Giáo án Tiểu học khối 4 - Tuần 7

-Đại diện nhóm thi đua đọc diễn cảm.

H:Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?

IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:1

-Nhận xét tiết học.

-Luyện đọc thêm ,xem bài học

-Chuẩn bị bài : Ở Vương quốc Tương lai.

*Rút kinh nghiệm

doc37 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiểu học khối 4 - Tuần 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ØI HỌC 
Ngày dạy:..// 2011 Khoa học
TUẦN 7-TIẾT 13 PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ 
I.MỤC TIÊU: 
 *Nêu cách phòng bệnh béo phì:
-Ăn uống hợp lí,điều độ,ăn chậm ,nhai kĩ.
-Năng vận động cơ thể,đi bộ và luyện tập T DTT.
]GD-KNS:Kĩ năng giao tiếp hiệu quả;Kĩ năng ra quyết định;Kĩ năng kiên định.
-Giáo dục HS có ý thức phòng bệnh béo phì và vận động cả người khác cùng thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : Hình vẽ trong SGK
HS: Trảnh ảnh sưu tầm
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Khởi động:1’ Hát vui
2/ Bài cũ:4’ Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
H:Nhận biết một số chất dinh dưỡng do ăn thiếu chất dinh dưỡng?
H:Kể tên các bệnh khác cũng do thiếu chất dinh dưỡng?
H:Nêu các cách phòng ngừa?
3/ Bài mới:25’
a./ Giới thiêu bài:1’ PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
b./ Các hoat động: 24’
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
 6’
 10’
 8’
Hoạt động 1:‘Làm việc với phiếu học tập’ 
Mục tiêu: Ăn uống hợp lí,điều độ,ăn chậm ,nhai kĩ.
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và phát phiếu học tập.
- Nội dung của phiếu học tập:
H:Theo bạn, dấu hiệu nào không phải dấu hiệu của bệnh béo phì?
H:Bị bệnh béo phì có những bất lợi nào?
H:Béo phì có phải là bệnh không? Vì sao?
- GV nhận xét và kết luận 
Hoạt động 2 : Làm việc câu hỏi SGK
Mục tiêu: Năng vận động cơ thể,đi bộ và luyện tập T DTT.
Cách tiến hành:
- GV nêu các câu hỏi sau:
H:Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì ?
H:Làm thế nào để phòng tránh bệnh béo phì?
H:Cần làm gì khi người thân bị bệnh béo phì?
- GV kết luận như mục ‘ Bạn cần biết”
Hoạt động 3:Trò chơi ‘ Đóng vai ’.
Mục tiêu: Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh bệnh ăn thừa chất dinh dưỡng.
Cách tiến hành;
- GV chia nhóm và giao các tình huống cho các nhóm về bệnh béo phì.
- GV nhận xét, đưa ra ứng đúng.
 Hoạt động nhóm đôi
-HS làm việc theo nhóm đôi.
 -Đại diện các nhóm lên trả lời, bạn khác bổ sung.
 Hoạt động cá nhân
-HS trả lời nối tiếp
-Vài HS đọc ghi nhớ
 Hoạt động nhóm
-Nhóm trao đổi 5-6 HS
-Các nhóm thảo luận và phân vai theo tình huống đã đạt ra để đóng kịch, có diễn xuất.
 - HS khác cho ý kiến
4./Củng cố :4’
H: Nhận biết và dấu hiệu của bệnh béo phì?
H:Nguyên nhân, cách phòng bệnh béo phì ?
IV.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:1’
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS học bài:”Bạn cần biết”
-Chuẩn bị bài :Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa
*Rút kinh nghiệm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn:..// 2011 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Ngày dạy:..// 2011 Đạo đức
TUẦN 7	 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU : 
HS nhận thức được:
 -Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
-Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.Biết vì sao phải tiết kiệm tiền của
?GD-BVMT:Sử dụng tiết kiệm quần áo,sách,đồ dùng,điện,nước,.
?Đạo đức HCM:Cần,kiệm,liêm,chính:GD –HS đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.
]GD-KNS:Kĩ năng bình luận ,phê phán việc lãng phí tiền của;Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân.
