Hoạt động 2: Giới thiệu các khu vực của bàn phím. (15p’)

* Mục tiêu:

- Giúp học sinh biết được khu vực chính của bàn phím gồm những hàng phím nào.

+ Cách tiến hành:

2. Khu vực chính của bàn phím.

- GV: Nhìn trên bàn phím, hàng thứ ba tính từ dưới lên gọi là hàng phím cơ sở gồm có các phím [A] [S] [D] [F] [G] [H] [J] [K] [L] [;] ['].

Trên hàng cơ sở có hai phím có gai [F], [J]. Hai phím này làm mốc cho việc đặt các ngón tay ở vị trí ban đầu trước khi gõ phím.

- GV: Em hãy cho biết nêu khu vực chính của bàn phím gồm những hàng phím nào?

- HS trả lời :

- Hàng phím cơ sở: [A] [S] [D] [F] [G] [H] [J] [K] [L] [;] ['].

- Hàng trên: ở phía trên hàng cơ sở.

- Hàng dưới: Ở dưới hàng cơ sở.

- Hàng số: Hàng phím trên cùng.

- Phím cách: Hàng dưới cùng có một phím dài nhất gọi là phím cách.

GV nhận xét

4. Củng cố- dặn dò: (5p’)

- GV nhắc lại nội dung chính của bài học.

- Yêu cầu HS nhắc lại.

