Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 2 - Đồng Thị Ngọc

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; trải dài, tha thiết ở khổ thơ cuối.

2.

 -Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ : Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh nói lên tình yêu của bạn với đất nước, quê hương.

* Học thuộc lòng bài thơ.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ các màu sắc gắn với những sự vật và con người được nói đến trong bài thơ.

- Bảng phụ để ghi những câu cần luyện đọc.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc23 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 2 - Đồng Thị Ngọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khổ thơ cuối ), cách nhấn giọng, ngắt nhịp các khổ thơ.
HS đánh dấu chỗ nhấn giọng, ngắt giọng trong một vài câu hoặc cả khổ thơ.
- GV đọc mẫu một khổ thơ.
- Nhiều HS đọc diễn cảm bài thơ, đọc từng khổ, cả bài.
GV hướng dẫn HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : .............
..............................................................................................................................................................................................................................................
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Luyện từ và câu
Tuần2 tiết1.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn Mở rộng vốn từ: Tổ quốc 
I- Mục đích, yêu cầu
1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Tổ quốc.
2. Biết đặt câu với những từ chứa tiếng quốc.
II- Đồ dùng dạy học 
Bút dạ và 2,3 tờ phiếu khổ to để HS làm các bài tập 2, 4, 5 theo nhóm..
Từ điển đồng nghĩa tiếng Việt, Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 2’
 5’
 7'
 6’
 6’
 2’
A.Kiểm tra bài cũ:
 Làm lại bài tập 2,3 tiết trước.
 BT2 ( Với mỗi từ chỉ các màu xanh, đỏ. trắng,đen; HS tìm 1 từ đồng nghĩa. Sau đó, đặt 4 câu với 4 từ vừa tìm được.)
B.Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
Trong tiết Luyện từ và câu gắn với chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em hôm nay, các em sẽ học mở rộng, làm giàu vốn từ về Tổ quốc.
2- Phần nhận xét:
Bài 1: Tìm các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong đoạn văn sau:
 (Lời giải:
 Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
->Các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc: nước nhà, non sông.)
 Bài 2,3,4 
(Lời giải:
Bài 2. Những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc: đất nước, nước nhà, quốc gia, non sông, giang sơn, quê hương.
Bài 3. 
 Ya: So sánh nghĩa của từ Tổ quốc với nghĩa của những từ ngữ đã cho (HS sử dụng Từ điển). Để đỡ mất thời gian viết, HS trả lời miệng.
 -Tổ quốc: là một vùng lãnh thổ rộng lớn được cư dân bao đời xây dựng và truyền lại. Vùng lãnh thổ đó có ngôn ngữ riêng, có lịch sử, có truyền thống kinh tế, văn hoá, đấu tranh, xây dựng; có bản sắc đân tộc... Ví dụ: Việt Nam là Tổ quốc của tôi. Tổ quốc của bác sĩ Y – éc – xanh là nước Pháp, nhưng cuộc đời ông gắn liền với Tổ quốc thứ hai là Việt Nam...
- Quê hương, quê mẹ, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, nơi chôn rau cắt rốn: là những từ ngữ cùng chỉ một vùng đất, trên đó có những dòng họ sinh sống lâu đời, gắn bó với nhau, với đất đai rất sâu sắc. So với Tổ quốc thì những từ này chỉ một diện tích đất hẹp hơn nhiều.VD: Anh ấy với tôi cùng quê Thái Bình./ Thái Bình là quê hương của hai chúng tôi. Hẹp hơn nữa, VD:Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội là quê cha đất tổ của anh ấy.
-Y b: Trong hoàn cảnh người nước này nói chuyện với người nước khác về Tổ quốc mình, về nơi mình sinh ra và lớn lên, người ta có thể dùng các từ ngữ : quê hương, quê mẹ, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, nơi chôn rau cắt rốn với nghĩa tương tự nghĩa cũa từ Tổ quốc, VD: Tôi là người Việt Nam./ Tổ quốc tôi là Việt Nam./ Việt Nam là quê hương của tôi./ Việt Nam là quê cha đất tổ của tôi./ Quê mẹ của tôi là Việt Nam./ Việt Nam là nơi chôn rau cắt rốn của tôi.
