Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Thu Thương

I- Mục đích, yêu cầu

 1. Nghe - viết đúng, trình bày đúng một đoạn của bài “Nỗi niềm giữ nước giữ rừng”

2. Biết ghi chép trong sổ tay chính tả những từ ngữ trong bài chính tả chứa các tiếng các em hay viết lẫn. VD: viết lẫn âm đầu l/n, tr/ch.; âm cuối n/ng, t/c. hoặc thanh điệu.

II- Đồ dùng dạy học

 - Bảng thống kênhững từ ngữ chứa tiêng HS dễ viết nhầm ( âm đầu, âm cuối, âm đệm ) trong bài chính tả.

III- Hoạt động dạy - học chủ yếu

 

doc15 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Thu Thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng đã điền bài tập 1.
 - Phiếu viết tên bài thơ đã đọc để HS bắt thăm thi đọc thuộc lòng cả bài hoặc khổ thơ yêu thích : Sắc màu em yêu; Bài ca về trái đất; Ê - mi – li, con...;Tiếng đàn Ba – la – lai – ca trên sông đà; Trước cổng trời.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức 
dạy học tương ứng
Đồ dùng
5’ 
2’
32’
 3’
A. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài:
Mục tiêu: Lập bảng thống kê để nắm được một số nét chính về các bài thơ đã học thuộc ba chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.
Luyện đọc diễn cảm và thi đọc thuộc lòng các bài thơ
2.Hướng dẫn ôn tập
Bài tập 1
Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các tiết tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
Bài tập 2 
VD: Bài Sắc màu em yêu: tốc độ đọc vừa phải giọng nhẹ nhàng, tình cảm; trải dài, tha thiết ở khổ thơ cuối; bộc lộ tình cảm tự hào trìu mến với những sự vật với những cảnh , những người gắn với các màu sắc trên quê hương ( nhấn giọng ở các từ yêu và các từ chỉ màu sắc....)
Lưu ý: GV cần yêu cầu HS kết hợp đọc minh hoạ một doạn trong bài thơ để thể hiện cách đọc đã nêu.
Bài tập 3 
3.Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những hs học tốt. 
- Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài ôn tập sau.
* PP thuyết trình, trực quan.
- Gv nêu yêu cầu của tiết ôn tập.
*PP luyện tập thực hành
- HS đọc yêu cầu của bài tập và làm việc theo Nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- 1,2 Hs nhìn bảng phụ đọc lại kết quả
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS trao đổi về cách đọc diễn cảm từng bài thơ đã học, theo gợi ý trong SGK
- Gv tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng diễn cảm các bài thơ đã học ( cả bài hoặc 1 đoạn, theo yêu cầu trong SGK ); chọn hình thức bắt thăm.
- Cả lớp bình chọn những HS đọc thuộc và diễn cảm hay.
 - GV đánh giá cho điểm.
bảng nhóm + bảng phụ
thăm ghi tên bài TĐ
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Thứ ........ ngày ..... tháng ..... năm 2005
Gv: Nguyễn Thị Thu Thương
kế hoạch dạy học - Môn Chính tả - Tuần 10
Lớp 5
Bài: Cái gì quý nhất ?
Giáo án môn : 
Tiết 10 - Tuần 10
GV soạn: Đồng Thị Ngọc
Lớp 5G
Ôn tập và kiểm tra
Ngày dạy: 
I- Mục đích, yêu cầu
 1. Nghe - viết đúng, trình bày đúng một đoạn của bài “Nỗi niềm giữ nước giữ rừng”
Biết ghi chép trong sổ tay chính tả những từ ngữ trong bài chính tả chứa các tiếng các em hay viết lẫn. VD: viết lẫn âm đầu l/n, tr/ch...; âm cuối n/ng, t/c... hoặc thanh điệu.
II- Đồ dùng dạy học 
 - Bảng thống kênhững từ ngữ chứa tiêng HS dễ viết nhầm ( âm đầu, âm cuối, âm đệm ) trong bài chính tả.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học 
Ghi chú
5’ 
2’
32’
 1’
A.Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
 - Ôn luyện kĩ năng nghe viết chính tả một đoạn văn xuôi của nhà văn Nguyễn Tuân ( Nỗi niềm giữ nước giữ rừng );
- Tập ghi vào sổ tay chính tả những từ ngữ trong bài chính tả chứa các tiếng các em hay viết lẫn.
