Giáo án Tin học 7 - Tiết 17: Bảng điểm của em (tiếp)

GV: yêu cầu HS đề bài toán

GV: đề bài toán đã cho biết những gì?

GV: các em hãy cho cô biết số tiền trong sổ tiết kiệm sau mỗi tháng được tính như thế nào?

GV: nhận xét câu trả lời của HS

GV: Chiếu câu trả lời lên màn hình

GV: theo cách tính đó, các em hãy cho biết công thức nhập vào ô E3 như thế nào?

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 7 - Tiết 17: Bảng điểm của em (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 09	 Ngày soạn: 06 – 10 - 2014
Tiết: 17	 Ngày dạy: 13 - 10 - 2014
Bài thực hành 3: 	BẢNG ĐIỂM CỦA EM (tiếp)
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: các thao tác để tính toán bằng cách sử dụng các công thức
Kỉ năng: HS biết cách nhập và sử dụng công thức trên trang tính 
Thái độ: HS có kĩ năng sử dụng các công thức trong Excel một cách linh hoạt
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: máy vi tính, đĩa mềm, máy chiếu, màn chiếu
Học sinh: bảng phụ, máy vi tính.
III. PHƯƠNG PHÁP: sử dụng tích hợp các phương pháp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: (1’)	7A1: ./..
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ lúc học bài mới
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (5 phút)
GV: nêu câu hỏi:
Hãy nêu các bước nhập công thức?
Hãy nêu ích lợi của việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức?
GV: nhận xét câu trả lời của HS
HS: trả lời câu hỏi:
1) Các bước nhập công thức:
- Chọn ô cần nhập công thức
- Gõ dấu "="
- Nhập công thức
- Nhấn Enter
2) Cập nhập tự động kết quả tính toán.
Hoạt động 2: BÀI TẬP 3: THỰC HÀNH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÔNG THỨC (15 phút)
GV: yêu cầu HS đề bài toán 
GV: đề bài toán đã cho biết những gì?
GV: các em hãy cho cô biết số tiền trong sổ tiết kiệm sau mỗi tháng được tính như thế nào?
GV: nhận xét câu trả lời của HS 
GV: Chiếu câu trả lời lên màn hình
GV: theo cách tính đó, các em hãy cho biết công thức nhập vào ô E3 như thế nào?
GV: chiếu kết quả lên trên màn chiếu
GV: yêu cầu HS thực hành tiếp đối với các tháng còn lại 
GV: quan sát HS thực hành và hướng dẫn một số nhóm.
GV: kiểm tra bài thực hành của một số nhóm 
GV: hướng dẫn HS lưu bài lại vào trong ổ đĩa E:\lop 7A với tên là SO TIET KIEM 
HS: đọc mục đích, yêu cầu 
HS: lắng nghe
HS: số tiền trong sổ tiết kiệm sau mỗi tháng là: bằng gốc cộng lãi say mỗi tháng. Lãi của mỗi tháng được tính bằng gốc nhân với lãi suất và nhân với số tháng.
HS: quan sát 
HS: công thức nhập vào ô E3 là: =B2+B2*B3*D3
HS: quan sát 
HS: thực hành theo hướng dẫn của GV
HS: lưu bài theo hướng dẫn của GV
Bài thực hành 3:
BẢNG ĐIỂM CỦA EM
Bài tập 3: Thực hành lập và sử dụng công thức
SGK trang 26
Số tiền trong sổ = tiền gửi + lãi suất * số tháng gửi * tiền gửi
Công thức: = B2+B2*B3*D3
Hoạt động 3: BÀI TẬP 4: THỰC HÀNH LẬP BẢNG TÍNH VÀ SỬ DỤNG CÔNG THỨC (20 phút)
GV: yêu cầu HS đọc đề bài tập 4
GV: để tính điểm tổng kết ta làm như thế nào?
GV: theo cách tính đó, các em hãy cho biết công thức nhập vào ô G3 như thế nào?
GV: yêu cầu HS nhập bảng theo hình 27 SGK 
GV: nhắc nhở HS tính điểm tổng kết bằng công thức không được gõ dữ liệu vào
GV: quan sát HS thực hành 
GV: Hướng dẫn HS lưu bảng tính với tên Bang diem cua em trong ổ đĩa E:\lop 7A 
GV: nhận xét và cho điểm bài làm của các nhóm
GV: yêu cầu HS thoát khỏi Excel
HS: đọc đề 
HS: Điểm tổng kết là trung bình cộng của các điểm kiểm tra sau khi đã nhân hệ số
HS: chọn ô G3
 = (C3 + D3*2 + E3*2 + F3*3)/8 
HS: thực hành 
HS: lắng nghe và thực hành 
HS: lưu bài theo hướng dẫn của GV
HS: lắng nghe
HS: thoát khỏi chương trình 
Bài tập 4: Thực hành lập bảng tính và sử dụng công thức. 
SGK trang 27
Điểm tổng kết là trung bình cộng của các điểm kiểm tra sau khi đã nhân hệ số
VD: chọn ô G3
 = (C3 + D3*2 + E3*2 + F3*3)/8 
4. Củng cố - Dặn dò: (4’)
Xem lại lí thuyết bài 3 
Xem trước nội dung bài 4: "SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN" 
