Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 35 - Nguyễn Thu Hải

 I- MỤC TIÊU:

- Kiểm tra lấy điểm khả năng học thuộc lòng của HS.

- Biết lập bảng thống kê dựa vào các số liệu đã cho. Qua bảng thống kê, biết rút ra những nhận xét đúng.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bút dạ và 4; 5 tờ giấy khổ to để HS tự lập bảng thống kê theo yêu cầu của bài 2.

- 4; 5 tờ giấy khổ to phô tô nội dung bài tập 3.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc19 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 35 - Nguyễn Thu Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Lời giải bài 2:
Kiểu câu “Ai thế nào”
Thành phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai (cái gì, con gì)?
Thế nào?
Cấu tạo
- Danh từ, cụm danh từ.
- Đại từ
- Tính từ, cụm tính từ.
- Động từ, cụm động từ.
Ví dụ
Cánh đại bàng rất khoẻ.
Em rất thích đại bàng.
Kiểu câu “Ai là gì”
Thành phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai (cái gì, con gì)?
Là gì (là ai, là con gì)?
Cấu tạo
- Danh từ, cụm danh từ.
- Danh từ, cụm danh từ.
Ví dụ
Chim công là nghệ sĩ múa tài ba.
* Lời giải bài 3:
Các loại trạng ngữ
Đặc điểm
Các loại TN
Câu hỏi
Ví dụ
TN chỉ nơi chốn
ở đâu?
Ngoài đường, xe cộ đi lại như mắc cửi.
TN chỉ nguyên nhân
Vì sao?
Nhờ đâu?
Tại đâu?
.Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
. Nhờ siêng năng, chăm chỉ, Nam đã vượt lên đẫn đầu lớp. 
. Tại Hoa biếng học mà cả tổ chẳng được khen.
TN chỉ mục đích
Để làm gì?
Nhằm mục đích gì?
Vì cái gì?
. Để đỡ nhức mắt, người làm việc với máy vi tính cứ 45 phút phải nghỉ giải lao.
. Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng.
. Các trường đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
TN chỉ phương tiện
Bằng cái gì?
Với cái gì?
. Hà khuyên bạn bằng một giọng rất nhỏ nhẹ, chân tình.
. Với đôi bàn tay khéo léo, Dũng đã nặn được một con trâu đất y như thật. 
TN chỉ sự so sánh
Như thế nào?
. Cậu bé vui sướng chạy tung tăng như chim sổ lồng.
. giọt sương long lanh như những hạt ngọc.
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
 Môn : Tiếng việt 
Tuần35 tiết2.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 
 I- Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm khả năng học thuộc lòng của HS.
- Biết lập bảng thống kê dựa vào các số liệu đã cho. Qua bảng thống kê, biết rút ra những nhận xét đúng.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Bút dạ và 4; 5 tờ giấy khổ to để HS tự lập bảng thống kê theo yêu cầu của bài 2.
- 4; 5 tờ giấy khổ to phô tô nội dung bài tập 3.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 10’
15’
12’
3’
1. Kiểm tra học thuộc lòng.
Kiểm tra học thuộc lòng trước lớp những bài thơ, đoạn văn khác nhau.
2. Dựa vào các số liệu đã cho, lập bảng thống kê. 
GV đặt các câu hỏi về cách lập bảng thống kê:
- Các số liệu về tình hình phát triển giáo dục của nước ta trong mỗi năm được thống kê theo những mặt nào?
+ Số trường, số phòng học, số học sinh, tỉ lệ học sinh dân tộc ít người.
- bảng thống kê cần mấy cột? Đó là những cột nào?
+ Gồm 5 cột: Số trường, số phòng học, số học sinh, tỉ lệ học sinh dân tộc ít người.
* Lời giải: Trang sau.
3. Qua bảng thống kê, em rút ra những nhận xét gì? Chọn những nhận xét đúng.
* Lời giải: 
a. Số trường tiểu học mỗi năm một tăng hay giảm?
a1 – tăng
b. Số học sinh mỗi năm một tăng hay giảm?
b2 – giảm
c. Diện tích phòng học dành cho từng học sinh mỗi năm một tăng hay giảm?
c1 – tăng
d. Tỉ lệ học sinh dân tộc ít người mỗi năm một tăng hay giảm?
d1 – tăng
III. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu những HS làm bài tập 2 chưa đúng về nhà lập lại vào vở bảng thống kê; Chuẩn bị tiết 3 bằng cách đọc lại các bài về Câu ghép.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá, thực hành luyện tập.
