Giáo án Tin học 7 - Tuần 10 - Tiết 19 - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán

Hàm tính tổng:

+ GV: Giới thiệu về hàm tình tổng

- Cú pháp:

=SUM(a, b, c )

- Trong đó: Các biến a, b, c được đặt cách nhau bởi dấy phẩy là các số hay địa chỉ của ô. Số lượng các biến là không giới hạn.

- Chức năng: Cho kết quả là tổng các dữ liệu số trong các biến.

Ví dụ 1: Tính tổng của ba số 10, 34, 25 và cho biết kết quả.

Ví dụ 2: Giả sử ô A2 chứa số 8, B8 chứa số 17. Tính tổng?

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 7 - Tuần 10 - Tiết 19 - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/10/2014
Ngày dạy: 22/10/2014
Tuần: 10
Tiết: 19
BÀI 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như SUM, AVERAGE, MAX, MIN.
2. Kĩ năng: Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.
3. Thái độ: Thái độ học tập tích cực, chủ động trong học tập, tinh thần tự giác. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định lớp: (1’)
7A2:/
7A3:/
7A4:/
2. Kiểm tra bài cũ:( 7’)
	- Trình bày cách sử dụng hàm trong chương trình bảng tính.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (35’) Một số hàm trong chương trình bảng tính.
* Hàm tính tổng:
+ GV: Giới thiệu về hàm tình tổng
- Cú pháp:
=SUM(a, b, c)
- Trong đó: Các biến a, b, c  được đặt cách nhau bởi dấy phẩy là các số hay địa chỉ của ô. Số lượng các biến là không giới hạn.
- Chức năng: Cho kết quả là tổng các dữ liệu số trong các biến.
Ví dụ 1: Tính tổng của ba số 10, 34, 25 và cho biết kết quả.
Ví dụ 2: Giả sử ô A2 chứa số 8, B8 chứa số 17. Tính tổng?
+ GV: Yêu cầu HS thực hiện nhập =SUM(A2,B8,125) cho biết kết quả và nhận xét.
Ví dụ 3: GV thao tác thực hiện tính =SUM(A1,B3,C1:C10) và yêu cầu HS cho nhận xét.
+ GV: Cho HS luyện tập sử dụng hàm SUM qua các ví dụ.
+ GV: Quan sát hướng dẫn các em trong quá trình thực hiện.
+ GV: Nhận xét sửa sai cho HS.
* Hàm trung bình cộng.
+ GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu.
- Cú pháp:
=AVERAGE(a,b,c)
+ GV: Theo em chức năng của hàm AVERAGE là gì?
+ GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ.
+ GV: Hàm AVERAGE có thể sử dụng kết hợp các số và địa chỉ được không?
+ GV: Cho HS luyện tập sử dụng hàm AVERAGE qua các ví dụ.
+ GV: Quan sát hướng dẫn các em trong quá trình thực hiện.
* Hàm xác định giá trị lớn nhất.
+ GV : Hướng dẫn tìm hiểu hàm.
+ GV: Giáo viên đưa ra ví dụ:
=MAX(45, 56, 65, 24).
+ GV: Cú pháp thực hiện?
+ GV: Theo em chức năng của hàm là gì?
+ GV: Cho HS luyện tập sử dụng hàm MAX qua các ví dụ.
+ GV: Quan sát hướng dẫn các em trong quá trình thực hiện.
* Hàm xác định giá trị nhỏ nhất.
+ GV: Hướng dẫn tìm hiểu hàm.
+ GV: Đưa ra ví dụ minh họa.
+ GV: Cú pháp:
=MIN(a, b, c...);
+ GV: Theo em chức năng của hàm là gì?
+ GV: Yêu cầu HS tìm một số ví dụ minh họa. 
+ GV: Cho HS luyện tập sử dụng hàm MAX qua các ví dụ.
+ GV: Quan sát hướng dẫn các em trong quá trình thực hiện.
+ GV: Nhận xét chốt nội dung.
+ HS: Đọc và tìm hiểu SGK.
+ HS: Học sinh chú ý lắng nghe à ghi nhớ kiến thức.
+ HS: Một số em nhắc lại cú pháp và cách sử dụng và chức năng của hàm tính tổng.
+ HS: Các bạn khác chú ý lắng nghe nhận xét kết quả trả lời của bạn, bổ sung thiếu sót.
