Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 1 - Trường THDL Đoàn Thị Điểm

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.Đọc trôi trảy toàn bài; đọc đúng các từ ngữ khó.

 -Biết đọc diễn cảm bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa với giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng; nhấn giọng những từ ngữ tả cảnh khác nhau của cảnh, vật.

2.Hiểu các từ ngữ trong bài, phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa dùng trong bài.

 -Hiểu nội dung chính của bài : Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Sưu tầm thêm tranh ảnh khác về sinh hoạt ở làng quê vào ngày mùa.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc27 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 1 - Trường THDL Đoàn Thị Điểm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 làng mạc giữa ngày mùa – một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú,qua đó thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
* Bằng nghệ thuật quan sát rất tinh tế, cách dùng từ rất gợi cảm, chính xác và đầy sáng tạo, tác giả đã vẽ lên bằng lời một bức tranh làng quê vào ngày mùa toàn màu vàng với vẻ đẹp thật đặc sắc và sống động. Qua bài văn, ta thấy tình yêu tha thiết của tác giả với con người, với quê hương.
c) Đọc diễn cảm
 Ví dụ:
 Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại.// Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. // Trong vườn,/ lắc lư những quả xoan vàng lim không trông thấy cuống,/ như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.// Từng chiếc lá mít vàng ối. // Tàu đu đủ, / chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. // Buồng chuối đốm quả chín vàng.// Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo,/ vạt áo. // Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng,/ đuôi áo nắng,// vẫy vẫy.// Bụi mía vàng xọng,/ đốt ngầu phấn trắng.// Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó,/ con gà,/ con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới.//
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Khen những hs học tốt, biểu dương những HS biết điều khiển nhóm trao đổi về nội dung bài học. 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; chuẩn bị cho tiết Tập đọc tuần tới Nghìn năm văn hiến
*PP luyện tập thực hành
- GV hoặc 1, 2 HS khá giỏi đọc bài văn.( Có thể chọn 1 HS bình thường đọc).
-Nhiều HS tiếp nối nhau đọctừng đoạn văn (1 HS đầu bàn hoặc đầu dãy đọc đoạn đầu, các em sau tự động tiếp nối nhau đọc các đoạn sau)- sao cho bài văn được đọc đi, đọc lại 2, 3 lượt.HS kác nhận xét.
-Hs nêu từ khó đọc->gv ghi bảng;2,3 hs đọc từ khó.
-1 hs đọc phần chú giải
-2, 3 HS đọc cả bài. Hs khác nhận xét.
-GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng đọc chậm rãi, dàn trải, dịu dàng, nhấn giọng những từ ngữ tả màu vàng rất khác nhau của cảnh , vật.
*PP trao đổi đàm thoại trò - trò.
-Gv tổ chức cho hs hoạt động dưới sự điều khiển thay phiên của hai hs khá giỏi. Gv là cố vấn, trọng tài. 
+Hs thứ nhất điều khiển các bạn tìm hiểu đoạn 1 
-1 hs đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo.Một vài hs trả lời các câu hỏi1,2 .
- Mỗi HS chọn phân tích cách dùng 1 từ chỉ màu vàng để thấy tác giả quan sát tinh và dùng từ gợi cảm.
GV giúp các em có cách cảm nhận đúng đắn và diễn đạt được điều mình muốn nói.
-Hs rút ra ý của đoạn 1-> gv chốt lại và ghi bảng.
+Hs thứ hai điều khiển các bạn tìm hiểu đoạn 2 (đoạn còn lại)
-1 hs đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo. Một vài hs trả lời các câu hỏi 3,4 .
-Hs rút ra ý của đoạn 2-> gv chốt lại và ghi bảng.
 +Hs đặt câu hỏi phụ.
- HS phát biểu tự do.
- GV nhấn mạnh
+Gv yêu cầu hs nêu đại ý của bài.
+Gv ghi đại ý lên bảng.
+Hs ghi đại ý vào vở soạn.
+1 hs đọc lại đại ý.
- GV kết luận phần tìm hiểu bài.
