Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 31 - Nguyễn Thu Hải

I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Viết đúng chính tả , trình bày đúng , đẹp đoạn văn trong bài Người gác rừng tí hon

( nghe viết )

Củng cố khắc sâu quy tắc viết hoa tên các cơ quan , tổ chức , đơn vị ; viết đúng tên những cơ quan , tổ chức , đơn vị trong bài tập .

II- ĐỒ DÙNG HỌC TẬP :

- GV chuẩn bị bảng phụ có viết BT 2 để thực hành phân tích và viết hoa tên các cơ quan , tổ chức ; một ấn phẩm ghi tên Phòng Giáo dục và Đào tạo của địa phương .

- HS chuẩn bị : một vài tờ báo Thiếu niên Tiền phong có ghi tên đầy đủ của toỏ chức đội thiếu niên ; sách Tiếng Việt 5 , tập 2 .

III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

A- Kiểm tra bài cũ :

- GV yêu cầu 2 HS lên bảng viết ( Theo lời đọc của GV ) tên và giải thích quy tắc viết tên các huân chương , danh hiệu : Huân chương Sao vàng ; Huân chương Chiến công hạng Nhất ; Huân chương Lao động hạn Ba ; Anh hùng Lao động ; Nghẹ sỹ Nhân dân ; Nhà giáo Ưu tú .

B- Dạy bài mới :

1- Giới thiệu bài :

 