+ HS: =SUM(10, 34, 25); kết quả là 69.
+ HS: =SUM(A2,B8); kết quả là 25.
+ HS : Thực hiện theo yêu cầu kết quả đạt được là 150. Kết quả này cho thấy các biến số và địa chỉ ô tính có thể dùng kết hợp.
+ HS: Hàm SUM còn cho phép sử dụng địa chỉ các khối trong công thức tính.
+ HS: Thực hiện trên máy tính theo từng cá nhân.
+ HS: Thao tác theo mẫu của GV, thực hiện trình tự các bước.
+ HS: Sửa các lỗi các em gặp.
+ HS: Trả lời theo yêu cầu:
+ HS: Tập trung quan sát và nhận biết cú pháp thực hiện.
+ HS: Cho kết quả là giá trị trung bình của các dữ liệu số trong các biến. 
+ HS =AVERAGE(A1,A5);
 =AVERAGE(A1,A5,5);
+ HS: Tương tự như hàm SUM hàm AVERAGE cũng thực hiện được sự kết hợp này.
+ HS: Thực hiện trên máy tính theo từng cá nhân.
+ HS: Thao tác theo mẫu của GV, thực hiện trình tự các bước.
+ HS: Tập trung quan sát.
+ HS: Tìm hiểu ví dụ của GV đưa ra nhận biết và rút ra kết luận.
+ HS: =MAX(a,b,c). a,b,c, là các số hay địa chỉ của các ô tính.
+ HS: Cho kết quả là giá trị lớn nhất trong các biến.
+ HS: Thực hiện trên máy tính theo từng cá nhân.
+ HS: Thao tác theo mẫu của GV, thực hiện trình tự các bước.
+ HS: Chú ý lắng nghe .
+ HS: Chú ý, quan sát à rút ra cú pháp thực hiện.
+ HS: Cho kết quả là giá trị nhỏ nhất trong các biến.
+ HS: =MIN(47,5,64,4,13,56)
= MIN(B1:B4,B6,10).
+ HS: Thực hiện trên máy tính theo từng cá nhân.
+ HS: Thao tác theo mẫu của GV, thực hiện trình tự các bước.
+ HS: Chú ý lắng nghe, ghi nhớ.
3. Một số hàm trong chương trình bảng tính:
a) Hàm tính tổng:
- Cú pháp:
SUM(a,b,c)
- Chức năng: Cho kết quả là tổng các dữ liệu số trong các biến.
b) Hàm tính trung bình cộng:
- Cú pháp:
AVERAGE(a,b,c)
- Chức năng: Cho kết quả là giá trị trung bình của các dữ liệu số trong các biến.
c) Hàm xác định giá trị lớn nhất:
- Cú pháp:
 MAX(a,b,c);
- Chức năng: Cho kết quả là giá trị lớn nhất trong các biến.
d) Hàm xác định giá trị nhỏ nhất:
- Cú pháp:
MIN(a,b,c...);
- Chức năng: cho kết quả là giá trị nhỏ nhất trong các biến.
4. Củng cố:
- Củng cố trong nội dung tiết học.
5. Dặn dò: (2’)
- Xem trước nội dung của bài tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 19/10/2014
Ngày dạy: 22/10/2014
Tuần: 10
Tiết: 20
BÀI THỰC HÀNH 4: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như SUM, AVERAGE, MAX, MIN.
2. Kĩ năng: Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.
3. Thái độ: Thái độ học tập tích cực, chủ động trong học tập, tinh thần tự giác. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định lớp: (1’)
7A2:/
7A3:/
7A4:/
2. Kiểm tra bài cũ:(8’)
	- Nêu các bước sử dụng hàm?
	- Trình bày cú pháp hàm SUM, MAX, MIN, AVERAGE?. Áp dụng tính:
+ Tính tổng (15+20+42).
	+ Tìm giá trị lớn nhất của (15+20+42).
	+ Tìm giá trị nhỏ nhất của (15+20+42).
	+ Tính trung bình cộng của (15+20+42).
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (8’)Củng cố kiến thức.
+ GV: Cho HS ôn lại các kiến thức của bài 3.
- Sử dụng công thức để tính toán.
- Nhập công thức.
- Sử dụng địa chỉ trong công thức.
+ HS: Ôn lại các nội dung theo hướng dẫn của GV.
- Các phép tính.
- Sử dụng dấu = .
- Cách sử dụng địa chỉ.
Hoạt động 2: (26’)Lập trang tính và sử dụng công thức.
+ GV: Yêu cầu HS đọc tìm hiểu yêu cầu của bài tập 1 trong SGK.