*PP vấn đáp và pp thực hành ,luyện tập
GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc của bài văn (giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng, nhấn giọng những từ ngữ tả những màu vàng rất khác nhau của cảnh, vật)
HS đánh dấu chỗ nhấn giọng, ngắt giọng trong một vài câu hoặc cả đoạn văn .
- GV đọc diễn cảm một đoạn văn.
- Nhiều HS đọc diễn cảm đoạn văn bên
GV hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm một đoạn văn, hoặc cả bài văn.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Luyện từ và câu
Tuần1 tiết1.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Từ đồng nghĩa
I- Mục đích, yêu cầu
1. Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
2. Biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa.
II- Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn, đoạn thơ của bài1 (SGK) để GV cùng HS phân tích mẫu.
- Bút dạ và 2,3 tờ phiếu photcopy phóng to các nội dung bài tập III- 1.2.3 để 2,3 HS làm bài tập, trành bày (làm mẫu) trước lớp.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 2’
 5’
 7'
 5’
7’
 6’
 6’
 2’
1-Giới thiệu bài:
 Bài học hôm nay giúp các con hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.Từ đó biết vận dụng những hiễu biết đã có để làm các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa.
2- Phần nhận xét:
Bài 1: So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau: 
 (a) khai trường- tựu trường
 (b) xanh – xanh mát – xanh ngắt)
 (Lời giải:
a) Khai trường (bắt đầu năm học mới ở trường) – tựu trường (tập trung về trường lần đầu tiên trong năm học mới) -> nghĩa của các từ này giống nhau.
b) xanh: có màu như màu của lá cây, nước biển - xanh mát: màu xanh gợi cảm giác mát mẻ, xanh ngắt: màu xanh thuần một màu trên diện rộng.-> Nghĩa của các từ này cũng giống nhau (đều chỉ màu xanh).
Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là các từ đồng nghĩa
Bài 2:Thử thay các từ in đậm trong mỗi ví dụ trên cho nhau rồi rút ra nhận xét: Trong trường hợp nào các từ ấy thay thế được cho nhau? Trong trường hợp nào chúng không thay thế được cho nhau?
 Lời giải:
a) Từ khai trường và tựu trường có thể thay thế cho nhau được vì nghĩa của từ ấy guống nhau hoàn toàn.
b) Các từ xanh, xanh mát, xanh ngắt không thể đổi vị trí cho nhau được vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn. Màu xanh chỉ màu xanh nói chung, .chưa có sắc thái riêng. Nghĩa của từ xanh mát (Sông máng lượn quanh, Một dòng xanh mát) được tổng hợp từ nghĩa của xanh và của mát. Bằng cách ghép từ này, tác giả muốn gợi tả màu xanh mát mẻ của dòng nước. Còn từ xanh ngắt dùng để tả bầu trời thu vì trời thu thuần một màu xanh trải dải trên diện rộng.)
Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn và có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
3.Phần Ghi nhớ
SGK tr 8
4.Phần Luyện tập
Bài tập 1:Tìm những từ đồng nghĩa trong mỗi đoạn văn sau.
 (Lời giải:
a) Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hoà gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu.Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm.Bạn Nam gọi mẹ là bủ. Còn bạn Phước người Huế gọi mẹ là mạ.
b) Có 2 cặp từ đồng nghĩa trong câu b:
 * xây dựng – kiến thiết
 * trông mong – chờ đợi
Bài tập 2: Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập, trông mong.
(Lời giải:
* Đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn, xin đẹp, xinh tươi, mĩ lệ
* To lớn: to đùng, to tướng, to con, to kềnh, to xù, to xụ, vĩ đại, khổng lồ
* Học tập: học, học hành, học hỏi, học đòi, học lỏm, học mót, học vẹt, học việc
* Hoàn cầu: năm châu, trái đất, địa cầu, thế giới
* Trông mong: chờ đợi, chờ đón, đón chờ, mong đợi, trông đợi, đợi chờ, mong ngóng, mong mỏi, trông chờ, mong chờ, hy vọng)
Bài tập 3: Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa
 (VD:
* Quang cảnh nơi đây thật mĩ lệ, tươi đẹp: dòng sông chảy hiền hoà, thơ mộng giữa hai bên bờ cây cối xanh tươi.
* Em bắt được chú cua càng to kềnh và một con cóc to xù.
