Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 20 - Nguyễn Thu Hải

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đọc trôi chảy toàn bài.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện khi châm, trầm buồn, khi dồn dập, căng thẳng, bất ngờ; trở lại giọng trầm, ngỡ ngàng, phù hợp với mỗi tình huống trong mỗi đoạn; đọc đúng, tự nhiên tiếng rao, tiếng la, tiếng kêu: Bánh . giò . ò . ò! ; Cháy! Cháy nhà! . ; Ô . này!

2. Hiểu các từ ngữ trong truyện.

Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc24 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 20 - Nguyễn Thu Hải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chết) lại là một thương binh cụt chân, một người bán hàng rong bình thường. Chú ý đọc đúng, tự nhiên các tiếng rao, tiếng la, tiếng kêu.
- Đọc thầm phần chú giải; giải nghĩa các từ được chú giải trong sgk.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
- Đọc (thành tiếng, đọc thầm đọc lướt) từng đoạn, cả bài; trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài đọc.
*Gợi ý trả lời:
Câu 1: Nhân vật tôi nghe thấy tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào?
( Vào những đêm khuya tĩnh mịch. )
- Nghe tiếng rao, nhân vật tôi có cảm giác như thế nào?
( Buồn não nuột ).
- Đám cháy xảy ra vào lúc nào?
( vào nửa đêm. )
- Đám cháy được miêu tả như thế nào?
( Ngôi nhà bốc lửa phừng phừng, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống, khói bụi mù mịt. )
Câu 2: Người đã dũng cảm cứu em bé là ai?
( Là người bán bánh giò )
- Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
( Anh là một thương binh, nhưng khi phục viên về chỉ làm nghề bán bánh giò bình thường. Là người bán bánh giò bình thường nhưng anh có hành động dũng cảm phi thường, với trách nhiệm công dân rất cao; không những báo cháy mà còn xông vào đám cháy cứu người. )
Câu 3: Cách dẫn dắt câu chuyện của tác giả góp phần làm nổi bật ấn tượngvề nhân vật như thế nào?
( HS phát biểu tự do – GV chốt lại: Cách dẫn dắt câu chuyện của tác giả rất đặc biệt – tác giả đưa người đọc di từ hết bất ngờ này đến bất ngờ khác:
+ Đầu tiên là tiếng rao đêm của một người bán hàng rong, cảm giác buồn não nuột của tác giả khi nghe tiếng rao đều đều, khàn khàn kéo dài trong đêm tĩnh mịch.
+ Tiếp theo – sự bất ngờ của đám cháy, bóng một người cao, gầy, khập khiễng lao vào ngôi nhà cháy.
+ Người đó phóng ra đường, tay ôm khư khư một bọc, bị cây rầm đổ xuống người – trong bọc đó hoá ra có một đứa trẻ mặt mày đen nhẻm, khóc không thành tiếng.
+ Người ta đến cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ phát hiện ra anh có một cái chân gỗ. Kiểm tra giấy tờ thì biết anh là một thương binh.
+ Để ý đến chiếc xe đạp dựng ở góc tường và những chiếc bánh giò tung toé, mới biết anh là người bán bánh giò.
Câu 4: Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống?
+ Mỗi công dân cần có ý thức giúp đỡ mọi người, cứu người khi gặp nạn.
+ Nếu ai cũng có ý thức vì người khác, giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
+ Gặp sự cố xảy ra trên đường, mỗi người dân cần có trách nhiệm giải quyết, giúp đỡ, không thể “Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại”
Đại ý: Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.
 c) Đọc diễn cảm.
+Giọng đọc như phần luyện đọc đã nêu.
+ Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn:
Rồi từ trong nhà, / vẫn cái bóng cao, / gầy, / khập khiễng ấy lom khom như đang che chở vật gì, / phóng thẳng ra đường. // Qua khỏi thềm nhà, / người đó vừa té quỵ thì một cây rầm sập xuống. // Mọi người xô đến. // Ai nấy bàng hoàng vì trong cái bọc chăn còn vương khói mà người ấy đang ôm khư khư là một đứa bé mặt mày đen nhẻm, / thất thần, / khóc không thành tiếng. // Mọi người khiêng người đàn ông ra xa. // Người anh mềm nhũn. // Người ta cấp cứu cho anh. // Ai đó thảng thốt kêu: // “Ô.../ nàỳ! “ //, rồi cầm cái chân cứng ngắc của nạn nhân giơ lên: // thì ra là một cái chân gỗ! //
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. 
- Yêu cầu HS về nhà luyện đọc bài văn. Chuẩn bị bài Lập làng giữ biển.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Chuyện cây khế thời nay rồi trả lời câu hỏi cuối bài.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
* Phương pháp thuyết trình, trực quan.
