GIáo án Tin học 8 tiết 26: Câu lệnh điều kiện

GV: Mỗi điều kiện nói trên được mô tả dưới dạng một phát biểu. Hoạt động tiếp theo phụ thuộc vào kết quả kiểm tra phát biểu đó đúng hay sai. Vậy kết quả kiểm tra có thể là gì?

GV: Yều cầu HS xác định hoạt động sẽ được thực hiện khi kết quả là đúng hoặc sai của hai ví dụ:

Nếu em bị ốm, em sẽ không tập thể dục.

Nếu trời không mưa vào chủ nhật, Long đi đá bóng; ngược lại Long sẽ ở nhà giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa

GV: Rút ra kết luận. Kết quả kiểm tra là đúng, thì điều kiện được thỏa mãn; ngược lại, kết quả kiểm tra là sai, ta nói điều kiện không thỏa mãn.

GV: Yêu cầu HS nêu một số ví dụ và xác định hoạt động sẽ xảy ra khi điều kiện đúng hoặc sai

GV: Trong môn tin học chúng ta cũng gặp rất nhiều dạng điều kiện khác nhau

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu GIáo án Tin học 8 tiết 26: Câu lệnh điều kiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/11/2014
Ngày dạy: 14/11/2014
Sĩ số: A1:..A2:..A3:.A4:..
 Tuần: 13
 Tiết PPCT: 26
Bài 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Biết thế nào là hoạt động phụ thuộc vào điều kiện.
- Biết phép so sánh thường được dùng để biểu diễn các điều kiện
2. Kĩ năng: 
- Xác định được hoạt động sẽ xảy ra khi điều kiện sai, đúng.
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc học tập và tự giác, sáng tạo.
B. PHƯƠNG PHÁP: 
- Đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm.
C. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Giáo án, máy chiếu
2. Học sinh: 
- Chuẩn bị bài mới, vở, bút, thước kẻ, SGK.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số, các điều kiện liên quan đến quá trình học tập.
II. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
III. Bài mới
1. Đặt vấn đề (2 phút)
Đưa ra bài toán: Nhập số tự nhiên N ≠ 0, cho biết N là số chẵn hay số lẽ. Yều cầu HS xác định bài toán và hướng dẫn HS mô tả thuật toán. Bây giờ chúng ta đã có thể viết chương trình hay chưa? Dẫn dắt đặt vấn đề đi vào bài 6: Câu lệnh điều kiện. 
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động phụ thuộc vào điều kiện (11 phút)
GV: Hãy kể tên các công việc em làm vào buổi sáng khi thức dậy?
GV: Yêu cầu HS nêu một số công việc mà mình làm hằng ngày
GV: Phần lớn các hoạt động, công việc được thực hiện một cách tuần tự theo thói quen hoặc theo kế hoạch đã xác định từ trước.
GV: Có phải lúc nào các công việc này cũng đều thực hiện được không ?
GV: Do bị tác động bởi sự thay đổi của hoàn cảnh cụ thể, nhiều hoạt động bị thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp, ví dụ
GV: Chỉ ra các điều kiện, các hoạt động và nêu khái niệm hoạt động phụ thuộc điều kiện
GV: Vậy hoạt động phụ thuộc vào điều kiện là gì ?
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
GV: Lấy một số ví dụ. (lồng ghép giáo dục kĩ năng sống)
GV: Như vậy các em đã nắm được thế nào là hoạt động phụ thuộc vào điều kiện, vậy tính đúng sai của điều kiện được thể hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu phần 2
1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
HS: Suy nghĩ, trả lời
HS: Suy nghĩ, trả lời
- Phần lớn các hoạt động, công việc được thực hiện một cách tuần tự theo thói quen hoặc theo kế hoạch đã xác định từ trước.
HS: Lắng nghe, ghi bài.
HS: Suy nghĩ, trả lời
- Do bị tác động bởi sự thay đổi của hoàn cảnh cụ thể, nhiều hoạt động bị thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp
HS: Suy nghĩ, trả lời
HS: Chú ý lắng nghe
HS: Suy nghĩ, trả lời
- Hoạt động chỉ thực hiện được khi có một điều kiện cụ thể xảy ra gọi là hoạt động phụ thuộc vào điều kiện.
 - Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ “nếu”
HS: Suy nghĩ, trả lời
HS: Lắng nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính đúng sai của các điều kiện (10 phút)
