Giáo án Tin học 8 - Tiết 19+20, Bài 5: Từ bài toán chương trình (tiếp theo) - Năm học 2015-2016 - Lâm Thị Kiều Liên

HĐ 1: Tìm hiểu quá trình giải bài toán trên máy tính (10’)

- GV: Chúng ta đã biết như thế nào gọi là bài toán. Vậy nếu dùng máy tính để giải toán ta phải tiến hành như thế nào. Lấy VD : Tính diện tích hình vuông có cạnh là a. Xác định bài toán, liệt kê các bước giải bài toán trên ?

- HS: Phát biểu

- GV: Vậy các bước để giải các bài toán trên ta gọi là gì ?

- HS: Thuật toán

- GV: Nhận xét từng ý kiến, phân tích cho HS từng bước một. Đưa ra nội dung chung.

+ B1: Xác định được Input và Output của bài toán

+ B2: Đưa ra được các bước để giải đó là thuật toán

+ B3: Dùng 1 ngôn ngữ lập trình mà ta biết để viết CT (ví dụ ta dùng Pascal). GV hướng dẫn lại các bước thông qua VD.

- GV: Quá trình thực hiện như ở VD ta gọi là quá trình giải toán trên máy tính.

- HS: Lắng nghe – ghi chép

- GV: Việc dùng máy tính giải một bài toán nào đó chính là đưa cho máy tính dãy hữu hạn các thao tác đơn giản mà nó có thể thực hiện được để từ các điều kiện cho trước ta nhận được kết quả cần thu được

