Giáo án Tin học 6 bài 1, 2
Bài 2. THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức:
- Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.
- Biết khái niệm biểu diễn thông tin.
- Biết được cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bit.
2) Kỹ năng: Biết sử dụng máy tính vào những công việc cụ thể.
3) Thái độ: Tập cho HS tính nhanh nhẹn, tư duy sáng tạo, Logic
II. CHUẨN BỊ:
1) Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, thước kẽ, SGK
Phương án tổ chức: vấn đáp, thuyết trình
2) Chuẩn bị của học sinh: HS xem trước bài mới ở nhà.
Tuần: 1 Ngày soạn: 16/08/2014 Tiết: 1 Ngày dạy:19/08/2014 Chương 1. LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ Bài 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC I. MỤC TIÊU: 1) Kiến thức:HS biết được khái niệm thông tin, hoạt động thông tin của con người. HS biết được máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin của con người. Giúp HS có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học. 2) Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi SGK. 3) Thái độ: Rèn luyện tư duy logic II. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, thước kẽ, SGK Phương án tổ chức: vấn đáp, thuyết trình Chuẩn bị của học sinh: HS xem trước bài mới ở nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định tình hình lớp: (1’) Ổn định chỗ ngồi, kiểm tra sĩ số lớp. 6A1: 6A2: 6A3: 2) Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra sách vở của học sinh đã chuẩn bị đúng theo yêu cầu của bộ môn hay chưa và yêu cầu học sinh phải chuẩn bị theo đúng yêu cầu 3) Giảng bài mới: a/ Giới thiệu bài: (1’) - Tin học là môn tự chọn (bắt buộc) dành cho HS THCS, dùng cho cả 4 khối (6, 7, 8, 9) với thời lượng mỗi tuần 2 tiết. Lớp 6 (7, 8, 9) chúng ta sẽ sử dụng SGK tin học dành cho HS THCS – quyển 1 gồm 4 chương. Trong chương 1 có 4 bài lý thuyết và 1 bài thực hành. Trước khi đi vào bài học các em hãy cho cô biết: Tại sao trong cuộc sống người ta có nhu cầu đọc báo, xem ti vi, giao tiếp với người khác? Vậy thông tin là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài đầu tiên của chương 1. “Bài 1. Thông tin và tin học” b/ Tiến trình bài dạy: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 5 HĐ1: Thông tin là gì? 1. Thông tin là gì? Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện,) và về chính con người. Ví dụ: Các bài báo, bản tin trên truyền hình, tiếng trống trường,... GV thông báo: Hằng ngày các em tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ: Tiếng trống trường, tín hiệu đèn xanh đèn đỏ, các bài báo, bản tin trên truyền hình, - GV y/c HS nêu các ví dụ khác. - GV nhận xét, kết luận. - Lắng nghe. - HS nêu ví dụ: Giao tiếp giữa mọi người, động tác phất cờ của trọng tài biên, tiếng còi của trọng tài chính, - HS ghi vở. 15 HĐ 2: Tìm hiểu hoạt động thông tin của con người. 2. Hoạt động thông tin của con người: Hoạt động thông tin bao gồm việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin. Xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người. GV thông báo: Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn lưu trữ, trao đổi và xử lý thông tin. Ví dụ: SGK, băng, đĩa, giấy tờ, bảng, (phương tiện lưu trữ và phổ biến thông tin) Ä Lưu ý: Trong quá trình thu nhận thông tin ta có 2 cách là: vô thức và có ý thức. Ví dụ: + Vô thức: Tiếng chim hót vọng đến tai → trên cây có con chim. + Có ý thức: Đọc sách → tìm hiểu kiến thức. GV y/c HS nêu các ví dụ khác. - GV nhận xét và giải thích. - Giới thiệu về mô hình quá trình xử lý thông tin. Xử lý TT vào TT ra ? Các em hãy quan sát và cho biết thông tin vào và thông tin ra thông tin nào trước xử lý và thông tin nào nhận được sau xử lý. - GV nhận xét và giải thích. - Lắng nghe. HS nêu ví dụ: + Ánh nắng ban mai chiếu vào mắt → cho biết 1 ngày đẹp trời, không mưa. + Đi tham quan viện bảo tàn → để tìm hiểu thực tế nội dung kiến thức. - Quan sát, lắng nghe và trả lời. + Thông tin vào là thông tin trước xử lý. + Thông tin ra là thông tin nhận được sau xử lý. - HS ghi vở. 8 HĐ 3: Hoạt động thông tin và tin học 3. Hoạt động thông tin và tin học. Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử. - GV thông báo: Hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ các giác quan và bộ não. VD: Khi mua trái cây người ta sẽ thử xem có ngọt hay chua; Nhìn vào 7 sắc cầu vòng thì chúng ta sẽ phân biệt được các màu. - GV y/c HS nêu ví dụ. GV nhận xét, trình bày hạn chế của con người → máy tính ra đời như một công cụ hỗ trợ. - Tuy nhiên, khả năng của các giác quan và bộ não con người trong các hoạt động thông tin chỉ có hạn. VD: Không thể nhìn được quá xa hay những vật quá bé; Không thể tinh nhẩm nhanh những con số rất lớn,... → Kính thiên văn, kính hiển vi,... Máy tính ban đầu là để hỗ trợ việc tính toán - GV y/c HS nêu ví dụ. - Nhận xét và chốt lại ý chính. - Lắng nghe. - HS nêu ví dụ: + Mua nước hoa sẽ qua quá trình lựa chọn mùi cho phù hợp. + Khi sờ tay vào cóc nước sôi vừa đổ ra thì có cảm giác nóng. - HS nêu ví dụ: + Cân lúa bằng thúng, bằng dạ, → cân bàn, cân đồng hồ,... + Đi bộ, đi xe bò, xe ngưa, → xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay, + Nhờ chim bô câu đưa thư → bưu điện, thư điển tử, - HS lắng nghe. 7 HĐ 4: Củng cố ? Thông tin là gì. ? Thế nào là hoạt động thông tin. ? Y/c HS vẽ mô hình quá trình xử lý thông tin. ? Xử lý thông tin đóng vai trò như thế nào? Vì sao? Cho biết ý nghĩa của thông tin vào và thông tin ra. ? Ví dụ chứng tỏ khả năng của các giác quan và bộ não con người trong các hoạt động thông tin chỉ có hạn. ? Em hãy cho biết một trong các nhiệm vụ chính của tin học là gì? - HS trả lời: + Cày, bừa bằng trâu, bằng bò → máy cày, máy xới, + Cắt, cấy, đập lúa bằng tay → mắy cắt, máy cấy, máy suốt, - HS trả lời. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (3’) Ra bài tập về nhà: học bài trong vở ghi và sgk Chuẩn bị bài mới: xem trước bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin. Soạn các câu hỏi sau: + Các dạng thông tin cơ bản +Biểu diễn thông tin là gì + Vai trò của biểu diễn thông tin IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung: Tuần: 1 Ngày soạn:18/08/2014 Tiết: 2 Ngày dạy: 23/08/2014 Bài 2. THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN I. MỤC TIÊU: 1) Kiến thức: - Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản. - Biết khái niệm biểu diễn thông tin. - Biết được cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bit. 2) Kỹ năng: Biết sử dụng máy tính vào những công việc cụ thể. 3) Thái độ: Tập cho HS tính nhanh nhẹn, tư duy sáng tạo, Logic II. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, thước kẽ, SGK Phương án tổ chức: vấn đáp, thuyết trình Chuẩn bị của học sinh: HS xem trước bài mới ở nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định tình hình lớp: (1’) Ổn định chỗ ngồi, kiểm tra sĩ số lớp. 6A1: 6A2: 6A3: Kiểm tra bài cũ:5’ Câu hỏi Dự kiến câu trả lời của HS ? Ví dụ chứng tỏ khả năng của các giác quan và bộ não con người trong các hoạt động thông tin chỉ có hạn? Em hãy cho biết một trong các nhiệm vụ chính của tin học là gì? Đi bộ, đi xe bò, xe