- Gv treo tranh và giới thiệu.
- Gv ghi tên bài bằng phấn màu.
* Phương pháp luyện tập thực hành.
- 1 HS đọc diễn cảm toàn bài.
- Gv hướng dẫn các em chia đoạn.
+ Một nhóm 4 HS -Nối tiếp đọc trơn từng đoạn của bài.
+ HS cả lớp đọc thầm theo.
+ HS nhận xét cách đọc của từng bạn.
+ GV hướng dẫn cách đọc của từng đoạn .
+ 4 HS khác luyện đọc đoạn.
- 1 HS đọc phần chú giải (GV cho HS nêu những từ các con chưa hiểu và tổ chức giải nghĩa cho các con).
- 1,2 HS khá giỏi đọc cả bài.
* Phương pháp trao đổi đàm thoại trò - trò.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu bài dưới sự điều khiển của 2 học sinh .
- 1 HS điều khiển cả lớp thảo luận trả lời câu hỏi 1; 2
- HS đọc đoạn 1; 2 và trả lời các câu hỏi 1. (có thể hỏi thêm các câu hỏi phụ.)
- HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi 2.
- Hs 2 hướng dẫn HS tìm hiểu câu hỏi 3; 4.
- HS đọc đoạn 3; 4 và trả lời câu hỏi 3 ( HS trả lời tự do, sau đó GV chốt lại ý đúng. )
-Hs hỏi câu 4 – HS suy nghĩ trả lời.
- GV yêu cầu HS nêu đại ý của bài.
+ GV ghi đại ý lên bảng.
+1 HS đọc lại đại ý.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn, bài.
+ Gv treo bảng phụ đã chép sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
+2 hs đọc mẫu câu, đoạn văn.
+Nhiều hs luyện đọc diễn cảm đoạn văn .
-Từng nhóm 4 HS nối nhau đọc cả bài.
- HS khác nhận xét - GV đánh giá, cho điểm.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Giáo án môn: Luyện từ và câu Ngày soạn : 13.12.2004
 Lớp : 5 Ngày dạy: 18-1-2005
 Mở rộng vốn từ: Công dân
Tiết 39 - Tuần 20
I- Mục đích, yêu cầu
1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm công dân: các từ nói về nghĩa vụ, quyền lợi, ý thức công dân. 
2. Vận dụng vốn từ đã học, viết một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.
 iI- Đồ dùng dạy học 
- Bút dạ + 3; 4 tờ giấy khổ to phát cho 3; 4 HS làm bài tập 1, sau đó dán trên bảng lớp.
- 3; 4 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng của bài tập 2 để HS làm bài tập 2 trên bảng.
Phiếu bài tập 2:
Cụm từ
Nghĩa
ý thức
công dân
Quyền
công dân
Nghĩa vụ công dân
Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi.
Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước.
Việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu :
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
1’
33’
1’
A. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bài 2; 3; 4 tiết 19 – Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
B. Bài mới:
1-Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta học bài “Mở rộng vốn từ: Công dân”. Bài học này giúp chúng ta mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm công dân: các từ nói về nghĩa vụ, quyền lợi, ý thức công dân. Vận dụng vốn từ đã học, viết một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
Lời giải:
Các cụm từ ghép được là:
Nghĩa vụ công dân 
Quyền công dân
ý thức công dân 
Bổn phận công dân 
Trách nhiệm công dân 
 Công dân gương mẫu
Công dân danh dự 
Danh dự công dân
Bài tập 2:
*Lời giải : 
. ý thức công dân (+): Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước.
. Quyền công dân (+): Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi.
. Nghĩa vụ công dân (+): Việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác.
Bài tập 3:
*Lời giải : 
Câu a nói về nghĩa vụ của các công dân nhỏ tuổi: phải yêu quý trường lớp; giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Câu b nói về nghĩa vụ của các công dân nhỏ tuổi: gìn giữ các di tích văn hoá - lịch sử, các công trình công cộng.
Bài tập 4:
*Lời giải: VD
+ Tổ quốc là nơi ta sinh ra, lớn lên, nơi tổ tiên, ông bà, cha mẹ chúng ta sinh sống. Mỗi người dân vì vậy phải biết yêu Tổ quốc, có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc khi có giặc xâm lăng. Câu nói của Bác hồ khẳng định trách nhiệm của các công dân Việt Nam phải cùng nhau giữ nước để xứng đáng với tổ tiên, với các vua Hùng đã có công dựng nước. 
.............
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
Làm lại bài 1, 2 vào vở.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- HS làm lại bài 2; 3; 4 tiết 19.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, cho điểm.