doc25 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 31 - Nguyễn Thu Hải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ghép lại : Ban Biên tập , Chương trình Văn nghệ ;Đài Truyền hình Việt Nam . Đo đó , khi viết hoa tên ghép này , cần viết hoa chữ cái đầu cảu mỗi bộ phận tạo thành từng tên riêng trong cái tên ghép ấy .)
 Bài tập 3
HS đọc thầm yêu cầu của bài tập: tham khảo những Đ D D H đã nêu để tìm lơi giải đúng .
HS thi điền đúng , nhanh tên các tổ chứ , các cơ quan , đơn vị vao chỗ trống trong các câu a,b,c,d ; viết lại những tên đó lên bảng lớp .- cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng . giáo viên chốt lại lời giải đúng .
1 HS đọc lại các câu văn đã được diền nội dung chon vẹn theo lời giải đúng .
(các tên cần điền là:
Bài a) Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 
Bai b) ví dụ:phòng giao duc và đào tạo huyện Tân Bình 
Bàic) Nhà xuất bản Giáo dục
Bai d) Công ty in Khoa hoc –kỹ thuật Hà Nội ).
4 Củng cố , dặn dò 
- GV yêu cầu HS làm lại vào vở BT 2 ( hoặc3) ; viết hoa một vài tên cơ quan hoặc đơn vị, tổ chức tại địa phương em .
Rút kinh nghiệm sau tiết học :
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
 Môn : Luyện từ và câu
Tuần31 tiết61.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Ôn tập về dấu câu
 ( Dấu phẩy )
1 MUc đích , yêu cầu 
-Tiếp tục luỵện tập về việc dùng dấu phẩy trong văn viết 
- thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ dược các tác dụng của dấu phẩy.
II đồ dùng dạy- học
- bút dạ + 3,4 tờ giấy khổ to viết nội dung hai bức thư trong mẩu chuyện dấu chấm và dấu phẩy(BT1)
- một vài tơ giấy khổ to để HS làm BT 2 theo nhóm.
III các hoạt động dạy- học
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 4’ 
 1’
 7’
 12’
A kiểm tra bài cũ 
- GV viết lên bảng lớp hai câu văn có dấu phẩy, yêu cầu HS nêu tác dụng của dấu phẩy trong từng câu.
B . Dạy bài mới 
1 Giới thiệu bài
GV giới thiệu MĐ - YC của bàihoc.
2 hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1.
 lời giải :
- Bức thư 1 :” Thưa ngài , tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi . Vì viết vội , tôi chưa kịp đanh các dấu chấm ,dấu phẩy . Rất mong ngài cho và điền giúp tôi các dấu chấm , dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì , gửi đén cho tôi . chào anh .”) 
- Bức thư đầu ( của anh chàng đang tập viết văn ) nằm trong dấu ngoặc kép thứ nhất , bức thư sau (cua Bước – na- sô ) nằm trong dấu ngoăc kép thứ hai 
- HS làm việc độc lập – các em điền dấu chấm hoặc dấu phẩy trong SGK (điền bằng bút chì mờ ).
Bài tập 2
3 củng cố dặn dò 
- Một vài HS nhắc lai tác dụng của dấu phẩy .
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh BT2 , viết lại vào vở : đọc lại bài dấu hai chấm (Tiếng việt 4, tập một ,tr 24 ).
Phương pháp Kiểm tra-Đánh giá
+ GV gọi HS lên bảng 
+ HS khác nhận xét. 
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*/ Phương pháp thuyết trình, trực quan.
GV giới thiệu 
Phương pháp luyện tập thực hành
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS xác định nội dung hai bức thư trong bài tập : GV phat riêng bút dạ va phiếu đã viết nội dung 2 bức thư cho 3,4 HS .
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả . cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Phương pháp trao đổi, đàm thoại trò – trò.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập .
- HS làm việc các nhân –các em viết đoan văn của mình trên nháp .