Bài 4
vệ quốc(bảo vệ tổ quốc)
ái quốc (yêu nước)
quốc gia (nước nhà)
quốc ca (bài hát chính thức của nươc dùng trong nghi lễ trọng thể)
quốc dân (nhân dân trong nước)
quốc doanh (do nhà nước kinh doanh)
quốc giáo (tôn giáo của một nước)
quốc hiệu (tên gọi chính thức của một nước)
quốc học (nền học thuật của nươc nhà)
quốc hội (cơ quan dân cử có quyền lực cao nhất trong một nước)
quốc (tinh thàn đặc biệt tạo nên sức sống của một dân tộc)
quốc huy (huy hiệu tượng trưng cho một nước)
quốc hữu hoá ( chuyển thành của nhà nước)
quốc khánh (lễ kỉ niệm ngày có sự kiện trọng đại nhất trong lịch sử)
quốc kì (cờ tượng trưng cho một nước)
quốc lập (do nhà nước lập ra)
quốc ngữ (tiếng nói chung của cả nước)
quốc phòng (giữ gìn chủ quyền và an ninh của đất nước)
quốc phục ( quần áo dân tọc thường mặc trong những ngày lễ, ngày hội )
quốc sách ( chính sách quan trọng của nhà nước )
quốc sắc ( sắc đẹp nổi tiếng trong cả nước)
quốc sỉ ( điều sỉ nhục chung của cả nước )
quốc sử ( lịch sử nước nhà )
quốc sự (việc lớn của đất nước )
quốc tang (tang chung của đất nước)
quốc tế ( các nước trên thế giới )
quốc tế ca ( bài hát chính thức cho công nhân các nước trên thế giới )
quốc tế ngữ (ngôn ngữ chung cho các nước trên thế giới )
quốc thể ( danh dự của một nước )
quốc tịch ( tư cách là công dân của một nước )
quốc trạng ( người đỗ trạng nguyên )
quốc trưởng ( người đứng đầu một nước)
quốc tuý ( tinh hoa trong nền văn hoá của một dân tộc )
quốc vương ( vua một nước )......
 Bài tập 5
Ví dụ:
 . Việt Nam là một quốc gia nằm trên bờ biển Thái bình dương.
 . Văn Cao là người sáng tác Quốc ca Việt Nam.
 . Hôm qua, em đến hiệu sách Quốc văn ở phố Tràng Tiền.
 . Giáo dục là quốc sách hàng đầu của Nhà nước ta.
 . Cô ấy đúng là một bậc quốc sắc.
 . Ông Nô - rô - đôm Xi – ha – núc là Quốc vương của Cam – pu – chia.
 . Ngày 2/9 là ngày Quốc khánh của nước Việt Nam.
 . Bố em làm việc ở Bộ quốc phòng.
 . Đi sứ ở nước ngoài, vị quan thông minh ấy đã không làm nhục quốc thể.
 . Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất trong một nước.
 . Cờ đỏ sao vàng là quốc kì của Việt Nam. ....
3- Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc ( BT2 ) ; sử dụng từ điển giải nghĩa 3, 4 từ tìm được bài tập 4 .
.
* PP kiểm tra đánh giá
GV kiểm tra 2 HS làm lại các bài tập của tiết học trước ( làm miệng ):
- HS1 làm lại BT2.
- HS2 làm lại BT3.
*PP thuyết trình, trực quan.
.- GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học
-GV ghi tên bài bằng phấn màu.
*PP thực hành, luyện tập
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét, loại bỏ những từ không thích hợp.VD:Nếu có HS nói dân tộc là từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc, GV cần giải thích: Tổ quốc (một vùng lãnh thổ rộng lớn) giống như ngôi nhà.Còn dân tộc (cộng đồng người hình thành trong lịch sử có chung lãnh thổ, ngôn ngữ, đời sống kinh tế, văn hoá) là những người sống trong ngôi nhà ấy. Vì vậy, đó là hai từ khác nhau.