* Chúng em ra sức học hành, chịu học hỏi những điều hay từ bạn bè.
* Trẻ em năm châu đều sóng dưới một ngôi nhà chung: trái đất
* Chúng em chờ đợi mẹ về, trông ngóng mãi vẫn không thấy mẹ đâu)
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ trong bài; viết lại vào vở các từ đồng nghĩa đã tìm được- bài tập 2 (phần Luyện tập).
*PP thuyết trình, trực quan.
.- GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học
-GV ghi tên bài bằng phấn màu.
*PP thực hành, luyện tập
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- 1 HS nói rõ các từ in đậm trong đoạn văn (a) là những từ nào, trong đoạn thơ (b) là những từ nào.
- GV hướng dẫn HS so sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn (a), sau đó trong đoạn thơ (b)
- GV chốt lại sau bài tập.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS làm việc cá nhân: các em thử thay những từ in đậm để rút ra nhận xét: Trong trường hợp nào các từ ấy thay thế được cho nhau? Trong trường hợp nào chúng không thay thế được cho nhau?
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét
- GV chốt lại.
-2,3 hs đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ trong sgk. Cả lớp đọc thầm lại.
-Gv yêu cầu hs học thuộc nội dung ghi nhớ sgk.
*PP thực hành, luyện tập
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại
- GV yêu cầu các em đọc thật kỹ để phát hiện ra các từ đồng nghĩa trong 2 đoạn văn, nhất là đoạn b.
- HS làm việc cá nhân, các gạch bằng bút chì mờ dưới các từ đồng nghĩa trong mỗi đoạn văn (khi chưa có Vở bài tập). GV phát phiếu, bút dạ cho 2, 3 HS làm trên phiếu.
- 2,3 HS (làm trên phiếu) trình bày kết quả làm bài. Cả lớp và Gv nhật xét, chốt lại.
- Cả lớp sửa bài trong SGK theo đúng lời giải.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập (đọc cả mẫu). Cả lớp đọc thầm lại.
- HS trao đổi theo cặp. Các em viết ra nháp những từ tìm được. 2,3 HS có phiếu tiếp tục làm bài trên phiếu.
-Nhiều HS đọc kết quả làm bài. Các HS làm bài trên phiếu dán bài trên bảng lớp. ý kiến của các em bổ sung cho nhau, làm phong phú các từ đồng nghĩa đã tìm được.
- GV nêu yêu cầu của bài tập (Đặt câu với từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập 2); nhắc HS chú ý: mõi em phải đặt một câu có chứa đồng thời một cặp từ đồng nghĩa (hoặc 2 câu có chứa một cặp từ đồng nghĩa).
- GV nêu yêu cầu của bài tập (Đặt câu với từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập 2); nhắc HS chú ý: mỗi em phải đặt một câu có chứa đồng thời một cặp từ đồng nghĩa (hoặc 2 câu có chứa một cặp từ đồng nghĩa).
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:....................................
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Luyện từ và câu
Tuần1 tiết2.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Luyện tập về từ đồng nghĩa
I- Mục đích, yêu cầu
1. Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với từ đã cho.
2. Cảm nhận được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn,từ đó biết cân nhắc,lựa chọn từ thích hợp với câu, đoạn văn cụ thể.
II- Đồ dùng dạy học 
Bút dạ và 2,3 tờ phiếu photocopy phóng to các nội dung bài tập 1,3 để hs làm việc nhóm.
Từ điển hs hoặc vài trang từ điển phô tô, nội dung liên quan đến các bài tập 1,3.(Phát cho hs các nhóm làm việc).
- Bảng phụ viết sẵn các từ đồng nghĩa trong bài1 (SGK ) (GV chỉ treo bảng sau khi hs đã làm bài tập.)
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 5’
 2’
 5'
 8’
 6’
 6’
 6’
 2’
A.Kiểm tra bài cũ:
Bài:Từ đồng nghĩa
-HS 1:Thế nào là từ đồng nghĩa?Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
-HS 2: nhìn vở làm bài tập 2 phần luyện tập tiết trước.
B,Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
 Trong tiết học trước các con đã biết thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. Tiết học hôm nay các con sẽ tiếp tục vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa.