]GD-SDNLTK&HQ:Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như:điện ,nước,xăng dầu,than đá, gas, chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân,gia đình và đất nước;Đồng tình với các hành vi,việc làm sử dụng tiết kiệm năng lượng;phản đối không đồng tình với các hành vi sử dụng lãng phí năng lượng.
- Giáo dục ý thức HS biết tiết kiệm sách vở, đồ dùng, đồ chơi  trong sinh hoạt hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : Đồ dùng để chơi đóng vai.
Hs : SGK đạo đức 4.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động :1’ Hát vui
2. Bài cũ : 4’ Biết bày tỏ ý kiến
H:Vì sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em?
H:Em cần thực hiện quyền đó như thế nào?
-GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :25’
a.Giới thiệu bài :1’ “Tiết kiệm tiền của”.
b.Các hoạt động:24’
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
6’
 6’
 12’
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
*Cách tiến hành
-GV chia lớp thành 6 nhóm yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK.
-GV hướng dần, bổ sung.
GV kết luận: Tiết kiệm là 1 thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
Hoạt động 2: Bài tập 1.
Mục tiêu: Biết được vì sao phải tiết kiệm tiền của.
Cách tiến hành
-GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1, yêu cầu Hs lựa chọn và đứng vào 2 vị trí trong lớp theo quy ước:
	a) Tán thành.
	b) Không tán thành. 
*GV kết luận: Các ý kiến c , d , đ là đúng các ý kiến a , b là sai.
Hoạt động 3: Bài tập 2
Mục tiêu:Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của
?GD-BVMT:Sử dụng tiết kiệm quần áo,sách, đồ dùng,điện,nước,.
?Đạo đức HCM:Cần,kiệm,liêm,chính:GD –HS đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.
*Cách tiến hành
-GV chia lớp thành 6 nhóm yêu cầu đọc bài tập 2 và thảo luận. Sau đó trình bày vào phiếu học tập.
-GV kết luận về những việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
?GD-BVMT:Sử dụng tiết kiệm quần áo,sách, đồ dùng,điện,nước,.
?Đạo đức HCM:Cần,kiệm,liêm,chính:GD –HS đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.
]GD-SDNLTK&HQ:Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như:điện ,nước,xăng dầu,than đá, gas, chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân,gia đình và đất nước;Đồng tình với các hành vi,việc làm sử dụng tiết kiệm năng lượng;phản đối không đồng tình với các hành vi sử dụng lãng phí năng lượng.
	Hoạt động nhóm.
-Nhóm trao đổi 5-6 HS
-Các nhóm đọc thông tin trong SGK.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Hs cả lớp trao đổi, thảo luận.
-Hs đọc ghi nhớ.
 Hoạt động nhóm
-Nhóm trao đổi 5-6 HS
-Hs lựa chọn và trả lời ý kiến của mình theo câu hỏi SGK.
-Các bạn có cùng ý kiến thảo luận về lý do lựa chọn của mình.
-Đại diện nhóm trình bày lớp trao đổi, thảo luận.
 Hoạt động nhóm
-Nhóm trao đổi 5-6 HS
-Nhóm trao đổi ,thảo luận:
+N 1+2+3 thảo luận:
H: Nên làm gì để tiết kiệm tiền của?
+N 4+5+6 thảo luận:
H: Không nên làm gì để tiết kiệm tiền của ?
-Các nhóm thảo luận vì trình bày trên phiếu.
-Dán phiếu lên bảng.
-Lắng nghe.
4.Củng cố:4’
-GV yêu cầu: Hs sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của.
-Tự liên hệ việc tiết kiệm của bản thân.
-Thực hiện các nội dung “thực hành” ở SGK.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:1’
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS học thuộc ghi nhớ,xem bài học
-Chuẩn bị bài : (Thực hành :Tiết 2.)
*Rút kinh nghiệm
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:..// 2011 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Ngày dạy:..// 2011 Phân môn:Kể chuyện