- GV chọn một số bài thơ, đoạn văn thuộc các chủ điểm đã học trong năm để kiểm tra khả năng học thuộc lòng của HS.
- Lần lượt từng HS đọc thuộc lòng trước lớp những bài thơ, doạn văn khác nhau.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV đặt các câu hỏi về cách lập bảng thống kê.
- HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp. Phát riêng 4; 5 tờ giấy khổ to cho 4; 5 HS làm.
- 4; 5 HS làm trên giấy khổ to dán bài lên bảng và trình bày bảng thống kê.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV yêu cầu HS so sánh bảng thống kê đã lập với bảng liệ kê trong SGK.
- Cả lớp sửa theo lời giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 3. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS đọc kĩ từng câu hỏi, xem bảng thống kê đã lập ở bài 2, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng trong SGK.
- GV phát phiếu cho 4; 5 tờ giấy khổ to cho 4; 5 HS làm.
- 4; 5 HS làm trên giấy khổ to dán bài lên bảng và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp sửa theo lời giải đúng.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Lời giải bài tập 2:
Năm học
Số trường
Số 
phòng học
Số 
học sinh
Tỉ lệ học sinh dân tộc ít người
1998 – 1999
13.076
199. 310
12.250.214
16,1%
1999 – 2000
13.387
206.849
10.063.025
16,4%
2000 – 2001
13.738
212.419
9.751.413
16,9%
2001 – 2002
13.897
216.392
9.311.010
17,5%
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
 Môn : Tiếng việt 
Tuần35 tiết3.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 
- Kiểm tra lấy điểm khả năng học thuộc lòng của HS.
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về câu đơn, câu ghép, cách nối cacd vế câu ghép.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Giấy khổ to viết những nội dung cần ghi nhớ (xem như ĐDDH)
 Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cáu tạo giống một âu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thẻ hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.
 Có hai cách nối các vế câu trong câu ghép:
1. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong những trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
2. Nối bằng những từ có tác dụng nối. VD:
- Các QHT: và, rồi thì, hay, hoặc, nhưng, vì, bởi vì, nên, cho nên, nếu, hễ, giá thì, tuy, dù, mặc dù...
- Các cặp QHT:
+ Vì ... nên ....; do ... nên....; nhờ ... mà... – QH nguyên nhân – kết quả
+ Nếu ... thì ...; giá .. thì ...; hễ ... thì ... – QH điều kiện (giả thiết) – kết quả
+ Tuy ... nhưng ...; mặc dù ... nhưng ... – QH tương phản
+ Chẳng những ... mà còn ...; không chỉ ... mà còn ... – QH tăng tiến
+ Các cặp từ hô ứng: vừa ... đã...; chưa ... đã ...; mới ... đã ...; vừa ... vừa ...; càng ... càng ...; đâu ... đấy ...; nào ... ấy ...; sao ... vậy...; bao nhiêu ... bấy nhiêu ... 
- Bút dạ và 3,4 tờ giấy khổ to cho 3,4 HS làm bài 2a,c.
- Phiếu đã kẻ sẵn bảng sau cho 3; 4 HS làm BT 3,ý 2 (Cho VD về cách nối các vế câu ghép): 
Thể hiện quan hệ
QHT
Cặp QHT
NN – KQ
ĐK (GT) – KQ
Tăng tiến
Cặp từ hô ứng
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng 
Ghi chú
10’
15’
12’
3’
1. Kiểm tra học thuộc lòng.
Kiểm tra học thuộc lòng trước lớp những bài thơ, đoạn văn khác nhau.
2. Đọc mẩu chuyện “Em phải học”, trả lời câu hỏi:
- GV nói với HS : ý a của bài yêu cầu tìm chỉ 1 từ đơn; ý c yêu cầu tìm những câu ghép trong lời thầy Đuy-sen nói với An-tư-nai (trong mẩu chuyện có 2 lần dẫn lời thầy Đuy-sen)
* Lời giải:
Câu a: Các câu đơn:
+ Thật ra thầy cũng chẳng biết được bao nhiêu chữ nghĩa.// Thầy chỉ mong thế.// Mọi người nhớn nhác trên sân ga.// Thôi, thế là em sắp đi.// Chúc em hạnh phúc, An-tư-na nhé!// Và cái chính là em phải học, phải học.// Tôi nhảy lên bậc cao và ngoái cổ nhìn. 
