GIáo án Tin học 8 bài 1: Máy tính và chương trình máy tính

3. Viết chương trình, ra lệnh cho máy tính làm việc:

- Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.

- Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu GIáo án Tin học 8 bài 1: Máy tính và chương trình máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: LẬP TRÌNH ĐƠN GIẢN
Bài 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
Ngày soạn: . /./2014
Tiết theo PPCT: 1-2
Tuần: 01
1. Mục tiêu:
1.1/ Kiến thức:
- Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.
- Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.
- Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
- Biết khái niệm ngôn ngữ lập trình.
- Biết vai trò của chương trinh dịch.
1.2/ Kĩ năng: 
- Biết lấy ví dụ về một chương trình máy tính cơ bản.
- Biết đưa ra quy trình các câu lệnh để thực hiện một công việc nào đó.
1.3/ Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị:
2.1/ Chuẩn bị của GV: Giáo án, BGĐT, máy chiếu (nếu có).
2.2/ Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu SGK, vở ghi.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
3.3/ Tiến trình bài học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu chương trình Tin học 8
- GV giới thiệu sơ lược nội dung kiến thức và hướng dẫn phương pháp học tập môn tin học. 
- HS chú ý, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách để con người ra lệnh cho máy tính.
a/ Phương pháp : ....................................
b/ Các bước của hoạt động :
- Yêu cầu HS đọc nội dung SGK.
- Máy tính là công cụ giúp con người làm những công việc gì?
- Nêu một số thao tác để con người ra lệnh cho máy tính thực hiện.
- Khi thực hiện những thao tác đó, ta đã ra lệnh cho máy tính thực hiện.
- Để điều khiển máy tính con người phải làm gì?
- 1 HS đọc SGK.
- Máy tính là công cụ giúp con người xử lý thông tin một cách hiệu quả.
- Một số thao tác để con người ra lệnh cho máy tính thực hiện như: khởi động, thoát khỏi phần mềm, sao chép, di chuyển, thực hiện các bước để tắt máy tính,
- Để điều khiển máy tính con người đưa cho máy tính một hoặc nhiều lệnh.
1. Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào ?
 Để chỉ dẫn máy tính thực hiện một công việc nào đó, con người đưa cho máy tính một hoặc nhiều lệnh, máy tính sẽ thực hiện các lệnh này theo đúng thứ tự nhận được. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu ví dụ về Rô-bốt nhặt rác.
a/ Phương pháp : ...
b/ Các bước của hoạt động :
- Con người chế tạo ra thiết bị nào để giúp con người nhặt rác, lau cửa kính trên các toà nhà cao tầng?
- Giả sử ta có một Rô-bốt có thể thực hiện các thao tác như: tiến một bước, quay phải, quay trái, nhặt rác và bỏ rác vào thùng.
- Quan sát hình 1 ở sách giáo khoa. Ta cần ra lệnh như thế nào để chỉ dẫn Rô-bốt di chuyển từ vị trí hiện thời => nhặt rác => bỏ rác vào thùng.
- Ngoài cách trên còn cách khác không?
- Con người chế tạo ra Rô-bốt.
- Học sinh quan sát hình 1 ở sách giáo khoa theo yêu cầu của giáo viên.
- HS nêu các khác để chỉ dẫn Rô-bốt nhặt rác bỏ vào thùng đúng quy định.
2. Ví dụ Rô-bốt nhặt rác:
 Các lệnh để Rô-bốt hoàn thành tốt công việc:
- Tiến 2 bước.
- Quay trái, tiến 1 bước.
- Nhặt rác.
- Quay phải, tiến 3 bước.
- Quay trái, tiến 2 bước.
- Bỏ rác vào thùng.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: 
- Để máy tính thực hiện một công việc nào đó, con người làm gì? 
- Những thiết bị nào thường được sử dụng để “ra lệnh” cho máy tính?
- Nêu các bước chỉ dẫn cho máy tính thực hiện sao chép một đoạn văn bản sang một vị trí khác.
- Hướng dẫn học sinh giải các bài tập 1.2, 1.3-SBT; 1-SGK.
- Con người đưa cho máy tính một hoặc nhiều lệnh, máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh này theo đúng thứ tự nhận được. 
- Bàn phím, chuột.
- Chọn đoạn văn bản cần sao chép; Chọn lệnh Copy; Đặt con trỏ soạn thảo tại vị trí đích; Chọn lệnh Past.
- HS giải các bài tập thông qua hướng dẫn của GV.
4.2/ Hướng dẫn về nhà:
- HS học bài kết hợp SGK.
- Xem lại các bài tập vừa làm. Làm bài tập 1.4-SBT.
- Xem trước mục 3, 4 - SGK.
Tiết 2:
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào? Những thiết bị nào thường được sử dụng để “ra lệnh” cho máy tính?
- HS2: Nêu các lệnh để Rô-bốt tiến hành nhặt rác ở hình 1 – SGK. Ngoài cách trên còn cách khác không? Nêu ra.
- Cho HS nhận xét. GV cho điểm.
- HS1: Lần lượt trả lời.
- HS2: Lần lượt trả lời.
3.3/ Tiến trình bài học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu viết chương trình và ra lệnh cho máy tính làm việc.
a/ Phương pháp : 
b/ Các bước của hoạt động :
- Yêu cầu HS đọc nội dung SGK.
- Trở lại ví dụ về rô-bốt nhặt rác, việc viết các lệnh để điều khiển rô-bốt về thực chất cũng có nghĩa là viết chương trình.
- Để điều khiển Rô-bốt ta phải làm gì?
- Viết các lệnh chính là viết chương trình. Vậy thế nào là viết chương trình?
- Chương trình máy tính là gì?
- Tại sao cần phải viết chương trình?
- GV giới thiệu ví dụ chương trình.
- 1 HS đọc SGK.
- Để điều khiển Rô-bốt ta phải viết các lệnh.
- Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
- Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
- Viết chương trình giúp con người điều khiển máy tính một cách đơn giản và hiệu quả hơn.
- HS chú ý, tìm hiểu các thành phần chính của một chương trình
3. Viết chương trình, ra lệnh cho máy tính làm việc:
- Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
- Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
Hoạt động 2: Chương trình và ngôn ngữ lập trình.
a/ Phương pháp : 
b/ Các bước của hoạt động :
- Giả sử có hai người nói chuyện với nhau. Một người chỉ biết tiếng Anh, một người chỉ biết tiếng Việt. Vậy hai người có thể hiểu nhau không?
- Để máy tính có thể xử lí, thông tin đưa vào máy phải được chuyển đổi dưới dạng gì?
- Các dãy bít đó gọi là ngôn ngữ máy. Những chương tình máy tính đầu tiên được viết bằng ngôn ngữ máy.
- Việc viết chương trình bằng ngôn ngữ máy có thuận lợi không? Vì sao?.
- Chính những khó khăn đó ngôn ngữ lập trình ra đời. Vậy NNLT là gì?
- Máy tính có thể hiểu ngay chương trình được viết bằng NNLT không?
- Để có một chương trình mà máy tính có thể thực hiện được cần qua 2 bước:
* Viết chương trình theo ngôn ngữ lập trình.
* Dịch chương trình sang ngôn ngữ máy để máy tính có thể hiểu được.
- Chương trình dịch đóng vai trò gì?
- HS trả lời.
- Được chuyển đổi dưới dạng một dãy bit (dãy số gồm 0 và 1).
- HS trà lời.
- NNLT là NN dùng để viết các CT máy tính.
- Không, phải cần chương trình dịch.
- HS trả lời dựa theo SGK.
4. Chương trình và ngôn ngữ lập trình:
- Ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình.
- Các chương trình dịch đóng vai “người phiên dịch” và dịch những chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy để máy tính có thể hiểu được.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: 
- Viết chương trình là gì?
- Vì sao cần phải viết chương trình để điều khiển máy tính?
- Ngôn ngữ máy là gì?
- Tại sao người ta phải tạo ra ngôn ngữ lập trình trong khi có thể điều khiển máy tính bằng ngôn ngữ máy?
- Chương trình dịch là gì?
- Hướng dẫn HS trả các bài tập 1.5, 1.7, 1.8, 1.11, 1.14 – SBT.
- Là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
- Viết chương trình giúp con người điều khiển máy tính một cách đơn giản và hiệu quả hơn.
- Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ được chuyển đổi thành dạng dãy bít.
- Vì ngôn ngữ máy khó sử dụng, khó nhớ. Các ngôn ngữ lập trình sử dụng các cụm từ tự nhiên nên dễ nhớ, dễ học nhằm khắc phục các yếu điểm trên của ngôn ngữ máy. 
- Chương trình dịch đóng vai “người phiên dịch” và dịch những chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy để máy tính có thể hiểu được.
- HS giải các bài tập theo hướng dẫn của GV.
4.2/ Hướng dẫn về nhà:
- HS học bài kết hợp SGK.
- Xem lại các bài tập vừa làm. 
- Làm các bài tập còn lại ở SBT.
- Xem trước nội dung bài 2 - SGK.	

File đính kèm:

  • docTiet 1-2.doc