2 - Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 1,2:Tìm từ đồng nghĩa chỉ màu xanh, trắng, đỏ, đen và đặt câu với một từ em vừa tìm được.
Lời giải:
 Bài 1:
. Các từ đồng nghĩa chỉ màu xanh: xanh biếc , xanh lè, xanh lét, xanh mét , xanh tươi, xanh sẫm, xanh đậm, xanh thẫm , xanh um, xanh thắm, xanh thẳm, xanh da trời, xanh nước biển, xanh lơ, xanh xanh, xanh nhạt, xanh non, xanh lục, xanh ngọc, xanh ngát, xanh ngắt, xanh rì, xanh ngút ngàn, xanh mướt, xanh rớt, xanh xao, xanh mượt , xanh bóng, xanh đen, ...
 Các từ đồng nghĩa chỉ màu đỏ: đỏ au, đỏ bừng, đỏ cạch, đỏ cờ, đỏ choé, đỏ chói, đỏ chót, đỏ da thắm thịt, đỏ đọc, đỏ đòng đọc, đỏ gay, đỏ hoe, đỏ hoen hoét, đỏ hoét, đỏ hon hỏn, đỏ hỏn, đỏ kè, đỏ khè, đỏ lòm, đỏ lừ, đỏ lửa, đỏ lựng, đỏ ngầu, đỏ nhừ , đỏ nọc, đỏ ối, đỏ quạch, đỏ rực , đỏ ửng , đỏ hồng, đỏ thắm, đỏ thẫm, đỏ sẫm, đỏ hừng hực, đỏ tía, đỏ tím, đỏ nhạt,đo đỏ 
 Các từ đồng nghĩa chỉ màu trắng: trắng tinh, trắng toát, trắng muốt, trắng phau, trắng nõn, trắng nuột , trắng bóc, trắng ngà, trắng ngần, trắng nhởn, trắng ởn, trắng bong, trắng bốp, trắng loá, trắng xoá, trắng lốp , trắng lôm lốp, trắng phốp, trắng bạch, trắng , trắng bệch, trắng hếu, trắng mờ, trắng trẻo, trắng dã, trăng trắng 
 Các từ đồng nghĩa chỉ màu đen: đen sì, đen kịt, đen sịt, đen thui, đen thủi đen thui, đen trũi, đen nghịt, đen ngòm, đen nhẻm, đen nhức , đen giòn, đen lánh, đen láy, đen đen , đen đủi, đen bạc,.....
Bài 2:Đặt câu:
Vườn cải nhà em lên xanh mướt.
Em gái tôi từ trong bếp đi ra, hai má đỏ lựng vì nóng.
Búp hoa lan trắng ngần.
Cậu bé da đen trũi vì phơi nắng gió ngoài đồng.
Bài 3:Bạn Hương chép theo trí nhớ một đoạn văn miêu tả của nhà văn Nguyễn Phan Hách nhưng có vài chỗ không nhớ rõ nhà văn dùng từ nào,đành để trong ngoặc đơn. Em hãy giúp bạn chọn từ đúng nhất.
Lời giải: điên cuồng, tung lên; nhô lên, sáng rực, gầm vang, lao vút, chọc thủng, hối hả.
C.Củng cố, dặn dò
Nếu còn thời gian GV cho hs thi tìm từ đồng nghĩa.Hình thức có thể là:một hs đố 1 hs khác trả lời.
- GV nhận xét tiết học. Khen những hs học tốt, biểu dương những HS biết điều khiển nhóm trao đổi về nội dung bài học. 
- Yêu cầu HS về nhà làm lại bài tập 3.
*PP kiểm tra ,đánh giá.
- GV kiểm tra 2 hs
-Hs khác nhận xét .
-GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*PP thuyết trình, trực quan.
-Gv giới thiệu.
*PP đàm thoại, trao đổi nhóm trò - trò.
-2 HS đọc yêu cầu của bài tập1,2. Cả lớp đọc thầm lại.
-Gv phát phiếu , bút dạ và một vài trang từ điển(nếu có )cho các nhóm làm việc.
-Hs các nhóm tra từ điển , trao đổi,cử 1 thư kí viết nhanh lên giấy từ đồng nghĩa với những từ chỉ màu sắc đã cho.Sau đó mỗi em tự đặt câu với từ đồng nghĩa tìm được .
