Giáo án Tin học 7 - Tiết 64: Học vẽ hình học động với phần mềm GeoGebra (Tiết 4) - Năm học 2014 -2015

- Hãy quan sát cô thực hiện và nêu cho cô cách đổi tên một đối tượng.

- Nhấn mạnh lại cách thay đổi tên của đối tượng: Để thay đổi tên của một đối tượng ta nháy nút phải chuột lên đối tượng rồi chọn Đổi tên. Hộp thoại như hình xuất hiện. Ta gõ tên mới của đối tượng rồi nháy nút OK

- Cho HS lên thực hành cách đổi tên đối tượng

- Lưu ý: Các đối tượng hình học trên hình vẽ phải có tên khác nhau.

- Nếu hình vẽ có nhiều đối tượng nhỏ, muốn quan sát rõ hoặc thao tác với những đối tượng đó ta phải làm như thế nào, chúng ta qua phần g.

HĐ2: Phóng to, thu nhỏ các đối tượng trên màn hình

- Hãy tìm hiểu SGK và trả lời: Cách thực hiện để phóng to hoặc thu nhỏ một đối tượng?

- Để phóng to, thu nhỏ đối tượng ta sử dụng phím cuộn của chuột để thực hiện chức năng này, để phóng to ta cuộn chuột về phía sau và làm ngược lại để thu nhỏ.

- Cho HS lên thực hành, HS quan sát và nhận xét.

- Chúng ta cùng qua phần cuối

 

