GIáo án Tin học 8 tiết 41+ 42+ 43: Học vẽ hình với phần mềm Geogebra (tt)

GV giới thiệu khái niệm đố tượng hình học (SGK).

- GV giới thiệu đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc (SGK) thông qua hình ảnh cụ thể để HS quan sát.

- GV giới thiệu các thao tác: hiển thị danh sách các đối tượng, thay đổi thuộc tính các đối tượng (ẩn, hiện đối tượng; ẩn hiện tên của đối tượng; thay đổi tên của đối tượng; xoá đối tượng; ) bằng hình ảnh cụ thể.

- Yêu cầu HS thực hành lại các thao tác vừa nêu trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu GIáo án Tin học 8 tiết 41+ 42+ 43: Học vẽ hình với phần mềm Geogebra (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần II: PHẦN MỀM HỌC TẬP
HỌC VẼ HÌNH VỚI PHẦN MỀM GEOGEBRA (tt)
Ngày soạn: ././2014
Tiết theo PPCT: 41-42-43
Tuần: 21-22
1. Mục tiêu:
1.1/ Kiến thức:
Biết được các công cụ làm việc chính của phần mềm: công cụ di chuyển, các công cụ liên quan đến đối tượng điểm.
1.2/ Kĩ năng: Sử dụng các công cụ làm việc chính của phần mềm vẽ được những hình học đơn giản.
1.3/ Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị:
2.1/ Chuẩn bị của GV: Phòng máy, phần mềm GEOGEBRA.
2.2/ Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu SGK, vở ghi.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Vẽ hình thang ABCD.
- HS2: Vẽ hình thang cân ABCD.
- Yêu cầu HS nhận xét. GV chấm điểm.
- HS1: Thực hiện.
- HS2: Thực hiện.
3.3/ Tiến trình bài học:	
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các công cụ chính của phần mềm.
+ GV khởi động phần mềm và lần lượt giới thiệu các công cụ của phần mềm (mỗi công cụ GV thực hành để HS quan sát):
* Các công cụ liên quan đến hình tròn
- Công cụ tạo ra hình tròn bằng cách xác định tâm và một điểm trên hình tròn. 
- Công cụ dùng để tạo ra hình tròn bằng cách xác định tâm và bán kính.
- Công cụ dùng để vẽ hình tròn đi qua ba điểm cho trước. 
- Công cụ dùng để tạo một nửa hình tròn đi qua hai điểm đối xứng tâm.
- Công cụ sẽ tạo ra một cung tròn
- Công cụ sẽ xác định một cung tròn đi qua ba điểm cho trước.
+ Yêu cầu HS thực hành lại các thao tác vừa học.
* Công cụ biến đổi hình học
- Công cụ dùng để tạo ra một đối tượng đối xứng với một đối tượng cho trước qua một trục là đường hoặc đoạn thẳng.
- Công cụ dùng để tạo ra một đối tượng đối xứng với một đối tượng cho trước qua một điểm cho trước.
+ HS chú ý và ghi nhớ.
- HS thực hiện
c. Giới thiệu các công cụ chính của phần mềm Geogebra: SGK
Hoạt động 2: Thực hành.
 GV Yêu cầu HS làm bài tập 4,5,6 sách giáo khoa.
Bài tập 4: Vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác 
- GV gợi ý. 
- Yêu cầu HS thực hành. 
- GV uốn nắn kịp thời những sai sót của HS.
Bài tập 5: Vẽ đường tròn nội tiếp tam giác
- GV gợi ý. 
- Yêu cầu HS thực hành. 
- GV uốn nắn kịp thời những sai sót của HS.
Bài tập 6: Vẽ hình thoi
- GV gợi ý. 
- Yêu cầu HS thực hành. 
- GV uốn nắn kịp thời những sai sót của HS.
- HS thực hành vẽ hình.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các thao tác với tệp.
- GV giới thiệu các thao tác với tệp như: lưu, mở tệp (tệp có phần mở rộng .ggb).