* Phương pháp thuyết trình.
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
* Phương pháp thực hành, luyện tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại. 
- HS trao đổi theo bàn, các em làm bài trên nháp.
- GV phát bút dạ và 4 tờ giấy khổ to phát cho 3; 4 HS làm bài tập 1, sau đó dán trên bảng lớp.
- HS đọc to kết quả. Cả lớp và GV nhận xét nhanh, kết luận.
- Cả lớp sửa theo lời giải đúng, viết vào vở. 
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ làm bài cá nhân. các em đánh dấu (+) bằng bút chì vào ô trống tương ứng với nghĩa của từng cụm từ đã nêu.
- GV dán 3; 4 tờ phiếu đã kẻ sẵn bảng của bài 2 rồi mời 3; 4 HS lên bảng thi làm đúng nhanh bài tập.
- Cả lớp và GV nhận xét nhanh.
- Cả lớp sửa theo lời giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV chốt lại ý đúng.
- GV nêu yêu cầu của bài, giải thích xuất xứ của câu nói.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ.
- 1; 2 HS khá giỏi làm mẫu. Các em nói 3 đến 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân dựa theo câu nói của Bác Hồ.
- HS viết bài vào vở.
- Nhiều HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét, phát hiện ý kiến của bạn có đúng, có hay không?
- GV nhận xét, chấm điểm, biểu dương những HS viết hay.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Giáo án môn: Luyện từ và câu Ngày soạn : 13– 12 - 04
 Lớp : 5 Ngày dạy: 20-1-2005
 Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Tiết 40 - Tuần 20
I- Mục đích, yêu cầu
1.HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả.
2.Biết áp dụng các biện pháp đảo trật tự từ, điền QHT thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo những câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả.
 II- Đồ dùng dạy học : 
- Bút dạ và 4 tờ phiếu khổ to phóng to nội dung các BT1, 3, 4 (phần luyện tập) để 3, 4 HS lên bảng làm bài.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu :
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
3’
35’
2’
Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập 3; 4 tiết Mở rộng vốn từ: Công dân.
B. Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta tiếp tục học về cách nối các vế câu ghép bằng một QHT hoặc một cặp QHT thể hiện QH nguyên nhân – kết quả. 
2. Phần nhận xét
Bài 1:
Lời giải: 
Quan hệ giữa 2 vế câu của 2 câu ghép đều là QH nguyên nhân – kết quả nhưng cấu tạo của chúng có điểm khác nhau:
Câu 1: Vì con khỉ này rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây. (2 vế câu ghép được nối với nhau bằng cặp QHT Vì ... nên ... )
Câu 2: Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. (2 vế câu ghép được nối với nhau bằng một QHT vì )
Bài 2:
Lời giải:
QHT: vì, bởi vì, nhờ, nên, cho nên, do vậy ...
Cặp QHT: vì ... nên ..., bởi vì ... cho nên ..., tại vì ... cho nên ..., nhờ ... mà, do ... mà...
HS có thể lấy VD:
.Vì suốt trưa em trai tôi bêu nắng trên đồng cho nên cu cậu mới bị cảm.
.Hôm nay, chúng tôi đến lớp muộn bởi vì đường bị tắc.
. Nhờ mưa thuận gió hoà mà vụ mùa năm nay bội thu.
.....
3.Phần ghi nhớ:
4.Phần luyện tập:
Bài tập 1:Tìm các vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và các QHT nối chúng. 
Lời giải:
 a) Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo (vế NN)
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai. (vế KQ)
b) Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học.
 (vế NN) (vế KQ)
c) Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng (vế KQ) chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. (vế NN)
d) Lúa gạo quý (vế KQ) vì phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được (vế NN). Vàng cũng quý (vế KQ) vì nó rất đắt và hiếm (vế NN).
Bài tập 2: Tạo câu ghép mới bằng cách thay đổivị trí của các vế câu. 
Lời giải:
 a) Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo 
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai. 
-> Tôi phải băm bèo, thái khoai vì gia đình tôi nghèo túng.
b) Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học.
-> Chú phải bỏ học sau vì nhà nghèo quá.
.Chú phải bỏ học vì gia đình sa sút, không đủ tiền cho chú ăn học.
. Chú phải bỏ học vì gia cảnh về sau rất sa sút, không đủ tiền nuôi con ăn học.
c) Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. 
-> Ngày xửa ngày xưa, có cư dân ở một vương quốc nọ không ai biết cười nên vương quốc ấy buồn chán kinh khủng.