Lưu ý: câu “Và cái chính là em phải học, phải học.”// “Tôi nhảy lên bậc cao và ngoái cổ nhìn.” là 2 câu đơn, mỗi câu gồm 1 CN và 2 VN.
Câu b: Câu “Em đi đi, như vậy tốt hơn.” là 1 câu ghép vì gồm 2 vế câu ghép lại, mỗi vế câu có cấu tạo như một câu đơn có đủ CN và VN và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý các vế câu khác. Câu văn được phân tích như sau: 
 Em // đi đi, như vậy// tốt hơn.
 C V C V
Câu c: Lời giải:
Các câu ghép:
+ An-tư-nai ạ, em // phải lên thành phố, em// phải học.
+ Em // đi đi, như vậy// tốt hơn.
+ Có lẽ rồi em // sẽ trở thành một giáo viên thực sự và đến khi nhớ lại ngôi trường bé nhỏ của chúng ta, em sẽ cười cũng nên.
+ Thầy Đuy-sen xiết tay tôi nói, giọng run run.
3. Các vế câu ghép trong những câu vừa tìm được, được nối với nhau bằng cách nào? Cho ví dụ về cách nối các vế câu ghép chưa có trong mẩu chuyện trên.
* Lời giải:
a) Trong những câu ghép vừa tìm được, các vế câu đều được nối với nhau trực tiếp, không dùng từ nối.
b) * Lời giải: trang sau
4. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm lại BT3 ý b ; chuẩn bị ôn tập tiết 4.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá, thực hành luyện tập.
- GV chọn một số bài thơ, đoạn văn thuộc các chủ điểm đã học trong năm để kiểm tra khả năng học thuộc lòng của HS.
- Lần lượt từng HS đọc thuộc lòng trước lớp những bài thơ, doạn văn khác nhau.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 1 HS khá, giỏi đọc yêu cầu của bài “Em phải học”. Cả lớp đọc thầm theo.
- 1; 2 HS nói lại nội dung cần ghi nhớ về câu ghép.
- GV treo bảng phụ hoặc dán giấy đã viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về câu ghép. 1 HS nhìn bảng đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài cá nhân. các em viết trên nháp hoặc viết vào vở. GV phát bút dạ và giấy khổ to cho 3; 4 HS làm.
- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi của bài tập:
* Câu a: Mỗi em nói nhanh một câu đơn trong bài. Cả lớp và GV nhận xét, phân tích nhanh, kết luận đó có đúng là một câu đơn có đủ bộ phận chủ – vị không.
* Câu b: HS phải trả lời được đó là câu đơn hay câu ghép, phân tích câu văn để giải thích rõ.
* Câu c: HS đọc thầm 2 đoạn lời của thầy Đuy-sen, tìm câu ghép, chỉ rõ vì sao đó là câu ghép.
- 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm theo.
- GV nhắc HS chú ý thực hiện tuần tự 2 yêu cầu.
- 1 HS nhắc lại các kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép.
- GV dán giấy đã viết những nội dung trên. 1 HS nhìn bảng đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- 1 HS đọc lại 4 câu ghép vừa tìm được (BT2c)
- HS làm bài cá nhân. các em viết trên nháp hoặc viết vào vở. GV phát bút dạ và giấy khổ to cho 3; 4 HS làm.
- HS trả lời lần lượt từng câu hỏi của bài tập. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV cùng cả lớp chấm bài của những HS làm trên giấy khổ to. 
- Cả lớp sửa theo lời giải đúng.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Lời giải bài 3 - câu b:
Thể hiện quan hệ
QHT
Cặp QHT
NN – KQ
Tôi đang đợi anh ấy đến thì cơn mưa đổ ập tới.
Vì trời mưa to nên đường làng rất lầy lội.
ĐK (GT) – KQ
Nếu tôi thả một hòn đá vào bình nước, nước sẽ dâng lên.
Nếu tôi thả một hòn đá vào bình nước thì nước sẽ dâng lên.
Tăng tiến
Bạn Nam không chỉ học Tiếng Việt giỏi, bạn học Toán cũng giỏi. 
Bạn Nam không chỉ học Tiếng Việt giỏi mà bạn học Toán cũng giỏi.
Cặp từ hô ứng
Nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
 Môn : Tiếng việt 
Tuần35 tiết4.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 
 I- Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm khả năng học thuộc lòng của HS.
