Giáo án Tiết đọc thư viện Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021
1. Ổn định tổ chức (1p).
2. GV giới thiệu bài, giới thiệu danh mục sách (1p).
Hoạt động1: Đọc cặp đôi (18p)
- GV giới thiệu yêu cầu tiết học: Đọc cặp đôi.
- Cho học sinh chọn bạn và ngồi theo cặp đôi. Nếu có học sinh nào lẻ, cho học sinh chọn một nhóm để tạo thành nhóm 3.
- Cho HS nhắc về mã màu phù hợp với trình độ đọc của các em.
- Nhắc học sinh về cách lật sách đúng.
- Cho học sinh làm mẫu lại cách lật sách đúng.
- Mời lần lượt 4-5 cặp đôi lên chọn sách một cách trật tự và chọn vị trí để ngồi đọc (Nếu có cặp đôi nào gặp khó khăn với việc chọn sách, giáo viên sẽ cho các cặp đôi khác lên chọn sách trước sau đó quay lại hỗ trợ các học sinh này. Nếu học sinh mất nhiều thời gian chọn sách và không biết mình thích đọc loại sách nào, giáo viên có thể tự chọn một quyển sách mà giáo viên nghĩ là phù hợp với học sinh).
- HS đọc sách với bạn.
- Giáo viên bao quát, nhắc nhở học sinh về khoảng cách giữa sách và mắt khi đọc.
- Lắng nghe học sinh đọc, khen ngợi những nỗ lực của các em.
- Sử dụng quy tắc 5 ngón tay để theo dõi những học sinh gặp khó khăn khi đọc. Nếu thấy học sinh gặp khó khăn, hướng dẫn học sinh chọn một quyển sách có trình độ đọc thấp hơn.
- Quan sát cách học sinh lật sách và hướng dẫn lại cho học sinh cách lật sách đúng nếu cần.
* Sau khi đọc:
- Mời 3-4 cặp đôi chia sẻ về quyển sách mà các em vừa đọc.
- Giáo viên chọn 3-4 câu hỏi gợi ý bên dưới để mời từng cặp đôi chia sẻ:
+ Các em có thích câu chuyện mình vừa đọc không? Tại sao?
+ Các em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Tại sao?
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu?
+ Điều gì các em thấy thú vị nhất trong câu chuyện mình vừa đọc?
+ Đoạn nào trong câu chuyện làm em thích nhất? Tại sao?
+ Nếu các em là . (nhân vật), em có hành động như vậy không?
+ Câu chuyện các em vừa đọc có điều gì làm cho em thấy thú vị? Điều gì làmcho em cảm thấy sợ hãi? Điều gì làm cho em cảm thấy vui? Điều gì làm cho em cảm thấy buồn?
+ Các em có định giới thiệu quyển truyện này cho các bạn khác cùng đọc không? Theo em, các bạn khác có thích đọc quyển truyện này không? Tại sao?
+ Theo các em, vì sao tác giả lại viết câu chuyện này?
- Cho HS cất sách đúng vị trí.
Hoạt động 2: Hoạt động mở rộng: Viết vẽ (14p).
- Chia nhóm học sinh
- Giải thích hoạt động
- Hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động một cách có tổ chức.
- HS hoạt động theo nhóm đã chọn.
- GV di chuyển đến các nhóm hỗ trợ học sinh, quan sát cách học sinh tham gia vào hoạt động trong nhóm.
- Đặt câu hỏi cho nhóm, khen ngợi hỗ trợ học sinh.
- Sau khi hoạt động GV mời 2-3 nhóm chia sẻ.
- Khen ngợi sự nỗ lực của học sinh trong phần này.
Kết thúc tiết học: Nhận xét tiết học, dặn dò, giáo dục học sinh.