. Cư dân ở một vương quốc nọ không ai biết cười nên vương quốc ấy trở nên buồn chán kinh khủng.
d) Lúa gạo quý vì phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm.
-> Vì phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được nên lúa gạo rất quý. Vì vàng rất đắt và hiếm nên vàng cũng rất quý.
Bài tập 3: 
Lời giải:
a. Nhờ thời tiết thuận hoà nên lúa tốt.
 Do thời tiết thuận hoà nên lúa tốt.
 Vì thời tiết thuận hoà nên lúa tốt.
b. Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.
 Vì thời tiết không thuận nên lúa xấu.
 Do thời tiết không thuận nên lúa xấu.
Bài tập 4: 
Lời giải:
. Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bị điểm kém.
 Vì bạn Dũng không thuộc bài cho nên cả tổ bị mất điểm thi đua.
 Vì bạn Dũng không thuộc bài, cả tổ bị mất điểm thi đua.
. Do nó chủ quan nên bài thi của nó không đạt điểm cao.
Do nó chủ quan nên nó bị trượt trong kì thi này.
Do nó chủ quan mà nó bị nhỡ chuyến xe.
Do nó chủ quan, nó bị nhỡ chuyến xe.
. Nhờ nỗ lực nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Do kiên trì, nhẫn nại nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- Làm lại bài 2; 4 vào vở.
- Chuẩn bị bài sau.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- 1 HS làm bài tập 3 tiết trước.
- 2 HS đọc bài tập 4.
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
* Phương pháp thuyết trình.
- GV giới thiệu ghi tên bài bằng phấn màu.
* Phương pháp thực hành, luyện tập
- 1 HS đọc thành tiếng câu hỏi 1. 
- Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, phát hiện sự khác nhau về câu tạo giữa 2 câu ghép đã nêu.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhật xét. Chốt lại ý đúng.
- GV nêu yêu cầu.
- HS suy nghĩ làm bài. Các em viết nhanh ra nháp nhữg QHT, cặp QHT tìm được, có thể minh hoạ bằng những VD cụ thể.
- 2 hs đọc ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm theo.
-1,2 hs đọc ghi nhớ không cần nhìn sgk.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp, trả lời câu hỏi. Các em dùng bút chì khoanh tròn QHT và cặp QHT tìm được, gạch dưới vế câu chỉ nguyên nhân 1 gạch, vế câu chỉ kết quả 2 gạch.
- GV phát bút dạ và phiếu cho 4 HS. Làm xong các em dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS sửa theo lời giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV giải thích rõ yêu cầu của bài.
- 1 HS giỏi làm mẫu
- HS làm việc các nhân. Mỗi em làm miệng hoặc viết nhanh ra nháp câu ghép mới tạo được.
- GV phát bút dạ và giấy cho 3 HS viết câu ghép mới tạo được. Em nào làm xong, dán lên bảng lớp.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc câu ghép của mình. GV nhận xét nhanh.
- Cả lớp và GV kiểm tra kết quả làm bài của HS trên bảng, nhận xét, cho điểm những HS làm bài đúng.
- HS sửa theo lời giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV nhắc HS lưu ý chọn các QHT đã cho thích hợp với từng hoàn cảnh.
- HS làm việc các nhân, dùng bút chì điền vào SGK.
- GV phát bút dạ và giấy cho 3; 4 HS làm bài. Em nào làm xong, dán lên bảng lớp.
- Cả lớp và GV kiểm tra kết quả làm bài của HS trên bảng, phân tích những chỗ sai.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- HS sửa theo lời giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm việc các nhân, viết nhanh ra nháp những câu ghép chỉ QH NN – KQ sau khi đã được điền hoàn chỉnh.
- GV phát bút dạ và giấy cho 3; 4 HS làm bài. Em nào làm xong, dán lên bảng lớp.
- Cả lớp và GV kiểm tra kết quả làm bài của HS trên bảng, phân tích những chỗ sai.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- HS sửa theo lời giải đúng.
-Hs làm bài cá nhân.
-Nhiều hs đọc đọcc đoạn văn.
- Cả lớp và gv nhận xét.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
....
 Giáo án môn: Tập làm văn Ngày soạn : 13.12.2004
 Lớp : 5 Ngày dạy: 19-1-2005
 Tiết 39 - Tuần 20 
Lập chương trình hoạt động
( tiếp theo )
I- Mục đích, yêu cầu
1. Biết lập chương trình cho một trong các hoạt động của liên đội hoặc một hoạt đông trường dự kiến tổ chức (dựa theo kiến thức đã có về cách thức lập CTHĐ - Tiết TLV tuần 19).
