Giáo án Tin học 10 - Đoàn Phan Kim Lài - Tiết 41, Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản (Tiết 2)

Đặt vấn đề: Hiện nay có một số phần mềm xử lí được các chữ như: chữ Việt, chữ Nôm, chữ Thái, Trong tương lai, sẽ có những phần mềm hỗ trợ chữ của những dân tộc khác ở Việt Nam.

H.Muốn gõ tiếng Việt ta phải làm sao?

H. Các em đã biết những chương trình gõ tiếng Việt nào?

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1729 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 - Đoàn Phan Kim Lài - Tiết 41, Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 41
Bài 14: KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN (t2)
Ngày soạn: 4/1/2014	 	Ngày dạy : 7/1/2014 Tuần : 21
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: 	
	– Nắm được các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản, các khái niệm liên quan đến 	việc trình bày văn bản.
	– Có khái niệm về các vấn đề liên quan đến xử lí chữ Việt trong soạn thảo văn bản.
	– Hiểu một số qui ước trong soạn thảo văn bản.
	– Biết cách gõ văn bản chữ Việt, bộ mã chữ Việt, bộ phông chữ Việt, …
	2. Kĩ năng:
	– Làm quen và bước đầu học thuộc một trong hai cách gõ văn bản.
	3. Thái độ: 
	– Rèn đức tính cẩn thận , ham học hỏi, có tinh thần tương trợ bạn.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: 	– Giáo án, tranh ảnh
	– Tổ chức hoạt động theo nhóm.
	2. Học sinh: 	– Sách giáo khoa, vở ghi.
	– Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	Hỏi: Em hãy nêu các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản?
	3. Bài mới 
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
2. Một số qui ước trong việc gõ văn bản.
a. Các đơn vị xử lí trong văn bản.
– Kí tự (character). 
- Từ (word). 
- Câu (sentence). 
- Dòng (line). 
- Đoạn văn bản (paragraph) 
- Trang (page). 
- Trang màn hình: 
· GV giới thiệu sơ lược các đơn vị xử lí trong văn bản. Minh hoạ bằng một trang văn bản.
· Cho HS nêu ví dụ minh hoạ.
· Kí tự, từ, câu, đoạn văn, trang,
b. Một số qui ước trong việc gõ văn bản.
– Các dấu ngắt câu như: (.), (,), (:), (;), (!), (?), đằng trước nó ko có dấu cách nhưng sau nó phải có dấu cách.
Giữa các từ phân cách nhau bởi dấu cách. Giữa các đoạn phải xuống dòng bằng phím Enter.
Các dấu mở ngoặc (, {, [, < ‘, “ phải được đặt sát vào kí tự.
H. Em hãy cho biết một vài dấu ngắt câu?
· GV đưa ra một số câu với các vị trí khác nhau của dấu ngắt câu rồi cho HS nhận xét.
· Chú ý: Đôi khi vì lí do thẩm mĩ, người ta không theo các qui ước này.
Đ. , . ! : ; ?
· trả lời
3. Chữ Việt trong soạn thảo văn bản.
a. Xử lí chữ Việt trong máy tính:
Bao gồm các việc chính sau:
- Nhập văn bản chữ 
- Lưu trữ, hiển thị và in ấn văn bản chữ Việt.
Đặt vấn đề: Hiện nay có một số phần mềm xử lí được các chữ như: chữ Việt, chữ Nôm, chữ Thái, … Trong tương lai, sẽ có những phần mềm hỗ trợ chữ của những dân tộc khác ở Việt Nam.
H.Muốn gõ tiếng Việt ta phải làm sao?
H. Các em đã biết những chương trình gõ tiếng Việt nào?
Đ. Phải trang bị thêm các phần mềm gõ tiếng Việt.
Đ.Vietkey, Unikey,VietSpel, …
b. Gõ chữ Việt:
· Kiểu Telex
· Kiểu VNI.
· GV giới thiệu 2 kiểu gõ tiếng Việt: Telex và Vni.
H. Cho một câu rồi viết tường minh cách gõ theo kiểu Telex? 
· Quê hương: Quee huwowng
c. Bộ mã chữ Việt:
· TCVN3, VNI.
· Bộ mã chung cho các ngôn ngữ và quốc gia: Unicode.
· GV giới thiệu một số bộ mã thông dụng hiện nay. 
H. Các em thường dùng bộ mã nào?
· Arial, Times New Romans
d. Bộ phông chữ Việt.
· TCVN3 : .Vn như: .VnTime, .VnArial, …
· VNI: VNI–Times,VNI–Helve, …
· Unicode: Times New Roman, Arial, Tahoma, …
· Để hiển thị và in được chữ Việt, cần có các bộ phông chữ Việt tương ứng với từng bộ mã. Có nhiều bộ phông với nhiều kiểu chữ khác nhau.
H. Nêu những bộ phông mà em biết? 
Đ. Unicode, VNI
e. Các phần mềm hỗ trợ tiếng Việt: Unikey, Vietkey
· Hiện nay các hệ soạn thảo đều có chức năng kiểm tra chính tả, sắp xếp.. cho một số ngôn ngữ nhưng chưa có tiếng Việt., chúng ta cần dùng các phần mềm tiện ích riêng.
4. Củng cố:
Nhấn mạnh:
- Một số quy ước trong việc gõ văn bản.
- Không nên dùng nhiều bộ mã trong một văn bản.
- Không nên dùng nhiều phông chữ trong một văn bản.
5. Dặn dò
– Bài 4, 5,6 SGK tramg 98
	– Tìm hiểu sự khác biệt khi ta soạn thảo văn bản đúng theo các qui ước trên và không theo các qui ước trên.
– Đọc trước bài 15 “Làm quen với Microsoft Word”

File đính kèm:

  • docBai 14 t2.doc
Giáo án liên quan