Giáo án Tiết đọc thư viện Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021
Mĩ thuật lớp 4
CHỦ ĐỀ 11: EM THAM GIA GIAO THÔNG
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS biết cách thực hiện và tạo hình sản phẩm bằng hình thức vẽ, xé / cắt dán giấy, nặn, tạo hình từ vật tìm được.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành năng lực mĩ thuật, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thể chất.
- Góp phần hình thành phẩm chất: Biết giữ vệ sinh lớp học, bảo quản sản phẩm và đồ dùng học tập.
- Chia sẻ thẳng thắn suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trong thảo luận, nêu ý kiến. Ý thức tôn trọng sản phẩm mĩ thuật do mình, do bạn bè và người khác tạo ra.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- Phương pháp: Vận dụng quy trình: Vẽ cùng nhau, vẽ biểu cảm.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 4.
- Tranh, ảnh mô hình về một số phương tiện giao thông, hình ảnh tham gia giao thông an toàn và không an toàn.
2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật 4.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, bút chì, kéo, hồ dán
IV: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra đồ dùng học tập (1p).
2. Khởi động (2p).
Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Truyền điện ( HS nối tiếp nhau kể tên các loại hình giao thông)
GV giới thiệu bài, ghi bảng
3.Bài mới:
ng miền Nam 30 - 4 ( tiết 1) I. MỤC ĐÍCH. - Giúp HS biết chọn sách theo ý thích để đọc và cảm nhận được nội dung . - Tạo cơ hội để học sinh chọn sách đọc theo ý thích. - HS biết chia sẻ về cuốn sách các em đọc, từ đó phát triển sự tự tin của các em. - Giúp HS phát triển thói quen đọc. Các em yêu thích đọc sách hơn. - Các em biết yêu quý, kính trọng cô, chú bộ đội, những người đã có công với đất nước. II. CHUẨN BỊ: Sách truyện, báo phù hợp với trình độ đọc của HS. Chổ ngồi phù hợp với HS. III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN Ổn định tổ chức (1p). Khởi động (1p). Cho HS kể tên những anh hùng dân tộc mà các em biết. 3. GV giới thiệu bài, giới thiệu danh mục sách (1p). Hoạt động 1: Đọc cá nhân (20p). - GV yêu cầu một vài HS nhắc lại nội quy thư viện, mã màu cho cả lớp cùng cùng nhớ. - Nhắc học sinh về cách lật sách đúng. - Mời lần lượt 6-8 học sinh lên chọn sách, báo một cách trật tự và chọn vị trí để ngồi đọc - GV giúp đỡ, hỗ trợ thêm cho những HS gặp khó khăn khi chọn sách. - HS đọc sách mình đã chọn. - GV theo dõi, quan sát, giúp đỡ HS trong quá trình đọc. - Nhắc học sinh về khoảng cách giữa sách và mắt khi đọc. * Sau khi đọc: - Mời 3-4 học sinh chia sẻ về quyển sách mà các em vừa đọc. - Giáo viên chọn 3-4 câu hỏi gợi ý bên dưới để mời từng học sinh chia sẻ: + Em có thích câu chuyện mình vừa đọc không? Tại sao? + Nội dung câu chuyện kể về điều gì? + Câu chuyện em vừa đọc có điều gì làm cho em thấy thú vị? + Em có định giới thiệu quyển truyện này cho các bạn khác cùng đọc không? + Theo em, vì sao tác giả lại viết câu chuyện này? Học sinh chia sẻ xong, GV hướng dẫn học sinh mang sách để vào đúng vị trí kệ sách đã lấy. Hoạt động 2: Hoạt động mở rộng (10p). - Chia nhóm học sinh: Viết, vẽ, múa hát - GV giải thích hoạt động. - Hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động một cách có tổ chức. - GV di chuyển đến các nhóm hỗ trợ học sinh, quan sát cách học sinh tham gia vào hoạt động trong nhóm. - Đặt câu hỏi cho nhóm, khen ngợi hỗ trợ học sinh. - Sau thời gian hoạt động GV hướng dẫn học sinh quay trở lại nhóm một cách trật tự. - Mời 2-3 nhóm chia sẻ. - GV cùng HS nhận xét, khen ngợi các nhóm. - GV hỏi gợi mở: Em làm gì để tỏ lòng biết ơn với những người đã có công