2. Chương trình đã lập phải nêu rõ: mục đích hoạt động; liệt kê các việc cần làm, phân công trách nhiệm; thứ tự các việc, giúp người đọc, người thực hiện hình dung được nội dung và tiến trình hoạt động.
II- Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ chép sẵn những phần chính của một bản CTHĐ:
Mục đích.
Công việc – phân công cụ thể.
Thứ tự các việc làm.
- Bút dạ, 4; 5 tờ giấy khổ to để 4; 5 HS lập chương trình, dán lên bảng. 
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
2’
32’
1’
A. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bài tập 3 – tiết TLV tuần 19.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
Trong tiết học trước, các em đã biết tác dụng của CTHĐ cách lập CTHĐ. Trong tiết học này, chúng ta sẽ luyện tập cách lập một CTHĐ hoàn chỉnh. 
2. Hướng dẫn HS lập CTHĐ
a. Chọn hoạt động để lập chương trình.
GV lưu ý HS: đây là một đề bài mở, gồm không chỉ 5 hoạt động (theo đề mục đã nêu: Hội trại Chúng em tiến bước theo Đoàn; Thi nghi thức đội; Triển lãm về các chủ đề; Quyên góp ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng bị thiên tai; Gặp gỡ, giao lưu với Hs các trường kết nghĩa hoặc các bạn thiếu nhi quốc tế) còn có hoạt động thứ 6 – hoạt động trường em dự kiến tổ chức. HS có thể chọn lập chương trình cho 1 trong 6 hoạt động trên.
b. Nhắc lại cách thức lập chương trình.
c. Lập chương trình hoạt động.
Tham khảo các VD trong SGV:
1. Chương trình quyên góp ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng lũ lụt ở tỉnh miền Trung (lớp 5b)
2. Chương trình cắm trại hồ Đại Lải 25. 4. 2002 (5c)
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét chung giờ học
- Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện lại bản chương trình, viết lại vào vở.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- 3HS đọc lại bài 3 – liệt kê các công việc của một hoạt động tập thể.
- Hs khác nhận xét .
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
* Phương pháp thuyết trình.
 - Gv giới thiệu mục đích, yêu cầu của giờ học.
- GV ghi tên bài lên bảng.
- 1 HS đọc to đè bài.
- GV nhắc HS lưu ý đề bài. 
- Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, chọn hoạt động để lập chương trình. 
- 6 HS nói nhanh tên hoạt động các em chọn.
- HS mở SGK đọc lại phần gợi ý cho BT2, tiết TLV lập chương trình hoạt động.
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn 3 phần chính của một CTHĐ, 2 HS nhìn vào đọc lại.
- HS trao đổi theo cặp - lập chương trình cho 1 hoạt động đã chọn vào vở hoặc giấy nháp.
- GV phát bút dạ và 3,4 tờ giấy khổ to để 3, 4 HS lập chương trình, dán lên bảng. (chọn những HS lập chương trình hoạt động khác nhau.)
- HS viết bài.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc kết quả viết bài.
- HS làm bài trên giấy trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét nhanh, bổ sung, hoàn chỉnh từng bảng chương trình (theo các chi tiêu chí: CTHĐ có rõ mục đích không? Nêu việc có đầy đủ không? Phân việc có rõ ràng không? Trình bày có đủ đề mục của một CTHĐ không?) 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
........ 
 Giáo án môn: Tập làm văn Ngày soạn : 13-12-2004
 Lớp : 5 Ngày dạy: 21-1-2005
 Trả bài văn tả người
 Tiết 40 - Tuần 20
I- Mục đích, yêu cầu
1. HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn thuộc thể loại miêu tả (tả người): nắm vững bố cục của bài văn; trình tự miêu tả; quan sát và chọn lọc chi tiết; cách diễn đạt (dùng từ, đặt câu đúng, ý rõ, câu văn có hình ảnh, cảm xúc) ; viết đúng chính tả, trình bày sạch.
2. Nhận thức được ưu điểm, khuyết điểm của bạn và của mình khi được thầy cô chỉ rõ: biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu ; tự viết lại một đoạn hoặc cả bài cho hay hơn.
II- Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết sẵn:
+ Đề bài của bài văn tả người đầu tuần 19.
+ Một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý ... cần chữa chung trước lớp.
- Phiếu bài tập để HS thống kê các lỗi trong bài làm của mình theo từng loại và sửa lỗi:
Lỗi bố cục // Sửa lỗi
Lỗi dùng từ, đặt câu // Sửa lỗi
Lỗi liên kết ý, đoạn, chuyển ý, chuyển đoạn
Hình ảnh, cảm xúc (sáo rỗng, 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_20_nguyen_thu_hai.doc
Giáo án liên quan