TUẦN 15 Chiều thứ 2 ngày 21 tháng 12 năm 2020 Tiết đọc thư viện lớp 3 CHỦ ĐỀ: CHÀO MỪNG NGÀY 22 – 12 ( Tiết 3) I. MỤC ĐÍCH. - Giúp HS biết chọn những câu chuyện theo chủ đề: “ Chào mừng ngày thành lập QĐND Việt Nan 22 -12” để đọc - HS nêu lại được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện mình vừa đọc, từ đó phát triển sự tự tin của các em. - HS có thêm cơ hội tương tác trực tiếp với sách. - Giúp HS phát triển kĩ năng đọc hiểu; xây dựng thói quen đọc sách. II. CHUẨN BỊ: Sách truyện về chủ đề: Ngày thành lập QĐND Việt Nan 22 -12. Chổ ngồi phù hợp với HS. III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1. Ổn định tổ chức (1p). 2. GV giới thiệu bài, giới thiệu danh mục sách (1p). Hoạt động1: Đọc cặp đôi (18p) - GV giới thiệu yêu cầu tiết học: Đọc cặp đôi. - Cho học sinh chọn bạn và ngồi theo cặp đôi. Nếu có học sinh nào lẻ, cho học sinh chọn một nhóm để tạo thành nhóm 3. - Cho HS nhắc về mã màu phù hợp với trình độ đọc của các em. - Nhắc học sinh về cách lật sách đúng. - Cho học sinh làm mẫu lại cách lật sách đúng. - Mời lần lượt 4-5 cặp đôi lên chọn sách một cách trật tự và chọn vị trí để ngồi đọc (Nếu có cặp đôi nào gặp khó khăn với việc chọn sách, giáo viên sẽ cho các cặp đôi khác lên chọn sách trước sau đó quay lại hỗ trợ các học sinh này. Nếu học sinh mất nhiều thời gian chọn sách và không biết mình thích đọc loại sách nào, giáo viên có thể tự chọn một quyển sách mà giáo viên nghĩ là phù hợp với học sinh). - HS đọc sách với bạn. - Giáo viên bao quát, nhắc nhở học sinh về khoảng cách giữa sách và mắt khi đọc. - Lắng nghe học sinh đọc, khen ngợi những nỗ lực của các em. - Sử dụng quy tắc 5 ngón tay để theo dõi những học sinh gặp khó khăn khi đọc. Nếu thấy học sinh gặp khó khăn, hướng dẫn học sinh chọn một quyển sách có trình độ đọc thấp hơn. - Quan sát cách học sinh lật sách và hướng dẫn lại cho học sinh cách lật sách đúng nếu cần. * Sau khi đọc: - Mời 3-4 cặp đôi chia sẻ về quyển sách mà các em vừa đọc. - Giáo viên chọn 3-4 câu hỏi gợi ý bên dưới để mời từng cặp đôi chia sẻ: + Các em có thích câu chuyện mình vừa đọc không? Tại sao? + Các em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Tại sao? + Câu chuyện xảy ra ở đâu? + Điều gì các em thấy thú vị nhất trong câu chuyện mình vừa đọc? + Đoạn nào trong câu chuyện làm em thích nhất? Tại sao? + Nếu các em là . (nhân vật), em có hành động như vậy không? + Câu chuyện các em vừa đọc có điều gì làm cho em thấy thú vị? Điều gì làmcho em cảm thấy sợ hãi? Điều gì làm cho em cảm thấy vui? Điều gì làm cho em cảm thấy buồn? + Các em có định giới thiệu quyển truyện này cho các bạn khác cùng đọc không? Theo em, các bạn khác có thích đọc quyển truyện này không? Tại sao? + Theo các em, vì sao tác giả lại viết câu chuyện này? - Cho HS cất sách đúng vị trí. Hoạt động 2: Hoạt động mở rộng: Viết vẽ (14p). - Chia nhóm học sinh - Giải thích hoạt động - Hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động một cách có tổ chức. - HS hoạt động theo nhóm đã chọn. - GV di chuyển đến các nhóm hỗ trợ học sinh, quan sát cách học sinh tham gia vào hoạt động trong nhóm. - Đặt câu hỏi cho nhóm, khen ngợi hỗ trợ học sinh. - Sau khi hoạt động GV mời 2-3 nhóm chia sẻ. - Khen ngợi sự nỗ lực của học sinh trong phần này. Kết thúc tiết học: Nhận xét tiết học, dặn dò, giáo dục học sinh. Sáng thứ 3 ngày 22 tháng 12 năm 2020 Mĩ thuật lớp 1 CHỦ ĐỀ 4: SÁNG TẠO VỚI CHẤM, NÉT, MÀU SẮC BÀI 8: THIÊN NHIÊN QUANH EM( Tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất Bài học góp phần bồi dưỡngở HS các phẩm chất như: Ý thức bảo vệ thiên nhiên, tôn trọng sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật,... thông qua một số biểu hiện chủ yếu sau: - Yêu thiên nhiên và hình thành ý thức bảo vệ thiên nhiên xung quanh. - Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu,...phục vụ học tập. - Biết bảo quản bức tranh của mình; có ý thức tôn trọng bức tranh do bạn bè và người khác tạo ra. 2. Năng lực Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau: 2.1. Năng lực mĩ thuật - Nhận biết cách vẽ tranh chủ đề thiên nhiên. - Vẽ được bức tranh về thiên nhiên bằng các nét, màu sắc theo ý thích. 