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 8 - Tiết 19+20, Bài 5: Từ bài toán chương trình (tiếp theo) - Năm học 2015-2016 - Lâm Thị Kiều Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10
Tiết PPCT: 19 - 20 
Ngày dạy: 02 " 08/11/2015
Lớp: 8A1, 8A2
Ngày dạy: " / /2015
Lớp: 8A1, 8A2
Baøi 5: töø baøi toaùn ñeán chöông trình (tt)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết khái niệm thuật toán.
- Biết các bước giải bài toán trên máy tính
- Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản
- Biết chương trình là thể hiện các thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể.
- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.
- Hiểu được thuật toán tìm số lớn nhất của một dãy số.
2. Kỹ năng
- Biết xác định Input và Ouput của một bài toán chính xác, biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước chính xác.
3. Thái độ
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị 
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phấn, thước kẻ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết. Đọc nội dung bài mới.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Hãy chỉ ra Input và OutPut của các bài toán sau?
a) Xác định số học sinh trong lớp cùng mang họ Trần.
b) Tìm các số có giá trị nhỏ nhất trong N số đã cho.
3. Bài mới	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Tiết 1
HĐ 1: Tìm hiểu quá trình giải bài toán trên máy tính (10’)
- GV: Chúng ta đã biết như thế nào gọi là bài toán. Vậy nếu dùng máy tính để giải toán ta phải tiến hành như thế nào. Lấy VD : Tính diện tích hình vuông có cạnh là a. Xác định bài toán, liệt kê các bước giải bài toán trên ? 
- HS: Phát biểu
- GV: Vậy các bước để giải các bài toán trên ta gọi là gì ?
- HS: Thuật toán
- GV: Nhận xét từng ý kiến, phân tích cho HS từng bước một. Đưa ra nội dung chung.
+ B1: Xác định được Input và Output của bài toán
+ B2: Đưa ra được các bước để giải đó là thuật toán
+ B3: Dùng 1 ngôn ngữ lập trình mà ta biết để viết CT (ví dụ ta dùng Pascal). GV hướng dẫn lại các bước thông qua VD.
- GV: Quá trình thực hiện như ở VD ta gọi là quá trình giải toán trên máy tính.
- HS: Lắng nghe – ghi chép
- GV: Việc dùng máy tính giải một bài toán nào đó chính là đưa cho máy tính dãy hữu hạn các thao tác đơn giản mà nó có thể thực hiện được để từ các điều kiện cho trước ta nhận được kết quả cần thu được
=> đưa ra khái niệm thuật toán.
- Nói cách khác, thuật toán là các bước để giải một bài toán, còn chương trình chỉ là thể hiện của thuật toán trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
- HS: Lắng nghe – ghi nhớ
HĐ 2: Tìm hiểu cách mô tả thuật toán (29’)
- GV: Nêu những bước phải làm để nấu cơm?
- HS: Phát biểu
- GV: Treo bảng phụ cho HS quan sát.
 B1: Cho gạo vào nồi
 B2: Vo gạo
 B3: Bật nồi lên bếp nấu
- GV: Cách liệt kê các bước như trên là một phương pháp thường dùng để mô tả thuật toán. Sau đây ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về thuật toán và cách mô tả thuật toán của một bài toán là như thế nào.
- HS: Chú ý lắng nghe
- GV: Ở bài toán mô tả công việc pha trà : Điều kiện cho trước là gì ? Kết quả ta nhận được là gì ? Có phải trong thực tế khi pha trà ta sẽ tiến hành các công việc như thế này không ? (cho HS xem bảng phụ) Sẽ gồm các bước nào ?
- HS: Xem các bước, liệt kê ra cho các em khác xem.
- GV: Đưa ra bài toán giải PT bậc 1, diễn giải cho các em hiểu về các bước.
- HS: Quan sát – lắng nghe
- GV: Muốn làm món trứng tráng, ta cần phải có điều kiện cho trước là gì, kết quả ta thu được ? Khi làm ta phải thực hiện các bước nào?
- HS: Thảo luận, đưa ra câu trả lời, các nhóm khác sẽ có ý kiến.
- GV: Chốt lại nội dung chính
- HS: Lắng nghe – ghi chép
II/ Quá trình giải bài toán trên máy tính:
- Thuật toán là các bước để giải một bài toán.
- Quá trình giải bài toán trên máy gồm 3 bước sau:
+ Xác định bài toán: là xác định thông tin đã cho (INPUT) và thông tin cần tìm (OUTPUT).
 + Mô tả thuật toán: Tìm cách giải bài toán và diễn tả bằng các bước cần thực hiện.
 + Viết chương trình : Dựa vào mô tả thuật toán ở trên, ta viết chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình.
* VD : Tính diện tích hình vuông có cạnh là a.
* Xác định bài toán
- Input : số đo cạnh a.
- Output : Diện tích hình vuông.