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 09	 Ngày soạn: 06 – 10 - 2014
Tiết: 18	 Ngày dạy: 13 - 10 - 2014
Bài 4: 	SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Khái niệm hàm trong chương trình bảng tính, biết một số hàm và cách sử dụng chúng trong chương trình bảng tính
Kỉ năng: HS biết cách sử dụng một số hàm có sẵn trong chương trình bảng tính để giải quyết một số bài toán trong thực tế
Thái độ: Nhận thức được việc sử dụng hàm để tính toán các công thức phức tạp sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn so với việc sử dụng công thức
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: máy vi tính, đĩa mềm, máy chiếu, màn chiếu
Học sinh: bảng phụ, máy vi tính.
III. PHƯƠNG PHÁP: sử dụng tích hợp các phương pháp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: (1’)	7A1: ./..
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ lúc học bài mới
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: GIỚI THIỆU VỀ CÁC HÀM TRONG BẢNG TÍNH (20 phút)
GV: đặt vấn đề: Một học sinh trong năm học ghi lại tất cả các điểm của mình để theo dõi. Đến cuối năm học, bạn muốn tính điểm trung bình của mình để xem mình có đạt danh hiệu học sinh giỏi như mục tiên đầu năm của mình hay không?
GV: em nào có thể giúp bạn đưa ra công thức tính điểm?
GV: nhận xét câu trả lời của HS
GV: như vậy, nhờ những kiến thức đã học ở bài 3, các em có thể giúp bạn tính điểm trung bình bằng hai cách: sử dụng công thức không chứa địa chỉ, cách hai là sử dụng công thức có địa chỉ của ô. 
GV: trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá ra thêm một cách khác để giúp bạn trong việc tính điểm trung bình. Đó là cách sử dụng hàm?
GV: Chương trình bảng tính hỗ trợ một số công thức được định nghĩa từ trước để giải quyết vấn đề trên, giúp cho việc tính toán dễ dàng và nhanh chóng hơn, chúng được gọi là các hàm.
GV: vậy thế nào là hàm?
GV: nhận xét câu trả lời cũa HS và tổng kết lại: hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể.
GV: lấy ví dụ
GV: vậy hàm sẽ được sử dụng trong địa chỉ ô như thế nào?
GV: nhận xét và tổng kết câu trả lời của HS 
HS: lắng nghe
HS: dùng công thức hoặc công thức sử dụng địa chỉ ô
HS: lắng nghe
HS: lắng nghe
HS: hàm là công thức được định nghĩa từ trước trong chương trình bảng tính. 
HS: lắng nghe
HS chú ý theo dõi
HS trả lời
HS chú ý theo dõi
Bài 4: 	SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN
1. Hàm trong chương trình bảng tính
- Hàm là công thức được định nghĩa từ trước.
- Tác dụng của các hàm có sẵn trong chương trình bảng tính: SGK
VD1: Tính trung bình cộng của ba số :
C1: =( 4+5+ 6)/3
C2: = AVERAGE(4, 5,6)
VD2: Tính trung bình cộng của haisố trong các ô B1, B2: = AVERAGE(B1,B2)
Hoạt động 2: CÁCH SỬ DỤNG CÁC HÀM (20 phút)
GV: cách sử dụng hàm trong chương trình bảng tính cũng giống như cách sử dụng công thức trong chương trình bảng tính. 
GV: yêu cầu HS nhắc lại các bước nhập công thức vào ô tính
GV: tương tự để nhập hàm vào một ô tính ta làm theo bốn bước sau: chọn ô cần nhập hàm, gõ dấu bằng, gõ hàm theo đúng cú pháp của nó, nhấn Enter.
GV: lấy VD yêu cầu HS quan sát
GV: công thức tính điểm trung bình của bạn ?
GV: em có nhận xét gì về công thức tính điểm trung bình nếu số môn học rất nhiều?
GV: lúc này cách tính toán bằng việc sử dụng hàm sẽ khắc phục được vấn đề trên vì hàm cho phép chúng ta có thể sử dụng địa chỉ các khối trong công thức.
GV: lấy ví dụ
GV: ưu điểm của việc sử dụng hàm có sẵn trong chương trình bảng tính?
HS: lắng nghe
HS: chọn ô tính, gõ dấu bằng, nhập công thức, gõ Ente
HS: lắng nghe
HS: quan sát và lắng nghe
HS: HS: trả lời 
HS: công thức tính trung bình sẽ rất dài, rắc rối và phức tạp
HS: lắng nghe
HS: giúp việc tính toán gọn gàng, dễ dàng và nhanh chóng. 
2. Cách sử dụng các hàm
Đề nhập hàm vào một ô: 
SGK trang 28
4. Củng cố - Dặn dò: (4’)
Học lí thuyết 
Xem trước nội dung bài 4: "SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN" (tiếp) 
IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao an tin 7 tuan 9.doc