-Đại diện các nhóm dán kết quả bài tập lên bảng lớp, trình bày kết quả làm việc của nhóm.
-Cả lớp và gv nhận xét, tính điểm thi đua xem nhóm nào tìm đ]ợc đúng và nhiều từ.
-Gv treo bảng phụ đã viết sẵn các từ đồng nghĩa.
-1 hs nhìn bảng phụ đọc .
-Tiếp theo ,Hs từng nhóm thi tiếp sức đọc nhanh những câu đã đặt với những từ cùng nghĩa đã nêu.
Cả lớp và gv nhận xét .Tổng kết số điểm của hai bài tập với mỗi nhóm. Kết luận nhóm thắng cuộc.
*PP luyện tập ,thực hành.
-1 hs đọc yêu cầu của bài tập.Cả lớp đọc thầm
-Hs làm việc cá nhân hoặc tiếp tục trao đổi nhóm trên phiếu học tập.Các em gạch những từ sai giữ lại những từ đúng.
Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả bài.
-Cả lớp và Gv nhận xét .Kết luận.
1,2 hs đọc lại bài làm có lời giải đúng.
-Cả lớp sửa lại bài trong sgk theo lời giải đúng.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Tập làm văn
Tuần1 tiết1.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh
I- Mục đích, yêu cầu
1. Nắm được cấu tạo của 1 bài văn tả cảnh.
Từ đó biết phân tích cấu tạo của 1 bài văn tả cảnh cụ thể .
(Cần xác định đúng mức độ, yêu cầu rất đơn giản của bài để tránh làm bài khó lên).
II- Đồ dùng dạy học 
-Bảng phụ ghi sẵn: Nội dung phần ghi nhớ.
 Cấu tạo của bài Nắng trưa đã được Gv phân tích.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 2’ 
 7’
 7'
 8'
 5’
 7’ 
 2’ 
1-Giới thiệu bài:
 Hôm nay các con sẽ học về cấu tạo của 1 bài văn tả cảnh.So với các dạng bài tập làm văn khác (như tả đồ vật , cây cối ,con vật – là những đối tượng rất cụ thể), tả cảnh là một dạng bài khó hơn vì đối tượng tả là cả một quang cảnh, một cảnh tượng nằm trong không gian rộng lớn.Trong quang cảnh đó ta không chỉ thấy thiên nhiênmà có thể là cả con người và loài vật. Vì vậy để viết được một bài văn tả cảnh, người viết phải biết quan sát đối tượng một cách bao quát, toàn diện.
2.Phần Nhận xét
 Bài 1: Đọc và phân đoạn bài văn dưới đây.Xác định nội dung của từng đoạn
Lời giải:
Bài văn có 3 phần:
Mở bài(từ đầu đến trong thành phố vốn hằng ngày đã rất yên tĩnh này):Đặc điểm của Huế lúc hoàng hôn.
Thân bài (từ Mùa thu -> khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt):
 Sự thay đổi sắc màu của sông Hương và hoạt động của con người bên sông lúc hoàng hôn.
(Gv có thể nói thêm phần thân bài có hai đoạn:
-Đoạn 1: (Mùa thu ->hai hàng cây): Sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
-Đoạn 2:còn lại:Hoạt động của con người bên bờ sông,trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.)
Kết bài(câu cuối): Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
 Bài 2:.Thứ tự miêu tả trong bài văn trên có gì giống và có gì khác với bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa mà em mới học.
Lời giải:
+Sự giống nhau:đều giới thệu bao quát cảnh định tả rồi đi vào tả cụ thể từng cảnh để minh hoạ cho nhận xét chung.
+Sự khác nhau:
Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng bộ phận của cảnh.
(Để đi đến kết luận trên, gv hướng dẫn hs nêu cụ thể hơn thứ tự miêu tả trong hai bài đọc:
a)Hoàng hôn trên sông Hương :Nêu lên đặc điểm chung của Huế(rất yên tĩnh vào lúc hoàng hôn)-> Sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn ->Hoạt động của con người bên bờ sông,trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn -> Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
b)Quang cảnh làng mạc ngày mùa:Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa – màu vàng.->Tả các nàu vàng rất khác nhau của cảnh, của vật ở làng quê vào ngày mùa-> Thời tiết và con người trong ngày mùa.