* Thuật toán
B1 : Nhập số đo của a.
B2 : S ß a * a.
B3 : Xuất S và kết thúc.
III/ Thuật toán và mô tả thuật toán 
a) Khái niệm thuật toán
- Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự nhất định để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước.
b) Mô tả thuật toán
* VD 1: Mô tả việc pha trà mời khách dưới dạng thuật toán như sau :
* Xác định bài toán
- INPUT: Trà, nước sôi, ấm và chén.
- OUTPUT: Chén trà đã pha để mời khách.
* Thuật toán
+ Bước 1 : Tráng ấm, chén bằng nước sôi.
+ Bước 2 : Cho trà vào ấm.
+ Bước 3 : Rót nước sôi vào ấm và đợi khoảng 3 đến 4 phút.
+ Bước 4 : Rót trà ra chén để mời khách.
* VD 2: Mô tả thuật toán bài giải PT bậc 1: bx+c=0 :
* Xác định bài toán
- INPUT : các số b và c.
- OUTPUT : Nghiệm của PT bậc 1
* Thuật toán
+ Bước 1 : Nếu b=0 chuyển tới bước 3.
+ Bước 2 : Tính nghiệm của PT x=-c/b và chuyển tới bước 4.
+ Bước 3 : Nếu c≠0, thông báo PT đã cho vô nghiệm. Ngược lại (c=0), thông báo PT có vô số nghiệm.
+ Bước 4 : Kết thúc.
* VD 3 : Làm món trứng tráng:
* Xác định bài toán
- INPUT : Trứng, dầu ăn, muối và hành.
- OUTPUT: Trứng tráng.
* Thuật toán
+ Bước 1 : Đập trứng, tách vỏ và cho trứng vào bát.
+ Bước 2 : Cho một chút muối và hành tươi thái nhỏ vào bát trứng, dùng đũa quấy mạnh cho đến khi đều.
+ Bước 3: Cho 1 thìa dầu ăn vào chảo, đun nóng đều rồi đổ trứng vào. Đun tiếp khoảng 1 phút.
+ Bước 4: Lật mặt trên của miếng trứng úp xuống dưới. Đun tiếp trong khoảng 1 phút.
+ Bước 5: Lấy trứng ra đĩa.
Tiết 2
HĐ 1: Tìm hiểu ví dụ 1 (10’)
- GV: Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu yêu cầu ví vụ 1 SGK/40.
- HS: Đọc ví vụ 1. Một hình A được ghép từ một hình chữ nhật với chiều rộng 2a, chiều dài b và một hình bán nguyệt bán kính a như hình dưới đây:
- GV: Em hãy nêu thuật toán để tính diện tích của hình A.
- GV: Treo bảng phụ giảng cho HS hiểu cách giải, cách đưa ra thuật toán. Yêu cầu HS viết lại thuật toán.
- HS: Thảo luận – trả lời
- GV: Chốt lại kết quả
- HS: Lắng nghe – ghi chép
HĐ 2: Tìm hiểu ví dụ 2 (15’)
- GV: Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu yêu cầu ví vụ 2 SGK/41.
- HS: Đọc ví vụ 2. Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên
- GV: Em hãy nêu thuật toán để tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên?
- HS: Thảo luận nhóm 
- GV: Gọi từng nhóm trả lời
- HS: Đại diện nhóm trả lời
- GV: Chốt lại kết quả - nội dung chính
- HS: Lắng nghe – ghi chép
HĐ 3: Tìm hiểu ví dụ 3 (12’)
- GV: Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu yêu cầu ví vụ 3 SGK/42.
- HS: Đọc ví vụ 3. Đổi giá trị của hai biến X và Y
- GV: Em hãy nêu thuật toán để Đổi giá trị của hai biến X và Y?
- HS: Thảo luận nhóm 
- GV: Gọi từng nhóm trả lời
- HS: Đại diện nhóm trả lời
- GV: Chốt lại kết quả - nội dung chính
- HS: Lắng nghe – ghi chép
IV/ Một số ví dụ về thuật toán 
1) Ví dụ 1: Một hình A được ghép từ một hình chữ nhật với chiều rộng 2a, chiều dài b và một hình bán nguyệt bán kính a :
* Xác định bài toán
- INPUT: Số a là ½ chiều rộng của hình chữ nhật và là bán kính của hình bán nguyệt, b là chiều dài của hình chữ nhật.
- OUTPUT : Diện tích của hình A.
* Thuật toán
+ Bước 1: S1 ß 2ab (Tính DT hình CN)
+ Bước 2: S2 ß Pia2/2 (Tính DT hình bán nguyệt)
+ Bước 3 : S ß S1 + S2 và kết thúc.
2) Ví dụ 2: Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
* Xác định bài toán
- INPUT : Dãy 100 số tự nhiên đầu tiên từ 1,2100
- OUTPUT : Giá trị của tổng: 1+2+100
* Thuật toán
+ Bước 1 : SUM ß 0
+ Bước 2 : SUM ß SUM+1
+ Bước 101 : SUM ß SUM+100
3. Ví dụ 3: Đổi giá trị của hai biến X và Y 
* Xác định bài toán
- INPUT: Hai biến x và y có giá trị tương ứng là a và b
- OUTPUT: Hai biến x và y có giá trị tương ứng là b và a
* Thuật toán
+ Bước 1 : z ß x ( sau bước này giá trị của z sẽ bằng a)
+ Bước 2 : x ß y ( sau bước này giá trị của x sẽ bằng b)
+ Bước 3 : y ß z (sau bước này giá trị của y sẽ bằng của z, chính là a, giá trị ban đầu của biến x)
4. Củng cố: (5’)
- Giải bài tập 2, 3, 4 SGK/45.
5. Hướng dẫn về nhà: (3’)
- Về học lại kiến thức ngày hôm nay.
- Về xem trước nội dung ví dụ 4, 5 còn lại của bài tiết sau học tiếp. Và làm trước bài tập 5, 6 SGK/45. 
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doct 19 20.doc
Giáo án liên quan