- GV thực hành các thao tác lưu, mở tệp để HS quan sát. Yêu cầu HS thực hành các thao tác lưu, mở tệp.
- GV yêu cầu HS nêu các tháo tác thoát khỏi phần mềm.
d. Các thao tác với tệp: SGK
- HS chú ý và thực hành theo hướng dẩn của GV.
- HS nêu các thao tác thoát khỏi phần mềm.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: Yêu cầu HS nhắc lại các công cụ chính của phần mềm vừa học.
4.2/ Hướng dẫn về nhà:
- HS học bài, thực hành vẽ các hình (nếu có điều kiện).
- Chuẩn bị tiếp nội dung còn lại.
Tiết 4:
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác và xác định tâm của đường tròn.
- HS2: Vẽ đường tròn nội tiếp tam giác.
- Yêu cầu HS nhận xét. GV chấm điểm.
- HS1: Thực hiện.
- HS2: Thực hiện.
3.3/ Tiến trình bài học:	
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đối tượng hình học.
- GV giới thiệu khái niệm đố tượng hình học (SGK).
- GV giới thiệu đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc (SGK) thông qua hình ảnh cụ thể để HS quan sát.
- GV giới thiệu các thao tác: hiển thị danh sách các đối tượng, thay đổi thuộc tính các đối tượng (ẩn, hiện đối tượng; ẩn hiện tên của đối tượng; thay đổi tên của đối tượng; xoá đối tượng; ) bằng hình ảnh cụ thể. 
- Yêu cầu HS thực hành lại các thao tác vừa nêu trên.
- HS chú ý và ghi nhớ.
- HS thực hành.
3. Đối tượng hình học: SGK.
Hoạt động 2: Thực hành.
 GV Yêu cầu HS làm bài tập 7,8 sách giáo khoa.
Bài tập 7: Vẽ hình vuông 
- GV gợi ý. 
- Yêu cầu HS thực hành. 
- GV uốn nắn kịp thời những sai sót của HS.
Bài tập 8: Vẽ tam giác đều.
- GV gợi ý. 
- Yêu cầu HS thực hành. 
- GV uốn nắn kịp thời những sai sót của HS.
- HS thực hành vẽ hình.
 .
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: Yêu cầu HS nhắc lại các thao tác: ẩn, hiện đối tượng; ẩn hiện tên của đối tượng; thay đổi tên của đối tượng; xoá đối tượng; .
4.2/ Hướng dẫn về nhà:
- HS ôn lại các thao tác đã học của phần mềm.
- Thực hành vẽ các hình hình học (nếu có điều kiện).
- Tiết sau thực hành.
Tiết 5:
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Vẽ hình vuông.
- HS2: Vẽ hình thoi.
- Yêu cầu HS nhận xét. GV chấm điểm.
- HS1: Thực hiện.
- HS2: Thực hiện.
3.3/ Tiến trình bài học:	
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Thực hành.
Bài tập 9: Cho một hình và một đường thẳng trên mặt phẳng. Hãy dựng hình mới là đối xứng của hình đã cho qua trục là đường thẳng trên. Sử dụng công cụ đối xứng trục để vẽ hình.
- GV gợi ý. 
- Yêu cầu HS thực hành. 
- GV uốn nắn kịp thời những sai sót của HS.
Bài tập 8: Cho một hình và một điểm E. Hãy dựng hình mới là đối xứng của hình đã cho qua tâm E. Sử dụng công cụ đối xứng tâm để vẽ hình.
- GV gợi ý. 
- Yêu cầu HS thực hành. 
- GV uốn nắn kịp thời những sai sót của HS.
 * Yêu cầu HS vẽ lại một số hình
- HS thực hành vẽ hình.
 .
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: Nhận xét tiết thực hành.
4.2/ Hướng dẫn về nhà:
- HS ôn lại các tác đã học của phần mềm.
- Thực hành lại (nếu có điều kiện).
- Chuẩn bị trước bài 7 – SGK.

File đính kèm:

  • docTiet 41-42-43.doc