TUẦN 7	 LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG 
I.MỤC TIÊU: 
-Nghe-kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (SGK);kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện lời ước dưới trăng (do GV kể)
-Hiểu được ý nghĩa câu chuyện :Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho con người.
?GD-BVMT:GV khai thác vẻ đẹp của ánh trăng để thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống con người.
-Giáo dục ý thức HS yêu thích Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Khởi động:1’ Hát vui
2.Bài cũ:4’ Kể chuyện đã nghe,đã đọc
-GV yêu cầu 1 HS kể lại một câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc về lòng tự trọng.
-GV nhận xét- khen thưởng
3. Bài mới:25’
a.Giới thiệu bài:1’-Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ được nghe câu chuyện Lời ước dưới trăng. Câu chuyện kể về lời ước dưới trăng của một cô gái mù . Cô gái đã ước gì? Các em nghe câu chuyện sẽ rõ .
b./Các hoạt động:24’
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 10’
 14’
* Hoạt động 1: GV kể chuyện
Mục tiêu :Nghe-kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (SGK);kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện lời ước dưới trăng (do GV kể)
*Cách tiến hành
-GV kể lần 1
-GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng
-GV kể lần 3 (nếu cần)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện 
Mục tiêu:Hiểu được ý nghĩa câu chuyện:Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho con người.
?GD-BVMT:GV khai thác vẻ đẹp của ánh trăng để thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống con người.
*Cách tiến hành
- Hs kể dựa vào tranh SGK.
-Chia nhóm trình bày
-Cho từng nhóm KC
-Nhóm đại diện thi KC
- GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân KC hay nhất, hiểu truyện nhất, có dự đoán về kết cục vui của câu chuyện hợp lý, thú vị.
?GD-BVMT:GV khai thác vẻ đẹp của ánh trăng để thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống con người.
 Hoạt động nhóm
-HS nghe,quan sát tranh SGK
-HS tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của bài tập
 Hoạt động nhóm đôi
+ Kể chuyện trong nhóm
-HS kể chuyện theo nhóm đôi (mỗi em kể theo 1,2 tranh), sau đó kể toàn chuyện. Kể xong, HS trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK.
+ Thi kể chuyện trước lớp
- Hai, ba tốp HS (mỗi tốp 4 em) tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- HS kể xong đều trả lời các câu hỏi a,b,c của bài tập 3
-HS phát biểu tự do
-Nhận xét lớp
-Lắng nghe
4./ Củng cố:4’
-GV hỏi: Qua câu chuyện trên em hiểu điều gì? 
-GV chốt: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người nói điều ước, cho tất cả mọi người. 
IV.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:1’
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện em đã kể miệng ở lớp cho người thân nghe. 
-Chuẩn bị bài tập kể chuyện tuần 8:”Kể chuyện đã nghe,đã đọc”
*Rút kinh nghiệm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn:..// 2011 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Ngày dạy:..// 2011 Toán
TUẦN 7-TIẾT 33	TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
 I.MỤC TIÊU :
-Biết tính chất giao hoán của phép cộng .
-Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
?HS khá,giỏi thực hiện BT3/SGK.
- Giáo dục Hs tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV : SGK + kẻ sẵn khung.
HS : Vở, SGK.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động :1’ Hát vui
2. Bài cũ : 4’ Biểu thức có chứa 2 chữ.
-Hs đọc lại ghi nhớ
-Gọi HS sửa BT về nhà.
 ® Nhận xét- bài cũ.
3./Bài mới :25’