- Học kĩ bài để chuẩn bị tốt cho các bài học gõ 10 ngón.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 21 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Khối Tiểu học (Buổi chiều) - Tuần 3 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai, ngày 23 tháng 9 năm 2019
Buổi chiều: Lớp 4A (T1)
Tiết 5
Bài 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH ĐƯỢC LƯU Ở ĐÂU? 
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết được một số thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến nhất.
- Sau khi học xong bài này các em có khả năng:
- Nhận diện và thử nghiệm các thao tác với đĩa cứng.
- Biết được dữ liệu máy tính được lưu ở đâu và lưu nhờ những bộ phận nào.
II. Yêu cầu: Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.
III. Đồ dùng: 
- SGK, giáo án, đĩa cứng, đĩa CD, đĩa Flash (USB), máy chiếu.
IV. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết máy tính ngày xưa và máy tính ngày nay có điểm chung gì?
Gọi 1 hs trả lời – HS khác nhận xét
GV nhận xét và kết luận.
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài và ghi mục bài.
GV nêu mục tiêu bài học.
* Hoạt động 1: Giới thiệu về đĩa cứng (10p’)
- Mục tiêu: Giúp hs nhận biết được ổ đĩa cứng và tầm quan trọng của ổ đĩa cứng.
- Cách tiến hành:
Yêu cầu hs đọc SGK
GV: Theo em, những chương trình và thông tin quan trọng thường được lưu trên thiết bị lưu trữ nào?
HS thảo luận nhóm – Các nhóm trả lời
GV: Như vậy đĩa cứng có quan trọng không? Theo em, đĩa cứng được lắp ở đâu?
HS thảo luận nhóm – Các nhóm trả lời
GV nhận xét và kết luận.
* Hoạt động 2: Giới thiệu về đĩa CD và thiết bị nhớ Flash (10p’)
- Mục tiêu: Giúp hs nhận biết được đĩa CD và thiết bị nhớ flash.
- Cách tiến hành:
Yêu cầu hs đọc SGK.
GV: Để bảo quản đĩa CD và thiết bị nhớ flash ta cần làm thế nào?
HS thảo luận nhóm – Các nhóm trả lời
GV nhận xét và kết luận.
* Hoạt động 3: Làm bài tập (10p’)
- Mục tiêu: Cũng cố lại kiến thức của bài học.
- Cách tiến hành:
Yêu cầu hs đọc đề bài B1, B2 (SGK)
HS làm bài vào vở
Gọi hs trả lời – HS khác nhận xét.
GV nhận xét và kết luận.
5. Cũng cố - dặn dò: (5p’)
- Yêu cầu hs nhắc lại nội dubng chính của bài học.
- Về nhà xem lại bài để tiết sau thực hành.
==================================================
Thứ hai, ngày 23 tháng 9 năm 2019
Buổi chiều: Lớp 5A(T2); 5B(T3)
Tiết 5
BÀI 3: TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU
Học sinh biết cách mở tệp đã có trong máy tính, lưu kết quả làm việc trên máy tính.
Biết được cách lưu trữ và tổ chức thông tin trong máy tính một cách khoa học, có hệ thống.
Rèn khả năng tư duy, khái quát vấn đề. Sự say mê môn học, thích khám phá tìm tòi học hỏi.
II. ĐỒ DÙNG
	Giáo án, SGK, Máy chiếu, Tài liệu liên quan, Phòng máy
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	1. Kiểm tra bài cũ: (5p’)
Thông tin được lưu như thế nào trong máy tính?
Em hiểu thế nào là thư mục?
	Học sinh thảo luận nhóm và trả lời.	
	2. Bài mới:
GV giới thiệu bài và ghi mục bài.
GV nêu mục tiêu bài học.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh cách mở tệp đã có trong máy tính. (10p’)
* Mục tiêu: Giúp học biết cách mở một tệp có sẵn trong máy tính
Cách tiến hành:
1. Mở tệp đã có trong máy tính:
GV: Cùng học với máy tính, có thể em đã tạo ra các tệp: tệp văn bản, tệp hình vẽ,  khi cần em có thể mở lại những tệp đó để sửa đổi.
Để mở một tệp (văn bản hay hình vẽ) đã được lưu trên máy tính, em cần nhớ tên thư mục chứa tệp đó.
Yêu cầu HS quan sát hình 11 SGK
GV: Theo em muốn mở một tệp đã có trong máy tính ta làm thế nào?
HS thảo luận nhóm
Đại diện các nhóm trả lời.
Để mở tệp đã có trong máy tính ta làm theo các bước sau:
B1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng My Computer 
B2: Nháy vào nút Folder 
B3: Nháy chuột trên thư mục chứa tệp cần mở.
B4: Nháy đúp chuột trên biểu tượng tệp cần mở.
GV nhận xét và hướng dẫn cụ thể trên máy.
HS quan sát.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn cách lưu kết quả làm việc trên máy tính. (10p’)
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách lưu kết quả làm việc của mình trên máy tính.
Cách tiến hành:
2. Lưu kết quả làm việc trên máy tính:
Yêu cầu HS quan sát hình 12 SGK.
GV: Em hãy nêu cách lưu văn bản?
HS: Nhấn đồng thời tổ hợp phím Ctrl và S sau đó thực hiện theo các bước sau:
B1: Nháy đúp chuột trên biểu tượng ổ đĩa chứa thư mục em cần lưu kết quả.
B2: Nháy đúp chuột trên biểu tượng của thư mục.
B3: Gõ tên tệp và nháy nút Save.
GV: Nhận xét và thao tác mẫu trên máy.
HS quan sát.
Để lưu văn bản đang soạn thảo hoặc hình ảnh đang vẽ trên máy tính, ta nhấn đồng thời hai phím Ctrl và S. Văn bản hoặc hình ảnh sẽ được lưu vào một tệp, trong một thư mục nào đó.
Chú ý: Sau khi nháy đúp để mở một thư mục, em có thể mở tiếp các thư mục con bên trong nó.
Ta có thể lưu tệp trên đĩa cứng, đĩa mềm hay thiết bị nhớ flash
* Hoạt động 3: Hướng dẫn cách tạo thư mục.(10p’)
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách tạo thư mục trong máy tính.
Cách tiến hành:
3.Tạo thư mục riêng của em.
GV: Làm thế nào để các tệp văn bản, hình ảnh mà ta vừa tạo ra được sắp xếp một cách ngăn nắp, khoa học.
=> Lưu vào các thư mục riêng.
Kết quả làm việc trên máy tính ngày càng nhiều. Để thuận tiện cho việc tìm về sau, ta sẽ cần một thư mục riêng lưu giữ các kết quả đó.
Yêu cầu HS quan sát hình 15 SGK
GV: Em hãy nêu cách tạo thư mục?
HS thảo luận nhóm
Đại diện các nhóm trả lời
B1: Vào ổ đĩa cần tạo thư mục
B2: Nháy nút phải chuột trong ngăn bên phải cửa sổ.
B3: Trỏ chuột vào New.
B4: Nháy vào Folder
B5: Gõ tên cho thư mục rồi nhấn phím Enter.
GV nhận xét và thao tác mẫu trên máy
HS quan sát.	
3. Cũng cố: (3p’) 
- Gọi một số học sinh nhắc lại nội dung chính của bài học
4. Dặn dò: (2p’)
Về nhà học bài để hôm sau áp dụng vào làm thực hành .
========================================
Thứ ba, ngày 24 tháng 9 năm 2019
Buổi chiều: Lớp 3A(T3)
Tiết 5
BÀI 3: BÀN PHÍM MÁY TÍNH
A. MỤC TIÊU
Học sinh làm quen với bàn phím, một bộ phận nhập dữ liệu quan trọng của máy tính.
Học sinh nắm được sơ đồ bàn phím.
Rèn khả năng phán đoán, phát triển tư duy.
B. ĐỒ DÙNG
	Giáo án, tài liệu liên quan, bàn phím, sách, vở...
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ. (5p’)	
- Một máy tính để bàn gồm có những bộ phận chính nào?
	- Nêu các dạng thông tin cơ bản của máy tính?
	Học sinh thảo luận nhóm và trả lời.
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài và ghi mục bài.
GV nêu mục tiêu bài học.
* Hoạt động 1: GV giới thiệu về bàn phím (sử dụng bàn phím). (10p’)
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết sơ lược về bàn phím.
+ Cách tiến hành:
 GV giới thiệu bàn phím:
GV: Trước khi tập sử dụng bàn phím, em hãy làm quen với bàn phím của máy vi tính. 
GV dùng bàn phím giới thiệu sơ lược về bàn phím. Giới thiệu chi tiết về khu vực chính của bàn phím: đặc biệt chú ý đến hàng phím cơ sở và hai phím có gai. 
Trước hết em cần quan tâm đến khu vực chính của bàn phím. Khu vực này được chia thành các hàng phím như sau: (GV giảng bằng hình ảnh trực quan: bàn phím)
GV sử dụng bàn phím để giới thiệu cho HS hàng phím cơ sở, hàng phím trên, hàng phím dưới, hàng phím số.
1. Bàn phím:
GV: Em hãy cho biết bàn phím gồm các khu vực nào?
Gọi HS trả lời.
HS: Bàn phím máy tính gồm các khu vực sau:
- Khu vực chính
- Các phím mũi tên
GV nhận xét.