2.2. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, họa phẩm để học tập; lựa chọn hình ảnh thiên nhiên theo ý thích để thể hiện. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận trong học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng họa phẩm để thực hành sáng tạo bức tranh về thiên nhiên. 2.3. Năng lực đặc thù khác - Năng lực ngôn ngữ: Biết trao đổi, thảo luận giới thiệu, nêu cảm nhận về sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật giới thiệu trong bài học. - Năng lực khoa học: Biết vận dụng hiểu biết về động vật, thực vật trong tự nhiên vào thể hiện bức tranh theo ý thích. - Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác và thực hành với sự vận động của bàn tay. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; hình ảnh minh họa nội dung bài học. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có). 2. Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; màu vẽ, bút chì, tẩy. III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề, liên hệ thực tiễn. 2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, động não, sơ đồ tư duy. 3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định, kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng vật liệu của HS (1p). 2. Khởi động, giới thiệu bài học (3p). - Cho HS chơi trò chơi: Vẽ nhanh vẽ đẹp. + Ba HS lên bảng vẽ nhanh hình ảnh mình yêu thích. + GV gợi mở HS nhận ra hình ảnh thiên nhiên quen thuộc. - GV gợi nhắc thiên nhiên có nhiều động thực vật khác nhau liên hệ giới thiệu bài học. Hoạt động 1: Tổ chức học sinh tìm hiểu, khám phá những điều mới mẻ (10p). 1.1. Quan sát, nhận biết a. Tìm hiểu hình ảnh minh họa trang 38 SGK - Tổ chức học sinh làm việc nhóm và GV đưa ra yêu cầu với HS: + Nêu nội dung của hình ảnh? + Kể tên một số loài thực vật, động vật quen thuộc? - Gọi đại diện các nhóm HS trình bày. - GV giới thiệu thêm một số hình ảnh thực vật, động vật khác. Nêu câu hỏi để HS nói tên màu sắc, mô tả biểu hiện của nét xuất hiện trong hình ảnh. b. Tìm hiểu sản phẩm, tác phẩm trong trang 39 SGK và do GV chuẩn bị. - Tổ chức HS thảo luận nhóm và yêu cầu HS: + Nêu tên mỗi bức tranh? + Nêu hình ảnh thiên nhiên nhìn thấy rõ nhất ở mỗi bức tranh? + Kể tên một số màu sắc trong các bức tranh.? - Gọi đại diện các nhóm HS trình bày. - GV tóm tắt nội dung HS trình bày, thảo luận và giới thiệu rõ hơn nội dung một số bức tranh (kết hợp tương tác với HS). + Tranh “Đồi cọ”: Chất liệu màu bột; giới thiệu vài nét về cây cọ; giới thiệu các hình ảnh, đường nét, màu sắc thể hiện trong bức tranh. + Tranh “Nét đẹp biển khơi”: chất liệu giấy màu; giới thiệu kết hợp gợi mở HS kể tên các màu sắc, hình ảnh thiên nhiên có trong bức tranh như: sông nước, mây, thuyền, hình dáng con người, con vật,...và liên hệ các nét vẽ, kích thước hình ảnh khác nhau trong tranh. + Tranh “Trong rừng”: chất liệu màu sáp. Thông qua các hình ảnh như cây, cành lá, tổ chim, đàn chim, bầu trời,...và các màu sắc, nét cong, nét thẳng,..khác nhau đã tạo nên bức tranh giống như một khu vườn vui vẻ. - Tóm tắt nội dung quan sát, nhận biết; khích lệ HS chia sẻ, lựa chọn hình ảnh thiên nhiên để vẽ. Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo (20p). 