+ GV: Nội dung thực hiện: 
+ GV: Yêu cầu khởi động chương trình bảng tính Excel và mở bảng tính có tên Danh sach lop em đã được lưu trong bài thực hành 1.
+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu như sau:
a) Nhập điểm thi các môn của lớp em như hình 30 SGK trang 34.
+ GV: Hướng dẫn HS yếu thực hiện nhập điểm.
+ GV: Quan sát và giải đáp các thắc mắc của HS trong quá trình thực hiện nhập điểm.
b) Sử dụng công thức thích hợp để tính điểm trung bình của các bạn lớp em trong cột Điểm trung bình.
+ GV: Cho HS áp dụng tính điểm trung bình của các bạn trong lớp.
+ GV: Quan sát quá trình thực hiện của các em.
+ GV: Hướng dẫn cho HS yếu các thao tác thực hiện.
+ GV: Gọi một số HS lên bảng thực hiện các yêu cầu tính điểm trung bình cho từng bạn.
c) Tính điểm trung bình của cả lớp và ghi vào ô dưới cùng của cột điểm trung bình.
+ GV: Quan sát quá trình thực hiện của các em.
+ GV: Hướng dẫn cho HS yêu các thao tác thực hiện.
+ GV: Gọi một HS lên bảng thực hiện yêu cầu tính điểm trung bình.
d) Lưu bảng tính với tên Bang diem lop em.
+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác trên.
+ GV: Yêu cầu một số HS lên bảng thực hiện các thao tác.
+ GV: Các bạn khác quan sát theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.
+ GV: Lấy một bài thực hiện còn thiếu sót trình chiếu và yêu cầu các bạn khác nhận xét bổ sung.
+ GV: Nhận xét và sửa các lỗi sai mà HS thường gặp.
+ GV: Yêu cầu một số HS khác lên thao tác lại các nội dung đã được GV chỉnh sửa.
+ GV: Trình chiếu một bài hoàn chỉnh của HS và nhận xét.
+ HS: Đọc và tìm hiểu các yêu cầu trong SGK.
+ HS: Thực hiện theo hướng dẫn:
- Thực hiện khởi động bảng tính đã lưu trong bài thực hành trước.
+ HS: Quan sát làm theo sự hướng dẫn của GV.
+ HS: Tự nhập theo hình trong SGK dưới sự hướng dẫn quan sát.
+ HS: Quan sát thao tác mẫu và thực hiện nhập điểm.
+ HS: Thực hiện dưới sự quan sát của GV, được giải đáp các thắc mắc nếu co yêu cầu.
+ HS: Trình bày cách thực hiện tính điểm trung bình.
(Toán + Vật lí + Ngữ văn) : 3;
+ HS: Ô F3 nhập công thức:
=(C3+D3+E3)/3
Tương tự nhập công thức cho các ô F4 đến F15.
+ HS: Thực hiện theo các thao tác của GV.
+ HS: Lần lượt thực hiện cho các bạn đến hết.
+ HS: Ô F16 nhập công thức:
=(F3:F15)/13
+ HS: Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
+ HS: Thực hiện theo các thao tác của GV.
+ HS: Một em lên thực hiện tính điểm trung bình.
+ HS: Thực hiện File ® Save as/Bang diem lop em.
+ HS: Quan sát GV thực hiện các thao tác trên.
+ HS: Một số HS lên bảng thực hiện các thao tác theo yêu cầu.
+ HS: Các bạn khác theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn.
+ HS: Quan sát nhận xét và góp ý bổ sung sai sót của các bạn.
+ HS: Chú ý lắng nghe và sửa chữa những sai sót thường gặp.
+ HS: Một số HS lên bảng thao tác lại các nội dung đã chỉnh sửa.
+ HS: Quan sát và học tập bài làm tốt của các bạn.
1. Bài tập 1:
- Start ® All Program ® Microsoft Excel ® File ® Open ® chọn bảng tính có tên Danh sach lop em ® Open.
- Thực hiện yêu cầu của bài tập.
4. Củng cố:
- Củng cố trong nôi dung tiết học.
5. Dặn dò: (2’)
- Xem trước nội dung phần tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTIN HOC 7 TUAN 10.doc