docx6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 7 - Tiết 64: Học vẽ hình học động với phần mềm GeoGebra (Tiết 4) - Năm học 2014 -2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/04/2015
Ngày dạy: 17/04/2015
Tuần: 34
Tiết: 64
HỌC VẼ HÌNH HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI GEOGEBRA (tiết 4)
Mục tiêu
Kiến thức
Ôn tập lại kiến thức tiết trước
Biết được cách thay đổi tên, phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển các đối tượng hình học trên màn hình
Kỹ năng
Áp dụng được lý thuyết được học vào thực hành
Sử dụng các kiến thức đã học ở những tiết trước để thực hành vẽ hình.
Thái độ
Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học
Thực hành nghiêm túc không mất trật tự
Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, cho HS thực hành theo nhóm (2HS/nhóm/máy).
Chuẩn bị
GV: giáo án, bảng, phấn, phòng cho HS thực hành
HS: SGK, vở ghi, bút
Tổ chức hoạt động
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Câu 1: Hãy nêu cách khởi động phần mềm Geogebra?
Câu 2: Có những quan hệ giữa các đối tượng hình học nào?
Cả a và b đều đúng
Câu 3: Có mấy cách để xóa một đối tượng?
1 cách
2 cách
3 cách
Không có cách nào
Câu 4: Làm thế nào để ẩn/hiện tên của đối tượng?
Nháy nút phải chuột lên đối tượng, chọn Hiển thị tên
Nháy nút chọn đối tượng và nhấn phím Delete
Nháy nút phải chuột lên đối tượng, chọn Hiển thị đối tượng
Cả a, b, c đều sai
Các em hãy quan sát hai hình dưới đây và cho cô nhận xét.
Vậy phải làm như thế nào để có thể đổi tên của một đối tượng hoặc phóng to, thu nhỏ đối tượng đó. Để giải quyết vấn đề trên chúng ta cùng qua bài mới.
Nháy đúp chuột tại biểu tượng phần mềm để khởi động chương trình
Câu C đúng
Câu B đúng
Câu A đúng
Giao điểm giữa các đường thẳng của hai tam giác có tên khác nhau
Bài mới
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
HĐ1: Thay đổi tên của đối tượng
Hãy quan sát cô thực hiện và nêu cho cô cách đổi tên một đối tượng.
Nhấn mạnh lại cách thay đổi tên của đối tượng: Để thay đổi tên của một đối tượng ta nháy nút phải chuột lên đối tượng rồi chọn Đổi tên. Hộp thoại như hình xuất hiện. Ta gõ tên mới của đối tượng rồi nháy nút OK
Cho HS lên thực hành cách đổi tên đối tượng
Lưu ý: Các đối tượng hình học trên hình vẽ phải có tên khác nhau.
Nếu hình vẽ có nhiều đối tượng nhỏ, muốn quan sát rõ hoặc thao tác với những đối tượng đó ta phải làm như thế nào, chúng ta qua phần g.
HS quan sát và trả lời
HS lắng nghe và ghi vào vở
HS lên thực hành
Một số lệnh thường dùng
Thay đổi tên của đối tượng
B1: Nháy phải chuột lên đối tượng, chọn Đổi tên
B2: Xuất hiện hộp thoại, gõ tên mới
B3: Nhấn OK
HĐ2: Phóng to, thu nhỏ các đối tượng trên màn hình
Hãy tìm hiểu SGK và trả lời: Cách thực hiện để phóng to hoặc thu nhỏ một đối tượng?
Để phóng to, thu nhỏ đối tượng ta sử dụng phím cuộn của chuột để thực hiện chức năng này, để phóng to ta cuộn chuột về phía sau và làm ngược lại để thu nhỏ.
Cho HS lên thực hành, HS quan sát và nhận xét.
Chúng ta cùng qua phần cuối
HS đọc SGK và trả lời
HS lắng nghe, ghi vở
HS lên thực hành, quan sát và nhận xét bạn.
Phóng to, thu nhỏ các đối tượng trên màn hình
Sử dụng phím cuộn chuột để thực hiện
HĐ3: Dịch chuyển các đối tượng hình học trên màn hình 
Để dịch chuyển toàn bộ các đối tượng hình học trên màn hình ta nháy nút phải chuột lên vị trí trống trên màn hình. Sau khi xuất hiệnbảng chọn, nháy chọn Zoom và chọn tỉ lệ phóng to, thu nhỏ của màn hình. Có thể chọn phóng to đến 4 lần(400%, hoặc thu nhỏ đi 4 lần (25%)).
Các em đã được học hết phần lý thuyết của bài này, bây giờ chúng ta sẽ áp dụng những lý thuyết trên để thực hành vẽ hình học đơn giản
Dịch chuyển toàn bộ các đối tượng hình học trên màn hình
SGK
HĐ4: Thực hành
Các em hãy quan sát hình a và cho cô biết đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
Các em đã được học đường trung tuyến bên toán, bạn nào cho cô biết đường trung tuyến là đường gì?
Bạn nào hãy cho cô biết :Để vẽ đường trung tuyến AD ta phải làm gì?
Vậy để vẽ được trung điểm D cô cần dùng công cụ gì?
 Đầu tiên cô xác định trung điểm D bằng công cụ vẽ trung điểm, sau đó cô dùng công cụ vẽ đoạn thẳng nối liền điểm A với điểm D. Ta được trung tuyến AD, tương tự như trên ta vẽ trung tuyến BE và CF. Khi có ba đường trung tuyến ta dùng công cụ vẽ giao điểm để vẽ trọng tâm.
Cho HS thực hành, gọi HS lên thực hành. Cho HS nhận xét bạn thực hành
Tương tự hình a bạn nào hãy cho cô biết hình b yêu cầu ta làm gì?
Vậy có bạn nào biết đường cao của tam giác là đường như thế nào?
Đường cao của tam giác là đường vuông góc kẻ từ một đỉnh đến cạnh đối diện đỉnh đó.
Biết được đường cao là gì, bạn nào có thể cho cô biết để vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng khác ta dùng công cụ nào?
Các em hãy quan sát cô vẽ hình. Đầu tiên chúng ta vẽ tam giác ABC, sau đó chúng ta nhấp chọn công cụ vẽ đường vuông góc để vẽ đường cao.
Ta nhấp chuột tai một đỉnh của tam giác và nhấp chuột tại cạnh đối diện của đỉnh đó. Ta được đường cao thứ nhất.
Tương tự như trên các em vẽ đường cao thứ hai va thứ ba. Rồi dùng công cụ vẽ giao điểm để vẽ trực tâm H
Cho HS thực hành, gọi HS lên thực hành, cho HS nhận xét.
Quan sát và cho cô biết yêu cầu của hình c
Tương tự như hai hình trên các em cũng vẽ tam giác ABC rồi dùng công cụ vẽ đường phân giác để vẽ ba đường phan giác, rồi vẽ giao điểm I của ba đường phân giác đó. 
Cho HS thực hành, gọi HS lên thực hành, cho HS nhận xét
Quan sát hình d và cho cô biết tứ giác trong hình là hình gì?
Hình bình hành là một tứ giác có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau.
Cô sẽ hướng dẫn cách để vẽ hình trên, các em chú ý quan sát.
Đầu tiên ta dùng công cụ vẽ đoạn thẳng vẽ hai đoạn thẳng AB, BC.
Tiếp theo ta sử dụng công cụ vẽ đường thẳng song song. Ta nhấp vào điểm C và đường thẳng AB à ta được đường thẳng song song với đường thẳng AB.
Sau đó ta tiếp tục nhấp vào điểm A và đường thẳng BC à ta được đường thẳng song song với đường thẳng BC. Hai đường thẳng song song cắt nhau tại một điểm, dùng công cụ vẽ giao điểm nhấp chọn hai đường thẳng đó à ta được điểm D.
Như vậy cô đã hướng dẫn các em vẽ hoàn thành hình bình hành ABCD.
Cho HS thực hành, gọi HS lên thực hành, cho HS nhận xét
Các em lưu hình đã vẽ theo tên hình.
Yêu cầu ta vẽ tam giác ABC với trọng tâm G và 3 đường trung tuyến
Đường trung tuyến là đường thẳng nối một đỉnh của tam giác với trung điểm của cạnh đối diện đỉnh đó.
Ta phải vẽ được trung điểm D của đoạn thẳng BC
Dùng công cụ vẽ trung điểm.
HS thực hành tại máy theo hướng dẫn, HS lên bảng thực hành, HS khác nhận xét.
Yêu cầu ta vẽ tam giác ABC với ba đường cao và trực tâm H
HS trả lời
HS trả lời: công cụ vẽ đường vuông góc
.
HS thực hành tại máy theo hướng dẫn, HS lên bảng thực hành, HS khác nhận xét.
Yêu cầu vẽ tam giác ABC với ba đường phân giác cắt nhau tại điểm I.
HS thực hành tại máy theo hướng dẫn, HS lên bảng thực hành, HS khác nhận xét.
HS trả lời: là hình bình hành.
HS lắng nghe
HS quan sát
HS thực hành tại máy theo hướng dẫn, HS lên bảng thực hành, HS khác nhận xét.
Bài tập thực hành
Vẽ tam giác ABC với trọng tâm G và 3 đường trung tuyến
Vẽ tam giác ABC với 3 đường cao và trực tâm H
Vẽ tam giác ABC với ba đường phân giác cắt nhau tại điểm I
Vẽ hình bình hành ABCD
Hướng dẫn về nhà
Học bài cũ
Thực hành để vẽ thành thạo các hình học trong SGK.
Rút kinh nghiệm: 	
Nhận xét của GVHD: 	
	Vũng Tàu, ngày 11 tháng 04 năm 2015
Ký duyệt của GVHD	Giáo sinh

File đính kèm:

  • docxBai_doc_them_3_Hoc_ve_hinh_hinh_hoc_dong_voi_GeoGebra.docx