hi sinh vì độc lập dân tộc - HS chia sẽ. 4. Nhận xét, dặn dò (2p). - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS mượn sách đọc thêm. Sáng thứ 3 ngày 20 tháng 4 năm 2021 Mĩ Thuật lớp 1 CHỦ ĐỀ7: TRƯỜNG HỌC YÊU THƯƠNG BÀI 16: NGÔI TRƯỜNG EM YÊU (tiết1) I.MỤC TIÊU Phẩm chất Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS các phẩm chất như: đức tính chăm chỉ, tiết kiệm, có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập; kính trọng thầy cô, yêu thương bạn bè,... thông qua một số biểu hiện và hoạt động chủ yếu sau: Yêu trường, lớp, thân thiện với bạn bè, quý mến, tôn trọng thầy cô. Tích cực tham gia hoạt động học tập, sáng tạo sản phẩm. Biết sưu tầm một số đồ vật đã qua sử dụng để tạo thành mô hình ngôi trường; giữ vệ sinh trường lớp và môi trường xung quanh. Trân trọng sản phẩm mĩ thuật do mình, do bạn và người khác tạo ra. Năng lực Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau: Năng lực mĩ thuật Nhận biết được kiểu dáng, màu sắc của một số ngôi trường HS đến học tập, vui chơi. Biết cách tạo mô hình ngôi trường bằng vật liệu, công cụ, hoạ phẩm sẵn có. 2.2.Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học: Biết sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập, sáng tạo mô hình. Chủ động thực hiện nhiệm vụ của bản thân, của nhóm. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn thực hành, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm. 2.3. Năng lực đặc thù khác Năng lực ngôn ngữ: Khả năng trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét,... sản phẩm một cách tự tin. Năng lực âm nhạc: Khả năng mô tả một số hình ảnh liên quan đến chú đề bài học ở tác phẩm âm nhạc do GV lựa chọn. Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác thực hành với sự vận động của bàn tay. II.CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành mĩ thuật 1; các vật liệu, công cụ,... mà GV đã hướng dẫn ở bài học trước, đặc biệt các vật liệu đặc thù cùa địa phương. Giáo viên: Vỏ hộp giấy carton, giấy màu, màu vẽ, bút chì, tẩy chì, dây chỉ, băng keo/hồ dán, kéo,...; hình ảnh/sản phẩm minh hoạ nội dung bài học; máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nên có). III.PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề.... Kĩ thuật dạy học: Động não, sơ đồ tư duy, khăn phủ bàn,... Hình thức tô chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm. IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định lớp, kiểm tra đồ dùng ( 1p) Khởi động(3p). - GV gợi mở HS kể về ngôi trường của em: Hình ảnh có trong ngôi trường, trường có bao nhiêu lớp? Có những phòng học nào? Được xây dựng bằng vật liệu gì? GV liên hệ giới thiệu bài. Bài mới: Hoạt động 2: Hoạt động quan sát, nhận biết (15p) 1,1. Nhận biết đặc đỉểm một số ngôi trường quen thuộc GV tổ chức học HS quan sát hình ảnh ở trang 69 SGK, yêu cầu HS thảo luận theo cặp hoặc nhóm nhỏ. Nội dung: + Trả lời câu hỏi: Hai ngôi trường dưới đây có điểm gì khác nhau. + Liên hệ hình ảnh hai ngôi trường trong hình ảnh với trường học của chính HS. GV tổ chức HS quan sát một số hình ảnh ngôi trường khác do GV chuẩn bị và gợi mở HS nhận ra: + Kiểu dáng, kích thước, cảnh quan,... của mỗi ngôi trường. + Những điểm giống nhau của các ngôi trường. 