Giáo án Tin học 6 tiết 16 bài 8: Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời (tt)

- Yêu cầu học sinh quan sát các thông tin chi tiết của các hành tinh và trả lời câu hỏi sau:

1. Trái Đất nặng bao nhiêu?

2. Độ dài quỹ đạo trái đất quay một vòng quanh mặt trời?

3. Sao Kim có bao nhiêu vệ tinh?

4. Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất là bao nhiêu độ?

Nhiệt độ trung bình trên Sao Hỏa là bao nhiêu độ?

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 tiết 16 bài 8: Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 16
Ngày dạy: 5/10/2009
QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI (tt)
I. Mục tiêu
Kiến thức
Biết cách khởi động và thoát khỏi phần mềm.
Biết sử dụng các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu về Hệ Mặt Trời
Kỹ năng
Thực hiện việc khởi động và thoát khỏi phần mềm
Thực hiện các thao tác về sử dụng chuột, điều khiển các nút lệnh cho việc quan sát, tìm hiểu về hệ mặt trời.
Thái độ
Nghiêm túc trong học tập
II. Chuẩn bị
Thầy giáo
Phòng máy với các phần mềm ứng dụng học tập lớp 6
Học sinh
Xem trước bài ở nhà.
III. Phương pháp dạy học
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Quan sát và thực hành
IV. Tiến trình dạy học
Ổn định
Kiểm diện học sinh
Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu học sinh trình bày cách khởi động và thoát khỏi phần mềm Mario.
Yêu cầu học sinh trình bày cách đăng ký, thiết lập đặt các tùy chọn, lựa chọn bài học phù hợp.
Bài mới
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung ghi của trò
* Nội dung 4: Thực hành
Giáo viên hướng dẫn học sinh khởi động phần mềm bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình
Hướng dẫn học sinh điều khiển khung nhìn cho thích hợp để quan sát Mặt Trời, Sao Kim, Sao Thủy, Sao Hỏa. Có thể quan sát thêm quỹ đạo chuyển động của Sao Mộc, Sao Thổ.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát chuyển động của Trái đất và Mặt trăng.
Yêu cầu các nhóm giải thích hiện tượng ngày và đêm.
Hướng dẫn các em quan sát hiện tượng nhật thực. Đó là lúc Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất thẳng hàng (Mặt Trăng nằm giữa)
Yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng nhật thực?
Tiếp tục giáo viên hướng dẫn cho các em quan sát hiện tượng nguyệt thực. Đó là lúc Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái đất thẳng hàng (Trái Đất nằm giữa)
Yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng nguyệt thực?
Yêu cầu học sinh quan sát các thông tin chi tiết của các hành tinh và trả lời câu hỏi sau:
Trái Đất nặng bao nhiêu?
Độ dài quỹ đạo trái đất quay một vòng quanh mặt trời?
Sao Kim có bao nhiêu vệ tinh?
Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất là bao nhiêu độ?
Nhiệt độ trung bình trên Sao Hỏa là bao nhiêu độ?
2. Thực hành
Xem SGK
Củng cố và luyện tập
Giải thích hiện tượng ngày và đêm.
Hãy giải thích hiện tượng nhật thực. Điều khiển khung nhìn phần mềm để quan sát được hiện tượng nhật thực.
Hãy giải thích hiện tượng nguyệt thực. Điều khiển khung nhìn phần mềm để quan sát được hiện tượng nguyệt thực.
Sao Kim và Sao Hỏa, sao nào ở gần Mặt Trời hơn?
Hướng dẫn học ở nhà
Thực hành lại các nội dung trong bài học
Xem trước các bài tập trong SGK để tiết sau làm bài tập.
V. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTIET 16.doc