- HS sửa bài trong SGK theo lời giải đúng.
- GV chốt lại sau bài tập.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của các bài tập 2,3,4.
- Cả lớp đọc thầm lại.
-GV phát phiếu và bút dạ cho HS, yêu cầu các em sử dụng từ điển khi làm bài tập 3 và 4.
 Với bài tập 3, các em cần giải nghĩa từ Tổ quốc trước khi làm bài.
- HS trao đổi nhóm , làm bài.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại.
 HS tìm được càng nhiều từ chứa tiếng quốc càng tốt. Song các em không nhất thiết phải nêu đủ các từ được liệt kê dưới đây.
 Khi chốt lại những từ đúng HS tìm được,GV có thể kết hợp giải nghĩa từ rất nhanh.
*PP thực hành, luyện tập
- GV nêu yêu cầu của bài.
 - Các nhóm HS thi đặt câu.
GV cử một tổ trọnh tài gồm 3 HS tính điểm cho các nhóm.
Cách làm : từng HS trong nhóm tiếp nối nhau liên tục, nhiều vòng, nói câu có từ chứa tiếng quốccho đến khi HS trong nhóm không đặt thêm câu nào nữa mới dừng.
 - Trọng tài tính điểm dựa theo số lượng câu đúng mà mỗi nhóm đặt được.
 Cả lớp bổ sung. GVchốt lại. Kết luận nhóm thắng cuộc.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Luyện từ và câu
Tuần2 tiết2.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn: Luyện tập về :Từ đồng nghĩa
I- Mục đích, yêu cầu
1. Biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, phân loại các từ đồng nghĩa theo nhóm.
2.Nắm được những sắc thái khác nhau của các từ đồng nghĩa để viết một đoạn miêu tả ngắn.
II- Đồ dùng dạy học 
 - Bút dạ và 5, 6 tờ phiếu khổ to để HS làm bài tập 1, 2 .
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 5’
 2’
 5'
 8’
 6’
 6’
 6’
 2’
A.Kiểm tra bài cũ:
Bài:Mở rộng vốn từ : Tổ quốc.
 Làm các bài tập 2, 4, 5.
B,Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
 Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tiếp tục vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa để tìm từ đồng nghĩa, phân loại các từ đồng nghĩa. Trong bài tập của cuối tiết học, mỗi em sẽ viết một đoạn văn miêu tả ngắncó sử dụng các từ đồng nghĩa đã học. Để làm tốt bài tập này, các em phải hiểu những sắc thái khác nhau của các từ đồng nghĩa không hoàn toàn, từ đó mới tìm được từ miêu tả thích hợp để viết câu, đoạn văn. 
2 - Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 1: Tìm những từ đồng nghĩa với các từ in đậm dưới đây :
Lời giải:
- Chứng tích: chứng cớ, chứng cứ, vật chứng, bằng chứng, di tích...
- Văn hiến:
 . Văn hoá : những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo rảtong quá trình lịch sử ( kho tàng văn hoá dân tộc).
 . Văn minh : trình độ phát triển nhất định của xã hội loài người ( nền văn minh của loài người )
 . Văn vật : truyền thống văn hoá tốt đẹp, biểu hiện ở nhiều nhân tài trong lịch sử, nhiều di tích lịch sử. ( Hà Nội là đất nghìn năm văn vật) 
Bài 2 : Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 1.
Ví dụ : 
 . Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một khu di tích lịch sử của Việt Nam.
 . Muốn kết tội một người phải có chứng cớ, bằng chứng.
 . Bộ ấm chén ấy là di vật của tổ tiên chúng tôi truyền từ đời nọ qua đời kia.
 . Gia đìng bác ấy sống rất văn minh.
 . Chúng ta có một nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. .....
Bài 3 : Xếp các từ dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa
( Lời giải:
.bao la, mênh mông, bát ngát,thênh thang
.lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng,lấp lánh
.vắng vẻ, hiu quạng, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt)
Bài 4 Viết một đoạn văn miêu tả ngắn từ 3 đến 5 câu, trong đó có dùng một số từ trong những từ nêu ở BT3.