GV: Mỗi điều kiện nói trên được mô tả dưới dạng một phát biểu. Hoạt động tiếp theo phụ thuộc vào kết quả kiểm tra phát biểu đó đúng hay sai. Vậy kết quả kiểm tra có thể là gì?
GV: Yều cầu HS xác định hoạt động sẽ được thực hiện khi kết quả là đúng hoặc sai của hai ví dụ:
Nếu em bị ốm, em sẽ không tập thể dục.
Nếu trời không mưa vào chủ nhật, Long đi đá bóng; ngược lại Long sẽ ở nhà giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa
GV: Rút ra kết luận. Kết quả kiểm tra là đúng, thì điều kiện được thỏa mãn; ngược lại, kết quả kiểm tra là sai, ta nói điều kiện không thỏa mãn.
GV: Yêu cầu HS nêu một số ví dụ và xác định hoạt động sẽ xảy ra khi điều kiện đúng hoặc sai
GV: Trong môn tin học chúng ta cũng gặp rất nhiều dạng điều kiện khác nhau
GV: Vậy để thể hiện các điều kiện trong khi viết các chương trình máy tính chúng ta sẽ sử dụng công cụ gì? Các em cùng tìm hiểu phần 3: Điều kiện và các phép so sánh
2. Tính đúng sai của các điều kiện
HS: Suy nghĩ, trả lời
HS: Suy nghĩ, trả lời
- Kết quả kiểm tra là đúng, thì điều kiện được thỏa mãn; ngược lại, kết quả kiểm tra là sai, ta nói điều kiện không thỏa mãn.
HS: Lắng nghe, ghi chép
HS: Suy nghĩ, trả lời
Ví dụ:
Nếu nháy nút ở góc trên, bên phải cửa sổ, (thì) cửa sổ sẽ được đóng lại.
Nếu X > 5, thì) in giá trị X ra màn hình.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về điều kiện và phép so sánh (12 phút)
GV: Để so sánh hai số tự nhiên bất kì em sử dụng công cụ nào?
 GV: Em hãy nêu các phép so sánh đã học?
GV: Các phép so sánh cho kết quả như thế nào?
GV: Trong việc mô tả thuật toán và lập trình, các phép so sánh thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện. Phép so sánh cho kết quả đúng có nghĩa điều kiện được thoả mãn; ngược lại, điều kiện không được thoả mãn.
GV: Ví dụ bài toán: In ra màn hình giá trị lớn hơn trong hai giá trị của các biến a và b. Yêu cầu HS xác định phép so sánh sử dụng. Khi điều kiện đúng, sai thì hoạt động nào được thực hiện?
GV: Ví dụ bài toán: Giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát: bx + c = 0. Cho các điều kiện yêu cầu HS xác định khi các điều kiện này đúng hoạt động nào được thực hiện.
GV: Yêu cầu HS xác định các điều kiện sau cho kết quả đúng hay sai:
3. Điều kiện và phép so sánh
HS: Suy nghĩ, trả lời
HS: Suy nghĩ, trả lời
- Các phép so sánh: = , , < , <= , < , <=
HS: Suy nghĩ, trả lời
- Phép so sánh thường được dùng để biểu diễn các điều kiện.
- Kết quả của các phép so sánh là: Đúng hoặc sai.
HS: Suy nghĩ, thực hiện
HS: Suy nghĩ, trả lời.
HS: Suy nghĩ, trả lời
IV. Củng cố, nhận xét, dặn dò 
1. Củng cố (7 phút)
 - Tóm tắt nội dung tiết học bằng bản đồ tư duy.
- Chia nhóm, hướng dẫn HS làm cái bài tập để củng cố nội dung bài học 
Bài 1: Hãy xác định giá trị của x sau khi thực hiện các lệnh sau, nếu trước đó x=11
Nếu x mod 2 = 1 , x ß x - 2
 Nếu (1 +1 =3) hoặc (2+2=4) , x ß x-1
 Nếu 1+ 2 = 3, x ß x+9
 Nếu x div 3 = 1 , x ß x/4
HS: Thực hiện
GV: Nhận xét cho điểm
GV: Yêu cầu HS tìm ra mối liên quan giữa các con số với chủ điểm của tháng (lồng ghép giáo dục kĩ năng sống). 9 10 20 11
Bài 2: Em hãy mô tả các điều kiện dưới đây trong ngôn ngữ lập trình Pascal:
 n là số chia hết cho 3
 m là số không chia hết cho 5
 x lớn hơn 0 và nhỏ hơn 10
 a lớn hơn 4 và tổng của hai số b và c bằng 10.
HS: Thực hiện
GV: Nhận xét cho điểm
- Đưa ra bài tập ở phần đặt vấn đề. Như vậy xác định được phép toán và phép so sánh sẽ sử dụng khi viết chương trình, thể hiện được hoạt động sẽ xảy ra khi điều kiện đúng hoặc sai, tìm hiểu nội dung phần 4, 5 để có thể viết chương trình hoàn chỉnh vào tiết học sau.
2. Nhận xét, dặn dò (2 phút)
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà học bài và làm các bài tập từ 1 đến 4 trong SGK.
- Chuẩn bị trước các phần tiếp theo.	
* Rút kinh nghiệm: 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng đã duyệt: Ngày ...../11/2014
Trịnh Thị Hương

File đính kèm:

  • docBai_6_Cau_lenh_dieu_kien_20150727_113106.doc