Giáo án Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011 - Bùi Sinh Huy

KỂ CHUYỆN

Khát vọng sống

I. MỤC TIÊU :

 1. Rèn kĩ năng nói:

 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa. HS kể lại được câu chuyện Khát vọng sống, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.

 - Hiểu truyện, biết trao đối với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.

 2. Rèn kĩ năng nghe:

 - Chăm chú nghe thầy cô kể, nhớ chuyện.

 - Lắng nghe bạn kể lại chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Trang minh họa truyện trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

A. Bài cũ:

- Kiểm tra 2 HS kể về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.

 - 2 HS kể.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

 GV giới thiệu và ghi đầu bài

 - HS quan sát tranh minh họa và đọc thầm nhiệm vụ của bài KC trong SGK.

2. GV kể chuyện:

- Kể thong thả, rõ ràng chuyện Khát vọng sống (2 hoặc 3 lần). Nhấn giọng những từ ngữ miếu tả những gian khổ, nguy hiểm trên đường đi, những cố gắng phi thường để được sống của Giôn.

- GV kể lần 1

- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa.

- HS nghe.

- HS nghe kết hợp nhìn tranh và đọc phần lời dưới mỗi tranh.

3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:

a) Kể chuyện trong nhóm:

- Kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm 2, 3 em.

- Kể toàn bộ câu chuyện.

- Nêu ý nghĩa câu chuyện. - Mỗi em kể 2 - 3 tranh.

- Mỗi em kể 1 lần.

- Cả nhóm trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

b) Thi kể chuyện trước lớp.

- Thi kể từng đoạn của câu chuyện.

- Thi kể toàn bộ câu chuyện.

- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

- Bình chọn bạn kể hay nhất, hiểu chuyện nhất. - 1 vài tốp HS (mỗi tốp 2 – 3 em).

- 1 vài HS kể.

- Mỗi nhóm hoặc cá nhân kể xong đều nói ý nghĩa của câu chuyện.

- Cả lớp nhận xét và bình chọn.

C. Củng cố, dặn dò:

- Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện:

 -> Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân. - 1 HS nhắc lại.

 