(Ví dụ:
. Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông, bát ngát, mỏi cánh cò bay. Hằng ngày đi học trên con đường nhựa rộng thênh thang, ngắm đồng lúa xanh rờn xao động nhẹ theo gió, em có cảm giác như đứng trước mặt biển bao la gợn sóng.
.Về đêm, công viên Thủ Lệ có vẻ đẹp thật huyền ảo. Mặt hồ sáng như gương lấp lánh ánh đèn. Trong các lùm cây xanh, những bóng đèn lung linh toả sáng. Thỉnh thoảng, một chiếc ô tô chạy qua quét đèn pha lấp loáng.Trên trời, lấp lánh thứ ánh sáng của những vì sao đêm.
. Buổi trưa oi nồng, đi mãi mới thấy một ngôi nhà đất lụp xụp ven rừng, tôi mừng rỡ bước vào muốn xin hớp nước. Ngôi nhà vắng vẻ, hiu quạnh, không người, khôngđồ đạc. Xung quanh cũng vắng ngơ, vắng ngắt không bóng một con gà, con chó.Cảnh tượng thật hiu hắt, buồn thảm. Hoá ra đó là một ngôi nhà hoang.)
C.Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Khen những hs học tốt, biểu dương những HS biết điều khiển nhóm trao đổi về nội dung bài học. 
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả (BT4), viết lại vào vở.
*PP kiểm tra ,đánh giá.
- GV kiểm tra 3 hs.
-Hs khác nhận xét .
-GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*PP thuyết trình, trực quan.
-Gv giới thiệu.
- GV ghi tên bài lên bảng.
*PP luyện tập, thực hành.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập1. Cả lớp đọc thầm lại.
 - GV yêu cầu HS đọc lại giải nghĩa từ chứng tích và văn hiến ( sau bài đọc Nghìn năm văn hiến )
( Chứng tích : vết tích hay hiện vật còn lưu lại làm chứng cho một việc đã qua.
 Văn hiến : truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp )
-Gv phát phiếu học cho HS trao đổi nhóm (hoặc trao đổi theo cặp) các em sử dụng từ điển học sinh để tìm từ đồng nghĩa với các từ chứng tích, văn hiến.
-Sau một thời gian quy định,đại diện các nhóm dán kết quả bài tập lên bảng lớp, trình bày kết quả làm việc của nhóm.
 - Một nhóm trọng tài tính điểm thi đua xem nhóm nàotìm được đúng, nhiều, nhanh các từ đồng nghĩa. GV kiểm tra lại ý kiến của trọng tài phân tích, loại bỏ những từ không đúng, kết luận nhóm thắng cuộc.
- Đại diện nhóm thắng cuộc đọc lại kết quả làm việc của nhóm.
- GV đọc lại kết quả, giải thích lại nghĩa của một số từ cần thiết.
- HS làm bìa tập vào vở theo lời giải đúng.
*PP luyện tập ,thực hành.
-1 hs đọc yêu cầu của bài tập.Cả lớp đọc thầm
 - Mỗi HS sẽ đặt 1 câu có từ đồng nghĩa với từ chứng tích, hoặc 1 câu có từ đồng nghĩa với từ văn hoá.
 - HS tiếp nối nhau đọc câu mình đặt được.
 - GVnhận xét nhanh ý kiến của từng em.
-1 hs đọc yêu cầu của bài tập.Cả lớp đọc thầm
 - 1HS giải thích cho các bạn hiểu yêu cầu của bài (đọc các từ đã cho, xem từ nào đồng nghĩa với nhau thì xếp vào một nhóm. Ví dụ : xếp bao la cùng nhóm với mênh mông, bất ngát, thênh thang ).
-Hs làm việc cá nhân hoặc trao đổi nhóm trên phiếu học tập.Các em xếp nhanh những từ đã cho thành nhóm đồng nghĩa.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả bài.
-Cả lớp và Gv nhận xét .Kết luận.
1,2 hs đọc lại bài làm có lời giải đúng.
-Cả lớp sửa lại bài trong sgk theo lời giải đúng.
