Giáo án Tin học 6 - Tiết 1+2, Bài 1: Thông tin và tin học
HĐ1: (20p)Tìm hiểu khái niệm thông tin
1. Thông tin là gì?
- GV ĐVĐ: Hàng ngày em tiếp nhận được nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, vậy em nào có thể kể một vài thông tin mà em tiếp nhận được và từ đâu mà em có các thông tin đó?
- GV nhận xét các ví dụ của học sinh đưa ra, giới thiệu một số ví dụ như SGK + lấy thêm các ví dụ khác.
+ Các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài phát thanh cho em biết tin tức về tình hình thời sự trong nước và trên thế giới.
+ Tấm biển chỉ đường hướng dẫn em cách đi đến một nơi cụ thể nào đó.
+ Tín hiệu xanh đỏ của đèn tín hiệu giao thông trên đường phố cho em biết khi nào có thể qua đường.
+ Tiếng trống trường báo cho em đến giờ ra chơi hay vào lớp.
- GV? Vậy theo các em thông tin là gì?
Ngày Soạn: Ngày giảng: 6A: 6B: Học Kì I Chương I: Làm quen với tin học và máy tính điện tử Tiết 1 - 2 Bài 1 Thông tin và tin học A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết khái niệm ban đầu về thông tin và dữ liệu. - Biết các hoạt động thông tin của con người - Biết được mối liên hệ giữa Hoạt động thông tin và tin học. 2. Kĩ năng: - HS lấy được ví dụ về thông tin và hoạt động thông tin của con người. - HS biết được máy tính là công cụ hộ trợ hoạt động xử lí thông tin của con người và tin học là nghành khoa học nghiên cứu các hoạt động xử lí thông tin tự động bằng máy tính điện tử. 3.Thái độ: - HS có thái độ học tập nghiêm túc say mê, học hỏi khám phá lĩnh hội tri thức mới. B. Đồ dùng dạy học: 1. Chuẩn bị của GV: Phòng học có trang bị Máy tính, một số ví dụ minh hoạ... 2. Chuẩn bị của HS: - HS nghiên cứu trước nội dung SGK... C. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: 2. Các hoạt động dạy học: Nội dung và hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: (20p’)Tìm hiểu khái niệm thông tin 1. Thông tin là gì? - GV ĐVĐ: Hàng ngày em tiếp nhận được nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, vậy em nào có thể kể một vài thông tin mà em tiếp nhận được và từ đâu mà em có các thông tin đó? - GV nhận xét các ví dụ của học sinh đưa ra, giới thiệu một số ví dụ như SGK + lấy thêm các ví dụ khác... + Các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài phát thanh cho em biết tin tức về tình hình thời sự trong nước và trên thế giới. + Tấm biển chỉ đường hướng dẫn em cách đi đến một nơi cụ thể nào đó. + Tín hiệu xanh đỏ của đèn tín hiệu giao thông trên đường phố cho em biết khi nào có thể qua đường. + Tiếng trống trường báo cho em đến giờ ra chơi hay vào lớp... - GV? Vậy theo các em thông tin là gì? - GV Nhận xét, bổ sung -> KL: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh ( sự vật, sự kiện...) và về chính con người. HĐ2 : (25p’)Tìm hiểu các hoạt động thông tin của con người 2. Hoạt động thông tin của con người - GVĐVĐ: Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Chúng ta không chỉ tiếp nhận thông tin mà còn lưu trữ, trao đổi và xử lí thông tin VD: Dựa vào những kinh nghiệp xa xưa của ông cha ta khi nhìn thấy chuồn chuồn bay thấp -> chúng ta biết trời sắp mưa -> nếu đi đâu chúng ta phải đem theo áo mưa, ô che... - GV? Em hãy kể những phương tiện lưu trữ thông tin và phổ biến thông tin mà em biết? - GV nhận xét câu trả lời của HS -> KL: Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (Trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin. - GV giải thích thêm: Đối với mỗi người, hoạt động thông tin diễn ra như là một nhu cầu tất yếu và thường xuyên, có thể nói mỗi hành động, việc làm của con người đều gắn liền với một hoạt động thông tin cụ thể. - GV ĐVĐ: Từ việc nhìn thấy chuồn