GIáo án Tin học 11 bài 15: Thao tác với tệp

Hoạt động 2:

· Hình thức : 2 hs/nhóm

· Nội dung : Thực hiện tìm hiểu các thủ tục gắn tên tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp văn bản và đóng tệp.Từ đó cho các nhóm trao đổi , thảo luận với nhau. Ghi nhớ tại buổi học các thủ tục này.

· Kiến thức : Các thao tác với tệp.

· Gán tên tệp: assign

· Mở tệp : +Đọc : reset

 + Ghi : rewrite

· Đọc/Ghi dữ liệu:

+ Đọc: read/readln

+Ghi : write/writeln

· Đóng : Close.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu GIáo án Tin học 11 bài 15: Thao tác với tệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 25/ 07/ 2007
Chương 5 :
TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP
Bài 15: § 15 THAO TÁC VỚI TỆP
Tiết PPCT : 
I)Mục tiêu bài học:
Kiến thức :
Biết được cách khai báo tệp.
Thực hiện các thao tác với tệp như : gắn tên tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp văn bản và đóng tệp.
Kỹ năng:
- Thao tác với tệp văn bản.
Thái độ: 
Hiểu đúng, chính xác về tệp.
II) Chuẩn bị:
1)	Tài liệu, bài tập:
- Sách giáo khoa, giáo án , sách giáo viên,những ví dụ đơn giản.
2)	Dụng cụ , thiết bị:
- Phòng máy, máy chiếu và phần mềm ngôn ngữ lập trình pascal 7.0.
III) Tiến trình lên lớp:
Ổn định, tổ chức lớp: sỉ số, tình hình chuẩn bị trước tiết học, trật tự.
Kiểm tra bài cũ: 
Vai trò của tệp.
Phân loại tệp và các thao tác với tệp.
Bài giảng:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
Hình thức : giới thiệu & vấn đáp
Nội dung : Xét theo cách tổ chức dữ liệu thì có 2 loại tệp: tệp văn bản và tệp có cấu trúc.
Hai thao tác cơ bản đối với tệp đó là gì? Để thao tác được với tệp ta cần phải làm gì?
Kiến thức : Ôn tập lại kiến thức đã học ở bài trước. Hai thao tác cơ bản đó là đọc dữ liệu từ tệp và ghi dữ liệu vào tệp. Cách thức để thao tác với tệp: Khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc/ghi dữ liệu và đóng tệp.
Hoạt động 2:
Hình thức : 2 hs/nhóm
Nội dung : Thực hiện tìm hiểu các thủ tục gắn tên tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp văn bản và đóng tệp.Từ đó cho các nhóm trao đổi , thảo luận với nhau. Ghi nhớ tại buổi học các thủ tục này.
Kiến thức : Các thao tác với tệp.
Gán tên tệp: assign
Mở tệp : +Đọc : reset
 + Ghi : rewrite
Đọc/Ghi dữ liệu: 
+ Đọc: read/readln
+Ghi : write/writeln
Đóng : Close.
Hoạt động 3: 
Hình thức : cá nhân
Nội dung : Tóm tắt trình tự công việc khi muốn thao tác với tệp. Cụ thể ra sao ?
Kiến thức : Trình tự:
Gắn tên tệp
Mỏ tệp
Thao tác đọc/ghi
Đóng tệp.
Khai báo :
Khai báo biến tệp văn bản có dạng:
 Var :Text;
Ví dụ:
Var tep1, tep2 :Text;
Thao tác với tệp:
a)Gắn tên tệp:
- Mỗi tệp dữ liệu đều có một tên tệp để tham chiếu.
Tên tệp là biến xâu hoặc hằng xâu.
Ví dụ:’Dulieu.doc’
- Để thao tác được với tệp ta phải gắn tên tệp với đại diện của nó là biến tệp bằng thủ tục sau:
Assign(,);
Ví dụ : assign(tep1,’dulieu.txt’);
b)Mở tệp:
- Mở tệp để ghi dữ liệu:
Rewrite();
Ví dụ:
assign(tep3,’c:\KQ.dat’);
rewrite(tep3);
-Mở tệp để đọc dữ liệu:
Reset();
Ví dụ:
Assign(tep1,’dulieu.doc’);
Reset(tep1);
c)Đọc/ Ghi tệp văn bản:
Thủ tục đọc:
Read(,);
Hoặc Readln(,);
Thủ tục ghi:
Write(,);
Hoặc writeln(,);
Ví dụ:
Var tep1,tep2:Text;
Tệp1 đọc dữ liệu, tệp2 ghi dữ liệu.
Read(tep1,a,b);
Write(tep2,’c =’,a+b);
* Một số hàm chuẩn thường dùng khi đọc/ghi tệp văn bản:
+ Hàm eof()
+ Hàm eoln()
d)Đóng tệp:
Close();
Ví dụ:
Close(tep1);
Tóm tắt :
* Để thao tác được với tệp:
Bước 1:Gắn tên tệp (assign)
Bước 2:Tuỳ vào mục đích sử dụng:
+ Đọc : reset
+ Ghi : rewrite
Bước 3: Thực hiện đọc/ ghi dữ liệu:
+Đọc : read(readln)
+ Ghi : write(writeln)
Bước 4: Đóng tệp (Close)
Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài:
Cô đọng, hiểu được thao tác cơ bản với tệp văn bản.
Nắm được cách làm việc với tệp trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
Dặn dò , kế hoạch học tập tiết sau :
Học bài và ghi nhớ các thủ tục thao tác với tệp.
Làm thế nào để thao tác với tệp.
Xem trước 2 ví dụ của bài tiếp theo về thao tác tệp để buổi học sau đạt kết quả hơn.
IV) Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:
KIỂM TRA 15 PHÚT
Môn : TIN HỌC 11
Câu 1: Các thao tác với tệp đó là ?
a) gắn tên tệp	c) Đóng tệp
b) mở tệp	d) Cả a,b,c đều đúng
Câu 2: Để gắn tên tệp ta dùng thủ tục?
a) assign	c) sign
b) asign	d) accign
Câu 3: Để khai báo biến tệp văn bản ta dùng kiểu?
a) ASCII	c) real
b) text	d) Integer
Câu 4: Muốn mở tệp để đọc dữ liệu từ tệp ta dùng thủ tục ?
a) reset	c) read
b) rewrite	d) write
Câu 5: Muốn mở tệp để ghi dữ liệu vào tệp ta dùng thủ tục ?
a) reset	c) read
b) rewrite	d) write
Câu 6: Muốn đọc tệp văn bản ta dùng thủ tục ?
a) reset	c) read
b) rewrite	d) write
Câu 7: Muốn ghi tệp văn bản ta dùng thủ tục ?
a) reset	c) read
b) rewrite	d) write
Câu 8: Đóng tệp văn bản ta dùng thủ tục ?
a) Close	c) break
b) exit	d)tất cả đều sai.
Câu 9: Hàm eof trả về giá trị true nếu con trỏ tệp đang chỉ tới............
a)cuối dòng	c)cuối chương trình
b)cuối tệp	d)tất cả đều đúng.
Câu 10: Hàm eoln trả về giá trị true nếu con trỏ tệp đang chỉ tới............
a)cuối dòng	c)cuối chương trình
b)cuối tệp	d)tất cả đều đúng.

File đính kèm:

  • docbai 15.doc