-1HS đọc yêu cầu của BT.
-GV lưu ý HS hiểu đúng yêu cầu của bài:
+Viết 1 đoạn miêu tả dựavào các nhóm từ đồng nghĩa với từ bao la, với lung linh hoặc vắng vẻ(đã nêu ở BT3).
+Trong đoạn văn đó, em có thể dùng tất cả những từ đồng nghĩa trong nhóm từ đã nêu(VD: lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh), cũng có thể chỉ dùng 3,4 từ trong số đó.
+Nếu có HS muốn viết một đoạn văn miêu tả với những từ đồng nghĩa khác các nhóm từ đã cho, GV cũng chấp nhận.
- HS làm việc cá nhân ( làm nháp).
- Từng HStiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết.
- Cả lớp và GV nhận xét, biểu dương, khen ngợi những bài viết hay
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Tập làm văn 
Tuần2 tiết1.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn: Luyện tập tả cảnh
 ( Một buổi trong ngày )
I- Mục đích, yêu cầu
1. Từ những điều đã thấy khi quan sát cảnh một buổi trong ngày, biết lập dàn ý chi tiết tả cảnh đó – một dàn ý với những ý riêng của mỗi HS.
2. Biết chuyển một phần trong dàn ý thành một đoạn văn tả cảnh ( chân thực, tự nhiên ).
II- Đồ dùng dạy học 
Những ghi chép HS đã có khi quan sát cảnh một buổi trong ngày.
Bút dạ + 2,3 tờ phiếu khổ to ( để phát cho 2, 3 HS trình bày dàn ý bài văn của mình trên lớp ).
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 2’ 
 7’
 7'
 8'
 5’
 7’ 
A.Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày
B. Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
 Tiết Tập làm văn trước, các em đã kể những điều mình thấy khi quan sấtcnhr một buổi trong ngày. Tiết học hôm nay, các em sẽ học chuyển những kết quả quan sát đã có thành dàn ý chi tiết. Sau đó tập chuyển một phần trong dàn ý thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
2.Hướng dẫn HS luyện tập
 Bài 1: Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên cánh đồng, nương rẫy, đường phố). 
 Sau đây là một dàn ý tả buổi sáng trong một công viên:
 .Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh buổi sáng trong công viên (Không khí trong công viên Lê – nin vào những buổi sáng mai vô cùng trong lành, mát mẻ....)
 .Thân bài : Tả từng cảnh, vật trong công viên vào buổi sáng hoặc sự thay đổi của cảnh, vật theo thời gian.
 ( - Những làn gió nhẹ thổi từ mặt hồ lên...
Cây cối, chim chóc, những con đường trong công viên....
Những chiếc thuyền trên mặt hồ, bóng chiếc cầu in trên mặt hồ...
Cảnh nhộn nhịp lúc mọi người vào công viên tập thể dục....)
Nếu tả sự thay đổi của cảnh vật trong công viên thì cần tả cảnh công viên từ lúc sớm tinh mơ đến khi đã sáng rõ hoặc đến trước buổi trưa...
 . Kết bài: Kết thúc việc miêu tả công viên một cách tự nhiên hoặc nêu cảm nghĩ về công viên, tình cảm với cảnh, với người ở nơi đây
 Bài 2: Em hãy chọn một phần trong dàn ý trên, viết thành một đoạn.
-Mở bài hoặc Kết bài cũng là một phần của dàn ý, song nên chọn viết phần Thân bài
 ( toàn bộ Thân bài hoặc một phầnvì Thân bài có thể gồm nhiều đoạn).
 Bài 3: ( về nhà ) Quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cơn mưa
 GV nói với HS: Tất cả các em đều đã nhiều lần gặp mưa, đều đã lưu giữ trong trí nhớ ấn tượng về những cơn mưa.Mưa rất khác nhau: mưa rào ào tới rồi tạnh ngay; mưa phùn, mưa ngâu dai dẳng mấy ngày trời làm đường sá lầy lội; mưa với cơn gió dữ dội ngày bão...Vì đã có nhiều ấn tượng về mưa nên nếu nhũng ngày tới không có mưa, cô tin rằng các em vẫn có thể viết lại những gìem đã thấy khi quan sát một cơn mưa.Phải chuẩn bị tốt bài tạp này, các em mới học tốt tiết Tập làm văn tới.