- Củng cố kĩ năng lập biên bản cuộc họp.
II- Đồ dùng dạy học 
- Phiếu phô tô mẫu của biên bản họp đủ cho từng HS. Nếu không có điều kiện có thể viết lên bảng. HS xem mẫu, làm biên bản vào vở.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
.... , ngày ... tháng ... năm ...
Tên biên bản
- Nội dung:
- Thành viên dự:
Chủ toạ:
Thư kí:
- Tổ chức cuộc họp:
+ Nêu mục đích:
+ Nêu tình hình hiện nay:
+ Nêu cách giải quyết:
Phân công việc cho mọi người:
 Người lập biên bản kí Chủ toạ kí
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng 
Ghi chú
10’
27’
3’
1. Kiểm tra học thuộc lòng.
Kiểm tra học thuộc lòng trước lớp những bài thơ, đoạn văn khác nhau.
2.Tưởng tượng mình là thư kí trong cuộc họp của các chữ viết, viết biên bản cuộc họp ấy.
1 HS đọc yêu cầu của bài.
GV mời 1 HS nói lại trình tự các việc cần phảI làm : kể tên các bàI tập đọc là văn miêu tả tóm tắt nội dung chính và dàn ý nêu một chi tiết hoặc câu văn em yêu thích, giảI thích lí do vì sao em thích chi tiết hoặc câu văn đó.
Ví dụ về biên bản: trang sau
3. Củng cố, dặn dò:
GV yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh, viết lại biên bản cuộc họp và vở; chuẩn bị ôn tập tiết 5.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá, thực hành luyện tập.
- GV chọn một số bài thơ, đoạn văn thuộc các chủ điểm đã học trong năm để kiểm tra khả năng học thuộc lòng của HS.
- Lần lượt từng HS đọc thuộc lòng trước lớp những bài thơ, doạn văn khác nhau.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài ( lệnh + văn bản “Cuộc họp của chữ viết”). Cả lớp đọc thầm theo.
- GV kiểm tra HS đọc câu hỏi tìm hiểu bài Cuộc họp của chữ viết (tr. 45), Tập tổ chức cuộc họp đó (tr. 46) (Tiếng Việt 3, tập một)
- GV phát phiếu cho từng HS làm bài hoặc mở bảng phụ đã viết sẵn một mẫu biên bản.
- HS làm bài các nhân – các em viết vào vở hoặc viết trên nháp. – Nhiều HS nối tiếp nhau đọc biên bản.
- Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm một số bài.
- Cả lớp bình chọn thư kí viết biên bản giỏi nhất.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ví dụ một biên bản
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2004
biên bản bàn viêc giúp bạn
(lớp 5C)
- Nội dung: Trao đổi, tìm cách giúp đỡ bạn Hoàng không biết chấm câu.
- Thành viên dự: các chữ cái và dấu câu.
Chủ toạ: bác chữ A.
Thư kí: chữ C
- Tổ chức cuộc họp:
+ Mục đích: giúp Hoàng biết cách đặt dấu chấm khi viết câu.
+ Tình hình hiện nay: Hoàng không biết cách đặt dấu chấm. Khi viết, không bao giờ để ý đến các dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, Hoàng chấm chỗ ấy nên đã viết những câu rất ngô nghê, vô nghĩa.
+ Cách giải quyết: phân công việc: Từ nay, mỗi khi Hoàng định chấm câu, phải đọc lại câu văn một lần nữa. Anh Dấu Chấm Câu có nhiệm vụ giám sát, yêu cầu Hoàng thực hiện nghiêm tức điều này.
 Người lập biên bản kí Chủ toạ kí
 Chữ C Chữ A
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
 Môn : Tiếng việt 
Tuần35 tiết5.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 
 I- Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng của HS.
- Hiểu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ, cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết, hình ảnh sống động; tìm và cảm nhận được cái hay của các hình ảnh so sánh và nhân hoá...
II- Đồ dùng dạy học:
 Bút dạ và 3 ; 4 if giấy khổ to cho HS làm bài 2.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng 
Ghi chú
10’
27’
3’
1. Kiểm tra học thuộc lòng.
Kiểm tra học thuộc lòng trước lớp những bài thơ, đoạn văn khác nhau.
2. Đọc bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mĩ” và trả lời câu hỏi. (khoảng 25 phút)
- GV hỏi HS
+ Bài thơ gợi ra những hình ảnh rất sống động về trẻ em. Đó là những hình ảnh nào?