Bài 3: Từ hai bài trên hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh (câu trả lời nằm trong nội dung ghi nhớ của bài học)
3.Phần ghi nhớ:
sgk tr 13
4.Phần luyện tập:
Bài tập 1:Phân tích cấu tạo của bài văn Nắng trưa
Lời giải:
+Mở bài (câu văn đầu):Nhận xét chung về nắng trưa.
+Thân bài:Tả cảnh nắng trưa.Phần này bao gồm:
Đoạn 1(Buổi trưa trong nhà -> bốc lên mãi):Cảnh nắng trưa dữ dội .
Đoạn 2 (Tiếng gì xa vắng-> hai mí mắt khép lại): Nắng ttrưa trong tiếng võng và câu hát ru em.
Đoạn 3 (Con gà nào -> bóng duối cũng lặng im):Muôn vật trong nắng.
Đoạn 4(ấy thế mà ->cấy nốt thửa ruộng chưa xong): Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.(Cách tả này làm nổi bật hình ảnh người mẹ lam làm, chịu thương chịu khó.)
+Kết bài(câu cuối)- kết bài mở rộng:lời cảm thán”Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!”
Bài tập 2(về nhà) Bài tập về nhà yêu cầu các em quan sát một cảnh, vào một buổi nhất định trong ngày
5. Củng cố, dặn dò
-1 hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong sgk.
- GV nhận xét tiết học. Khen những hs học tốt, biểu dương những HS biết điều khiển nhóm trao đổi về nội dung bài học. 
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập .
- (Nếu có điều kiện có thể tổ chức 1 buổi dạo chơi, tham quan vườn cây, cánh đồng, công viên, nương rẫy, đường phố để giúp các em học tốt tiết TLV Luyện tập tả cảnh.)
*PP thuyết trình, trực quan.
-Gv giới thiệu.
*PP vấn đáp, luyện tập ,thực hành.
-1HS đọc yêu cầu của bài tập1. Cả lớp đọc thầm lại.
-GV cùng hs giải nghĩa từ Hoàng hôn (thời gian cuối buổi chiều, mặt trời mới lặn,ánh sáng yếu ớt và tắt dần); nói với hs về sông Hương- một dòng sông rất nên thơ của Huế mà các em đã biết khi học bài Sông Hương(Tiếng Việt 2- tập 2).Hoàng hôn trên sông Hương- là một bài văn tả cảnh đẹp của Huế gắn với dòng sông Hương vào buổi hoàng hôn.
-Hs cả lớp đọc thầm, đọc lướt lại bài văn ,mỗi em tự phân đoạn bài văn, xác định nội dung từng đoạn.
Hs phát biểu ý kiến.
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại.
-1 hs đọc yêu cầu của bài tập .Cả lớp đọc thầm lại.Gv nhắc các em chú ý yêu cầu của bài: Nhận xét về thứ tự của việc miêu tả.
 -Cả lớp đọc thầm ,đọc lướt thật nhanh bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.Để tiết kiệm thời gian - Gv có thể nêu ngay kết luận(Hs đã biết)về thứ tự tả của bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa(tả từng bộ phận của cảnh)
 - Hs suy nghĩ cá nhân hoặc trao đổi từng cặp để trả lời câu hỏi.
 - Hs phát biểu ý kiến.
 - Cả lớp và Gv nhận xét, chốt lại.
-GV nêu yêu cầu của bài 3.
- Hs rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh từ hai bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Hoàng hôn trên sông Hương.(Các em có thể nêu nhận xét dựa vào nội dung ghi nhớ trong sgk)
2,3 hs đọc nội dung phần ghi nhớ sgk
-1,2 hs giải thích nội dung Ghi nhớ. Sử dụng kết luận về cấu tạo của 2 bài ví dụ để minh hoạ.
*PP luyện tập thực hành
 -1 hs đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
 -Hs làm việc cá nhân hoặc theo cặp
-1 hs đọc

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_1_truong_thdl_doan_thi_diem.doc