 3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Cả lớp bình chọn người viết được đoạn văn hay nhất trong giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý và đoạn văn đã viết ở lớp, viết lại vào vở; chuẩn bị tốt bài tập về nhà ( Quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cơn mưa ). 
*PP kiểm tra - đánh giá
GV kiểm tra 2HS đọc lại kết quả quan sát về nhà em đã viết hoàn chỉnh vào vở
*PP thuyết trình, trực quan.
-Gv giới thiệu.
*PP vấn đáp, luyện tập ,thực hành.
-1HS đọc yêu cầu của bài tập1. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Dựa trên những kết quả quan sát đã có, các em cần lập dàn ý chi tiết cho bài vănvới đủ ba phần Mở bài – thân bài – Kết luận.
 +Cần tạo được một dàn ý với các ý đúng là của các em. Muốn vậy, khi viết em không cần bắt chước bạn ngồi bên cạnh hoặc nhớ lại một dàn ý nào đó của thầy cô. Một dàn ý tốt, một bài văn hay phải là một sản phẩm mang nét riêng, độc đáo của em, là kết quả suy nghĩ của chính em, không phải là sản phẩm lặp lại y nguyên cách nghĩ, cách cảm của người khác.
 - HS làm việc cá nhân. Mỗi em tự lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cảnh đã chọn vào vở hoặc giấy nháp. 
 - GV phát riêng phiếu và bút dạ cho 2,3 HS làm bài ( không mời lặp lại những HS đã làm phiếu lần trước).Những em này làm xong sẽ trình bày trên bảng lớp.
 - Cả lớp nghe bạn trình bày, bổ sung, góp ý để hoàn chỉnh dàn ý của bạn.
 - Cả lớp và GV nhận xét, GV chốt lại.
 - Mỗi HS tự sửa lại dàn ý của mình.
GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV lưu ý HS
 + HS giỏi có thể viết nhiều hơn.
 - 2HS nối tiếp nhau đọc hai bài tham khảo ( Rừng trưa, Chiều tối).Cả lớp đọc thầm lại.
 - 1,2 HS làm mẫu : chỉ rõ phần nào trong dàn ý em sẽ chọn để viết hoàn chỉnh thành đoạn văn.
 - HS cả lớp làm bài vào vở hoặc giấy nháp.
 - Nhiều HS đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh.
 - Cả lớp và GV nhận xét.GV chấm điểm một số bài, đánh giá cao những bài viết sáng tạo, có ý riêng, không sáo rỗng.
 - GV nêu yêu cầu của BT về nhà.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Tập làm văn 
Tuần2 tiết2... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn: Luyện tập làm báo cáo thống kê
I- Mục đích, yêu cầu
1. Trên cơ sở phân tích số liệu thống kê trong bài đọc Nghìn năm văn hiến, học sinh hiểu hình thức trình bày số liệu thống kê, tác dụng của số liệu thống kê.
2. Biết thống kê các số liệu đơn giản, trìng bày kết quả thống kêtheo biểu bảng.
II- Đồ dùng dạy học
 - Bút dạ + một số tờ phiếu cho học sinh các nhóm làm BT 2,3.
 - Bảng phụ viết sẵn lời giải của các BT 2,3.
II- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 7'
 2'
 7'
 8'
A.Kiểm tra bài cũ
 Đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày về nhà em đã viết lại hoàn chỉnh.
B.Bài mới
1-Giới thiệu bài:
 Tiết học Tập đọc đầu tuần, với bài Nghìn năm văn hiến, các em dã biết thế nào laôs liệu thống kê. Tiết Tập làm văn hôm nay sẽ giúp các em hiểu tác dụng của số liệu thống kê, biết thống kêcác số liệu đơn giản và trình bàykết quả thống kê theo biểu bảng.
2.Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_2_dong_thi_ngoc.doc