chuồn bay thấp -> đi học chúng ta sẽ mang ô che hay áo mưa -> GV=> KL: Mục đích của xử lí thông tin là đem lại sự hiểu biết cho con người, trên cơ sở đó mà có những kết luận và quyết định cần thiết - GV giới thiệu: Mô hình quá trình xử lí thông tin Thông tin vào Xử lí Thông tin ra - GV giới thiệu: + Thông tin vào là thông tin trước khi được xử lí. + Thông tin nhận được sau khi xử lí được gọi là thông tin ra. + Việc tiếp nhận thông tin chính là để tạo thông tin vào cho quá trình xử lí. +Việc lưu trữ, truyền thông tin làm cho thông tin và những hiểu biết được tích luỹ nhân rộng. HĐ3: (20p’)Tìm hiểu hoạt động thông tin và tin học 3. Hoạt động thông tin và tin học - GV giới thiệu: Hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ các giác quan và bộ não. Các giác quan giúp con người trong việc tiếp nhận thông tin còn bộ não thực hiện việc xử lí , biến đổi, đồng thời là nơi để lưu trữ thông tin thu nhận được. Tuy nhiên khả năng của các giác quan và bộ não con người trong các hoạt động thông tin chỉ có hạn VD: Ta không thể nhìn quá xa hay những vật quá nhỏ bé, cũng không thể tính nhẩm nhanh với những con số rất lớn.... Chính vì vậy con người không ngừng sáng tạo các công cụ và phương tiện giúp mình vượt qua những giới hạn ấy VD: Kính thiên văn để quan sát những vì sao xa xôi; Kính hiểm vi để quan sát những vật nhỏ bé.... MTĐT được làm ra ban đầu là để hỗ trợ cho công việc tính toán của con người. Với sự ra đời của máy tính, nghành tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ. - GV giới thiệu: Nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của MTĐT. - GV Y/c HS đọc ghi nhớ (SGK,5). - GV chỉ định 1-2 HS đọc bài đọc thêm 1( SGK,6) Sự phong phú của thông tin. - HS suy nghĩ dựa vào sự hiểu biết trả lời - HS khác bổ sung thêm. VD: +Thông tin dự báo thời tiết, tin lũ quét ở các tỉnh miền núi phía bắc, tin xăng dầu giảm giá, tin tai nạn giao thông..... +Các nguồn cung cấp thông tin: Ti vi, Báo chí, đài phát thanh, GVCN.... - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS suy nghĩ trả lời ( 1-2 HS trả lời) - HS nghe + ghi bài - HS nghe + ghi nhớ - HS suy nghĩ trả lời theo sự hiểu biết ( Sách, vở, báo...) - HS nghe + ghi bài - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS lắng nghe - HS nghe ghi nhớ - HS quan sát ghi nhớ - HS nghe + ghi bài - HS nghe + ghi nhớ - HS nghe + ghi bài - HS lắng nghe, ghi nhớ. IV. Củng cố (20p’): - GV củng cố lại bài bằng việc yêu cầu HS trả lời các câu hỏi : ?1: Qua nội dung bài học em hãy cho biết thông tin là gì? ?2: Em hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó? * GV gợi ý HSTL ? 3: - Bằng vị giác: Muối mặn, ớt cay, đường ngọt... - Bằng cảm giác: nóng, lạnh... * GV gợi ý HSTL ? 4: - Nhắc lại KN về HĐTT của con người - VD: Xem thông tin trên bảng thông báo lao động-> biết công việc LĐ của lớp -> nhắc nhở các bạn chuẩn bị dụng cụ, tinh thần-> LĐ hiệu quả; - VD: Mẹ bảo Lan đi chợ mua gà để nuôi cho gà đẻ trứng; Lan ra chợ nhìn thấy có 2 con gà một con kêu: Cục ta cục tác, một con gáy: ò ó o=> Lan sẽ chọn mua con gà kêu: Cục ta cục tác (vì đó là con gà mái biết đẻ trứng)..... * GV gợi ý HSTL ? 5: - Máy bay để bay như các loài chim; -Tầu ngầm để lặn xuống đáy đại dương; - La bàn để định hướng; - Nhiệt kế để đo nhiệt độ; - Cân để giúp phân biệt trọng lượng; - Míc, loa, tăng âm để tiếng nói to hơn vang xa hơn.... V- Dặn dò, hướng dẫn học tập ở nhà: (5p’) * HDVN: Về nhà học bài, TL các ? SGK vào vở; làm các bài tập 1.1->1.25 SBT. - Nghiên cứu kĩ trước nội Bài 2 Thông tin và biểu diễn thông tin -----------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Bai_1_Thong_tin_va_tin_hoc.doc