a./ Giới thiệu bài :	1’ Tính chất giao hoán của phép cộng.
b./ Các hoạt động: 24’
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
6’
 18’
Hoạt động 1 : Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
Mục tiêu: Hs nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng
*Cách tiến hành
-GV kẻ sẵn bảng SGK/42.
-GV cho từng giá trị số a, b rồi yêu cầu Hs tính giá trị của a + b; b + a, rồi so sánh 2 tổng này.
-Qua các vd trên, em có nhận xét gì về kết quả của 2 biểu thức a+b và b+a 
-Nhận xét vị trí của a và b trong hai biểu thức a+b , b+a ?
-Vậy khi đổi chỗ a và b thì tổng như thế nào ?
® GV giới thiệu: Tính chất giao hoán của phép cộng:”Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.”
Hãy cho vd minh họa.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Mục tiêu: Biết sử dụng tính chất giao hoán để thử phép cộng.
?HS khá,giỏi thực hiện BT3/SGK.
*Cách tiến hành
Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm.
® GV nhận xét.
Bài 2: Đặt tính, tính rồi dùng tính chất giao hoán thử lại.
-GV đọc từng bài, Hs làm bảng con rồi thử lại (bằng cách áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng)
Bài3: (Dành cho khá ,giỏi thực hiện bảng)
-Gọi 1 HS khá,giỏi nối tiếp nhau trình bày
 ® GV nhận xét + chấm vở.
 Hoạt động cá nhân
-Hs thực hiện:
+Tính giá trị a+b và b+a
+So sánh 2 kết quả.
+Hs nêu: giá trị 2 BT luôn bằng nhau
-Hs nêu : trong 2 biểu thức a+b, b+a thì a và b đã đổi chỗ cho nhau.
-Hs nêu : không thay đổi.
-Hs nhắc lại. 
 Hoạt động cá nhân.
-Hs đọc đề.
-Hs làm bài ® sửa bài.
-Hs đọc đề.
-Hs sửa bài + giải thích tại sao chọn 
-Hs tự làm bài ® sửa bài miệng.
-Hs đọc đề.
-Hs làm bài nối tiếp bảng ® sửa bài.
-Nhận xét lớp
4.Củng cố:4’
H:Phát biểu tính chất giao hóa của phép cộng ?
-So sánh giá trị 2 biểu thức sau :(Thi ai nhanh hơn)
1998+1999 và 1999+1997
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:1’
-Nhận xét tiết học.
-Học thuộc tính chất + công thức và BT/SGK
-Chuẩn bị bài : “Biểu thức có chứa 3 chữ”. 
*Rút kinh nghiệm
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:..// 2011 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Ngày dạy:..// 2011 Phân môn:Tập đọc
TUẦN 7-TIẾT 14 Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
 I/MỤC TIÊU : 
-Đọc rành mạch 1 đoạn kịch;bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
- Hiểu ND: Những ước mơ của các bạn nhỏ về cuộc nay đủ ,hạnh phúc,có những phát minh độc đáo của true em.(trả lời câu hỏi 1,2/ SGK)
- Giáo dục Hs có những mong ước tốt đẹp về cuộc sống.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
Hs : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Khởi động :1’ Hát vui
2. Bài cũ :4’ Trung thu độc lập.
-GV kiểm tra 2 Hs đọc
-GV nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới :25’
 a.Giới thiệu bài :1’ Ở Vương quốc Tương lai là một trích đoạn trong vở kịch Con chim xanh-một vở kịch đã được giải thưởng Nô-ben,tác giả của nó là Mô-rít-xơ Mát-téc-lích. Đoạn trích dưới đây kể lại việc hai bạn tới Vương quốc Tương lai trò chuyện với những người bạn sắp ra đời.
b. Các hoạt động: 24’
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
8’
 6’
Hoạt động 1 : Luyện đọc
Mục tiêu: Đọc rành mạch 1 đoạn kịch;bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
*Cách tiến hành
-GV cho HS khá,giỏi đọc bài.
-Chia đoạn: 3 phần
+ Phần 1: Giới thiệu vở kịch
+ Phần 2: Trong công xưởng xanh
+ Phần 3 :Trong khu vườn kì diệu.
-GV hướng dẫn cách ngắt giọng khi đọc văn bản kịch: phân biệt tên nhân vật và lời nói của nhân vật ấy.
-Hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+GV theo dõi và yêu cầu Hs phát âm lại những từ đọc sai (+Giải nghĩa từ :Thuốc trường sinh )
