Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tiết 1 đến 4: Ôn tập - Đinh Ngọc Phượng

1.Luyện đọc.

Mục tiêu: Học sinh đọc rõ ràng, rành mạch bài “Thư Trung thu”

a.Luyện đọc câu

Lưu ý các từ khó: ngoan ngoãn, xinh xinh, kháng chiến, xứng đáng.

b.Luyện đọc bài thơ.

Cách ngắt, nghỉ nhịp: sau dấu phẩy nghỉ 1 nhịp; sau dấu chấm nghỉ 2 nhịp. Đọc 2 dòng nghỉ 2 nhịp.

c.Học thuộc lòng bài thơ

 2.Tìm hiểu bài.

a.Mỗi Tết Trung thu, Bác Hồ nhớ tới ai?

b.Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi?

c.Bác khuyên các em làm những điều gì?

Kĩ năng sống: Để tỏ lòng kính trọng và nhớ ơn Bác, các em học thuộc và làm theo 5 Điều Bác dạy.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tiết 1 đến 4: Ôn tập - Đinh Ngọc Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH CHÁNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH CHÁNH
 MÔN: TIẾNG VIỆT
 BÀI: ÔN TẬP
 TUẦN 27
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: ĐINH NGỌC PHƯỢNG
 DẠY LỚP: HAI 1
TUẦN 27 
 MÔN: TIẾNG VIỆT
 ÔN TẬP TIẾT 1
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh đọc bài trôi chảy; Trả lời câu hỏi đúng yêu cầu.
- Học sinh biết đặt và trả lời câu hỏi “ Khi nào?”
- Học sinh biết đáp lời cảm ơn các tình huống giao tiếp.
II.CHUẨN BỊ
-Bài đọc “Chuyện bốn mùa”; “Thư Trung thu”
- Câu hỏi và các tình huống giao tiếp.
-Tập vở, bút mực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1.Hoạt động 1: Ôn luyện đọc và học thuộc lòng.
 Bài: Chuyện bốn mùa
   1. Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau. Đông cầm tay Xuân, bảo: 
- Chị là người sung sướng nhất đấy! Ai cũng yêu chị. Chị về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.
   Xuân nói:
- Nhưng phải có nắng của em Hạ, cây trong vườn mới đơm trái ngọt. Có em Hạ, các cô cậu học trò mới được nghỉ hè. 
   Cô nàng Hạ tinh nghịch xen vào:
- Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất. Không có Thu, làm sao có vườn bưởi chín vàng, có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ,...
   Đông, giọng buồn buồn:
- Chỉ có em là chẳng ai yêu.
   Thu đặt tay lên vai Đông, thủ thỉ:
- Có em mới bập bùng bếp lửa nhà sàn, có giấc ngủ ấm trong chăn. Sao lại có người không thích em được?
   2. Bốn nàng tiên mải chuyện trò, không biết bà Đất đã đến bên cạnh từ lúc nào. Bà vui vẻ góp chuyện:
- Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, ai mà ghét cháu được! Cháu có công ấp ủ mầm sống để cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu Theo TỪ NGUYÊN TĨNH
Chú thích:
- Đâm chồi nảy lộc: mọc ra những mầm non, lá non.
- Đơm: nảy ra.
- Bập bùng: ngọn lửa cháy mạnh, khi bốc cao, khi hạ thấp.
- Tựu trường: cùng đến trường để mở đầu năm học.
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Luyện đọc
Mục tiêu: Học sinh đọc rõ ràng, rành mạch bài “Chuyện bốn mùa”
a.Luyện đọc câu
Lưu ý các từ khó: sung sướng, trăng rằm rước đèn phá cỗ, bập bùng bếp lửa nhà sàn.
b.Luyện đọc đoạn.
Đoạn 1:Một ngày đầu năm. em được?
Đoạn 2: Bốn nàng tiên. đáng yêu.