GV: Khu vực chính của bàn phím là nhóm phím lớn nhất ở phía bên trái bàn phím được sử dụng cho việc tập gõ bằng 10 ngón tay. Nhóm phím bên phải chủ yếu là các phím số. Ngoài ra còn có các phím chức năng khác mà em sẽ được làm quen sau này.
* Hoạt động 2: Giới thiệu các khu vực của bàn phím. (15p’)
* Mục tiêu: 
- Giúp học sinh biết được khu vực chính của bàn phím gồm những hàng phím nào.
+ Cách tiến hành:
2. Khu vực chính của bàn phím.
- GV: Nhìn trên bàn phím, hàng thứ ba tính từ dưới lên gọi là hàng phím cơ sở gồm có các phím [A] [S] [D] [F] [G] [H] [J] [K] [L] [;] ['].
Trên hàng cơ sở có hai phím có gai [F], [J]. Hai phím này làm mốc cho việc đặt các ngón tay ở vị trí ban đầu trước khi gõ phím.
- GV: Em hãy cho biết nêu khu vực chính của bàn phím gồm những hàng phím nào?
- HS trả lời :
- Hàng phím cơ sở: [A] [S] [D] [F] [G] [H] [J] [K] [L] [;] ['].
- Hàng trên: ở phía trên hàng cơ sở. 
- Hàng dưới: Ở dưới hàng cơ sở. 
- Hàng số: Hàng phím trên cùng. 
- Phím cách: Hàng dưới cùng có một phím dài nhất gọi là phím cách.
GV nhận xét
4. Củng cố- dặn dò: (5p’)
- GV nhắc lại nội dung chính của bài học.
- Yêu cầu HS nhắc lại.
- Học kĩ bài để chuẩn bị tốt cho các bài học gõ 10 ngón. 
Thứ năm, ngày 26 tháng 9 năm 2019
Buổi chiều: Lớp 5B(T1); 5A(T2)
Tiết 6
BÀI 3: TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (TIẾP)
THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết cách mở tệp đã có trong máy tính, lưu kết quả làm việc trên máy tính.
- Biết được cách lưu trữ và tổ chức thông tin trong máy tính một cách khoa học, có hệ thống.
- Rèn khả năng tư duy, khái quát vấn đề. Sự say mê môn học, thích khám phá tìm tòi học hỏi.
II. ĐỒ DÙNG
	Giáo án, SGK, Máy chiếu, Tài liệu liên quan, Phòng máy
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
* Hoạt động 1:Hướng dẫn mở đầu.(5p’)
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các thiết bị, dụng cụ cần có trong ca thực hành.
- GV giới thiệu các thiết bị, dụng cụ cần có trong ca thực hành: SGK, Máy tính
- GV giới thiệu các bước tiến hành mà bài thực hành yêu cầu.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thường xuyên. (25p’)
* Mục tiêu: Học sinh biết cách mở tệp, lưu tệp và tạo thư mục.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc nội dung cần thực hành.
T1: Mở cửa sổ My Computer và tìm thư mục có chứa một tệp văn bản (hay tệp hình vẽ) em đã lưu trong máy tính. Sau đó nháy đúp chuột để mở tệp đó.
T2: Tạo một tệp văn bản (hoặc tệp hình vẽ) và lưu tệp đó trong một thư mục đã có sẵn trên máy tính.
T3: Tạo một thư mục mới và đặt tên cho thư mục đó. Sau đó tạo tệp văn bản (hoặc tệp hình vẽ) và lưu tệp đó trong thư mục em mới tạo được.
- Học sinh thực hành theo nhóm.
- Giáo viên quan sát, theo dõi học sinh thực hành và sửa chữa, uốn nắn các lỗi mà học sinh gặp phải.
*Hoạt động 3: Kết thúc thực hành: (5p’)
* Mục tiêu: Học sinh biết được kết quả làm việc của mình sau tiết thực hành.
Cách tiến hành:
- Các nhóm nhận xét bài làm lẫn nhau
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
- GV đánh giá, nhận xét kết quả từng học sinh về các mặt:
	+ Thái độ học tập
+ Chất lượng
+ Thời gian
+ Cách thao tác.
- Tổng kết ca thực hành và dặn dò kế hoạch tiết sau.
===========================================
Thứ năm, ngày 26 tháng 9 năm 2019
Buổi chiều: Lớp 3A(T3)
Tiết 6
BÀI 3: BÀN PHÍM MÁY TÍNH (TIẾP)
A. MỤC TIÊU
Học sinh nắm được sơ đồ bàn phím.
Rèn khả năng phán đoán, phát triển tư duy.
B. ĐỒ DÙNG
	Giáo án, tài liệu liên quan, bàn phím, sách, vở...
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP 
	1. Ổn định lớp:
	2. Bài cũ: (5p’) 
- Em hãy nêu các phím ở hàng cơ sở?
- Hãy cho biết hai phím có gai và nó ở trên hàng phím nào?
