Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 11+12 - Năm học 2014-2015 - Huỳnh Thiện Khôi

* Giới thiệu bài ( 1 phút )

- Trong giờ Luyện từ và câu tuần này, các em sẽ được mở rộng vốn từ theo chủ điểm Quê hương, sau đó ôn tập lại về mẫu câu Ai làm gì ?

* Hoạt động 1: Mở rộng vốn tờ theo chủ điểm Quê hương ( 14 phút )

 Mục tiêu

 Mở rộng vốn từ theo chủ điểm Quê hương.

 Cách tiến hành

Bài 1

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Treo bảng phụ cho HS đọc từ ngữ bài đã cho.

- Bài yêu cầu chúng ta xếp từ ngữ đã cho thành mấy nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như thế nào ?

- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thi làm bài nhanh. HS cùng một nhóm nối tiếp nhau viết từ vào dòng thích hợp trong bảng, mỗi HS chỉ viết 1 từ. Nhóm nào xong trước và đúng thì thắng cuộc.

- Tuyên dương nhóm thắng cuộc, yêu cầu HS đọc lại các từ sau khi đã xếp vào bảng từ.

- Giúp HS hiểu nghĩa các từ khó hiểu, GV cho HS nêu các từ mà các em không hiểu nghĩa, sau đó giải thích cho HS hiểu, trước khi giải thích có thể cho HS trong lớp nêu cách hiểu về từ đó.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu các HS khác đọc các từ trong ngoặc đơn.

- GV giải nghĩa các từ nhữ : quê quán, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn.

- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi đại diện trả lời.

- Chữa bài : Có thể thay bằng các từ nhữ như : quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.

* Hoạt động 2 : Ôn tập mẫu câu Ai làm gì? (14’)

 Mục tiêu

 Ôn tập mẫu câu Ai làm gì ?

 Cách tiến hành

Bài 3

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

- Yêu cầu HS đọc kĩ từng câu trong đoạn văn trước khi làm bài. Gọi 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- Chữa bài và cho điểm HS.

 