doc16 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011 - Bùi Sinh Huy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đời, yêu cuộc sống bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn của Bác. 
- Từ đó khâm phục, kính trọng và học tập Bác: luôn yêu đời, không nản chí trước khó khăn.
- Học thuộc lòng 2 bài thơ.
II. Đồ dùng- dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Kiểm tra bài cũ. 
Vương quốc vắng nụ cười.
- Gọi 4 học sinh đọc bài đọc và trả lời câu hỏi cuối bài theo cách phân vai và trả lời câu hỏi trong SGK.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
Gv giới thiệu và ghi tên bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
Bài 1: Ngắm trăng.
a) Luyện đọc:
Gọi Học sinh tiếp nối nhau đọc bài mỗi em đọc một lượt toàn bài.( khoảng 2 dãy)
- GV nghe, kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi.
* Giải nghĩa từ: hững hờ
- Gọi 1 học sinh đọc chú giải sau bài đọc về xuất xứ của bài thơ. Giáo viên giới thiệu thêm về tập thơ Nhật kí trong tù
- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ: giọng đọc ngân nga, thư thái.
b) Tìm hiểu bài.
Yêu cầu Học sinh đọc thành tiếng, đọc thầm 
bài thơ, trả lời các câu hỏi?
- Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào?
? Hình ảnh nào nói lên tình cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng?
- Qua bài thơ, em học được điều gì ở bác Hồ?
* Bài “ Ngắm trăng” nói về tình cảm yêu trăng của Bác trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Bị giam cầm trong ngục tù mà bác vẫn say mê ngắm trăng, thấy trăng như một người bạn tâm tình. Bài thơ cho thấy phẩm chất cao đẹp của Bác: luôn lạc quan, yêu đời ngay cả trong những hoàn cảnh tưởng chừng như không thể lạc quan được.
c) Đọc diễn cảm.
- Giáo viên đọc mẫu bài thơ. Giọng đọc ngân nga, thư thái, vui vẻ. 
Bài 2: Không đề
a. Luyện đọc
-Gọi Học sinh tiếp nối nhau đọc; mỗi học sinh đọc một lượt toàn bài.( khoảng 2 dãy)
- GV nghe, kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi.; Giải nghĩa thêm từ: Ngàn; rừng ( chim ngàn_ chim rừng).
- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ: giọng vui, ngân nga.
b.Tìm hiểu bài:
- Bác Hồ sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh như nào? từ ngữ nào cho biết điều đó?
- Gv nói thêm về thời kỳ này. 
-Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
*Chú ý cách đọc ngắt giọng và nhấn giọng bài thơ.
C. Củng cố- dặn dò:
+ Hai bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ?
- Gv nhận xét tiết học.
-Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc lòng 2 bài thơ.
- 4 học sinh đọc bài đọc và trả lời câu hỏi 
HS mở SGK
Học sinh tiếp nối nhau đọc bài mỗi em đọc một lượt toàn bài. 
- 1 học sinh đọc 
- HS nghe.
-HS trả lời
- Nhiều học sinh luyệnđọc.
- Học sinh thi học thuộc lòng bài thơ.
-Học sinh tiếp nối nhau đọc
-HS trả lời
- HS nhẩm HTL bài thơ.
- Thi đọc thuộc lòng bài thơ.
Tập đọc
Tiết 63: Vương quốc vắng nụ cười
i. mục tiêu : 
Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọ vì thiếu tiếng cười. Đoạn cuối đọc với giọng nhanh hơn, háo hức, hi vọng. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện ( người dẫn chuyện, vị đại thần, viên thị vệ, nhà vua.).
2. Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung phần đầu câu chuyện: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán. 
II- Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi câu, đoạn cần luyện đọc.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
 Đọc bài : Con chuồn chuồn nước và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 , nêu ý nghĩa của bài.
+ GV đánh giá, cho điểm.
B.Bài mới:
1-Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu chủ điểm mới và bài học
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc: 
 + Đọc từng đoạn
Có thể chia bài làm 3 đoạn để đọc.
Đoạn 1: Từ đầu đến chuyên về môn cười 
Đoạn 2: Tiếp theo đến nhưng không vào.
Đoạn 3: Còn lại 
+ Gọi HS nối nhau đọc 3 đoạn cho đến hết bài. (3 lượt)
GV nghe kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi
Từ khó đọc: rầu rĩ, ỉu xìu, cười sằng sặc.
+ GV đọc mẫu toàn bài.
c)Tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc thầm, TLCH
 -Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở 
vương quốc nọ rất buồn .
-Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?
- Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình? Kết quả ra sao?
+ Điều gì bất ngờ xảy ra ở phần cuối đoạn này?
 +Thái độ của nhà vua như thế nào khi nghe tin đó?
+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
 c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
-GV đọc diễn cảm bài văn: Đoạn 1,2 đọc chậm rãi, nhấn giọng ở các từ ngữ tả sự buồn chán của vương quốc vắng nụ cười, sự thất vọng của mọi người.
+ GV treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
 Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đầu, /tâu lạy://
Muôn tâu bệ hạ,/ thần xin chịu tội.// Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào.//
 Các quan nghe vậy ỉu xìu,/ còn nhà vua thì thở dài sườn sượt.// Không khí của triều đình thật ảo não.// Đúng lúc đó, / một vên thị vệ hớt hải chạy vào://
Tâu bệ hạ!// Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.//
Dẫn nó vào! //- Đức vua phấn khởi ra lệnh. 
-GV cho điểm 2, 3 em đọc tiến bộ nhất để động viên.
C.Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học 
+ 2 HS đọc bài . Mỗi HS đọc một đoạn, lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ Cả lớp nhận xét. 
HS mở SGK
- HS đánh dấu SGK
+ HS nối nhau đọc 3 đoạn cho đến hết bài.
- HS nghe
+ Mặt trời không muốn dậy.
+Chim không muốn hót.
+Hoa trong vườn chưa nở đã tàn.
+Gương mặt mọi người rầu rĩ, héo hon.
+Gió thở dài trên những mái nhà.
Vì cư dân ở đó không ai biết cười).
+Vua cử một viên đại thần đi du học ở nước ngoài, chuyên về môn cười cợt.
+ Sau một năm, viên đại thần trở về, xin chịu tội vì đã gắng hết sức nhưng học không vào.Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài. Không khí triều đinh trở nên ảo não.
+ Bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường
+ Vua phấn khởi cho gọi người đó vào.
- Vài HS phát biểu
HS nghe, nêu cách đọc. 
+ 2 HS đọc đoạn văn.
+ Nhiều HS đọc diễn cảm câu,đoạn văn.
+ Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn trên.
 + HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
Cả lớp và GV nhận xét.
 chính tả (Nghe viết)
Vương quốc vắng nụ cười
i. mục tiêu : 
	- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Vương quốc vắng nụ cười.
	- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x hoặc âm chính o/ô/ơ.
ii. đồ dùng dạy học:
	Một số tờ phiếu viết nội dung bài tập 2.
iii. các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ:
- Đọc mẩu tin Băng trôi.
- Nhớ và viết lại tin đó trên bảng lớp đúng chính tả.
- 2 HS lờn bảng.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
HS ghi tên bài.
2. Hướng dẫn HS nghe – viết:
- Gọi HS Đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài “vương quốc vắng nụ cười.”
- GV nhắc HS cách trình bày đoạn văn và những từ ngữ khó viết.: kinh khủng, rầu rĩ, héo hon, nhộn nhịp, lạo xạo, ...
- GV đọc chậm từng câu hoặc cụm từ (đọc 3 lần).
- Soát lỗi.
- GV chấm, chữa nhanh bài của 1 số HS, nhận xét chung.
- Một HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK đọc thầm lại bài CT.
- HS viết bài.
- HS đổi vở soát bài và tự sửa lỗi cho nhau.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
- GV Lựa chọn bài để làm (2a).
- Yờu cầu HS đọc thầm câu chuyện vui, làm bài vào vở.
+ GV dán phiếu đã viết nội dung bài lên bảng.
+ Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Đọc lại câu chuyện Chúc mừng năm mới sau một ... thế kỉ. Sau khi đã điền các tiếng hoàn chỉnh.
- HS đọc.
- Làm bài cỏ nhõn
- Hoạt động nhóm:
+ Các nhóm lên bảng thi tiếp sức.
+ Đại diện nhóm đọc.
- 2 HS đọc.
Lời giải:
 vì sao – năm sau – xứ sở – gắng sức – xin lỗi – sự chậm trễ.
3’
C. Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ đã luyện viết trong bài.
- GV nhận xét tiết học.
Kể chuyện
Khát vọng sống
i. mục tiêu : 
	1. Rèn kĩ năng nói:
	- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa. HS kể lại được câu chuyện Khát vọng sống, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
	- Hiểu truyện, biết trao đối với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.
	2. Rèn kĩ năng nghe:	
	- Chăm chú nghe thầy cô kể, nhớ chuyện.
	- Lắng nghe bạn kể lại chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
ii. đồ dùng dạy học:
	- Trang minh họa truyện trong SGK.
iii. các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS kể về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.
- 2 HS kể.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 GV giới thiệu và ghi đầu bài 
- HS quan sát tranh minh họa và đọc thầm nhiệm vụ của bài KC trong SGK.
2. GV kể chuyện:
- Kể thong thả, rõ ràng chuyện Khát vọng sống (2 hoặc 3 lần). Nhấn giọng những từ ngữ miếu tả những gian khổ, nguy hiểm trên đường đi, những cố gắng phi thường để được sống của Giôn.
- GV kể lần 1
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa.
- HS nghe.
- HS nghe kết hợp nhìn tranh và đọc phần lời dưới mỗi tranh.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a) Kể chuyện trong nhóm:
- Kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm 2, 3 em.
- Kể toàn bộ câu chuyện.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Mỗi em kể 2 - 3 tranh.
- Mỗi em kể 1 lần.
- Cả nhóm trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
b) Thi kể chuyện trước lớp.
- Thi kể từng đoạn của câu chuyện.
- Thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Bình chọn bạn kể hay nhất, hiểu chuyện nhất.
- 1 vài tốp HS (mỗi tốp 2 – 3 em).
- 1 vài HS kể.
- Mỗi nhóm hoặc cá nhân kể xong đều nói ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét và bình chọn.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện:
 -> Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
- 1 HS nhắc lại.
Tập làm văn
Tiết 63: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
i. mục tiêu : 
1. Củng cố kiến thức về đoạn văn.
2.Thực hành vận dụng viết đoạn văn tả ngoại hình , tả hoạt động của con vật.
II- Đồ dùng dạy - học 
- Anh con tê tê, tranh ảnh một số con vật.
- 5, 6 tờ giấy to để HS làm viết đoạn văn ở bài tập 2+3. 
- Giấy khổ to
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Mời 2HS đọc đoạn văn tả các bộ phận của gà trống. 
- GV chấm bài làm trong vở của Hs.
Nhận xét chung.
B. Bài mới:
1-Giới thiệu bài:
 Gv nêu vấn đề dẫn dắt vào bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1: a) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- Gv phát giấy cho các nhóm HS làm việc.
- Cả lớp và Gv nhận xét tính điểm thi đua. GV chốt lại.
* Bài văn gồm 6 đoạn.
- Đoạn 1: Giới thiệu chung về con tê tê.
- Đoạn 2: Miêu tả bộ vẩy con tê tê.
- Đoạn 3: Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của tê tê và cách tê tê săn mồi.
- Đoạn 4: Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách nó đào đất.
- Đoạn 5: Miêu tả nhược điểm của tê tê.
- Đoạn 6: Kết bài- tê tê là con vật có ích, con người cần bảo vệ nó.
b)- Các bộ phận ngoại hình được miêu tả: Bộ vẩy- miệng, hàm, lưỡi, bốn chân.
 Tác giả rất chú ý quan sát bộ vẩy của tê tê để có những so sánh rất phù hợp, đồng thời nêu được cả những khác biệt khi so sánh: “ Giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều; Như một bộ giáp sắt”.
c) Những chi tiết cho thấy tác giả quan sát hoạt động của con tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú:
+ Cách bắt kiến của tê tê: “ Nó thè cái lưỡi dài...xấu số .
+ Cách tê tê đào đất: “ Khi đào đất...... lòng đất 
Bài tập 2: Quan sát hình dáng bên ngoài của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn vă miêu tả hình dáng bên ngoài của con vật đó.
- GV giới thiệu tranh ảnh một số con vật.
Gv nhận xét, bổ sung.
GV chấm một số bài.
Bài tập 3: Quan sát hoạt động bên ngoài của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật đó.
C. Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét và dặn dò.
- Yêu cầu HS về nhà làm lại bài tập vào vở và chuẩn bị bài sau.
- 2HS đọc đoạn văn. 
Hs quan sát ảnh minh hoạ.