- GV chia lớp thành nhiều nhóm . Nhiệm vụ của nhóm:
+ Nghe từng HS trong nhóm đoc bài của mình , góp ý cho bạn .
+chon một đoạn văn đáp ứng tố nhất yêu cầu của bài , viết đoan văn đó vào giấy khổ to .
+Trao đổi trong nhóm về từng dấu phẩy trong đoan đã chọn .
- Đại diện mỗi nhóm trình bày đoan văn của nhóm , nêu tác dụng của từng dấu phẩy trong đoan văn .
- HS các nhóm khác nhận xét bài làm của nhóm bạn. GV chốt lại ý kiến đúng , khen ngợi những nhóm HS làm bài tốt .
Rút kinh nghiệm sau tiết học :
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
 Môn : Tập đọc 
Tuần31 tiết62.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Những cánh buồm
	 (trích)
 I-mục đích, yêu cầu
1-Đọc lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ ngữ trong bài, ngắt dọng đúng nhịp thơ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với dọng châm rãi, dịu dàng thể hiện tình yêu con, cảm xúc tự hào về con của người cha, suy nghĩ và hồi tưởng sâu lắng về sự tiếp nối giữa các thế hệ.
2-Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: 
- Hiểu các từ ngữ trong bài
- Hiểu cảm xúc tự hào và suy nghĩ của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu.
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi ước mơ khám phá cuôc sống của tuổi trẻ, những ước mơ làm cho cuộc sông không ngừng tươi đẹp hơn.
II-Đồ dùng dạy- học
 Tranh minh học bài đọc trong SGK.
 Bảng phụ chép đoạn thơ “Cha ơiĐể con đi”.
III-Các hoạt động dạy- học
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
a- Kiểm tra bài cũ
 -1 HS đọc truyện Người gác rừng tí hon, trả lời câu hỏi 2 trong truyện.
 -1 HS kể lại truyện, nêu ý nghĩa của câu truyện.
B- Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài
+Trẻ em rất hay đặt câu hỏi cho người lớn. Nếu được đic chơi xa, nhất là đến những nơi mới lạ, các em càng hỏi nhiều. 
- Các em có thấy mình cũng thế khi còn bé không ? Hãy nhớ lại em đã từng hỏi bố mẹ những câu hỏi như thế nào (học sinh phát biểu ý kiến).
+Vì sao trẻ em rất hay hỏi ? Những câu hỏi của trẻ em nói lên đặc điểm gì của tâm hồn trẻ thơ 
- Trẻ thơ rất tò mò, háo hức muốn hiểu biết,khám phá thế giới xung quanh. trẻ thơ rất giàu trí tưởng tượng giàu ước mơ).
- GV giới thiệu: bàithơ Những cánh buồm thể hiện cảm xúc của một người chả trước những câu hỏi, những lời nói ngây thơ, đáng yêu của con khi cùng mình đi ra biển.
2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc 
- GV đọc diễn cảm bài thơ ( giọng đọc là giọng kể chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng thể hiệnn tình yêu con, cảm xúc tự hào về con của người cha, suy nghĩ và hồi tưởng của người cha về con của mình, về sự tiếp nối tốt đẹp giữa các thế hệ).
b) Tìm hiểu bài
- HS trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài thơ dựa theo những câu hỏi trong SGK, dưới sự hướng dẫn của GV
Câu hỏi 1
+ Những câu thơ nào tả cảnh biển đẹp ? ( ánh mặt trời rực rỡ biển xanh; cát càng mịn, biển càng trong)
+ Những câu thơ nào tả hình dáng, hoạt đọng của hai cha con trên bãi biển ?
(- Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch
- Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi
- Cha lại dắt con đi trên cát mịn 
ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ)
+ Hãy tưởng tượng và tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển dụa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ. Sau đây là một ví dụ:
 Sau trận mưa đêm, bầu trời và bãi biển như được gội rủă sạch bong. Mặt trời nhuộm hồng cả không gianbằng những tia nắng rự rỡ, cát như càng mịn, biển như càng trong hơn. Có hai cha con dạo chơi trên bãi biển. bóng họ trải trên cát. người cha cao, gầy, bóng dài lênh khênh. Cậu con trai bụ bẫm, lon ton bước bên cha làm nên một cái bóng tròn chắc nịch.
Câu hỏi 2
- GV nêu câu hỏi.
- HS tìm những câu thơ dẫn lời nói trực tiếp của cha và con trong bài. 
( Con:- Cha ơi!
 Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời 
 Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó ? 
 Cha:- Theo chánh buồm đi mãi đến nơi xa 
 Sẽ có cây có cửa có nhà,
 Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.
Con:- Cha muộn cho con cánh buồm trắng nhé,
 để con đi)
 (Sau đây là ví dụ:
Hai cha con bước đi trong ánh nắng hồng. Bỗng cậu bé lắc tay cha khẽ hỏi” Sao ở xa kia chỉ thấy nước không thấy nhà, thấy cây, thấy người ?” Người cha mỉm cười bảo con:”Cứ theo cánh buồm kia đi thấy cây, thấy nhà cửa. Nhưng nơi đó cha cũng chưa từng tới . Người cha trầm ngâm nhìn mãi phía chân trời , cậu bé lại trỏ cánh buồm bảo : “Cha hãy mượn cho con những cánh buồm trắng kia nhé , để con đi  ” Lời đứa con làm người cha bồi hồi , cảm động – vì đó là lời của ông , là mơ ước của chính ông thời ông còn bé tí như con trai ông bây giờ , lần đầu được đứng trước biển khơi vô tận . Người cha đẫ gặp lại chính mình trong ước mơ của con trai .
Câu hỏi 3 : 
 Những câu trả lời có thể như sau :
+ Con ước mơ được nhìn thấy nhà của , cây cối , con người ở nơi tận xa xôi ấy .
+ Con ước mơ được nhìn thấy nhà của , cây cối , con người, mọi thứ ở phía chân trời .
+ Con khao khát hiểu biết mọi thứ trên đời .
+ Con ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển , những điều chưa biết trong cuộc sống .
Câu hỏi 4 :
Sau đây là một câu ví dụ :
ý a ) Thắng bé làm mình nhớ lại chính mình ngày nhỏ . Lần đầu đứng trước mặt biển mênh mông , vô tận , mình cúng từng nói với cha y như thế . /Thằng bé đứng là mình ngày nhỏ . ngày ấy , mình cũng từng mơ ước như thế /. Mình đã từng như con trai mình – mơ ước theo cánh buồm đến tận phía chân trời . Nhưng đã không làm được 
ý b ) Thằng bé rất hay hỏi . Mong muốn của nó thật đáng yêu . NHững mơ ước của trẻ con thật đáng yêu .Trẻ con thật tuyệt vời với những ước mơ đẹp đẽ ..
c) Đọc diễn cảm :
- Giọng con : Ngây thơ , háo hức , thể hiện khao khát hiểu biết ;
- Giọng cha : dịu dàng , trầm ngâm , đầy hồi tưởng , thể hiện tình yeeu thương , niềm tự hào về con , xen lẫn sự nuối tiếc tuổi thơ của mình .) 
GV hướng dẫn HS đánh dấu ngắt nhịp , nhấn giọng đoạn thơ sau :
“Cha ơi !
Sao xa kia / chỉ thấy nước / thấy trời /
Không thấy nhà ,/không thấy cây ,/ không thấy người ở đó /
Cha mỉm cười /xoa đầu con nhỏ / 
Theo cánh buồm / đi mãi đến nơi xa /
Sẽ có cây ,/ có của / có nhà /
Nhưqng nơi đó / cha chưa hề đi đến //
Cha lại dắt con đi trên cát mịn /
ánh nắng chảy đầy vai / 
Cha trầm ngâm / nhìn mãi cuối chân trời /
Con lại trỏ cánh buồm / nói khẽ :/
Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé /
Để con đi//”
3- Củng cố – dặn dò :
- 1-2 HS nêu lại ý nghĩa của bài thơ :
- GV nhận xét tiết học : KHen ngợi những HS hiểu bài thơ , đọc hay .
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ ; đọc trước bài tập đọc mở đầu tuần 32 :Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em .
Phương pháp Kiểm tra-Đánh giá
+ 3 HS đọc bài và lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ HS khác nhận xét. 