ngưa, → xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay, Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử. GV gọi HS nhận xét sau đó nhận xét và ghi điểm cho học sinh. 3) Giảng bài mới: Giới thiệu bài: (1’) Chúng ta đã biết thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết cho con người. Như vậy cách thức đem lại sự hiểu biết đó như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu câu trả lời ở “Bài 2. Thông tin và biểu diễn thông tin” Tiến trình bài dạy: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 20 HĐ1: Có những dạng thông tin cơ bản nào? 1. Các dạng thông tin cơ bản: Ba dạng cơ bản của thông tin là văn bản, hình ảnh và âm thanh. + Dạng văn bản: SGK, danh thiếp, tấm biển chỉ đường, + Dạng hình ảnh: hình minh họa trong truyện, bức tranh, + Dạng âm thanh: tiếng chim hót, đài phát thanh, - Thông tin xung quanh chúng ta vô cùng phong phú và đa dạng. Ở đây ta chỉ quan tâm tới 3 dạng cơ bản: văn bản, âm thanh và hình ảnh. - GV lần lượt giới thiệu các dạng thông tin và cho VD: + Dạng văn bản: những bài viết đăng trên báo, SGK, danh thiếp, + Dạng hình ảnh: hình minh họa trong sách, trong truyện, trong phim hoạt hình, + Dạng âm thanh: tiếng chim hót, tiếng kèn, tiếng trống, - GV y/c HS nêu ví dụ. - GV nhận xét, chỉnh sửa và kết luận. - HS lắng nghe. - HS nêu ví dụ: + Dạng văn bản: đơn xin phép nghỉ, tấm biển chỉ đường, + Dạng hình ảnh: hình minh họa trong truyện, bức tranh, + Dạng âm thanh: Tiếng gà gáy, đài phát thanh, - HS lắng nghe. 10 H Đ 2: Biểu diễn thông tin 2. Biểu diễn thông tin. * Biểu diễn thông tin: Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều hình thức khác nhau. VD: Biểu diễn bằng văn bản, hình ảnh, dùng sỏi để chỉ số lượng thú săn được, * Vai trò của biểu diễn thông tin: Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin của con người. VD: Mô tả về hình dáng của một người chưa quen, tuyên truyền cho mọi người về luật an toàn giao thông, * Biểu diễn thông tin: - Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó, VD: Biểu diễn bằng văn bản, hình ảnh, âm thanh. Ngoài ra thông tin còn có thể được biểu diễn bằng nhiều cách khác, VD: Dùng sỏi để chỉ số lượng thú săn được, người khiếm thính dùng nét mặt và động tác tay để thể hiện điều muốn nói, - GV y/c HS nêu các ví dụ khác. - GV nhận xét, chỉnh sửa và kết luận. * Vai trò của biểu diễn thông tin: - GV thông báo: Biểu diễn thông tin có vai trò quan trọng đối với việc truyền và tiếp nhận thông tin. VD: Việc mô tả bằng lời về hình dáng, tính tình hoặc những tấm ảnh của người bạn của ban cho gia đình nghe (chưa quen) → giúp hình dung về bạn ấy. - GV y/c HS nêu ví dụ. - GV nhận xét các ví dụ. - Biểu diễn thông tin dưới dạng phù hợp cho phép lưu giữ và chuyển giao thông tin. VD : SGK mà các em đang học,... - GV kết luận vai trò của biểu diễn thông tin. - HS lắng nghe. - HS nêu ví dụ: dùng que tính, diễn viên kịch câm, - HS lắng nghe. - HS nêu ví dụ: Tuyên truyền cho mọi người biết về luật an toàn giao thông, cum A H1N1, 5 H Đ 3:Củng cố ? Thông tin có các dạng cơ bản nào? Cho ví vụ. ? Thông tin được biểu diễn bằng những hình thức nào? Vai trò của biểu diễn thông tin? Cho ví dụ. Hs trả lời 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (3’): - Ra bài tập về nhà: học bài trong vở ghi và sgk - Chuẩn bị bài mới: Xem trước mục 3: Biểu diễn TT trong máy tính, để tìm hiểu các nội dung sau: 1. Để máy tính xử lí được thông tin, thì thông tin phải như thế nào? 2. Dữ liệu là gì 3. Quá trình xử lí thông tin trong máy tính IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
File đính kèm:
- 1-2 tin 6.doc