2.1. Tìm hiểu cách vẽ tranh - Tổ chức HS làm việc nhóm và giao nhiệm vụ: + Quan sát hình minh họa trang 39, 40 SGK. + Nêu các cách vẽ tranh. - HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu cách vẽ. - Đại diện nhóm trình bày. - GV giới thiệu rõ hơn cách vẽ tranh, kết hợp vẽ minh họa và giảng giải: + Vẽ to hình ảnh thiên nhiên em yêu thích vào phần giữa của trang giấy. + Vẽ thêm các hình ảnh khác vào những chỗ giấy còn trống và vẽ màu kín bức tranh. 2.2. Tổ chức HS thực hành - GV hỏi gợi mở một số HS: Em thích vẽ về hình ảnh thiên nhiên nào? - Một số HS nêu. - Giao nhiệm vụ cho HS: Vẽ một bức tranh cho riêng mình về hình ảnh thiên nhiên theo ý thích. - GV quan sát, hướng dẫn và có thể hỗ trợ HS thực hành. - Gợi mở nội dung HS trao đổi/ thảo luận trong thực hành. 3. Củng cố, dặn dò (1p). - GV nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của HS. - Gợi mở nội dung bài học của tiết 2 và hướng dẫn học sinh chuẩn bị. Mĩ thuật lớp 4 CHỦ ĐỀ 5: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA DÁNG NGƯỜI (Tiết 3) I. MỤC TIÊU: - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Sử dụng quy trình: +Tạo hình ba chiều – Tiếp cận chủ đề + Điêu khắc tạo hình không gian - Hình thức tổ chức: HĐ nhóm và HĐ cá nhân III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 4. 2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật 4. Băng dán - Sản phẩm nhóm đã thực hành ở tiết 2. IV: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra đồ dùng học tập (1p). 2. Bài mới: Hoạt động: Tổ chức trung bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm (32p). -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Nhóm phân công đại diện lên thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình. - Nhóm khác đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, học tập lẫn nhau. - GV hỏi gợi ý: + Em có cảm nhận gì sp của mình? + Vật liệu và màu sắc được thể hiện như thế nào? + Nội dung + Em thích sp nào nhất? Tại sao? + Em hãy nhận xét và nêu bài học từ bài của bạn. - HS trả lời – GV nhận xét. 3. Tổng kết chủ đề (2p): - GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên khuyến khích các học sinh chưa hoàn thành bài. - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau: Ngày tết, Lễ hội và mùa xuân. * Vận dụng, sáng tạo: Gợi ý HS sử dụng kiến thức về nặn, tạo hình dáng người từ vật tìm được để sáng tạo linh hoạt ở các bài học mĩ thuật khác và tạo ra sp theo ý thích. Chiều thứ 3 ngày 22 tháng 12 năm 2020 Kĩ năng sống lớp 2 BÀI 6: ĐÔI TAY KÌ DIỆU ( Tiết 1) I.Mục tiêu: Giúp học sinh : - Nhận thấy rõ tầm quan trọng của đôi tay. - Dùng tay thuần thục ,chuyên nghiệp minh hoạ cho bài thuyết trình của mình. II.Đồ dùng dạy học: Tranh, vở thực hành KNS III. Các hoạt động dạy – học : 1.Ỏn định tổ chức (1p). 2.Bài mới : GV giới thiệu bài, ghi bảng và nêu mục tiêu bài học (1p). Hoạt động1 : Đôi tay thuyết trình (22p). *Tình huống : - HS đọc tình huống SGK trang 33. - HS thảo luận theo cặp đôi trả lời câu hỏi : + Tại sao Bốp lại gặp khó khăn khi qua đường ? Bi đã làm gì để qua đường : + Em muốn qua đường thì em phải làm như Bi hay như Bốp ? - Đại diện nhóm trình bày câu trả lời trước lớp ? - HS nhận xét - GV nhận xét. * Thảo luận : HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi : Theo em, tay có quan trọng khi thuyết trình không ? Tại sao ? Bài tập: Đôi tay giúp gì cho em trong thuyết trình ? Ăn ngon. Vỗ tay. Tạo sự chú ý. Minh hoạ. Mặc đẹp. Thể hiện lời chào. - HS thảo luận làm bài tập. - Đại diện nhóm trình bày đáp án. - HS cùng GV nhận xét. - Bài học : Đôi tay giúp em tạo sự chú ý của người nghe và minh hoạ cho nội dung bài thuyết trình. Hoạt động 2: Đôi