Giáo án Tin học 8 - Tiết 13+14, Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến - Năm học 2015-2016 - Lâm Thị Kiều Liên

HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập 1 (35’)

- GV: Yêu cầu HS đọc bài toán trong SGK

- HS: Đọc bài toán trong SGK và nghiên cứu.

- GV: Chương trình này cần khai báo những biến nào ?

- HS: Nghiên cứu SGK trả lời.

- GV: Gợi ý công thức cần tính:

Tiền thanh toán = Đơn giá * Số lượng + Phí dịch vụ

- GV: Giải thích sơ bộ từng phần vừa đã lên.

- GV: Yêu cầu HS làm bài toán theo yêu từng câu a, b, c, d

- HS: Tự mình gõ các CT vào máy, sau đó dịch và chạy CT, tự mình sửa lỗi nếu có.

- GV: Đi các máy kiểm tra và hướng dẫn, uốn nắn HS cách soạn thảo ch¬ương trình.

- HS: Tự mình nhận xét từng câu lệnh trong CT, sau đó báo cáo kết quả với GV.

- GV: Kết hợp đánh giá và cho điểm HS qua tiết thực hành.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 8 - Tiết 13+14, Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến - Năm học 2015-2016 - Lâm Thị Kiều Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07
Tiết PPCT: 13 - 14
Ngày dạy: 05/10 "11/10/2015
Lớp: 8A1, 8A2
Baøi thöïc haønh 3: khai baùo vaø söû duïng bieán
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Bước đầu làm quen cách khai báo và sử dụng biến trong chương trình.
- Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến.	
- Hiểu cách khai báo và sử dụng hằng.
2. Kỹ năng
- Khai báo biến, hằng, sử dụng biến, hằng trong CT 
3. Thái độ
- Học tập nghiêm túc, làm đầy đủ các BT trong SGK và yêu cầu của GV đưa ra. 
II. Chuẩn bị 
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phấn, thước kẻ, phòng máy.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết. Đọc nội dung bài mới.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Biến trong chương trình là gì? Nêu cú pháp khai báo?
- Hằng trong chương trình là gì? Nêu cú pháp khai báo?
3. Bài mới	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Tiết 1
HĐ 1 : Hướng dẫn ban đầu (4’)
- GV: Phổ biến nội dung yêu cầu chung trong tiết thực hành là khai báo và sử dụng biến, hằng.
- HS: Lắng nghe – thực hiện theo yêu cầu
- GV: Gọi HS nêu lại các kiểu dữ liệu?
- HS: Nêu lại các kiểu dữ liệu, các em khác nhận xét.
- GV: Gọi HS nhắc lại cách khai báo biến và hằng.
- HS: 2 – 3 nhắc lại kiến thức 
- GV: Nhận xét các ý kiến.
HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập 1 (35’)
-	GV: Yêu cầu HS đọc bài toán trong SGK
-	HS: Đọc bài toán trong SGK và nghiên cứu.
-	GV: Chương trình này cần khai báo những biến nào ?
-	HS: Nghiên cứu SGK trả lời.
-	GV: Gợi ý công thức cần tính: 
Tiền thanh toán = Đơn giá * Số lợng + Phí dịch vụ
-	GV: Giải thích sơ bộ từng phần vừa đã lên.
- GV: Yêu cầu HS làm bài toán theo yêu từng câu a, b, c, d
- HS: Tự mình gõ các CT vào máy, sau đó dịch và chạy CT, tự mình sửa lỗi nếu có.
-	GV: Đi các máy kiểm tra và hớng dẫn, uốn nắn HS cách soạn thảo chương trình.
- HS: Tự mình nhận xét từng câu lệnh trong CT, sau đó báo cáo kết quả với GV. 
- GV: Kết hợp đánh giá và cho điểm HS qua tiết thực hành.
1. Tìm hiểu các kiểu dữ liệu
- Byte: gồm các số nguyên từ 0 → 255