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*/ Phương pháp thuyết trình, trực quan.
- GV dẫn dắt HS vào bài: 
- GV hỏi học sinh:
- HS phát biểu ý kiến, GV chốt lại :
- GV giới thiệu
*Phương pháp luyện tập thực hành
- 1 HS đọc toàn bài thơ. Sau đó, nhiều em tiếp nối đọc từng khổ thơ cho đến hết bài ( đọc 2 vòng).
- GV ghi bảng các từ ngữ mà HS địa phương rất hay mắc lỗi khi đọc. HS luyện đọc các từ này.
- HS đọc luốt bài thơ, phát hiện những từ ngữ các em chưa hiểu. GV giúp HS giải nghĩa từ (nếu có).
+ GV đọc mẫu.
Phương pháp trao đổi, đàm thoại trò – trò.
( Làm việc chung cả lớp )
HS trao đổi, thảo luận trước lớp dưới sự điều khiển của 2, 3 HS khá, giỏi dựa theo câu hỏi trong SGK.
- 1HS đọc câu hỏi trong SGK 
- HS đọc câu hỏi. Cả lớp đọc thầm toàn bài, GV hỏi HS về những hình ảnhđược gợi ra trong bài thơ:
( Làm việc nhóm )
- 1 HS đọc thầm câu hỏi 2 .Cả lớp đọc thầm lại .
- GV chia lớp thành nhiều nhóm .
- HS các nhóm đọc thầm lại toàn bài , trao đổi , thảo luận , trả lời câu hỏi .
- Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến .
- Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại câu trả lời đúng .
- GV nhắc HS dụa vào những hình ảnh thơ và những điều đã học về văn tả cảnh để tưởng tượng và miêu tả). 
- HS phát biểu ý kiến.
 ( Làm việc nhóm )
1 HS đọc thầm câu hỏi 2 .
Cả lớp đọc thầm lại .
GV chia lớp thành nhiều nhóm . HS các nhóm đọc thầm lại toàn bài , trao đổi , thảo luận , trả lời câu hỏi 
- GV ghi nhanh các câu hỏi này lên bảng
- Nhiều HS tiếp nối nhau chuyển những lời nói trực tiếp (viết dưới dạng thơ) thành lưòi đối thoại.
- 1 HS đọc câu hỏi ( Những câu hỏi ngây thơ của con cho thấy con có ước mơ gì ?)
- Cả lớp suy nghĩ , trao đổi , thảo luận , trả lời câu hỏi .
- 1 HS đọc câu hỏi . Cả lớp đọc thầm lại .
- GV giúp HS hiểu câu hỏi : Để nói được ý nghĩ của người cha vè tuổi trẻ của mình , về ước mơ của con mình ( Dựa theo ý của khổ thơ cuối ) , Các em phải nhập vai người cha , đoán ý nghĩ của nhân vật người cha trong bài thơ .)
- HS trao đổi theo đơn vị bàn hoặc nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi .
- Đại diện mỗi nhóm phát biểu ý kiến . 
- Cả lớp và GV nhận xét , bổ sung, chốt lại những ý kiến đúng .
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại những câu đối thoại giữa hai cha con .Nêu tâm trạng của cha và tâm trạng của con để chọn giọng đọc thể hiện đúng . HS thảo luận , tìm giọng đọc thể hiện tâm trạng khao khát muốn hiểu biết của con , tâm trạng trầm tư suy nghĩ của cha trong những câu thơ dẫn lời đối thoại giữa cha và con .HS phát biểu ý kiến .
- GV chốt lại :
- GV đọc mẫu đoạn thơ 
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn thơ , sau đó HS thi đọc diễn cảm đoạn thơ , cả bài thơ .
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ , cả bài thơ .
Rút kinh nghiệm sau tiết học :
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
Môn : kể chuyện
Tuần31 tiết31... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Nhà vô địch
I mục đích , yêu cầu
- dựa vầo lời kể của thầy( cô) và tranh minh hoạ , kể lại được từng doạn và toàn bộ vâu chuyện Nhà vô địch bằng lời kể của nhân vật Tôm – Chíp.
- Hiểu nội dung câu chuyện để co thể trao đổi với bạn bè về một vài chi tiết hay trong câu chuẹyn , về ý nghĩa câu chuyện .
II đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ chuỵen trong SGK.
- Máy cát –xéy và băng ghi âm lời kể câu chuyện Nhà vô địch của một nghệ si hoặc của một hs kể chuyệ gioi ( nếu co ).