doc28 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 11+12 - Năm học 2014-2015 - Huỳnh Thiện Khôi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.
* Hoạt động 2 : Ôn tập mẫu câu Ai làm gì? (14’)
 Mục tiêu
 Ôn tập mẫu câu Ai làm gì ?
 Cách tiến hành
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS đọc kĩ từng câu trong đoạn văn trước khi làm bài. Gọi 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm lại.
- Đọc bài.
- Bài yêu cầu xếp từ thành 2 nhóm, nhóm 1 chỉ sự vật ở quê hương, nhóm 2 chỉ tình cảm đối với quê hương.
- HS thi làm bài nhanh. Đáp án : 
+ Chỉ sự vật ở quê hương : cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường.
+ Chỉ tình cảm đối với quê hương : gắn bó, nhớ thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào.
 - HS có thể nêu : mái đình, bùi ngùi, tự hào,...
- 1 HS đọc toàn bộ đề bài, 1 HS đọc lại đoạn văn.
- 1 HS đọc.
- Nghe GV giải thích về nghĩa của từ khó.
- 2 đến 3 HS trả lời, HS khác theo dõi và nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc đề bài, 1 HS đọc lại đoạn văn.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm các câu văn được viết theo mẫu Ai làm gì? có trong đoạn văn, sau đó chỉ rõ bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai ? bộ phận câu trả lời câu hỏi làm gì ?
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, HS dưới lớp làm bài vào vở, sau đó nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Đáp án
Ai
Làm gì?
Cha
làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
Mẹ
đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để mùa sau cấy
Chị
đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
 Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để đặt câu với từ ngữ bác nông dân.
- Yêu cầu HS tự đặt câu và viết vào vở bài tập.
- Gọi một số HS đọc câu của mình trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò ( 3 phút)
 - Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà tìm thêm các từ theo chủ điểm Quê hương, ôn mẫu câu Ai làm gì ?
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- 3 đến 5 HS tiếp nối đọc câu của mình. Ví dụ : Bác nông dân đang gặt lúa./ Bác nông dân đang cày ruộng./ Bác nông dân đang bẻ ngô./ Bác nông dân đang phun thuốc sâu,...
- Làm bài.
- Theo dõi và nhận xét câu của các bạn. Ví dụ : Những chú gà con đang theo mẹ đi tìm mồi./ Đàn cá tung tăng bơi lội.
Tuần 11 .
Tập viết
ÔN CHỮ HOA : G (tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Viết đúng, đẹp các chữ hoa G (Gh), R, A, Đ, L, T, V.
- Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Ghềnh Ráng và câu ứng dụng :
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Mẫu chữ viết hoa G, R.
- Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.
- Vở Tập viết 3, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút )
 - Thu vở của một số HS để chấm bài về nhà. 
 - Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
 - Gọi HS lên bảng viết từ Ông Gióng, Gió Trấn Vũ, Thọ Xương.
 - Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài ( 1 phút )
- Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa G (Gh), R, A, Đ, L, T, V có trong từ và câu ứng dụng.
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chữ hoa (7’)
 Mục tiêu
- Củng cố cách viết chữ viết hoa G (Gh).
- Viết đúng, đẹp các chữ hoa G (Gh), R, A, Đ, L, T, V.
 Cách tiến hành
a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ G, Gh.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- Treo bảng các chữ hoa G, R và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết lại mẫu chữ hoa cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
b) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa G, R vào bảng. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng em.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng (6’)
 Mục tiêu
- Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Ghềnh Ráng 
- Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
 Cách tiến hành
a) Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi HS đọc từ ứng dụng.
- GV : Đây là một địa danh nổi tiếng ở miền Trung nước ta.
b) Quan sát và nhận xét
- Các chữ trong từ ứng dụng có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng : Ghềnh Ráng. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
* Hoạt động 3 : HD viết câu ứng dụng (6 phút )
 Mục tiêu
- Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ câu ứng dụng :
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
- Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
 Cách tiến hành
a) Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- Giải thích : Câu ca dao bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành được xây theo hình vòng xoắn như trôn ốc, từ thời An Dương Vương (Thục Phán).
b) Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết : Ai, Đông Anh, Ghé, Loa Thành Thục Vương vào bảng. 
* Hoạt động 4 : HD viết vào vở Tập viết (10’)
