Giáo án Tin học 8 - Tiết 24, Bài 6: Câu lệnh điều kiện - Năm học 2015-2016 - Lâm Thị Kiều Liên

HĐ 1: Tìm hiểu những hoạt động phụ thuộc vào điều kiện (8’)

- GV: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thực hiện phần lớn các hoạt động 1 cách tuần tự theo thói quen hoặc theo kế hoạch đã được xác định từ trước.

VD : Mỗi sáng em thức dậy, em thường làm gì?

- HS: Tập thể dục, làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng và tới trường

- Vậy, như thế nào em sẽ không tập thể dục buổi sáng đúng không ?

- HS: Khi em bị ốm.

 - GV: Trong cuộc sống hằng ngày, từ “nếu” trong câu lệnh trên được dùng để chỉ một “điều kiện”, điều kiện đó là : “em bị ốm”. Vậy hoạt động tiếp theo của em sẽ phụ thuộc vào điều kiện đó có xảy ra hay không. Từ đó ta có hoạt động phụ thuộc vào điều kiện.

- HS: Chú ý lắng nghe – ghi chép

HĐ 2: Tìm hiểu tính đúng hoặc sai của các điều kiện (7’)

- GV: Mỗi điều kiện được mô tả dưới dạng một phát biểu. Vậy kết quả kiểm tra có thể là gì ?

HS: Kết quả kiểm tra điều kiện l đúng hoặc sai.

- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu về Vd trong SGK.

+ Cho biết đâu là điều kiện?

+ Nếu điều kiện đúng thì sao, điều kiện sai thì sao?

- HS: Thảo luận trả lời

- GV: Đưa ra nội dung bài học

- HS: Lắng nghe – ghi chép

-GV: HS nêu ví dụ thêm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 8 - Tiết 24, Bài 6: Câu lệnh điều kiện - Năm học 2015-2016 - Lâm Thị Kiều Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12
Tiết PPCT: 24 
Ngày dạy: 16 " 22/11/2015
Lớp: 8A1, 8A2
Baøi 6: caâu leänh ñieàu kieän
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình
- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện
- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh
- Hiểu cú pháp, hoạt động vủa các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong một ngôn ngữ lập trình cụ t hể
2. Kỹ năng
- Viết đúng câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, rẽ nhánh dạng đầy đủ.
- Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh rẽ nhánh. 
3. Thái độ
- Thái độ học tập nghiêm túc, rèn luyện tư duy logic
II. Chuẩn bị 
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phấn, thước kẻ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết. Đọc nội dung bài mới.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số (1’)
2. Kiểm tra 15’
- Có đề kèm theo.
3. Bài mới	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu những hoạt động phụ thuộc vào điều kiện (8’)
- GV: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thực hiện phần lớn các hoạt động 1 cách tuần tự theo thói quen hoặc theo kế hoạch đã được xác định từ trước.
VD : Mỗi sáng em thức dậy, em thường làm gì?
- HS: Tập thể dục, làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng và tới trường
- Vậy, như thế nào em sẽ không tập thể dục buổi sáng đúng không ?
- HS: Khi em bị ốm.
 - GV: Trong cuộc sống hằng ngày, từ “nếu” trong câu lệnh trên được dùng để chỉ một “điều kiện”, điều kiện đó là : “em bị ốm”. Vậy hoạt động tiếp theo của em sẽ phụ thuộc vào điều kiện đó có xảy ra hay không. Từ đó ta có hoạt động phụ thuộc vào điều kiện.
- HS: Chú ý lắng nghe – ghi chép
HĐ 2: Tìm hiểu tính đúng hoặc sai của các điều kiện (7’)
- GV: Mỗi điều kiện được mô tả dưới dạng một phát biểu. Vậy kết quả kiểm tra có thể là gì ?
HS: Kết quả kiểm tra điều kiện l đúng hoặc sai.
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu về Vd trong SGK.
+ Cho biết đâu là điều kiện?
+ Nếu điều kiện đúng thì sao, điều kiện sai thì sao?
- HS: Thảo luận trả lời
- GV: Đưa ra nội dung bài học
- HS: Lắng nghe – ghi chép
-GV: HS nêu ví dụ thêm.
HĐ 3: Tìm hiểu điều kiện và các phép so sánh (8’)
- GV: Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình. Để so sánh hai giá trị số hoặc hai biểu thức có giá trị số, chúng ta sử dụng các kí hiệu toán học : , =, ≠, ≤, ≥.
- HS: Chú ý lắng nghe 
- GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu VD1 trong SGK/47:
+ a, b là gì?
+ Làm thế nào để biết trong 2 giá trị của a, b giá trị nào lớn hơn?
+ Phép so sánh nào có thể được sử dụng?
- HS: Thảo luận – phát biểu
+ a, b là các biến lưu giá trị.
+ So sánh giá trị của a, b.
+ Phép lớn hoặc bé.
- GV: Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán. 
-GV: Phép so sánh được sử dụng để làm gì trong thuật toán?
- HS: Chúng thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện
- GV: Phép so sánh cho kết quả đúng nghĩa là điều kiện được thỏa mãn, ngược lại điều kiện không được thỏa mãn
Lắng nghe – ghi chép
1/ Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện:
- Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra.
- Điều kiện là một sự kiện được mô tả sau từ “Nếu”.
- VD : Nếu em bị ốm, em sẽ không tạp thể dục buổi sáng.
2/ Tính đúng hoặc sai của các điều kiện:
- Khi đưa ra câu điều kiện , kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn.
- Còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói diều kiện không thoả mãn.
3/ Điều kiện và các phép so sánh:
- Phép so sánh được sử dụng để biểu diễn các điều kiện có kí hiệu toán học như: , =, ≠, ≤, ≥.
- Phép so sánh đúng: điều kiện được thỏa mãn.
- Ngược lại: điều kiện không được thỏa mãn.
4. Củng cố: (4’)
- Hãy cho biết các điều kiện hoặc biểu thức sau đây cho kết quả đúng hay sai?
a) 123 là số chia hết cho 3
b) 152 > 200
c) Nếu 3 cạnh a, b, c của 1 tam giác thỏa mãn c2 = a2 + b2 thì tam giác đó có 1 góc vuông.
d) x2 < 1 → sai nếu x ≥ 1
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Về học lại kiến thức ngày hôm nay.
- Về xem trước các nội dung còn lại của bài 4, 5 và làm bài tập 5, 6 SGK/51. 
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doct 24.doc
Giáo án liên quan