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Mục tiêu: Hiểu ND: Những ước mơ của các bạn nhỏ về cuộc nay đủ ,hạnh phúc,có những phát minh độc đáo của trẻ em.(trả lời câu hỏi 1,2/ SGK)
*Cách tiến hành
Phần 2: Trong công xưởng xanh
-GV cho Hs quan sát tranh minh họa cảnh 
H:Tin -tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai?
H:Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương lai?
H:Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh sáng chế ra những gì?
 ® GV chốt : 
Phần 3: Trong khu vườn kì diệu 
-GV chia lớp thành 6 nhóm, giao việc và thời gian thảo luận 3’
 H:Những điều gì trước kia là mơ ước nay đã trở thành hiện thực trong thế giới chúng ta?
® GV nhận xét – bổ sung. Liên hệ mỗi con người đều có những mơ ước của mình, mục đích vươn lên trong cuộc sống.
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
Mục tiêu: Biết thay đổi giọng đọc thể hiện lời của các nhân vật khác nhau trong màn kịch.
*Cách tiến hành
-GV theo dõi – nhận xét cách đọc.
-GV lưu ý : giọng đọc của Tin-tin, Mi-tin luôn ngạc nhiên, háo hức – giọng của các em bé 
Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
-Hs nghe.Cả lớp dò SGK
-Hs đánh dấu vào SGK và luyện đọc nối tiếp đoạn.
-Hs tiếp nhau đọc từng phần (2 lượt)
-Luyện đọc theo nhóm ba
+Hs đọc thầm phần chú giải và nêu nghĩa của từ.
-1 Hs đọc lại cả bài
 Hoạt động nhóm.
-Nhóm đôi cùng bàn trao đổi
-Hs quan sát, đọc thầm phần 2 và trả lời câu hỏi.
-Hs đọc nội dung phần 3, thảo luận , trình bày.
-Lớp nhận xét bổ sung.
Hoạt động cá nhân, nhóm .
-Nhiều Hs luyện đọc cá nhân, đọc phân vai.
-Nhóm thi đọc
4.Củng cố:4’
-Thi đua đọc diễn cảm ,nêu nội dung bài
IV.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:1’
-Nhận xét tiết học.
-Luyện đọc tiếp thêm,xem bài học
-Chuẩn bị bài: Nếu chúng mình có phép lạ
*Rút kinh nghiệm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn:..// 2011 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Ngày dạy:..// 2011 Lịch sử
TUẦN7 : 	CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO(Năm 938)
I.MỤC TIÊU : 
-Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng.Nguyên nhân trận Bạch Đằng. 
-Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng. Nêu được ý nghĩa Bạch Đằng.
- Giáo dục HS có ý thức về lòng tự hào về lịch sử dân tộc Việt Nam.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV : Tranh SGK phóng to, phiếu học tập..
-HS : SGK.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động :1’ Hát vui
Bài cũ : 4’ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng 
H:Vì sao có cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
H:Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa gì?
-Ghi nhớ?
-Nhận xét, cho điểm.
Bài mới :25’
 a.Giới thiệu bài : 1’-Chiến thắng Bạch Đằng là 1 chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử nước nhà. Hôm nay, chúng ta sẽ được biết người lãnh đạo và nguyên nhân cũng như kết quả trận đánh này. ® Tựa bài.
b.Các hoạt động: 24'
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
14’
Hoạt động 1 : Giới thiệu về Ngô Quyền.
Mục tiêu: Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng.Nguyên nhân trận Bạch Đằng. 
*Cách tiến hành
-GV: Phát phiếu.
-Đánh dấu (x) vào ô trống sau thông tin đúng về Ngô Quyền:
H:Ngô Quyền là người làng Đường Lâm ( Hà Tây ) 
H:Ngô Quyền là con rể của Dương Đình Nghệ 
H:Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh quân Nam Hán. 
-GV cho từng HS bày,nhận xét.
Hoạt động 2: Nguyên nhân, diễn biến trận đánh và kết quả.
Mục tiêu:Những nét chính về diễn

File đính kèm:

  • docTUAN 7-KHOI4.Doc