GIáo án Tin học 11 tiết 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình

Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy có thể nạp trực tiếp vào bộ nhớ thi hành ngay.

Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao nói chung không phụ thuộc loại máy, muốn thi hành được thì nó phải được chuyển sang ngôn ngữ máy.

Cần phải có chương trình dịch để chuyển chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy để máy có thể thi hành được.

Chương trình dịch có 2 loại: Biên dịch và thông dịch

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu GIáo án Tin học 11 tiết 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH 
 VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Tiết PPCT 1: 	§1. KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- Biết có ba lớp ngôn ngữ lập trình và các mức của ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
- Biết vai trò của chương trình dịch.
- Biết khái niệm biên dịch và thông dịch.
2. Kĩ năng:
3. Thái độ: 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình + vấn đáp
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
	1. Ổn định lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.
	2. Bài cũ: Không
	3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo Viên và Học Sinh
Nội Dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình.
GV: Đặt câu hỏi 1: Em hãy cho biết các bước giải một bài toán trên máy tính?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: xác định bài toán, lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán
GV: Phân tích câu trả lời của học sinh.
Nhắc lại các bước giải bài toán trên máy tính đã học ở lớp 10.
HS: lắng nghe.
GV: Diễn giải và phân tích và đưa ra khái niệm lập trình.
HS: Nghe giảng và ghi bài
GV: Đặt câu hỏi 2: Em hãy cho biết có mấy loại ngôn ngữ lập trình?
HS: Trả lời câu hỏi của giáo viên: Có 3 loại ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
GV: Phân tích câu trả lời của học sinh.
Mỗi loại máy có một ngôn ngữ riêng, thường thì chương trình viết bằng ngôn ngữ của máy nào chỉ chạy được trên máy đó.
Khi viết chương trình bằng ngôn ngữ bậc cao muốn thi hành được trên loại máy nào thì cần chuyển chương trình sang ngôn ngữ máy của máy đó.
HS: Nghe giảng và ghi bài
GV: Đặt câu hỏi 3: Làm thế nào để chuyển chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy?
HS trả lời: Cần phải có chương trình dịch
GV: Nhận xét và phân tích.
HS: Nghe giảng và ghi bài
* Hoạt động 2: Tìm hiểu 2 loại chương trình dịch.
GV: Đưa ra ví dụ : Bạn là người không biết tiếng Anh vậy làm sao để bạn có thể nói chuyện với người Anh hay đọc một cuốn sách tiếng Anh?
Khi một người làm phiên dịch người đó phải dịch như thế nào? (Dịch ngay từng câu khi 2 người nói chuyện)
Khi một người muốn dịch 1 cuốn sách sang tiếng Việt thì làm thế nào? (Dịch toàn bộ cuốn sách đó sang tiếng Việt để người đó có thể đọc được)
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Diễn giải, phân tích cho hs nhận biết được thế nào là thông dịch, biên dịch.
HS: Nghe giảng và ghi bài.
1. Khái niệm lập trình
Lập trình là sử dụng một cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của một ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt thuật toán .
Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy có thể nạp trực tiếp vào bộ nhớ thi hành ngay.
Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao nói chung không phụ thuộc loại máy, muốn thi hành được thì nó phải được chuyển sang ngôn ngữ máy.
Cần phải có chương trình dịch để chuyển chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy để máy có thể thi hành được.
Chương trình dịch có 2 loại: Biên dịch và thông dịch
+ Biên dịch (Compiler): Thực hiện các bước sau:
F Duyệt, kiểm tra, phát hiện lỗi và kiểm tra tính đúng đắn của các câu lệnh trong chương trình nguồn .
F Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích (ngôn ngữ máy) để có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần.
+ Thông dịch (Interpreter): Dịch lần lượt từng câu lệnh và thực hiện ngay câu lệnh ấy.
Thông dịch được thực hiện bằng cách lặp lại dãy các bước sau:
F Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn
F Chuyển đổi các câu lệnh đó thành một hay nhiều câu lệnh trong ngôn ngữ máy.
F Thực hiện các câu lệnh vừa chuyển đổi được .
4. Củng cố:
- Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình.
	- Các ngôn ngữ lập trình: ngôn ngữ máy, ngôn ngữ bậc cao, hợp ngữ.
	- Khái niệm chương trình dịch.
	- Thông dịch và biên dịch.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 sách giáo khoa trang 13.
 	- Xem bài đọc thêm 1: Em biết gì về các ngôn ngữ lập trình? Sách giáo khoa trang 6
- Xem trước bài học: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình.
V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docBai_1_Khai_niem_lap_trinh_va_ngon_ngu_lap_trinh_20150727_121020.doc