 * chú ý : GV không nên chủ quan có may cát –xet hoăc băng ghi âm lời kể chuyện mà không cố gắng nhơ chuyện , hiểu và cảm câu chuyện để co thê chuyề hiểu biết , cảm xcs của mình đén với HS . Phương tiện kỹ thuật không thay được vai trò của GV .
-Bảng phụ ghi vắn tắt nội dung của tưng tranh minh hoạ.
Tranh 2 : các bạn đang thi nhảy xa .
Tranh 2 : Tôm Chíp rụt re , bối rối khi đưng vào vị trí.
 Tranh 3 : Tôm chíp lao đến rất nhanh để cứu em bé sắp rơi xuống nước .
TRanh 4 : Các bạn thán phuc gọi Tôm chíp là “ nhà vô địch”.
III-Các hoạt động dạy- học
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
A kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra 1,2 HS kể chuyện về một ban nam hoăc một bạn nư được mọi người yêu quý .
B dạy bài mới
1 Giới thiệu bài
- Lòng dũng cảm ,tinh thần quên mình cứu người là những phảm chất rất đáng khâm phục .Câu chuyện Nhà vô đich các em được hoc hôm nay kể về một bạn học sinh nho bé nhất lớp , tinh tình rụt rè đến mưc ai cũng tưởng bạn không giám tham dự một cuộc thi nhảy xa .Không ngờ , cậu hoc trò bé nhỏ nhút nhát ấy lại đoat giải Nhà vô địch của cuộc thi . 
Vì sao co chuyện lạ như vậy , các em cùng nghe chuyện đẻ hiểu được điều đó .
2.GV kể toàn bộ câu chuyện , HS nghe . 
 Nhà vô địch
1- Hôm ấy ,bọn trẻ trong làng chôn cái hố cát cạnh con mươg đào làm nơi tổ chức cuộc thi nhảy xa . Chị Hà được mời làm trọng tài .Khán giả là mấy cô cậu tí hon ngồi ở bên kia bờ mương mắt hau háu chờ xem .
Chị Hà dõng dạc hô:
- Các thí sinh chuẩn bị ! Người số 1: Hưng ! 
- Hưng Tồ bậm bạch như một chú vịt chạy vao vị trí .Nghe tiéng hô:”Bắt đầu!”,no chạy lấy đà nhanh đen bất ngờ .Gần đén nơi , miệng nó bặm lai .” phốc”, no nhảy đúng vào miệng hố bên kia ,đất lún xuống . Nó đứng dậy, hãnh diện nhìn mọi người 
- Người tiếp theo là Dung Béo .Vừa nghe gọi tên , cậu ta vỗ đùi đen đét để thị uy . Rồi cậu cung nhảy qua hố co phần dễ dàng hợn Hưng Tồ .Chỉ phải cai chân cậu ta lún sâu vao lớp đất mêm khiến cả bon phải xúm vao “nhổ “cậu lên . Cậu ta cười toe toét :
- Tớ sẽ nhảy lại để tự phá kỷ lục .
 Người thứ 3 vượt qua chiếc hố nhẹ như mèo là Tuấn Sứt, cậu ta đã từng thi nhảy xa cấp huyện. Xong việc, cậu ta nằm vắt chân chữ ngũ trên cỏ để chờ nhận giải. Thêm ba vận động viên nữa thành công.
2- Chị hà gọi đến Tôm Chíp, người cuối cùng. Tôm Chíp bé nhất bọn tính tình lại rụt rè, mới nghe gọi đến tên mặt đã đỏ lên. Chị Hà ái ngại, bảo:
- Nếu em khong nhảy thì làm khán giả vậy.
Tôm Chíp càng bối rối. Dũng béo thấy vậy cười, bảo
 - Làm khán giả thì sang bờ mương bên kia.
 Có thể vì tự ái, Tôm Chíp quyết định vào vị trí.
Haiba ! 
 Tôm Chíp giật bắn người lao lên. Đến gần điểm đệm nhảy thì cậu đột nhiên đứng sựng lại, chân miết xuống đất.
- Không nhảy được thì chạy qua.
- Hay là để tớ cắp vào nách rồi chảy qua.
-Tớ cho cậu thành tích lúc nãy đấy.- Dũng, Hưng, và mấy đứa bạn nhao nhao khích bác.
 Tôm Chíp xuýt khóc vì giận mình và tức bạn. Chị Hà nhẹ nhàng an ủi:
- Hay em để Dũng nhảy lại trước đã.
3-Nhưng Tôm Chíp quyết định nhảy lần thứ hai. Lần này cậu lấy đà đúng kiểu hơn. Đúng lúc cậu đạp chân vào mô đất lao lên thì có tiếng kêu thất thanhphía bên kia bờ mương. Mọi người đang tập trung theo dõi cuộc thi vì thế chỉ có cậu mới trông thấy một bé trai, do xô đẩy, dâng lăn theo bờ mương xuống dòng nước. Cậu lao nhanh như tên bắn.Đến gần hố nhảy, cậu quặt sang bên, tiếp tục lao lên khiến mọi người cười ồ. Khi đứa bé đã ở sát mép nước, Tôm Chíp cũng đã tói bờ mương. Có tiếng hét tuyệt vọng. Lúc tất cả cùng nhận ra mối nguy hiểm thì họ cũng thấy Tôm Chíp nhảy như bay qua con mương kịp giữ đứa bé lại. Ai nấy thở phào.