(. Sóng ồn ào phút giây nín bặt, biển thèm hoá được thành trẻ thơ.
. Những đứa trẻ tóc bết đầy nước mặn, tay cầm cành củi khô ùa chạy không cần tới đích trên bãi biển.
. Bọn trẻ vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh.
. ánh nắng mặt trời chảy trên bàn tay nhỏ xíu.
. Gió thổi à à u u như ngàn cối xay xay lúa, trong cối xay ấy, những đứa trẻ đang chạy chơi trên cát giống như những hạt lúa của trời.).
+ Buổi chiều tối ở vùng quê ven biển được tả như thế nào? 
(Hoa xương rồng đỏ chói. / Những đứa bé da nâu tóc khét nắng màu râu bắp, thả bò trên những ngọn đồi vòng quanh tiếng hát, nắm cơm khoai ăn với cá chuồn. / Chim bay phía vầng mây như đám cháy. / Bầu trời tím lại phía lời ru. / Võng dừa đưa sóng thở.)
+Ban đêm ở vùng quê ven biển được tả như thế nào?
(Những ngọn đèn dầu tắt vội dưới màn sao. / Đêm trong trẻo rộ lên hàng tràng tiếng chó sủa. / Những con bò đập đuôi ăn lại cỏ. / Mùi rơm nồng len lỏi giữa giấc mơ.).
* Lời giải:
Câu a: HS chọn miêu tả một hình ảnh sống động trong bài thơ. VD: 
- Sóng biển vỗ bờ ồn ào, bỗng nhiên có những phút giây nín bặt, tưởng như biển cũng thèm muốn được hoá thành trẻ thơ.
- Trẻ em ở biển nước da cháy nắng, tóc bết đầy nước mặn vì suốt ngày bơi lội trong nước biển. Bãi biển rộng mênh mông, các bạn ùa chạy thoải mái mà chẳng cần tới đích.
Câu b: Tác giả tả buổi chiều và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng cảm nhận của nhiều giác quan:
- Của mắt để thấy hoa xương rồng đỏ chói; những đứa bé da nâu tóc khét nắng màu râu bắp, thả bò, ăn cơm khoai với cá chuồn; thấy chim bay phía vầng mây như đám cháy; võng dừa đưa sóng; những ngọn đèn tắt vội dưới màn sao; những con bò nhai cỏ.
- Của tai để nghe thấy tiếng hát của những đứa bé thả bò, nghe thấy lời ru, tiếng đập đuôi của những con bò đang nhai lại cỏ.
- Của mũi: để ngửi thấy mùi rơm nồng len lỏi giữa cơn mơ.
Câu c: Các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài thơ:
- Các hình ảnh so sánh: Gió à à u u như ngàn cối xay lúa và Trẻ con là hạt gạo của trời.
- Các hình ảnh nhân hoá: Biển thèm được hoá trẻ thơ; sóng thở.
Câu d: Các hình ảnh so sánh trong hai câu thơ Gió à à u u như ngàn cối xay lúa/ Trẻ con là hạt gạo của trời. liên quan với nhau: gió trời thổi à à u u trên bãi biển có những đứa trẻ đang nô đùa chẳng khác gì chiếc cối xay lúa mà những hạt gạo quí đang chạy vòng quanh là trẻ em.
3. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS đạt điểm cao khi kiểm trra học thuộc lòng; những HS thể hiện tốt khả năng đọc hiểu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ.
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng những hình ảnh thơ em thích trong bài Trẻ con ở Sơn Mĩ; đọc các vấn đề của tiết 6, chọn trước 1 đề thích hợp với mình.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá, thực hành luyện tập.
- GV chọn một số bài thơ, đoạn văn thuộc các chủ điểm đã học trong năm để kiểm tra khả năng học thuộc lòng của HS.
- Lần lượt từng HS đọc thuộc lòng trước lớp những bài thơ, doạn văn khác nhau.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài. (1 em đọc lênh và bài thơ, em kia đọc các câu hỏi tìm hiểu bài thơ.
- GV hỏi HS về nội dung bài thơ.
- HS đọc kĩ từng câu hỏi, suy nghĩ, làm bài cá nhân – viết nhanh vắn tắt vào vở hoặc trên nháp.
- HS phát biểu ý kiến, các em trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét. GV chấm điểm một số bài.
- Những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp,

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_35_nguyen_thu_hai.doc