tay biết nói (10p). Thảo luận: Dùng tay thể hiện những nội dung sau như thế nào? + Đây là bạn nam, đây là bạn nữ. + Đây là quyển vở, đây là cái bút. + Bên phải mình là cửa sổ, bên trái là cửa ra vào - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. - Vài HS lên bảng thực hành. - GV nhận xét rút ra bài học: Khi thuyết trình cần đổi tay để tạo sự khác biệt, giúp người nghe phân biệt được sự việc khác nhau. - HS đọc bài học. 3. Cũng cố - Dặn dò (1p): - HS nhắc lại bài học. GV nhận xét tiết học. - GV dặn HS về nhà tập sử dụng tay để thể hiện những nội dung cần trình bày cho người thân hiểu, biết. Sáng thứ 4 ngày 23 tháng 12 năm 2020 Mĩ thuật lớp 2 CHỦ ĐỀ 6: KHU VƯỜN KÌ DIỆU ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Biết sắp xếp các hình hoa lá đã trang trí để tạo được bức tranh khu vườn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC. Phương pháp: Sử dụng quy trình Vẽ cùng nhau Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: GV chuẩn bị: - Sách học Mĩ thuật lớp 2. - Hình minh họa phù hợp với nội dung chủ đề. HS chuẩn bị: - Sách; Giấy màu, giấy vẽ, kéo.Sản phẩm cá nhân ở tiết học trước. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 1.Kiểm tra đồ dùng (1p). 2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p) Hoạt động: Hướng dẫn thực hành ( Hoạt động nhóm) (32p) - Y/c HS cắt rời các hình hoa, lá đã vẽ, sắp xếp vào tờ giấy khổ lớn ( Giấy a3). - Dán hình hoa, lá và thêm các chi tiết phù hợp để tạo thành bức tranh chung của nhóm. - Vẽ hoặc xé dán thêm hình trang trí để làm bức tranh thêm sinh động. - HS thực hành theo nhóm. - GV bao quát, hướng dẫn thêm cho HS hoàn thành sản phẩm. * GV lưu ý HS: Vẽ hình cân đối, thể hiện nét trang trí có đậm nhạt hoặc ấn tay mạnh hay nhẹ khi vẽ để tạo nét to, nét nhỏ 3. Nhận xét, dặn dò (1p): - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi nhóm HS thực hành tốt, động viên các nhóm khác. - Dặn HS chuẩn bị tốt cho giờ học sau: Trưng bày sản phẩm. Mĩ thuật lớp 4 CHỦ ĐỀ 5: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA DÁNG NGƯỜI (Tiết 3) I. MỤC TIÊU: - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Sử dụng quy trình: +Tạo hình ba chiều – Tiếp cận chủ đề + Điêu khắc tạo hình không gian - Hình thức tổ chức: HĐ nhóm và HĐ cá nhân III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 4. 2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật 4. Băng dán - Sản phẩm nhóm đã thực hành ở tiết 2. IV: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra đồ dùng học tập (1p). 2. Bài mới: Hoạt động: Tổ chức trung bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm (32p). -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Nhóm phân công đại diện lên thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình. - Nhóm khác đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, học tập lẫn nhau. - GV hỏi gợi ý: + Em có cảm nhận gì sp của mình? + Vật liệu và màu sắc được thể hiện như thế nào? + Nội dung + Em thích sp nào nhất? Tại sao? + Em hãy nhận xét và nêu bài học từ bài của bạn. - HS trả lời – GV nhận xét. 3. Tổng kết chủ đề (2p): - GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên khuyến khích các học sinh chưa hoàn thành bài. - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau: Ngày tết, Lễ hội và mùa xuân. * Vận dụng, sáng tạo: Gợi ý HS sử dụng kiến thức về nặn, tạo hình dáng người từ vật tìm được để sáng tạo linh hoạt ở các bài học mĩ thuật khác và tạo ra sp theo ý Chiều thứ 5 ngày 24 tháng 12 năm 2020 Luyện mĩ thuật lớp 1 CLB MĨ THUẬT: TRANG TRÍ BẰNG CHẤM VÀ NÉT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Biết vận dụng các kiến thức đã học về chấm và nét để trang trí được sản phẩm yêu thích theo nhóm. II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN * GV: Một số sản phẩm minh họa. * HS : Vật liệu tìm được: Chai, hộp, đĩa nhựa.., giấy màu, bút chì, bút màu III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề. 2. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, nhóm. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp, khởi động (2p). 2. Bài mới: GV giới thiệu và nêu mục tiêu tiết học (1p). Hoạt động 1: Khám phá (5p). - GV tổ chức cho học sinh xem một số sản phẩm được trang trí từ chấm, nét khác nhau. - HS quan sát, suy nghĩ và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm: Hình ảnh, nét, màu sắc - GV đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh thảo luận nhóm, tìm hiểu về cách trang trí đồ vật em chuẩn bị: Em và bạn sẽ sáng tạo những hình ảnh gì, thực hiện sản phẩm bằng cách nào? - Đại diện các nhóm nêu lựa chọn của nhóm mình. Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm (17p). - GV cho HS hoạt động nhóm đôi: Xé, cắt dán, trang trí theo ý thích lên đồ vật em đã chuẩn bị. - HS thực hành trang trí theo ý thích. - GV bao quát lớp, hướng dẫn gợi ý thêm cho HS cá nhân và các nhóm. - GV có thể tạo sự thi đua và gây hứng thú giữa các nhóm bằng cách sẽ chọn sản phẩm đẹp trưng bày ở phòng Mĩ thuật. 3. Nhận xét, dặn dò (2p). - GV nhận xét một số sản phẩm của học sinh. - GV nhận xét ý thức học tập của học sinh, khen ngợi HS có ý thức học tập tốt. - Nhắc HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho bài học sau. Chiều thứ 6 ngày 25 tháng 12 năm 2020 Luyện mĩ thuật lớp 2 CLB MĨ THUẬT: TRÒ CHƠI MĨ THUẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Học sinh biết kết hợp với bạn để thực hiện được trò chơi. - Biết trưng bày, giới thiệu nhận xét và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN * GV: SGK , tranh tổ chức trò chơi. * HS : Bút chì, bút màu III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề. 2. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc nhóm. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp , khởi động, kiểm tra đồ dùng (3p). 2. Bài mới: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu tiết học (1p). Hoạt động 1: Trò chơi ghép tranh (12p). - GV nêu tên trò chơi, luật chơi: + GV có ba bức tranh bị cắt rời thành nhiều mảnh. + Đại diện ba đội ( mỗi đội chọn 6 bạn) lên chơi. + Ba đội đứng thành ba hàng dọc. Khi nghe hiệu lệnh các em nối tiếp nhau lên ghép thành bức tranh hoàn chỉnh. + Thời gian chơi: 1 phút - HS chơi trò chơi. - GV cùng HS lớp cổ vũ, động viên. - Hết thời gian chơi GV cho đại diện mỗi đội chia sẽ về bức tranh. - GV khen ngợi đội chiến thắng, động viên khích lệ đội khác. Hoạt động 2: Trò chơi: Tô màu vào hình có sẵn (18p) - Chia lớp thành 6 nhóm. - GV phát cho mỗi nhóm một bức tranh ( tranh đã vẽ hình, chưa tô màu) - GV nêu yêu cầu của trò chơi: Các nhóm tô màu vào hình có sẵn để hoàn thành bức tranh. Thời gian chơi: 10p. - Hết thời gian chơi GV cho HS trưng bày sản phẩm lên bảng lớp. - HS các nhóm thảo luận về bức tranh của nhóm mình. - Đại diện nhóm chia sẽ về bức tranh. - GV gợi ý HS nhận xét sản phẩm : Cảm nhận của mình về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn - HS chia sẻ, thảo luận và bình chọn ra sản phẩm được yêu thích nhất. Nhóm thực hiện sản phẩm nhanh nhất. - GV khen ngợi và khuyến khích các em. - GV nhận xét, đánh giá kết quả chơi trò chơi. Thông qua bài học GV giáo dục học sinh. 3. Nhận xét, dặn dò (1p). - Nhận xét ý thức học tập của học sinh. - Nhắc HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho bài học sau.
File đính kèm:
giao_an_tiet_doc_thu_vien_lop_3_tuan_15_nam_hoc_2020_2021.doc