II.Hướng dẫn ôn tập:
a) Nghe – viết chính tả 
-GV đọc bài Nỗi niềm giữ nước giữ rừng ( phát âm rõ HS dễ viết lẫn, VD: đuôi én, ngược, nương, nghềnh, giận, cầm trịch, canh cánh...); chú giải các từ cầm trịch, canh cánh (SGK ).
Đại ý: Nỗi niềm trăn trở, băn khoăn của tác giả về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn cuộc sống bình yên trên trái đất.
b) Lập Sổ tay chính tả
+ Lẫn âm đầu ( VD: viết sai “ bột lứa ”, ghi vào STCT để phân biệt: bột nứa / lứa tuổi...)
+ Lẫn âm cuối ( VDviết sai “đuôi éng”, ghi voà STCT: đuôi én/ đuôi éng( không có).
+ Lẫn thanh điệu ( VD: viết sai “ bột gổ” , ghi vào STCT: bột gỗ/ gây gổ....).
III. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học,biểu dương những hs học tốt. 
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm lại bài chính tả đã viết.
- Dặn HS chép thêm vào STCT các từ ngữ đã viết sai ở các bài trước.
* PP thuyết trình, trực quan.
- Gv nêu yêu cầu của tiết ôn tập.
*PP luyện tập thực hành
- HS đọc thầm lại một lượt lại toàn bài; nêu các tên sông cần viết hoa ( Hồng, Đà). Đọc thành tiếng trôi chảy 2 câu dài ở trong bài ( “Ngòi trong lòng đò ... trắng bọt “; “ Mỗi năm lũ to .... giữ rừng”).
- Gv hướng dẫn HS nói đại ý của bài: 
- GV đọc cho HS nghe – viết bài chính tả ( khoảng 20 phút ).
- HS tự soát bài, chữa lỗi. GV chấm một số bài chính tả của HS tại lớp và rút kinh nghiệm chung.
- GV hướng dẫn HS chép vào Sổ tay chính tả ( STCT) các từ ngữ chứa tiếng hay viết lẫn.
- 2,3 HS đọc các từ ngữ đã ghi vào STCT.
- GV nhận xét và lưu ý HS cách viết đúng chính tả.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Thứ ........ ngày ..... tháng ..... năm 2005
Gv: Nguyễn Thị Thu Thương
kế hoạch dạy học - Môn Tập đọc Tuần 9
Lớp 5
Bài: Cái gì quý nhất ?
Giáo án môn : Tập làm văn
Tiết 12 - Tuần 10
GV soạn: Đồng Thị Ngọc
Lớp 5G
Ôn tập và kiểm tra
Ngày dạy: 
I- Mục đích, yêu cầu
 1. Ôn lại các bài văn miêu tả đã học trong ba chủ điểm : Việt Nam – Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên nhằm trau dồi kĩ năng đọc – hiểu và cảm thụ văn học.
 2. Biết đọc diễn cảm bài văn miêu tả thể hiện cảm xúc, làm nổi bật những hình ảnhđược miêu tả trong bài.
II- Đồ dùng dạy học 
Tranh ảnh minh hoạ nội dung các bài văn miêu tả đã học ( nếu có ).
Bảng phụ ghi nội dung chính của mỗi truyện đã học ( BT 3 ).
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
3’ 
3’
14’
 3’
1-Giới thiệu bài:
Ôn lại các bài văn mieu tả, các truyện đã học ở ba ba chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên; Luyện đọc diễn cảm bài văn miêu tả; Luyện kĩ năng tóm tắt nội dung chính của truyện đã học. 
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài tập 1
VD: HS có thể nói em thích nhất chi tiết “ những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng” trong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa. Vì từ vàng lịm vừa tả màu sắc , vừa gợi cảm giác ngon ngọt của quả xoan; hình ảnh so sánh chùm quả xoan với chuỗi tràng hạt bồ để treo lơ lửng thật đẹp, bất ngờ và chính xác.
Bài tập 2
VD: HS có thể nói cách đọc bài Vườn quả cù lao sông ( cần diễn tả được sự trù phú, đẹp đẽ của những vườn quả trên cù lao sông Tiền; giọng đọc chậm dãi, tình cảm, biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả).Sau đó, chọn đọc một đoạn ( hoặc đọc cả bài ) để minh hoạ.
