Giáo án Tin học 8 tiết 56: Bài thực hành 6: sử dụng lệnh lặp while … do (tiếp)

+ GV: Đưa ra yêu cầu của bài tập 2.

+ GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học cho biết thế nào là một số nguyên tố.

+ GV: Cho biết các số nguyên tố mà các em biết.

+ GV: Phân tích bài toán và yêu cầu HS trình bày ý tưởng thực hiện.

+ GV: Nhận xét và sửa chữa sai sót cho HS.

+ GV: Phép dư sử dụng lệnh nào trong Pascal.

+ GV: Thực hiện giải thích cho HS về cách kiểm tra bằng điều kiện trên để các em nắm bắt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 8 tiết 56: Bài thực hành 6: sử dụng lệnh lặp while … do (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/03/2015
Ngày day: 18/03/2015
Tuần 28
Tiết: 56 
BÀI THỰC HÀNH 6: SỬ DỤNG LỆNH LẶP WHILE  DO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước trong chương trình có sẵn;
- Biết lựa chọn câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước hoặc câu lệnh lặp với số lần biết trước phù hợp cho từng tình huống cụ thể;
- Biết vai trò của việc kết hợp các cấu trúc điều khiển.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng về khai báo, sử dụng biến;
- Rèn luyện khả năng đọc hiểu chương trình.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định lớp: 
8A1:
8A2:
8A3:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Thực hiện trong nội dung bài thực hành.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Thực hành bài tập 2.
+ GV: Đưa ra yêu cầu của bài tập 2.
+ GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học cho biết thế nào là một số nguyên tố.
+ GV: Cho biết các số nguyên tố mà các em biết.
+ GV: Phân tích bài toán và yêu cầu HS trình bày ý tưởng thực hiện.
+ GV: Nhận xét và sửa chữa sai sót cho HS.
+ GV: Phép dư sử dụng lệnh nào trong Pascal.
+ GV: Thực hiện giải thích cho HS về cách kiểm tra bằng điều kiện trên để các em nắm bắt.
+ GV: Theo em nên sử dụng vòng lặp nào để thực hiện bài toán này và tại sao lại chọn vòng lặp đó.
+ GV: Nhận xét và giải thích cho HS nắm bắt.
+ GV: Yêu cầu HS xác định Input và Output của bài toán?
+ GV: Nhận xét và sửa chữa sai sót cho HS.
+ GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm đưa ra thuật toán của bài toán.
+ GV: Quan sát và hướng dẫn các nhóm thực hiện theo yêu cầu.
+ GV: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của các nhóm thực hiện.
+ GV: Nhận xét đánh giá và sửa chữa sai sót cho HS.
+ GV: Rút ra kết luận và hướng dẫn HS mô tả thuật toán thực hiện của chương trình.
+ HS: Nếu HS gặp khó khăn trong tìm hiểu thuật toán GV sử dụng các cấu trúc điều khiển để minh họa.
+ GV: Yêu cầu HS dự kiến các biến đếm sử dụng trong chương trình dựa trên thuật toán vừa mô tả.
+ GV: Yêu cầu HS gõ chương trình SGK/73 và lưu với tên KT_SNT.
+ GV: Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh.
+ GV: Yêu cầu HS biên dịch chương trình và sửa lỗi nếu có.
+ GV: Chạy chương trình với các bộ dữ liệu khác nhau kiểm tra kết quả nhận được.
+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện viết chương trình trên.
+ GV: Giúp đỡ và giải đáp các thắc mắc của các em trong quá trình viết chương trình.
+ GV: Quan sát, hướng dẫn HS thực hiện trên máy.
+ GV: Sửa chữa những sai sót các em mắc phải.
+ GV: Sử dụng một số bài trình diễn cho các bạn quan sát và nhận xét.
+ HS: Đọc SGK và thực hiện.
+ HS: Số nguyên tố là một số chỉ chia hết cho 1 và chính nó.
+ HS: Các số như 1, 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19,
+ HS: Kiểm tra lần lượt N có chia hết cho các số tự nhiên hay không. Kiểm tra chia hết bằng phép chia lấy dư.
+ GV: Phép dư sử dụng lệnh mod để thực hiện.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe và hiểu được các xác định số nguyên tố trong bài.
+ HS: Nên sử dụng vòng lặp với số lần chưa biết trước vì chưa biết số vòng lặp của n là bao nhiêu.
+ HS: Tập trung lắng nghe ghi nhớ và hiểu bài.
+ HS: Xác định bài toán: 
- Input: Số tự nhiên N;
- Output: N là số nguyên tố hoặc N không là số nguyên tố.
+ HS: Thuật toán:
- Bước 1: Nhập số tự nhiên N:
- Bước 2: Nếu N 0 thông báo N không phải là số tự nhiên, rồi chuyển đến bước 4;
- Bước 3: Nếu N > 0:
3.1. i ß 2;
3.2. Trong khi N mod i 0 còn đúng thì i ß i + 1;
3.3. Nếu i = N thì thông báo N là số nguyên tố, rồi chuyển đến bước 4. Ngược lại, thông báo N không phải là số nguyên tố;
- Bước 4: Kết thúc. 
+ HS: Dự kiến là n, i thuộc các kiểu dữ liệu số nguyên.
+ HS: Gõ chương trình như SGK/73. Lưu bài dùng phím F2.
+ HS: Giải thích về cách chạy của từng câu lệnh.
+ HS: Biến dịch và sửa chữ những sai sót mắc phải.
+ HS: Chạy chương trình với bộ dữ liệu khác nhau và tự kiểm chứng ra nháp.
+ GV: Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
+ HS: Tìm hiểu bài toán và nhờ GV chỉnh sửa nếu như có thắc mắc không giải đáp được.
+ HS: Thao tác dưới sự hướng dẫn của GV.
+ HS: Chú ý lắng nghe và sửa chữa những sai sót thường gặp.
+ HS: Thực hiện nhận xét cá bài tập của các bạn đã làm.
2. Bài tập 2:
* Xác định bài toán: 
- Input: Số tự nhiên N;
- Output: N là số nguyên tố hoặc N không là số nguyên tố.
* Thuật toán:
- Bước 1: Nhập số tự nhiên N:
- Bước 2: Nếu N 0 thông báo N không phải là số tự nhiên, rồi chuyển đến bước 4;
- Bước 3: Nếu N > 0:
3.1. i ß 2;
3.2. Trong khi N mod i 0 còn đúng thì i ß i + 1;
3.3. Nếu i = N thì thông báo N là số nguyên tố, rồi chuyển đến bước 4. Ngược lại, thông báo N không phải là số nguyên tố;
- Bước 4: Kết thúc. 
4. Củng cố 
	- Củng cố trong nội dung bài học.
5. Dặn dò:
 	- Học bài chuẩn bị nội dung kiểm tra thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 

File đính kèm:

  • doctuan_28__tiet_56__tin_8__2014__2015_20150727_112004.doc