1 HS đọc bài văn. Lớp đọc thầm.
- các nhóm HS làm việc.
Đại diện nhóm trình bày.
1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc cá nhân- Làm nháp.
5,6 HS đọc bài làm của mình.
Cả lớp nhận xét
- Cách tiến hành như bài 2 ( chỳ ý chỉ tả hoạt động)
Tập làm văn
Tiết 64: Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài
 trong bài văn miêu tả con vật
i. mục tiêu : Giúp học sinh: 
1.Ôn lai kiến thức về đoạn mở bài và kết bài qua một bài văn miêu tả con vật .
2. Thực hành viết mở bài và kết bài cho phần thân bài ( HS đã viết ) để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Một vài tờ giấy phóng to để HS viết đoạn MBGT ( BT2) và KBMR ( BT 3)
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
Đọc đoạn văn tả ngoại hình của con vật đã quan sát ( BT2).
Đọc đoạn văn tả hoạt động của con vật.( BT3) – tiết TLV trước.
HS nhắc lại các kiến thức đã học về các kiểu mở bài và kết bài đã học.
GV đánh giá
B. Bài mới
1- Giới thiệu bài:
Gv nêu yêu cầu và ghi tên bài.
2-Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1:
Đọc đoạn “ Chim công múa” và trả lời câu hỏi:
GV chốt lại ý .
+ Đoạn mở bài là 2 câu đầu- Mở bài kiểu gián tiếp: “ Mùa xuân mùa công múa”
+ Đoạn kết bài là câu cuối- Kết bài kiểu mở rộng: “ Quả không ngoa của rừng xanh”
+ Để mở bài theo kiểu, có thể chọn những câu văn sau: “ Mùa xuân là mùa công múa”.
“Công thường đi từng đôi nhẩn nha kiếm kiếm ăn giữa rừng.”
+ Để kết bài theo kiểu tự nhiên, có thể 
chọn câu văn “ Chiếc ô màu sắc ấm áp”.
Bài 2:Viết đoạn mở bài cho đoạn văn tả con vật em vừa làm trong tuần trước ( theo cách MB gián tiếp).
+ Đọc thầm lại thân bài( 2 đoạn) đã làm theo đề văn tiết trước và viết phần mở bài gián tiêp cho đoạn thân bài đó, sao cho đoạn MB gắn kết với đoạn thân bài.
* Lưu ý :2 đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài và tả hoạt động của con vật thuộc thân bài của 1 bài văn. Hãy viết phần mở bài cho bài văn đó.
Gv đánh giá.
Bài 3: Viết đoạn kết bài cho bài văn tả con vật em vừa làm trong tuần trước theo kiểu kết bài mở rộng.
 + Đọc thầm các phần đã hoàn thành của bài văn.
Viết 1 đoạn kết bài theo kiểu mở rộng.
- GV chấm điểm một số đoạn văn viết tốt.
C- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu Hs về nhà hoàn thành bài viết sau khi sửa chữa vào vở.
2;3 HS đọcbài viết.
HS nhạn xét.
- 2 HS nhắc lại.
HS mở SGK
1 học sinh đọc yêu cầu của bài; Cả lớp đọc thầm; suy nghĩ câu trả lời.
HS trao đổi theo cặp 
Học sinh đại diện nhóm phát biểu ý kiến. 
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2. Cả lớp đọc thầm lại; 
- HS đọc thầm
1,2 HS làm mẫu. Cả lớp nhận xét xem đó là kiểu mở bài trực tiếp hay gián tiếp.
- HS viết bài vào vở, 2 HS viết giấy
Nhiều HS đứng lên đọc làm bài của mình.
HS nhận xét
- 1học sinh đọc yêu cầu bài 3. Lớp đọc thầm rồi làm việc cá nhân vào vở luyện văn.
- Học sinh viết bài. 
-Yêu cầu 2 HS viết vào giấy khổ to.
HS nhận xét đó là kết bài theo kiểu mở rrộng hay tự nhiên.
Nhiều HS đứng lên đọc bài làm của mình.
Cả lớp nhận xét chọn những đoạn mở bài, kết bài hay nhất.
Luyện từ và câu
Tiết 63: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
i. mục tiêu : 
1. Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong cau ( trả lời cõu hỏi Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ? )
2. Nhận biết trạng ngữ chỉ thời gian trong câu. Biết thêm các loại trạng ngữ đó vào câu.
II- Đồ dùng dạy học 
 - Bảng phụ viết sẵn các bài tập1 ( phần nhận xét) , bài1, 2 (phần luyện tập).
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học trước, làm lại BT 2.
- Một HS đặt 2 câu có TN chỉ nơi chốn.
+ GV đánh giá, cho điểm.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài,nêu MĐ, YC tiết học . 
2. Phần nhận xét
- Gọi HS nờu yờu cầu
Cả lớp và GV nhận xét kết luận đáp án đúng. 
Bài 1. Tìm trạng ngữ trong câu. 
- Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào.
Bài 2. Trạng ngữ Đúng lúc đó bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu.
Bài 3. Đặt câu hỏi cho loại trạng ngữ nói trên .
VD:
+ Ngày mai, em đi thăm bảo tàng.