4- Chị Hà lội sang bờ mương bên kia. Mấy đứa lần lượt lội sang theo. Cả bọn đều lè lưỡi lắc đầu không biết làm thế nào để nhảy qua con mương rộng nhường kia. Dũng Béo tuyên bố:
- Chúc vô định thuộc về Tôm Chíp. Nhưng phải khám xem nó có lắp chiếc cánh quạt nào không đã.
Cả bọn cười ồ lên và phục Tôm Chíp ra mặt. Còn Tôm thì nhớ lại lúc đó cậu không nghĩ đến cuộc thi mà chỉ nghĩ đếnviệc cứu em bé khỏi rơi xuống nước.
 Theo Tạ Duy Anh
Phương pháp Kiểm tra-Đánh giá
+ 1,2 HS kể chuyện
+ HS khác nhận xét. 
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*/ Phương pháp thuyết trình, trực quan.
- GV dẫn dắt HS vào bài: 
- GV hỏi học sinh:
- GV kể lần 1 (có thể dùng băng ghi âm lời kể hay của hs giỏi hoăc của nghệ sĩ thay cho lời kể của GV – hs nghe ) .
GV kể lân 2,3 ,vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ -hoc sinh nghe và nhìn tranh
Làm việc nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK , nói vắn 
tắt nội dung cơ bản của từng tranh. - HS phát biểu ý kiến. GV mở bảng phụ đã viết nội dung này. 1 HS nhìn bảng đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4, 5 HS ). Mỗi HS trong nhóm kể từng đoạn chuyện, tiếp nối nhau kể hết chuyện dụă theo lời kể của thầy (cô )và tranh minh hoạ.
- Một vài HS nhận vai mình là Tôm Chíp, kể toàn bộ câu chuyện. HS trong nhón giúp bạn sửa lỗi.
- Thảo luận để thực hiện các ý a, b, c ( của YC3 ):
+ Nêu một vài chi tiết trong câu chuyện khiến em thích nhất. Giải thích vì sao em thích ?
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp ( tình huống bất ngờ sảy ra khiến Tôm Chíp mất đi tính rụt rè thường ngày, phản ứng rất nhanh, thông minh nên đã kịp cứu em nhỏ).
+ Nêu ý nghĩa của câu chuyện ( khen ngợi Tôm Chíp dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn; trong tình huống nguy hiểm đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý ).
* HS thực hành kể chuyện; Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện: 
- Làm việc chung cả lớp
- Đại diện mỗi nhóm thi kể – kể toàn chuyện bằng lời của Tôm Chíp. Sau đó, thì nói về nội truyện (theo các ý a, b, c của YC3 )
- Những HS khác nhận xét bài kể chuyện hay nhất, người có ý kiến hay nhất.
3-Củng cố, dặn dò
- 1, 2 HS nêu những điều em học được ở nhân vật Tôm Chíp, trên cơ sở đó, GV chốt lại ý nghĩa của câu chuyện: khen ngợi tinh thần dũng cảm, quên mìnhcứu người bị nạn của một bạn nhỏ.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân .
- Dặn HS tìm đọc thêm những câu chuyện trong sách, báo nói về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em; những gương thiếu niên có những phẩm chất đáng quý thực hiện tốt bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội - để chuẩn bị cho tiết Kể chuyện đã nghe, đã đọc tuần 32.
Rút kinh nghiệm sau tiết học :
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
Môn : Tập làm văn
Tuần31 tiết61.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Trả bài tả con vật
I – Mục đích – yêu cầu :
- Củng cố kỹ năng làm bài văn tả con vật .
- Làm quen với việc tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình .
* CHú ý : Tiết ôn tập về văn tả con vật ( Lập dàn ý , làm văn miệng , T

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_31_nguyen_thu_hai.doc
Giáo án liên quan