	3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Làm bài tập. (10p’)
* Mục tiêu: Giúp học sinh cũng cố lại kiến thức đã được học về khu vực chính của bàn phím.
+ Cách tiến hành:
- GV yêu cầu hs đọc bài B1, B2, B3, B4
- HS làm bài theo nhóm 4
B1: Em hãy viết các chữ ở hàng cơ sở theo thứ tự từ trái sang phải
B2: Em hãy viết các chữ ở hàng trên theo thứ tự từ trái sang phải.
B3: Tìm các chữ cái Q W E R T Y trên bàn phím rồi điền Đ vào ô vuông cuối câu đúng, điền S vào ô vuông cuối câu sai.
B4: Điền các chữ cái vào ô tương ứng, em sẽ nhận ra người bạn của mình.
- GV gọi đại diện 1 hs trong nhóm đứng dậy trả lời
- HS: 
B1: Các chữ ở hàng cơ sở theo thứ tự từ trái sang phải là: [A] [S] [D] [F] [G] [H] [J] [K] [L] [;] ['].
B2: Các chữ ở hàng trên theo thứ tự từ trái sang phải là: Q W E R T Y U I O P [ ]
B3: a. S ; b. Đ ; c. Đ
B4:
 a. M; b. A; c. Y; d. T; e. I; g. N; h. H
- GV nhận xét và kết luận
* Hoạt động 2: Thực hành. (20p’)
* Mục tiêu: 
+ Học sinh nhận biết được khu vực chính của bàn phím
+ Ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính
+ Cách tiến hành:
- GV giới thiệu các bước tiến hành mà bài thực hành yêu cầu.
T1: Em hãy tìm khu vực chính của bàn phím.
T2: Em hãy nhận biết hàng phím cơ sở và chỉ ra hai phím có gai, hàng phím trên, hàng phím dưới, hàng phím số, phím cách.
T3: Hãy ngồi đúng tư thế và gõ thử một vài phím.
T4: Em hãy tập gõ bàn phím bằng trò chơi Piano (Phần mềm Pianito)
- GV thao tác mẫu.
- Học sinh thực hành 
- Giáo viên quan sát, theo dõi, hướng dẫn học sinh thực hành và sửa chữa, uốn nắn các lỗi mà học sinh gặp phải.
- GV đánh giá, nhận xét kết quả từng học sinh về các mặt:
	+ Thái độ học tập.
	+ Chất lượng.
	+ Thời gian.
+ Cách thao tác.
- Tổng kết ca thực hành và dặn dò kế hoạch tiết sau.
=================================================
Thứ sáu, ngày 27 tháng 9 năm 2019
Buổi chiều: Lớp 4A (T1)
Tiết 6
Bài 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH ĐƯỢC LƯU Ở ĐÂU? (TIẾP)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết được một số thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến nhất.
- Sau khi học xong bài này các em có khả năng:
- Thao tác được với đĩa cứng, đĩa CD và thiết bị nhớ flash.
- Biết được dữ liệu máy tính được lưu ở đâu và lưu nhờ những bộ phận nào.
II. Yêu cầu: Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.
III. Đồ dùng: 
- SGK, giáo án, đĩa cứng, đĩa CD, đĩa Flash (USB), máy chiếu.
IV. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp.
2. Bài mới:
GV giới thiệu bài và ghi mục bài.
GV nêu mục tiêu bài học.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đĩa CD và thiết bị nhớ flash (25p’)
- Mục tiêu: Thao tác được với các thiết bị lưu trữ.
- Cách tiến hành:
Yêu cầu đọc nội dung thực hành (SGK)
T1: Tìm vị trí ổ đĩa CD trên máy tính.
T2: Chỉ mặt trên, mặt dưới và cách đưa đĩa CD vào ổ đĩa.
T3: Quan sát chuyển động của ngăn chứa đĩa, sự thay đổi của đèn tín hiệu trên ổ đĩa và thông báo trên màn hình.
T4: Thực hành với thiết bị flash:
	+ Nhận biết khe cắm của thiết bị.
	+ Thực hiện cắm thiết bị vào khe.
	+ Quan sát sự thay đổi của đèn tín hiệu trên thiết bị và thông báo trên màn hình.
- Học sinh thực hành theo nhóm
- GV quan sát, theo dõi hs thực hành và sữa chữa uốn nắn các lỗi mà hs gặp phải.
* Hoạt động 2: Kết thúc thực hành (10p’)
- Mục tiêu: HS biết được kết quả thực hành của mình.
- Cách tiến hành:
GV đánh giá, nhận xét các nhóm về các mặt:
	+ Thái độ học tập.
	+ Chất lượng.
	+ Thời gian.
	+ Cách thao tác.
GV tổng kết ca thực hành và dặn dò kế hoạch tiết sau.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_khoi_tieu_hoc_buoi_chieu_tuan_3_nam_hoc_2019.doc
Giáo án liên quan