Giáo án Tin học 8 tiết 41: Bài tập

Hoạt động của vòng lặp:

- B1: Biến đếm nhận giá trị đầu

- B2: Chương trình kiểm tra biểu thức điều kiện, nếu biểu thức điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh.

- B3: Biến đếm tự động tăng lên 1 đơn vị và quay lại bước 2.

- B4: Nếu biểu thức điều kiện sai, thoát ra khỏi vòng lặp.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 8 tiết 41: Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Cao Thắng	Ngày soạn: 10/01/2015
Lớp: 	8/3	Ngày dạy: 16/01/2015
Tiết 41:
BÀI TẬP
Mục tiêu
Kiến thức
Nắm được kiến thức về câu lệnh lặp với số lần biết trước (For todo).
Kĩ năng
Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập.
Thành thạo việc mô tả các thuật toán bằng cách liệt kê các bước thực hiện.
Thái độ
Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học.
Rèn luyện tính kiên trì trong học tập.
Chuẩn bị
Giáo viên
Giáo án, SGK, bảng phụ.
Học sinh
Học bài “ Câu lệnh lặp”.
Chuẩn bị tiết bài tập.
Hoạt động dạy học
Ổn định lớp (1’).
Tiến trình dạy học
Đặt vấn đề (1’): Ở tiết trước các em đã cùng nhau học câu lệnh lặp For do. Và để củng cố kiến thức câu lệnh For..do, cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu trong tiết 41: “Bài tập”.
Vào bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập câu lệnh Fordo (8’)
? Hãy nêu cú pháp và hoạt động của vòng lặp Fordo
Gv: Hướng dẫn học sinh về hoạt động của vòng lặp Fordo qua sơ đồ khối.
Trình chiếu sơ đồ khối.
Biến đếm:=Min
Biến đếm<=Max
Đúng
Sai
Thoát
Câu lệnh
INC (Biến đếm)
INC(Biến đếm);
Hoạt động của vòng lặp:
B1: Biến đếm nhận giá trị đầu
B2: Chương trình kiểm tra biểu thức điều kiện, nếu biểu thức điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh.
B3: Biến đếm tự động tăng lên 1 đơn vị và quay lại bước 2.
B4: Nếu biểu thức điều kiện sai, thoát ra khỏi vòng lặp.
Lưu ý: Biến đếm là biến kiểu nguyên; Giá trị đầu và giá trị cuối là các giá trị nguyên.
Suy nghĩ và trả lời
Ôn lại câu lệnh Fordo
Cú pháp:
For := to do ;
Hoạt động 2: Bài tập (30’)
Vận dụng kiến thức trên, cô và các em sẽ cùng nhau giải các bài tập sau:
Bài 1: Các câu lệnh Pascal sau có hợp lệ không, vì sao?
For i:= 100 to 1 do writeln (‘A’);
For i:=1.5 to 10.5 do writeln (‘A’);
For i=1 to 10 do writeln (‘A’);
For i:=1 to 10 do; writeln (‘A’);
? Yêu cầu một học sinh đứng lên đọc đề.
? Yêu cầu học sinh trả lời.
Bài 2: Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau, giá trị của biến j bằng bao nhiêu?
J:=0;
For i:=0 to 5 do j:=j+2;
? Yêu cầu học sinh đọc đề.
? Bài 1 yêu cầu làm gì?
? Quan sát đoạn chương trình trên, hãy xác định biến đếm, giá trị đầu, giá trị cuối, câu lệnh cần thực hiện?
? Câu lệnh trên có bao nhiêu lần lặp?
Lưu ý: Số lần lặp = (Giá trị cuối – giá trị đầu) +1.
Để các em hiểu hơn về đoạn chương trình trên, cô sẽ mô tả thuật toán bằng sơ đồ khối sau:
Hướng dẫn các em thực hiện các bước của đoạn chương trình trên.
? Vậy sau khi thực hiện đoạn chương trình trên, giá trị của biến j bằng bao nhiêu? 
Dựa vào đoạn chương trình trên, các em có thể vẽ được sơ đồ khối và mô tả được thuật toán. Vậy đưa ra một bài toán, các em sẽ mô tả thuật toán như thế nào? Cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 3.
Bài 3: Hãy mô tả thuật toán để tính tổng sau đây: 
? Yêu cầu học sinh đọc đề.
? Xác định Input, Output của bài toán?
? Hãy xác định giá trị đầu, giá trị cuối? 
Gv hướng dẫn:
Biến A có giá trị ban đầu bằng 0
Biến đếm bằng 1
Cho i chạy từ 1 tới n
Phân chia lớp thành 4 nhóm.
Hoạt động theo nhóm, mô tả thuật toán tính tổng, thảo luận trong 5 phút.
Gv theo dõi, quan sát học sinh hoạt động nhóm.
Gv lấy kết quả 2 nhóm làm nhanh nhất, đại diện 2 nhóm lên báo cáo kết quả
Các nhóm khác nhận xét.
Gv: Bổ sung và hoàn thiện bài tập 3 qua sơ đồ khối sau: 
Lưu ý: Dùng biến A để cộng dồn nên nó được khởi tạo giá trị đầu bằng 0.
Đọc đề
Trả lời
Đọc đề
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Lắng nghe
Trả lời 
Đọc đề
Trả lời
Trả lời
Lắng nghe
Hoạt động theo nhóm
Bài tập
Bài 1:
Các câu lệnh Pascal sau đều không hợp lệ. Vì:
Giá trị đầu lớn hơn giá trị cuối.
Giá trị đầu và giá trị cuối không phải là giá trị nguyên.
Thiếu dấu “:” khi gán giá trị đầu.
Sau từ “do” không có dấu “;”
Bài 2: Cho đoạn chương trình sau:
J:=0;
For i:=0 to 5 do j:=j+2;
- Với lần lặp từ 0 đến 5 thì j lần lượt nhận giá trị: 
i
0
1
2
3
4
5
j
2
4
6
8
10
12
Vậy sau khi thực hiện đoạn chương trình, giá trị của j bằng 12.
Bài 3:
Bước 1. Gán A ¬ 0, i ¬ 1. 
Bước 2. A ¬ A + (1/i(i+2)).
Bước 3. i ¬ i + 1. 
Bước 4. Nếu i £ n, quay lại bước 2. 
Bước 5. Ghi kết quả A và kết thúc thuật toán.
Củng cố (4’)
Hãy mô tả thuật toán tính tổng sau:
Đánh giá tiết bài tập: Tuyên dương một số em có tinh thần học tốt. Đồng thời phê bình những học sinh chưa chú ý, không nghiêm túc trong tiết bài tập.
Dặn dò (1’)
Về nhà xem lại toàn bộ các bài tập, chương trình trong bài 7 và tiết bài tập.
Từ thuật toán đã viết hãy viết chương trình cho bài tập 6 (trang 61/Sgk)
Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTiet_41_Bai_Tap.doc