Bài tập 3
+ Mở Mục lục sách để tìm bài đọc.
+ Đọc thầm toàn bài.
+ Ghi tóm tắt nội dung chính của truyện vào vở hoặc giấy nháp.
+ Đọc trước lớp để các bạn và GV góp ý.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm các bài văn miêu tả đã ôn tập; hoàn thiện bảng tóm tắt nội dung chính của truyện; 
- Chuẩn bị ôn tập 4 tiết từ ngữđã học theo chủ điểm.
*PP thuyết trình, trực quan, nhóm.
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
*PP thực hành, luyện tập
- 1 HS đọc yêu cầu của BT trong SGK.
- HS làm việc cá nhân. - Cá em ghi lại một chi tiết mà em thích nhẩttong mỗi bài văn miêu tả.
 - Với HS khá giỏi GV có thể nêu câu hỏi “Vì sao em thích chi tiết đó?” để trau dồi năng lực cảm thụ văn học cho HS.
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- HS nói cách đọc mỗi bài văn miêu tả. Sau đó đọc diễn cảm một đoạn hoặc một bài trong các bài đó để minh hoạ.
- HS thi đọc diễn cảm từng bài ( mỗi bài 2,3 em đọc).
- GV cùng cả lớp bình chọn những người đọc hay nhất, chấm điểm.
- 1 HS nêu yêu cầu của BT.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt nội dung chính của từng truyệnqua các thao tác.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Thứ ........ ngày ..... tháng ..... năm 2005
Gv: Nguyễn Thị Thu Thương
kế hoạch dạy học - Môn Luyện từ và câu 
Tuần 10
Lớp 5
Ôn tập và kiểm tra
I.Mục đích, yêu cầu
 1. Hệ thống hoá vốn từ ngữ về 3 chủ điểm đã học (Việt Nam – Tổ quốc em,
 Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên ). 
 2. Củng cố kiến thức về danh từ, động từ, tính từ; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa hướng vào các chủ điểm ôn tập.
II- Đồ dùng dạy học 
 - Bút dạ và 1 vài tờ giấy khổ to để HS các nhóm làm bài tập 1, 2 HS làm theo nhóm.
 - Bảng phụ :
 + Kẻ sẵn bảng từ ngữ ở BT1 để GV điền từ ngữ HS tìm được.
 + Kẻ sẵn bảng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để GV hướng dẫn làm BT2.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Đồ dùng
5’ 
20’
 3’
1-Giới thiệu bài:
 Nhắc lại tên các chủ điểm đã học từ tuần 1 đến tuần 9? (Việt Nam – Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên).
 => mục tiêu giờ học.
2.Hướng dẫn ôn tập
Bài tập 1: 
- Lập bảng từ ngữ theo các chủ điểm nào? (Việt Nam – Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên).
- Các từ ngữ được phân loại theo các yêu cầu nào?(theo các tập hợp : danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ )
Bài tập 2: 
- bảo vệ
+ từ đồng nghĩa: giữ gìn; gìn giữ...
+ từ trái nghĩa: tàn phá; phá hại...
- bình yên
+ từ đồng nghĩa: thanh bình; yến ả...
+ từ trái nghĩa: bất ổn; náo động...
- đoàn kết
+ từ đồng nghĩa: kết đoàn; liên kết...
+ từ trái nghĩa: chia rẽ, phân tán...
- bạn bè
+ từ đồng nghĩa: bạn hữu, bè bạn...
+ từ trái nghĩa: thù địch; kẻ thù...
- mênh mông
+ từ đồng nghĩa: bao la; bát ngát...
+ từ trái nghĩa: chật chội; chật hẹp, loen hoẻn...
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
*PP kiểm tra ,đánh giá.
- 1 HS nhắc lại tên ba chủ điểm đã học.
- GV ghi tên bài 
*PP thực hành, luyện tập
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS trao đổi nhóm để lập bảng từ ngữ .
- các nhóm đọc kết quả về lập bảng từ ngữ của nhóm bạn ; nêu ý kiến nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại, ghi kết quả đúng vào bảng từ ngữ trên bảng lớp hoặc chọn 1 bảng tốt nhất.
- 1, 2 HS đọc thành tiếng trước bảng từ ngữ được lập tốt nhất.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2- Cả lớp đọc thầm.