1.3.Nhận biết kiểu dáng hình khối của một số ngôi tnrờng (trang 70 SGK) - GV sử dụng hình minh hoạ trang 70 SGK và hình ảnh do GV chuẩn bị. + GV tổ chức HS quan sát, thảo luận và nêu vấn đề, gợi mở, giúp HS liên hệ kiểu dáng của một số ngôi trường với hình, khối cơ bản. + GV gợi mở HS nhớ, nêu đặc điểm về hình, nét, màu sắc, vị trí,... của một số chi tiết ở ngôi truờng, trong các lớp. Ví dụ: cửa ra vào lớp học, cửa sổ, nhiều tầng, ít tầng, kiểu mái, lá cờ Tổ quốc, trang trí trên các bức tường,... *GV tóm tắt: + Có nhiều trường học dành cho HS đến học tập, vui chơi. + Các trường học thường có: cổng trường, sân trường, phòng học dành cho HS, phòng làm việc của thầy, cô giáo,... + Kiếu dáng, màu sắc, kích thước,... của các ngôi trường có thể giống nhau hoặc khác nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thực hành(15p) - GV tổ chức HS thảo luận nhóm và giao nhiệm vụ: + Quan sát hình minh hoạ trang 71 SGK. + Nêu thứ tự các bước tạo mô hình từ vỏ hộp giấy/vỏ thùng bìa carton. HS nêu các cách và các bước thực hiện. GV nhận xét, hướng dẫn, thị phạm minh họa cách thực hiện: Cách 1: Tạo mô hình khối nhà lớp học cao tầng + Chuẩn bị: Lựa chọn vỏ hộp giấy carton có dạng hình khối chữ nhật và giấy báo/giấy gói hàng, bút màu, bút chì, kéo, sợi dây chỉ,... + Tạo “màu sơn” cho khối nhà lớp học của trường học: Sử dụng giấy màu (hoặc giấy báo, giấy gói hàng,...) dán trên bề mặt vỏ hộp/thùng bìa carton hoặc tô/vẽ màu. Hoặc sử dụng màu sẵn có của vỏ hộp giấy làm màu sơn cho khối nhà. + Tạo các tầng và các chi tiết cho khối nhà: Dùng bút chì/bút màu vẽ nét, phân chia chia tầng, ô cửa ra vào, ô cửa sổ và tô màu theo ý thích. + Trang trí và hoàn thiện mô hlnh khối nhà: Có thể vẽ, cắt dán các nét, hình (lá cờ, biển tên trường, tên lớp,...) để trang trí cho mô hình khối nhà lớp học. Cách 2: Tạo mô hình khối nhà lớp học một tầng (nhà cấp bốn) + Chuẩn bị: Chọn vỏ hộp giấy carton có dạng hình khối chữ nhật/vuông và vật liệu kết họp, công cụ hỗ trợ. + Tạo hình các bộ phận chính của ngôi nhà: thân nhà, mái nhà. + Tạo “màu sơn” cho thân ngôi nhà: Như cách 1 ở trên. + Trang trí và hoàn thành mô hình khối nhà: vẽ hoặc cắt, dán giấy màu, trang trí hình ô cửa sổ, cửa ra vào, mái nhà theo ý thích. Có thể tạo thêm các hình lá cờ Tô quốc, cờ tam giác, biển tên trường, tên lớp,... cho khối nhà tạo ngôi trường học của em. + Trang trí thêm một số hình chi tiết như lá cờ Tổ quốc, cờ tam giác, tên trường, tên lớp,... - GV cho HS xem một số sản phẩm về ngôi trường. - Cho HS thào luận nhóm lựa chọn cách thực hiện. 4.Nhận xét, dặn dò (1p). GV đánh giá tiết học, khen ngợi 1 số HS có ý thức học tập tốt. Dặn dò: Giờ sau các em chuần bị đầy đủ đồ dùng để học tiết 2 Mĩ thuật lớp 4 CHỦ ĐỀ 11: EM THAM GIA GIAO THÔNG (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết cách thực hiện và tạo hình sản phẩm bằng hình thức vẽ, xé / cắt dán giấy, nặn, tạo hình từ vật tìm được. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành năng lực mĩ thuật, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thể chất. - Góp phần hình thành phẩm chất: Biết giữ vệ sinh lớp học, bảo quản sản phẩm và đồ dùng học tập. - Chia sẻ thẳng thắn suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trong thảo luận, nêu ý kiến. Ý thức tôn trọng sản phẩm mĩ thuật do mình, do bạn bè và người khác tạo ra. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Vận dụng quy trình: Vẽ cùng nhau, vẽ biểu cảm. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 4. - Tranh, ảnh mô hình về một số phương tiện giao thông, hình ảnh tham gia giao thông an toàn và không an toàn. 2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật 4. - Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, bút chì, kéo, hồ dán IV: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra đồ dùng học tập (1p). 2. Khởi động (2p). Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Truyền điện ( HS nối tiếp nhau kể tên các loại hình giao thông) GV giới thiệu bài, ghi bảng 3.Bài mới: Hoạt động: Hướng dẫn thực hành (30p). - GV cho HS xem một số hình ảnh thực hành cá nhân. - GV cho HS tiếp tục hoạt động cá nhân: Vẽ, nặn, tạo hình... nhân vật, phương tiện tham gia giao thông theo nội dung chủ đề mà nhóm đã thảo luận lựa chọn ở tiết 1 để tạo kho hình ảnh. - HS thực hành. GV theo dõi, gợi ý thêm cho HS dựa vào nội dung HS đang thực hành. - Hết thời gian thực hành GV nhận xét một số sản phẩm cá nhân của HS. - GV hỏi: Em làm gì để bảo vệ phương tiện giao thông của em? 4. Nhận xét, dặn dò (2p). - GV nhận xét chung tiết học. Khen ngợi HS chú ý học tập, động viên, khích lệ HS khác. - Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau. Chiều thứ 3 ngày 20 tháng 4 năm 2021 Mĩ thuật lớp 2 CHỦ ĐỀ 13: EM ĐẾN TRƯỜNG ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Học sinh nêu được những hoạt động của học sinh khi đến trường. - Vẽ được dáng người hoạt động ở mức độ đơn giản và thể hiện được sản phẩm mĩ thuật theo chủ đề “ Em đến trường”. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành năng lực mĩ thuật, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thể chất. - Góp phần hình thành phẩm chất: Biết giữ vệ sinh lớp học, thích các hoạt động ở trường, biết bảo quản sản phẩm và đồ dùng học tập. - Chia sẻ thẳng thắn suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trong thảo luận, nêu ý kiến. Ý thức tôn trọng sản phẩm mĩ thuật do mình, do bạn bè và người khác tạo ra. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Có thể vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau, tiếp cận theo chủ đề, tạo hình con rối, xây dựng cốt truyện. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên chuẩn bị: - Sách học mĩ thuật lớp 2. - Hình ảnh hoạt động đơn giản của người; hình ảnh HS đến trường. - Hình minh họa cách vẽ dáng người, cách tạo con rối và các bước thực hiện vức tranh tập thể. Học sinh chuẩn bị: - Sách học mĩ thuật lớp 2. Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo dán, kéo. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra đồ dùng học tập (1p). 2. Khởi động (2p). Cho HS nghe nhạc bài hát “ Đi học” sau đó nêu một số hình ảnh xuất hiện trong bài hát. GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p). 3. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu (7p). - Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm - Yêu cầu quan sát Hình 13.1 Sách HMT2, (tranh, hình ảnh minh họa của gv chuẩn bị) để học sinh tìm hiểu về các hoạt động của học sinh và sự thay đổi tư thế cơ thể người khi hoạt động.. *Câu hỏi gợi mở: - Các bạn trong hình đang làm gì?Ở đâu? - Trong mỗi hoạt động khác nhau, tư thế của cơ thể (đầu, mình, chân, tay) có thay đổi không? - HS thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm trả lời câu hỏi 1. - Nhóm khác nhận xét, trả lời câu hỏi tiếp theo. - GV cùng HS nhận xét. - Cho HS quan sát hình 13.2 tìm hiểu các tư thế được tạo hình trong sản phẩm. * Câu hỏi gợi mỡ: - Em nhận ra hoạt động gì của các nhân vật trong các hình vẽ? - Các bộ phận đầu, mình, chân, tay có phù hợp với tư thế hoạt động không? - Khi đến trường em có những hoạt động gì? - Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, trả lời câu tiếp theo. *GV nhận xét, tóm tắt: - Khi tham gia các hoạt động khác nhau (đi, đứng, chạy, nhảy,...)thì tư thế các bộ phận đầu, mình, chân, tay của người sẽ thay đổi theo.. - Khi vẽ, nặn hay xé dán tạo hình các dáng người hoạt động, cần chú ý tới sự chuyển động của các bộ phận đầu, mình, chân, tay để thể hiện được hình ảnh phù hợp. - Có thể vẽ, xé dán, tạo hình người với các góc nhìn khác nnhau: nhìn thẳng, nhìn nghiêng trái, nhìn nghiêng phải, ... Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện (7p). - Yêu cầu quan sát hình 13.3 Sách HMT2 tìm hiểu, tham khảo cách thực hiện vẽ dáng người - GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện vẽ dáng người. - GV nhận xét, tóm tắt cách vẽ dáng người hoạt động: +Vẽ phác các bộ phận chính: Đầu, mình, chân, tay thành các dáng người hoạt động +Vẽ thêm chi tiết +Vẽ màu - GV vẽ minh họa cho HS xem. - Một số HS nhắc lại các bước vẽ. ? Ngoài cách vẽ thì còn cách thực hiện nào khác về chủ đề em đến trường? - HS trả lời. GV chốt: Xé dán, nặn tạo dáng, tạo hình từ dây thép, vật liệu tìm được - GV nhắc HS: Đối với xé dán cũng có thể thực hiện bằng cách lựa chọn giấy màu phù hợp sau đó vẽ hình và xé theo hình vẽ tạo dáng, xé thêm chi tiết, hình ảnh khác, ...dán tạo hình. - GV giới thiệu một số sản phẩm của học sinh Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (14p). * Hoạt động cá nhân - GV đưa ra yêu cầu thực hành: Vẽ ký họa dáng người - GV yêu cầu một số học sinh đứng làm mẫu trước lớp để các bạn vẽ sau đó đổi lại. + GV sắp xếp học sinh tạo dáng các tư thế có động tác tay, chân đơn giản ( tạo dáng đơn, tạo dáng nhóm). + Hướng dẫn HS vẽ kí họa dáng người trên giấy, sau đó cắt rời dáng người vừa vẽ ra khỏi tờ giấy, tạo kho hình ảnh ( có thể vẽ dáng người theo trí nhớ, trí tưởng tượng) - Yêu cầu học sinh quan sát thật kỹ mẫu để nhận ra các tư thế của đầu, thân, chân, tay. - HS vẽ bài cá nhân. 4. Vận dụng (2p). - GV hỏi HS: Em đến trường bằng phương tiện nào? - Em tham gia hoạt động gì ở trường? 5. Nhận xét, dặn dò (1p): GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tốt cho tiết học sau: Thực hành nhóm. Chiều thứ 5 ngày 22 tháng 4 năm 2021 Luyện mĩ thuật lớp 1 CLB MĨ THUẬT: TRANH CHÂN DUNG ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Vẽ được chân dung người mà em yêu quý ở mức độ đơn giản. - Chia sẻ được cảm nhận về bức tranh của mình, của bạn; biết trao đổi về ứng dụng của tranh chân dung vào cuộc sống. 2. Năng lực, phẩm chất: - Bài học góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học, năng lực thể chất. - Bồi dưỡng ở HS các phẩm chất như: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,... thông qua một số biểu hiện cụ thể sau: + Thể hiện sự thân thiện, hoà đồng với các bạn; yêu mến, quý trọng thầy cô; tôn trọng sự khác biệt giữa các bạn và mọi người. + Biết chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập và tích cực tham gia các hoạt động của nhóm. Không tự tiện sử dụng màu sắc, hoạ phẩm và đồ dùng của bạn khi chưa được bạn đồng ý. + Chia sẻ chân thực suy nghĩ, cảm nhận của mình, thể hiện sự trân trọng sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật của mình, của bạn và người khác. II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN 1.Học sinh - Vở a4, giấy vẽ, màu,... - Tranh/ảnh chân dung của bạn hoặc người thân. 2. Giáo viên - Một số bức tranh chân dung rõ đặc điểm nhân vật. II.PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Phưong pháp dạy học: Quan sát, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, hướng dẫn thực hành, gợi mở,... 2. Kĩ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, bể cá,... 3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân. IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định tổ chức (1p). - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS. Khởi động, giới thiệu bài học (3p). - Cho HS kể về đặc điểm chân dung khuôn mặt của bố hoặc mẹ em. - GV giới thiệu bài. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Thực hành, sáng tạo (20p) - GV cho HS thực hành: Yêu cầu HS tiếp tục thực hành, chỉnh sửa, hoàn thành bức tranh chân dung đang thực hiện dỡ ở tiết 1. Còn HS nào xong trước có thể cho các em thực hiện xé dán hoặc vẽ chân dung người khác mà em yêu quý ( Ông, bà, bố, mẹ) - GV quan sát theo dõi HS thực hành và hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng. Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm và cảm nhận, chia sẻ (10p). - GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm - Trưng bày sản phẩm trên bảng lớp . - Hướng dẫn HS quan sát và gợi mở cảm nhận, chia sẻ: Chia sẻ một số thông tin về bức tranh của mình. Ví dụ: tên bức tranh, tên người được thể hiện trong tranh, đặc điểm về hình dạng, màu sắc,... của khuôn mặt bạn, lí do vẽ bạn,... - 1 số HS chia sẽ. - HS bình chọn sản phẩm yêu thích nhất. - GV tóm tắt nội dung chia sẻ của HS, nhận xét, đánh giá kết quả thực hành, thảo luận và ý thức học tập; động viên, khích lệ HS học tập. 4. Vận dụng (1p) GV chỉ dẫn HS gợi mở HS: Có thể vẽ bức tranh chân dung về mình qua trí nhớ hoặc quan sát qua soi gương. 5. Nhận xét, dặn dò (1p) - GV nhận xét ý thức học tập của học sinh, khen ngợi HS có ý thức học tập tốt. - Nhắc HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho bài học sau. Chiều thứ 6 ngày 23 tháng 4 năm 2021 Luyện mĩ thuật lớp 2 VẼ NGOÀI TRỜI: MÔI TRƯỜNG QUANH EM ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng: - Học sinh thể hiện được bức tranh chủ đề môi trường theo ý thích. - Học sinh giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình / nhóm mình. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành năng lực mĩ thuật, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thể chất. - Góp phần hình thành phẩm chất: Biết giữ vệ sinh lớp học, bảo vệ môi trường xung quanh, bảo quản sản phẩm và đồ dùng học tập. - Chia sẻ thẳng thắn suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trong thảo luận và nêu ý kiến. II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN * GV: 1 số sản phẩm của học sinh năm trước. * HS : Vật liệu tìm được, bút chì, bút màu, III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề. 2. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc nhóm, cá nhân. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định, kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng vật liệu của HS (1p). 2. Khởi động, giới thiệu bài học (2p). - GV cho HS nghe vận động theo bài hát “ Em yêu cây xanh” - GV giới thiệu bài học. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Thực hành, sáng tạo (20p) - GV cho HS thực hành: Yêu cầu HS tiếp tục thực hành, chỉnh sửa, hoàn thành bức tranh đang thực hiện dỡ ở tiết 1. Còn HS nào xong trước có thể cho các em thực hiện xé dán hoặc vẽ bức tranh về môi trường theo nhóm. - GV quan sát theo dõi HS thực hành và hướng dẫn, gợi ý thêm cho HS còn lúng túng. Hoạt động : Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm.(10p). - GV hướng dấn HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm. - HS trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn của GV. - Một số HS giới thiệu sản phẩm. - HS khác đặt câu hỏi cùng chia sẻ và bổ sung cho bạn. - GV đặt thêm câu hỏi gợi ý: + Em đã thể hiện bức tranh về nội dung gì? Bằng hình thức, chất liệu gì? + Em thích sản phẩm của bạn nào, nhóm nào? Vì sao? + Qua bài học này em học tập được thêm điều gì?.... - HS trả lời, nêu cảm nhận. GV nhận xét, kết luận. 3. Tổng kết chủ đề (2p): - GV đánh giá, chốt lại kiến thức chung của chủ đề. Tuyên dương học sinh tích cực, động viên khuyến khích các học sinh chưa hoàn thành bài. * Vận dụng sáng tạo : - GV hỏi HS: Em làm gì đề bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp? - Gợi ý HS thể hiện bức tranh với nội dung
File đính kèm:
giao_an_tiet_doc_thu_vien_lop_3_tuan_30_nam_hoc_2020_2021.doc