 Mục tiêu
- Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
 Cách tiến hành
- GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- Thu và chấm 5 đến 7 bài.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò ( 2 phút)
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. 
 - Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau.
- Có các ô chữ hoa G, R, A, Đ, L, V.
- 2 HS nhắc lại. Cả lớp theo dõi.
- 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con.
- 3 HS đọc : Ghềnh Ráng.
- Chữ G cao 2 li rưỡi, các chữ h, R, g cao 2 li, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ 0.
- 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc : 
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
- Các chữ G, A, h, đ, y, Đ, p, L, T, V, g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 4 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- HS viết : 
+ 1 dòng chữ Gh, cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ R,Đ, cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Ghềnh Ráng, cỡ nhỏ.
+ 4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
Tuần 11 . Thứ. ngày . Tháng. năm 201
Chính tả
VẼ QUÊ HƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhớ - viết lại đúng bài chính tả; trình by sạch sẽ v đúng hình thức bi thơ 4 chữ.
- Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt s/x hoặc ươn/ương.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Chép sẵn các bài tập chính tả trên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút )
- 4 HS lên bảng. HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 * Giới thiệu bài ( 1 phút )
- Giờ chính tả hôm nay, các em sẽ nhớ lại và viết đoạn đầu trong bài thơ Vẽ quê hương, sau đó làm bài tập chính tả phân biệt s/x hoặc ươn/ương.
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả (18’)
 Mục tiêu
Nhớ - viết lại chính xác từ Bút chì xanh đỏ...Em tô đỏ thắm trong bài Vẽ quê hương.
Trình bày đúng, đẹp bài thơ.
 Cách tiến hành
a. Trao đổi về nội dung đoạn thơ
- GV đọc thuộc lòng khổ thơ lần 1.
- Hỏi : Bạn nhỏ vẽ những gì ?
- Ví sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp ?
b.Hướng dẫn cách trình bày
- Yêu cầu HS mở SGK.
- Đoạn thơ có mấy khổ ? Cuối mỗi khổ thơ có dấu câu gì ?
- Giữa các khổ thơ ta viết như thế nào?
- Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ?
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
d. Nhớ - viết chính tả
- GV theo dõi HS viết. (Yêu cầu HS gấp SGK).
e. Soát lỗi
- GV đọc lại đoạn thơ cho HS soát lỗi.
g. Chấm bài
* Hoạt động 2: HD làm bài tập chính tả (10’)
 Mục tiêu
Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt s/x hoặc ươn/ương.
 Cách tiến hành
Bài 2
GV có thể chọn phần a) hoặc phần b) tuỳ lỗi chính tả mà HS địa phương thường mắc.
a. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
b. Làm tương tự phần a.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò ( 3 phút)
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. 
- Dặn HS về nhà học thuộc các câu thơ trong bài tập 3, HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài sau. 
- Theo dõi GV đọc, 4 HS đọc thuộc lòng lại.
- Bạn nhỏ vẽ : làng xóm, tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, trường học.
- Vì bạn nhỏ rất yêu quê hương.
- Mở SGK trang 88.
- Đoạn thơ có 2 khổ thơ và 4 dòng thơ của khổ thứ 3. Cuối khổ thơ 1 có dấu chấm, cuối khổ thơ 2 có dấu ba chấm.
- Giữa các khổ thơ ta để cách 1 dòng.
- Các chữ đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 3 ô cho đẹp.
- HS nêu : đỏ thắm, vẽ, bát ngát, xanh ngắt, trên đồi,...
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- HS tự nhớ lại và viết bài.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở nháp.
- Đọc lại lời giải và làm bài vào vở :
Một nhà sàn đơn sơ vách nứa
Bốn bên suối chảy, cá bơi vui
Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa
Ánh đèn khuya còn sáng lưng đồi.
- Lời giải : 
Mồ hôi mà chảy xuống vườn
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.
Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
Tuần 11 
Tập làm văn
NGHE – KỂ : TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU !
NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Viết sẵn các câu hỏi gợi ý của cả 2 bài tập lên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH
2. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Trả bài và nhận xét về một bài văn Viết thư cho người thân. Đọc 1 đến 2 lá thư viết tốt trước lớp.
3. DẠY - HỌC BÀI MỚI
* Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu của bài học và ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 2: Nói về quê hương 
 Mục tiêu
Nói về quê hương (nói đơn giản, theo gợi ý).
 Cách tiến hành
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 1 đến 2 HS dựa vào gợi ý để nói trước lớp, nhắc HS nói phải thành câu.
- Cho HS nói trong nhóm
- Cho HS nói trước lớp