- HS phải tìm được ít nhất 1 từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa với từ đã cho. HS nào càng tìm được nhiều từ càng tốt.
- HS trao đổi, trả lời câu hỏi theo nhóm.
- Đại diện nhóm dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 1,2 HS đọc lại bảng kết quả.
- HS làm lại bài vào vở.
phấn màu.
bảng nhóm
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Thứ ........ ngày ..... tháng ..... năm 2005
Gv: Nguyễn Thị Thu Thương
kế hoạch dạy học - Môn Tập đọc Tuần 10
Lớp 5
Ôn tập và kiểm tra
I- Mục đích, yêu cầu
 1.Ôn lại nội dung và cách đọc thể loại kịch qua đoạn trích vở kịch Lòng dân; phân vai, tập diễn một cảnh của vở kịch.
 2. Biết đọc diễn cảm các bài văn theo phong cách chính luận ( Nghìn năm văn hiến, Sự sụp đổ của chế độ a- pác – thai ); đọc rõ ràng, rành mạch bảng thống kê, các số liệu trong bài văn.
II- Đồ dùng dạy học 
- Một số trang phục, đạo cụ đơn giản để HS tập diễn ở lớp vở kịch Lòng dân..
- Bảng thống kê số tiến sĩ qua các triều đại trong bài Nghìn năm văn hiến ( Chép trên giấy khổ lớn hay bảng phụ để HS luyện đọc).
 III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Đồ dùng
 1’ 
30’ 
 5’
1-Giới thiệu bài:
Yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: Nêu tính cách từng nhân vật, phân vai trong nhóm để tập diễn một cảnh trong vở kịch.
Bài 2: 
+ Đọc thầm lại 2 bài văn Nghìn năm văn hiến, Sự sụp đổ của chế độ a – pác – thai, tìm giọng đọc thích hợp với mỗi bài.
+ Chọn một đoạn ( trong hai bài trên ) để đọc minh hoạ theo nhóm.
- Hai bài văn thuộc thể loại ( phong cách ) gì? ( Văn xuôi chính luận – bàn bạc, trình bày về những vấn đề chính trị, thời sự...)
- Cần đọc những bài văn theo thể loại đó với giọng đọc như thế nào? ( Rõ ràng rành mạch, dứt khoát; đôi khi mạnh mẽ, hùng hồn, đanh thép....
 Cụ thể :+Với bài Nghìn năm văn hiến: đọc rõ ràng, rành mạch ( bảng thống kê ), giọng tràn đầy niềm tự hào về truyền thống nghìn năm văn hiến của dân tộc
 + Với bài Sự sụp đổ của chế độ A – pác – thai: đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch ( đặc biệt là các số liệu ), tốc độ khá nhanh,nhấn giọng những từ ngữ thông tin về số liệu, về chính sách đối xử bất công với người da đen và da màu ở Nam Phi; cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ, thắng lợi của cuộc đấu tranh)
3.Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Khen những hs học tốt.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc 2 bài văn chính luận; chuẩn bị trang phục, đạo cụ để tập diễn 2 cảnh của vở kịch Lòng dân trong buổi sinh hoạt ngoại khoá; chuẩn bị ôn tập tiết 6.
*PP thuyết trình.
 - Gv nêu mục đích yêu cầu của tiết học..
*PP luyện tập ,thực hành.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập1. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS đọc thầm lại hai đoạn trích của vở kịch Lòng dân rồi nêu ý kiến trao đổi, nhận xét để GV ghi bảng.
- nhóm 6 HS phân vai, tập diễn lại cảnh đầu vở kịch.
- HS khác nhận xét cách lời thoại kịch có diễn tả đúng tính cách nhân vật không? Cần điều chỉnh như thế nào?
- GV đóng vai đạo diễn uốn nắn cho HS.
- HS tự phân vai, tập diễn 1 trong 2 cảnh của vở kịch.
- GV chọn nhóm tốt nhất lên diễn trước lớp.
Cả lớp và GV nhận xét. Gv chấm điểm cho phần trình bày của từng nhóm.
- HS đọc và thực hiện yêu cầu của bài theo các bước sau:
- GV nêu câu hỏi gợi ý HS trao đổi về giọng đọc hai bài văn.
- HS nối tiếp nhau đọc các đoạn văn minh hoạ.
- Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm.
bảng phụ
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Thứ ........ ngày ..... tháng ..... năm 2005
Gv: Nguyễn Thị Thu Thương
kế hoạch dạy học - Môn Luyện từ và câu 
Tuần 10
Lớp 5
Ôn tập và kiểm tra
I- Mục đích, yêu cầu
Nắm được những kiến thức cơ bản về nghĩa của từ ( từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa ) qua việc lập bảng phân loại.
Biết vận dụng kiến thức đã học về nghĩa của từ để giải quyết các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt câu và mở rộng vốn từ.
II- Đồ dùng dạy học 
Bút dạ + 5, 6 tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng phân loại nghĩa của từ ( theo mẫu ở BT1 ) để HS làm việc theo nhóm.
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn để hướng dẫn HS làm BT2.
Từ điển HS hoặc một vài trang từ điển pho to coppy ( nếu có ) để HS làm bài tập 5.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Đồ dùng
 5’ 
30’ 
 5’
1-Giới thiệu bài:
 - từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa .
=> yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS ôn tập
Bài 1: Lập bảng phân loại nghĩa của từ ( từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa ) theo nội dung kiến thức cần nhớ ( viết rõ định nghĩa ), có VD minh hoạ.
Bài 2: 
Lời giải:
Câu 1: bưng ( thay bê ), mời ( thay bảo)
Câu 2: xoa ( thay vò )
Câu 3: thưa (thay nói),làm (thay thực hành )
* kết hợp nối về sự cân nhắc lựa chọn từ đồng nghĩa để sử dụng cho chính xác, đúng văn cảnh, phù hợp với tình huống giao tiếp ( với đoạn văn thể hiện thái độ lễ phép của cháu với ông, sự âu yếm của ông với cháu ).
 Đoạn văn sau khi thay từ sẽ là: Hoàng bưng chén nước mời ông uống. Ông xoa đầu Hoàng và nói: “ Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa ?”. Hoàng thưa với ông: “Cháu vừa làm xong bài tập rồi ông ạ !”.
Bài 3
Lời giải
Lá lành đùm lá rách
Đoàn kết là sống, chia chia rẽ là chết.
Chết trong còn hơn sống đục.
Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.)
Bài 4: Đặt 1 hoặc 2 câu có sử dụng đồng thời hai từ đồng âm nói trên: giá ( giá tiền ) – giá ( giá để đồ vật ).
Ví dụ:
. Chị Hồng hỏi giá tiền chiếc áo treo trên giá.
. Anh Hà trả giá ( mặc cả ) để mua chiếc nồi nhôm đặt trên giá.
. Quyển truyện này giá bao nhiêu tiền?/ Trên giá sách của bạn Lan có rất nhiều truyện hay....
Bài 5
Ví dụ : 
. Dùng roi để làm cho đau ( đánh mấy roi ).
. Dùng một vật tác động vào vật khác để tạo ra âm thanh ( đánh trống ).
. Làm cho bề mặt sạch đẹp bằng cách chà xát vào các vật khác ( đánh răng sạch sẽ ). 
. Khuấy ( quấy ) cho thật đều một chất lỏng ( đánh trứng cho đều ).
. Làm thành một hình dáng nhất định bằng cách vun, xới ( đánh luống trồng khoai ).
. Làm cho một vật phát lửa bằng cách chà xát vào vật khác ( đánh diêm nhóm bếp ).
. Dùng tay chơi bóng ( đánh bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ ).
. Dùng đầu đưa bóng đi theo hướng nhất định ( đánh đầu đưa bóng vào lưới ).
. Làm cho xúc vật chuyển đến nơi khác theo sự điều khiển của mình ( đánh trâu ra đồng ).
. Đào cây lên để chuyển đi nơi khác ( đánh cây non đi trồng)....
3.Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Khen những hs học tốt.
- Yêu cầu HS về nhà làm vào vở các bài tập 4,5. Chuẩn cho tiết kiểm tra viết giữa học kì 1.
*PP kiểm tra ,đánh giá.
- 1 hs nhắc lại tên các bài đã học về nghĩa của từ trong các tiết Luyện từ và câu từ tuần 1 đến tuần 8 .
*PP thuyết trình.
- Gv giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
 *PP vấn đáp, luyện tập ,thực hành.
- Gv nêu yêu cầu của bài tập.