- Integer: số nguyên trong khoảng từ -32768 →32767
- Real: Số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng 2,9x10-39 đến 1,7x1038 và số 0
- Char: Các ký tự trong bảng chữ cái
- String: Các dãy kí tự gồm tối đa 255 ký tự 
- Khai báo biến: 
 Var danh sch biến : kiểu dữ liệu ;
- Khai báo hằng:
 Const tên hằng = giá trị cụ thể ;
2. Bài tập 1
* Bài 1 : Viết chươgn trình Pascal có khai báo và sử dụng biến :
a/ Khởi động Pascal và gõ chương trình sau, tìm hiểu ý nghĩa từng câu lệnh : (CT trong SGK/35)
Program Tinh_tien;
 uses crt;
Var Soluong: integer; 
 Thongbao: String; Dongia, thanhtien: Real;
const phi = 10000;
Begin
Clrscr;
thongbao:= ‘ tong so tien phai thanh toan:’;
Write (‘don gia =’); Readln(dongia);
Write (‘soluong=’); Readln(soluong);
 thanhtien:= soluong*dongia+phi;
Writeln(thongbao, thanhtien:10:2);
 Readln end.
b/ Lưu CT với tên TINHTIEN.PAS. Dịch và chỉnh sửa các lỗi, nếu có.
- Chọn File → Save → gõ tên TINHTIEN.PAS → OK
c/ Chạy Ct với các bộ dữ liệu (đơn giá và số lượng) như sau: (1000, 20), (3500, 200), (18500, 123). → kết quả là:
tong so tien phai thanh toan: 30000.00
tong so tien phai thanh toan: 710000.00
tong so tien phai thanh toan: 2285500.00
d/ Chạy chơng trình với bộ dữ liệu (1, 35000). Quan sát kết quả nhận được. Hãy thử đoán lí do tại sao chương trình cho kết quả sai.
- tong so tien phai thanh toan: -20536.00 (kết quả sai)
→ Sai do hiện tượng tràn số. Biến soluong có kiểu integer phạm vi giá trị từ -32768 → 32767, giá trị 35000 ngoài khoảng giá trị nên xảy ra lỗi.
Tiết 2
HĐ 3: Hướng dẫn làm bài tập 2 (35’)
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu yêu cầu bài tập 2
- HS: Đọc đề bài 2 SGK và nghiên cứu để hiểu cách làm.
- GV: Hướng dẫn HS chỉ ra các bước để giải quyết bài toán này qua máy chiếu.
- HS : Lắng nghe – quan sát – ghi nhớ
- GV: Yêu cầu HS gõ đoạn chương trình trong SGK/ 36.
- HS: Tự mình gõ các CT vào máy, sau đó dịch, tự mình sửa lỗi nếu có.
 - GV: Yêu cầu HS chạy chương trình với cặp giá trị (X, Y) như sau: (7, 8), (2, 5), (4, 1) và cho biết kết quả sau mỗi lần chạy chương trình ?
- HS: Tự chạy chương trình cho báo kết quả 
- GV: Nhận xét câu trả lời của các em. Giải thích thêm để các em hiểu rõ từng câu lệnh.
- HS: Lắng nghe – ghi chép 
3. Bài tập 3
Bài 2. Thử viết chương trình nhập các số nguyên x và y, in giá trị của x và y ra màn hình. Sau đó hoán đổi các giá trị của x và y rồi in lại ra màn hình giá trị của x và y.
a. Gõ đoạn chương trình sau:
program hoan_doi;
var x,y,z:integer;
begin
read(x,y);
writeln(x,' ',y);
z:=x; x:=y; y:=z;
writeln(x,' ',y);
readln
end.
b. Kết quả chạy chương trình với cặp giá trị (X, Y) như sau: (7, 8), (2, 5), (4, 1)
* Lần 1:
7 8
8 7
* Lần 2
2 5
5 2
* Lần 3
4 1
1 4
4. Củng cố: (6’)
- Đưa lên màn hình nội dung chính cần đạt trong 2 tiết thực hành này. 
- Hệ thống lại kiến thức đã học trong bài thực hành 3 phần tổng kết SGK/36.
5. Hướng dẫn về nhà: (4’)
- Về học lại kiến thức ngày hôm nay.
- Về xem lại nội dung bài 1, 2, 3, 4 như tên chương trình là gì?, biến là gì? Hằng là gì?, các kiểu dữ liệu nào?.chuẩn bị tiêt sau ôn tập kiểm tra 1 tiết.
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doct 13 14.doc