- Nhận xét và cho điểm HS kể tốt, động viên những HS chưa kể tốt cố gắng hơn.
Hoạt động 2
 Thời gian còn lại GV ôn cho học sinh về văn viết thư như tiết trước.
* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Liên hệ giáo dục HS yêu quý quê hương.
- Lưu ý HS về cách diễn đạt và lựa chọn từ ngữ phù hợp.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS kể lại câu chuyện cho người thân, tập kể về quê hương mình, chuẩn bị bài sau. 
BT2. Hãy nói nề quê hương.. theo gợi ý.
- 1 HS đọc yêu cầu, 2 HS đọc gợi ý.
- HS nói trong nhóm
- Một số HS kể về quê hương trước lớp. Các HS khác nghe, nhận xét lời kể của bạn.
- HS t/h theo y/c của giáo viên.
Tuần 12 .. Thứ. ngày . Tháng. năm 201	 
Tập đọc - Kể chuyện
NẮNG PHƯƠNG NAM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhn vật.Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi 2 niền nam – bắc
- Hs khá giỏi nêu được lý do chọn một tn truyện. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắt.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có thể).
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tập đọc
1. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Vẽ qu hương
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu chủ điểm + bài mới
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
 Mục tiêu :Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn .
Ngắt, nghỉ hơi đúng. Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. 
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu 
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt).
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài 
 Mục tiêu 
 HS trả lời được câu hỏi. Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện 
- Uyên và các bạn đang đi đâu ? Vào dịp nào ?
- Uyên và các bạn ra chợ hoa ngày Tết để làm gì ? 
- Vậy, các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân ?
- Yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận với bạn bên cạnh để tìm tên khác cho câu chuyện trong các tên gọi : Câu chuyện cuối năm, Tình bạn, Cành mai Tết.
* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài 
 Mục tiêu :Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật.
- GV hoặc HS khá chọn đọc mẫu một đoạn trong bài.
- Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc theo vai.
- Gọi 2 nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau 
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn 
- Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
- Nè, / sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy ?//
- Tụi mình đi lòng vòng / tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân.//
- Những dòng suối hoa / trôi dưới bầu trời xám đục / và làn mưa bụi trắng xoá.//
- Một cành mai ? -// Tất cả sửng sốt,/ rồi cùng kêu lên -/ Đúng !/ Một cành mai chở nắng phương Nam.//
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối
- Uyên và các bạn đang đi chợ hoa vào ngày 28 Tết.
- Để chọn quà gửi cho Vân.
 .- Các bạn quyết định gửi cho Vân một cành mai.
 - HS phát biểu.
- Mỗi nhóm 4 HS luyện đọc bài theo vai : người dẫn chuyện, Uyên, Phương, Huê.
- 2 nhóm lần lượt đọc bài, cả lớp theo dõi để chọn nhóm đọc tốt.
Kể chuyện
 Mục tiêu 
Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh minh hoạ.
- GV gọi 2 HS khá kể mẫu nội dung tranh 3, 1 trước lớp.
- Yêu cầu HS kể theo nhóm
- Gọi vài nhóm kể trước lớp
- Tuyên dương HS kể tốt.
- HS phát biểu ý kiến về cách sắp xếp, cả lớp thống nhất sắp xếp theo thứ tự : 3 - 1 - 4- 2.
- Theo dõi và nhận xét phần kể của bạn.
- Mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng em kể về 1 bức tranh trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất
Củng cố, dặn dò 
- Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện trên.
- Liên hệ giáo dục học sinh về tình bạn
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- HS tự do phát biểu ý kiến : 
Xúc động vì tình bạn thân thiết giữa ba bạn nhỏ miền Nam với một bạn nhỏ miền Bắc./ Xúc động vì các bạn nhỏ miền Nam thương miền Bắc đang chịu giá lạnh, muốn gửi ra Bắc một chút nắng ấm.
Tuần 12  Thứ. ngày . Tháng. năm 201	 
Chính tả
CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nghe - viết chính xác bài Chiều trên sông Hương; trình by đúng hình thức văn xuôi.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt oc/ooc và giải các câu đố.
- làm đúng bài tập 3
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bảng chép sẵn bài tập 2.
- Tranh minh hoạ bài tập 3a hoặc 3b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ 
 - Gọi 3 HS lên bảng, sau đó GV đọc cho HS viết các từ sau : 
 + MN : khu vườn, mái trường, bay lượn, vấn vương.
 - Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài ( 1 phút ) 
- Tiết chính tả hôm nay, các em sẽ viết bài chiều tren sông Hương và Làm đúng bài tập chính tả phân biệt oc/ooc và giải các câu đô
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả (18’) 
 Mục tiêu 