- GV phát phiếu cho HS các nhóm làm bài.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp để các bạn và GV nhận xét góp ý. 
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập 2. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm bài cá nhân.
- HS đọc kết quả làm bài 
- Gv chữa nhanh bài của HS trên bảng phụ ;
- 2 hs đọc lại đoạn văn sau khi đã thay từ chính xác.
- HS sửa lại bài làm trong SGK theo lời giải đúng.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập 3. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm bài cá nhân.
- HS đọc kết quả làm bài ; gv kết hợp ghi bảng các cặp từ trái nghĩa ở từng câu tục ngữ ca dao.
- 2 hs đọc lại các câu tục ngữ, ca dao sau khi đã thay từ chính xác
- HS sửa lại bài làm trong SGK theo lời giải đúng.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm miệng BT. Mỗi em 
- HS tiếp nối nhau đọc các câu văn đã đặt.
- GV nhận xét nhanh: câu văn đã đặt có thể hiện sự khác biệt giữa hai từ đồng âm không?
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV nhắc HS sử dụng từ điển để tìm các nghĩa của từ đánh.
- 1,2 HS làm miệng. Các em nêu các nghĩa của từ đánh, lấy VD minh hoạ 
- GV nhận xét nhanh chốt lại lời giải đúng.
phấn màu
bảng nhóm
bảng phụ
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Thứ ........ ngày ..... tháng ..... năm 2005
Gv: Nguyễn Thị Thu Thương
kế hoạch dạy học - Môn Tiếng Việt 
Tuần 10
Lớp 5
Đọc hiểu- Từ và câu
Hướng ra đề kiểm tra
 1. Đề kiểm tra trình độ đọc - hiểu, kiến thức Luyện từ và câu ( Từ ngữ, Ngữ pháp ) giữa học kì I của lớp 5 được thiết kế tuơng tự như đề kiểm tra giữa học kì I của lớp 4, cụ thể:
 a) Đề kiểm tra đọc - hiểu
 - Văn bản đọc hiểu: được chọn trong các bài Tập đọc ( văn xuôi hoặc thơ, kịch ) HS đã học từ tuần 1 đến tuần 9, SGK Tiếng Việt 5, tập 1, GV có thể cho HS sử dụng văn bản trong SGK để đọc thầm và thực hiện những câu hỏi, bài tập nêu ra ở đề kiểm tra.
 - Câu hỏi, bài tập kiểm tra phần đọc – hiểu: gồm 2 đén 3 câu hỏi, bài tập gắn với nội dung, yêu cầu của môn học; có mục đích kiểm tra trình độ đọc– hiểu văn bản của HS 
( hiểu nghĩa của từ, hình ảnh, chi tiết....; nhận xét tính cách nhân vật; tóm tắt nội dung hoặc nêu nêu ý nghĩa câu chuyện, bài thơ, đoạn kịch; đặt tên khác cho văn bản......)
 b) Đề kiểm tra Luyện từ và câu
 Gồm không quá 5 câu hỏi, bài tập; nhằm đánh giá kiến thức cơ bản đã học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và kĩ năng dùng từ, đặt câu theo yêu cầu của chương trình ( 9 tuần đầu học kì I ). GV có thể tham khảo các câu hỏi , bài tập trong SGK để ra đề.
 2. Thời gian dành cho HS làm bài kiểm tra viết ( Đọc – hiểu, Luyện từ và câu ) là 1 tiết ( kể cả thời gian chép đề ). 
 Phần Đọc – hiểu : 5 điểm
 Phần Luyện từ và câu : 5 điểm.
 Điểm của toàn bài kiểm tra viết là số nguyên ( được tính theo quy tắc làm tròn số ).
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Thứ ........ ngày ..... tháng ..... năm 2005
Gv: Nguyễn Thị Thu Thương
kế hoạch dạy học - Môn tiếng việt Tuần 10
Lớp 5
Kiểm tra (viết )
 ( Chính tả + Tập làm văn )
Hướng ra đề kiểm tra
 1. Đề kiểm tra Chính tả, Tập làm văn giữa học kì I của lớp 5 được thiết kế tuơng tự như đề kiểm tra giữa học kì I của lớp 4, cụ thể:
 - Bài Chính tả ( nghe – viết ) được chọn- là một đoạn trích trong số các bài tập đọc ( văn, th

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_10_nguyen_thi_thu_thuong.doc