+ Chiều nay, cả lớp ta tổng vệ sinh.
+ Tháng trước, mẹ em đi nghỉ mát ở Đà Lạt.
3.Phần ghi nhớ 
* Trạng ngữ chỉ thời gian bổ sung ý nghĩa gì cho câu? 
*Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi nào?
*Trạng ngữ chỉ thời gian thường mở đầu bằng những từ nào?
4. Phần Luyện tập:
 Bài 1: Tìm trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu: 
- GV treo bảng phụ, yêu cầu 1, 3 HS lên bảng làm bài.
- GV treo bảng phụ, yêu cầu 1, 3 HS lên bảng làm bài.
Buổi sáng hôm nay,
Vừa mới ngày hôm qua,
Qua một đêm mưa rào,
Từ ngày còn ít tuổi,
Mỗi lần Tết đến
Bài 2: Gọi HS nờu yờu cầu.
- Cho HS làm việc nhúm 2
- GV treo bảng phụ, mời 2 nhúm HS lờn làm
* Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Mùa đông, cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng chim hót và màu đỏ thắm. Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.
* ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thaẻm. Giữa lúc gió đang gào thét ấy, cánh chim đại bàng vẫn bay liệng trên bầu trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Có lúc chim vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.
C. Củng cố, dặn dò
1 – 2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài.
- GV nhận xét tiết học.
+ 2HS nêu miệng .
+ 1 HS lờn bảng
+ HS đổi vở kiểm tra và nhận xét.
HS mở SGK.
+1 HS đọc, Cả lớp đọc thầm lại.
+ Từng cặp HS trao đổi, trả lời câu hỏi.
- + 2 – 3 HS phát biểu ý kiến.
- HS đặt câu.
HS nhận xét.
- HS trả lời, rỳt ra ghi nhớ
+ 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp – các em đánh dấu bộ phận trạng ngữ bằng bút chì vào các câu văn trong SGK.
- Cả lớp và GV nhận xét, đi đến lời giải đúng
HS nêu yêu cầu bài .
- HS làm việc nhúm 2, phỏt biểu
- HS nhận xột
1 – 2 HS nhắc lại 
Luyện từ và câu
Tiết 64: Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu
i. mục tiêu tiết học: 
1. Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nguyên nhân( trả lời cõu hỏi Vỡ sao? Nhờ đõu? Tại đõu?)
2. Nhận biết trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu. Biết thêm các loại trạng ngữ đó 
vào câu.
II- Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ viết sẵn các bài tập 1,2 (phần luyện tập).
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
 - Thế nào là trạng ngữ chỉ thời gian?
- Đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ thời gian.
+ GV đánh giá, cho điểm.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Phần nhận xét
- Gọi HS nờu yờu cầu, làm bài theo nhúm đụi
*Nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong câu. Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi gì? 
- Cả lớp và GV nhận xét kết luận đáp án đúng. 
- Vì vắng tiếng cời là trạng ngữ bổ sung ý nghĩa nguyên nhân: vì vắng tiếng cời mà vơng quốc nọ buồn kinh khủng.
- Trạng ngữ đó trả lời cho câu hỏi: Vì sao vơng quốc nọ buồn chán kinh khủng?
3.Phần ghi nhớ:
4. Phần Luyện tập:
 Bài 1: Tìm trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong các câu: 
+ GV mời 3 em lên bảng gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu văn chốt lại lời giải đúng.
Chỉ hai tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vợt lên đầu lớp..
Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.
Tại Hoa mà tổ không đợc khen.
Bài 2: Điền các từ nhờ, vì, hoặc tại vì vào chỗ trống.(Bảng phụ )
GV nhắc các em phải thêm đúng các từ nhờ, vì hoặc tại vì.
+ Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen.
+ Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
+Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập.
Bài 3: Đặt một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
VD: Vỡ mưa, Lan đi học muộn.
+ GV cho điểm câu có sử dụng đúng trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
C. Củng cố, dặn dò:
Mời 1 – 2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài.
- GV nhận xét tiết học.
+ 2HS trả lời
+ HS nhận xét.
HS mở SGK
+1 HS đọc yêu cầu 1. Cả lớp đọc thầm lại.
+ Từng cặp HS trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ 2 – 3 HS phát biểu 

File đính kèm:

  • doc32.doc