- Nghe - viết chính xác bài Chiều trên sông Hương.
 Cách tiến hành
a. Tìm hiểu nội dung bài văn
- GV đọc bài văn một lượt.
- Hỏi : tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương ?
- Không gian phải thật yên tĩnh người ta mới có thể nghe thấy tiếng gõ lanh canh của thuyền chài gõ cá.
b.Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ?
- Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn ?
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ vừa tìm được.
d. Viết chính tả
e. Soát lỗi
g. Chấm bài
* Hoạt động 3 : HD làm bài tập chính tả (10’) 
 Mục tiêu 
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt oc/ooc và giải các câu đố
 Cách tiến hành
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3
- GV có thể lựa chọn phần a hoặc phần b tuỳ theo lỗi mà HS địa phương thường mắc.
a. - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Treo bức tranh minh hoạ.
- HS tự làm bài. 
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
b. Tiến hành tương tự như phần a).
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò ( 3 phút ) 
- Nhận xét tiết học, bài viết của HS. 
- Dặn HS về nhà học thuộc câu đố và lời giải. HS nào viết bài xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại cho đúng.
- HS theo dõi GV đọc, 2 HS đọc lại.
- Tác giả tả hình ảnh : khói thả nghi ngút của một vùng tre trúc trên mặt nước, tiếng lanh canh của thuyền chài gõ cá.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Chữ Cuối, Đầu, Phía phải viết hoa vì là chữ đầu câu và Hương, Huế, Cồn Hến phải viết hoa vì là danh từ riêng.
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu ba chấm.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở nháp.
- Đọc lại lời giải và làm bài vào vở.
Con sóc, quần soóc, cần cẩu móc hàng, kéo xe rơ-moóc.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Ghi lời giải câu đố vào bảng con. 
- Đọc lại câu đố, lời giải và viết vào vở : trâu - trầu - trấu.
- Lời giải : hạt cát.
	Tuần 12 .	 
Tập đọc
CẢNH ĐẸP NON SÔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết đọc ngắt nhịp đúng các dịng thơ lục bát, thơ 7 chữ trong bài.
- Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước ( trả lời được các câu hỏi, thuộc 2 – 3 câu ca dao trong bài )
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh ảnh minh hoạ các địa danh được nhắc đến trong bài (nếu có).
- Bản đồ Việt Nam.
- Bảng phụ ghi sẵn cacs câu ca dao trong bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CU 
 - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Nắng phương Nam.
 - Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài ( 1 phút ) 
- Yêu cầu HS kể tên một số cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh của đất nước ta mà em biết.
* Hoạt động1: Luyện đọc ( 15 phút ) 
 Mục tiêu 
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Trấn Vũ, hoạ đồ, bát ngát, sừng sững, nước chảy, thẳng cánh,...
Ngắt, nghỉ đúng nhịp thơ.
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Đồng Đăng, la đà, canh gà, nhịp chày Yên Thái, Tây Hồ, xứ Nghệ, Hải Vân, Nhà Bè, Đồng Tháp Mười,..
 Cách tiến hành
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết thể hiện sự tự hào, ngưỡng mộ với mỗi cảnh đẹp của non sông.
b. HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu ca dao trong bài.
- Chú ý theo dõi HS đọc bài để chỉnh sửa lỗi phát âm.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại câu 1. Hướng dẫn HS ngắt giọng cho đúng nhịp thơ.
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ trong câu ca dao.
- Lần lượt hướng dẫn HS đọc các câu tiếp theo tương tự như với câu đầu.
- Yêu cầu HS luyện đọc bài theo nhóm.
- Tổ chức cho một số nhóm đọc bài trước lớp.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc.
* Hoạt động 2 : HD tìm hiểu bài ( 7 phút ) 
 Mục tiêu 
HS trả lời được câu hỏi
Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh đẹp non sông đất nước trong các câu ca dao.
 Cách tiến hành
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Mỗi câu ca dao nói đến cảnh đẹp một vùng. Đó là những vùng nào ? (GV chỉ định cho HS trả lời về từng câu ca dao.)
- Các câu ca dao trên đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của ba miền Bắc - Trung - Nam trên đất nước ta. Mỗi vùng có cảnh đẹp gì ?
- Giảng về các cảnh đẹp được nhắc đèn trong câu ca dao (nếu có ảnh, tranh minh hoạ về những cảnh đẹp này thì cho HS quan sát 
- Theo em, ai đã giữ gìn tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn ?
* Hoạt động 3 : HTL bài thơ (6 phút ) 
 Mục tiêu 
Học thuộc lòng bài thơ
 Cách tiến hành
- GV hoặc HS khá chọn đọc mẫu lại bài một lượt. Sau đó cho HS cả lớp đọc đồng thanh bài rồi yêu cầu HS tự học thuộc lòng. 
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
- Nhận xét, tuyên dương những HS đã thuộc lòng bài.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò ( 4 phút ) 
- Nhậ

File đính kèm:

  • doctieng viet Tuan 11 + 12.doc