Cách ngắt, nghỉ nhịp: sau dấu phẩy nghỉ 1 nhịp; sau dấu chấm nghỉ 2 nhịp.
c.Đọc thầm
 2. Tìm hiểu bài.
a.Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho mùa nào trong năm?(Đoạn 1)
b.Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay: theo lời của nàng Đông; theo lời của bà Đất. (Đoạn 1, 2)
c.Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay? (Đoạn 1,2)
d.Em thích nhất mùa nào?Vì sao?
Kỹ năng sống: Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng. Riêng mùa hạ thời tiết nóng bức, các em không ra ngoài nắng, uống nhiều nước.
- Học sinh đọc nối tiếp câu.
 -Học sinh đọc nối tiếp các đoạn.
-Học sinh đọc thầm các đoạn trong bài.
-Học sinh đọc thầm lại các đoạn.
-Học sinh trả lời câu hỏi.
 Bài: Thư Trung thu
   Mỗi năm, đến Tết trung thu, Bác càng nhớ các cháu.
   Các cháu gửi thư cho Bác nhiều lắm, Bác rất vui. Nhưng vì Bác bận quá, không trả lời riêng cho từng cháu được. Nhân dịp Tết Trung thu, Bác gửi các cháu thư này:
 Ai yêu các nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh?
 Tính các cháu ngoan ngoãn
 Mặt các cháu xinh xinh.
 Mong các cháu cố gắng
 Thi đua học và hành.
 Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
 Tùy theo sức của mình,
 Để tham gia kháng chiến,
 Để giữ gìn hòa bình.
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh.
 Hôn các cháu
 HỒ CHÍ MINH
Chú thích:
- Trung thu: rằm tháng tám âm lịch, một ngày Tết của thiếu nhi.
- Thi đua: cùng nhau cố gắng làm việc, học tập đạt kết quả tốt nhất.
- Hành: làm theo điều đã học.
- Kháng chiến: chiến đấu chống quân xâm lược.
- Hòa bình: yên vui, không có giặc.
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
 1.Luyện đọc.
Mục tiêu: Học sinh đọc rõ ràng, rành mạch bài “Thư Trung thu”
a.Luyện đọc câu
Lưu ý các từ khó: ngoan ngoãn, xinh xinh, kháng chiến, xứng đáng.
b.Luyện đọc bài thơ.
Cách ngắt, nghỉ nhịp: sau dấu phẩy nghỉ 1 nhịp; sau dấu chấm nghỉ 2 nhịp. Đọc 2 dòng nghỉ 2 nhịp.
c.Học thuộc lòng bài thơ
 2.Tìm hiểu bài.
a.Mỗi Tết Trung thu, Bác Hồ nhớ tới ai?
b.Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi?
c.Bác khuyên các em làm những điều gì?
Kĩ năng sống: Để tỏ lòng kính trọng và nhớ ơn Bác, các em học thuộc và làm theo 5 Điều Bác dạy.
- Học sinh đọc nối tiếp các dòng thơ.
 -Học sinh đọc nối tiếp các dòng thơ.
-Học sinh học thuộc lòng bài thơ.
-Học sinh đọc thầm các dòng thơ trong bài.
-Học sinh trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2:Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi “ Khi nào?”. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi “ Khi nào?”.
Mục tiêu: Học sinh tìm đúng bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?”
a)Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
b)Hoa phượng vĩ nở đỏ rực khi hè về.
Gợi ý:
-Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Khi nào?”, thường chỉ về thời gian.
-Câu a, cụm từ chỉ thời gian là “Mùa hè”
-Câu b, cụm từ chỉ thời gian là “ khi hè về”
-Khi viết đầu câu viết hoa, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
Đáp án:
a)Khi nào, hoa phượng vĩ nở đỏ rực?
b)Hoa phượng vĩ nở đỏ rực khi nào?
2. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
a)Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.
b)Ve nhởn nhơ ca hát suốt cả mùa hè.
Gợi ý:
- Các bộ phận in đậm, in nghiêng trong 2 câu đều là những cụm từ chỉ về thời gian.
- Câu a, cụm từ chỉ thời gian là Những đêm trăng sáng.
- Câu b, cụm từ chỉ thời gian là suốt cả mùa hè.
 -Vậy khi viết câu hỏi có cụm từ chỉ về thời gian, các em dùng từ “ Khi nào?”
-Khi viết câu hỏi đầu câu viết hoa, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
Đáp án:
a)Khi nào, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng?
b)Ve nhởn nhơ ca hát khi nào?
Dặn dò: Các em viết bài vào vở bài tập 2.
- Học sinh đọc thầm 2 câu.
 - Học sinh đọc nối tiếp các câu.
- Học sinh thay thế các cụm từ chỉ thời gian bằng từ “Khi nào”
- Học sinh làm bài vào vở.
-Học sinh đọc thầm 2 câu.
-Học sinh thay thế từ “Khi nào?” vào các cụm từ in đậm, in nghiêng.
-Học sinh làm bài vào vở.
Hoạt động 3: Nói lời đáp của em
 a) Khi bạn cảm ơn em vì em đã làm một việc tốt cho bạn.
Em đáp:
b) Khi một cụ già cảm ơn em vì em đã chỉ đường cho cụ.
Em đáp:
c) Khi bác hàng xóm cảm ơn em vì em đã trông giúp em bé cho bác một lúc.
Em đáp:
Gợi ý: 
Trong cả 3 tình huống, các em đều thấy có nói lời cảm ơn
Vậy để đáp lại lời cảm ơn, các em đáp lại với thái độ lễ phép, lịch sự, vui vẻ.
Lời đáp phải viết tròn câu, đủ ý. Đầu câu viết hoa, cuối câu phải có dấu chấm.
Lưu ý, tình huống a đối tượng là bạn bè nên các em dùng từ thể hiện sự vui vẻ, thân mật. VD: Mình. Tớ. Cậu. Bạn.
Lưu ý, tình huống b, c với người lớn tuổi các em dùng từ thể hiện sự lễ phép. VD: Con. Cháu.Dạ
Đáp án tham khảo:
 a)Không có chi đâu bạn! Chúng mình là bạn bè mà.
 b)Dạ! Không có gì đâu ông ơi!Việc đó ba mẹ, thầy cô vẫn dạy cháu mà.
 c) Dạ! Không có gì đâu bác ơi!Cháu vẫn thích chơi với trẻ con mà.
 Dặn dò: Các em làm bài vào vở bài tập 3.
TUẦN 27
MÔN TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP TIẾT 2
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh đọc bài trôi chảy; Trả lời câu hỏi đúng yêu cầu.
- Học sinh biết mở rộng vốn từ về Bốn mùa.
II.CHUẨN BỊ
-Bài đọc “Ông Mạnh thắng Thần Gió”
- Câu hỏi và các tình huống giao tiếp.
-Tập vở, bút mực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
 1.Hoạt động 1: Ôn luyện đọc.
Top of Form
 Bài: Ông Mạnh thắng Thần Gió
   1. Ngày xưa, loài người chưa biết làm nhà, phải ở hang núi. Về sau, nhiều người về đồng bằng và ven biển sinh sống. Đây là nơi Thần Gió hoành hành.
   2. Một hôm, Thần Gió gặp một người tên là Mạnh. Thần xô ông Mạnh ngã lăn quay. Ông lồm cồm bò dậy, nổi giận, quát:
- Thật độc ác!
   Thần Gió bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.
   3. Từ đó, ông Mạnh quyết chống trả. Ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả ba lần, nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Ông đẵn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường. 
   4. Ngôi nhà đã làm xong. Đêm ấy, Thần Gió lại đến đập cửa, thét:
- Mở cửa ra!
- Không! Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào.
   Sáng hôm sau, mặt trời lên, ông Mạnh mở cửa, thấy cây cối xung quanh đổ rạp. Rõ ràng đêm qua Thần Gió đã giận dữ, lồng lộn mà không thể xô đổ ngôi nhà.
   5. Mấy tháng sau, Thần Gió đến nhà ông Mạnh, vẻ ăn năn. Ông  Mạnh an ủi và mời Thần thỉnh thoảng tới chơi. Từ đó, Thần Gió thường đến thăm, đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.
Phỏng theo A-NHÔNG
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
Luyện đọc
Mục tiêu: Học sinh đọc rõ ràng, rành mạch bài “Ông Mạnh thắng Thần Gió”
a.Luyện đọc câu
Lưu ý các từ khó: hoành hành,ngã lăn quay, ngạo nghễ, quật đổ, vững chãi, lồng lộn, ngào ngạt.
b.Luyện đọc đoạn.
Đoạn 1:Ngày xưahoành hành?
Đoạn 2: Một hôm.ngạo nghễ.
Đoạn 3: Từ đó. làm tường.
Đoạn 4: Ngôi nhà..ngôi nhà.
Đoạn 5: Đoạn còn lại.
Cách ngắt, nghỉ nhịp: sau dấu phẩy nghỉ 1 nhịp; sau dấu chấm nghỉ 2 nhịp.
c.Đọc thầm
2. Tìm hiểu bài.
a.Thần Gió làm gì khiến Ông Mạnh nổi giận? (Đoạn 1, 2)
b.Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió? (Đoạn 3)
c.Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió bó tay? (Đoạn 4)
d.Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình? (Đoạn 5).
Kỹ năng sống: Các em phải yêu thương, chia sẻ với bạn bè, anh chị em. Không hơn thua hay cãi cọ nhau.
- Học sinh đọc nối tiếp câu.
 -Học sinh đọc nối tiếp các đoạn.
-Học sinh đọc thầm các đoạn trong bài.
-Học sinh đọc lại các đoạn trong bài.
-Học sinh trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2:Em hãy chọn từ ngữ về bốn mùa để điền vào chỗ chấm sao cho thích hợp.
Mùa xuân
Mùa
Bắt đầu từ tháng.., kết thúc vào tháng
Thường có hoa, quả..
Thời tiết..
Mùa hạ
Bắt đầu từ tháng.., kết thúc vào tháng
Thường có hoa, quả..
Thời tiết..
Mùa thu
Bắt đầu từ tháng.., kết thúc vào tháng
Thường có hoa, quả..
Thời tiết..
Mùa đông
Bắt đầu từ tháng.., kết thúc vào tháng
Thường có hoa, quả..
Thời tiết..
Đáp án tham khảo:
 Mùa xuân
Bắt đầu từ tháng giêng, kết thúc vào tháng ba. Thường có hoa mai, hoa đào, quả dưa hấu.Thời tiết ấm áp, mát mẻ.
 Mùa hạ
Bắt đầu từ tháng tư, kết thúc vào tháng sáu. Thường có hoa phượng, quả mít, sầu riêng, xoài.Thời tiết oi nồng, nóng bức.
 Mùa thu
Bắt đầu từ tháng bảy, kết thúc vào tháng chín. Thường có cúc, quả bưởi, xoài.Thời tiết se se lạnh.
 Mùa đông
Bắt đầu từ tháng mười, kết thúc vào tháng mười hai. Thường có sen, quả cam bưởi...Thời tiết giá lạnh.
Dặn dò: Học sinh làm bài vào vở bài tập 2.
TUẦN 27
MÔN: TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP TIẾT 3
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh đọc bài trôi chảy; Trả lời câu hỏi đúng yêu cầu.
- Học sinh biết đặt và trả lời câu hỏi với Ở đâu?
- Học sinh biết đáp lời xin lỗi trong các tình huống giao tiếp.
II.CHUẨN BỊ
-Bài đọc “Chim sơn ca và bông cúc trắng”
- Câu hỏi và các tình huống giao tiếp.
-Tập vở, bút mực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1.Hoạt động 1: Ôn luyện đọc.
 Bài: Chim sơn ca và bông cúc trắng
1. Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại, có bông cúc trắng. Một chú sơn ca sà xuống, hót rằng:
- Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao!
Cúc sung sướng khôn tả. Chim véo von mãi rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm. 
2. Nhưng sáng hôm sau, khi vừa xòe cánh đón bình minh, bông cúc đã nghe thấy tiếng sơn ca buồn thảm. Thì ra, sơn ca đã bị nhốt trong lồng.
    Bông cúc muốn cứu chim nhưng chẳng làm gì được.
3. Bỗng có hai cậu bé đi vào vườn, cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc đem về bỏ vào lồng sơn ca. Con chim bị cầm tù, họng khô bỏng vì khát, rúc mỏ vặt đám cỏ ẩm ướt. Cúc tỏa hương thơm ngào ngạt an ủi chim. Sơn ca dù khát, phải vặt hết nắm cỏ, vẫn không đụng đến bông hoa.
    Tối rồi, chẳng ai cho con chim khốn khổ một giọt nước. Đêm ấy, sơn ca lìa đời. Bông cúc héo lả đi vì thương xót.
4. Sáng hôm sau, thấy sơn ca đã chết, hai cậu bé đặt con chim vào một chiếc hộp rất đẹp và chôn cất thật long trọng. Tội nghiệp con chim! Khi nó còn sống và ca hát, các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát. Còn bông hoa, giá các cậu đừng ngắt nó thì hôm nay chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.
Theo AN-ĐÉC-XEN
- Sơn ca (chiền chiện): loài chim nhỏ hơn chim sẻ, hót rất hay; khi hót thường bay bổng lên cao.
- Không tả: không tả nổi.
- Véo von: (âm thanh) cao, trong trẻo.
- Bình minh: lúc mặt trời mới mọc.
- Cầm tù: bị giam giữ
- Long trọng: đầy đủ nghi lễ, rất trang nghiêm.
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.Luyện đọc.
Mục tiêu: Học sinh đọc rõ ràng, rành mạch bài “Chim sơn ca và bông cúc trắng.”
a.Luyện đọc câu
Lưu ý các từ khó: xinh xắn, sung sướng, xòe, rúc mỏ, tỏa hương thơm, vặt
b.Luyện đọc đoạn.
Cách ngắt, nghỉ nhịp: sau dấu phẩy nghỉ 1 nhịp; sau dấu chấm nghỉ 2 nhịp. Đoạn 1, giọng đọc vui vẻ, nhí nhảnh. Đoạn 2, 3 giọng buồn. Đoạn 4, giọng tỏ vẻ hối hận.
c.Đọc thầm các đoạn trong bài.
2.Tìm hiểu bài.
a.Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống như thế nào? 
(Đoạn 1)
b.Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm? (Đoạn 2)
c.Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình? (Đoạn 3)
d.Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng? (Đoạn 4)
Kĩ năng sống: Chim là loài vật có ích, chúng ta bảo vệ chúng bằng cách không săn bắt, không lấy trứng, không phá tổ chim
- Học sinh đọc nối tiếp các dòng thơ.
 -Học sinh đọc nối tiếp các đoạn.
.
-Học sinh đọc thầm các đoạn trong bài.
-Học sinh đọc thầm các đoạn trong bài.
-Học sinh trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2:Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
 1.Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi “ Ở đâu?”.
Mục tiêu: Học sinh tìm đúng bộ phận trả lời câu hỏi “Ở đâu?”
a) Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
b) Chim đậu trắng xóa trên những cành cây.
Gợi ý:
-Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”, thường chỉ về địa điểm , nơi chốn.
-Câu a, cụm từ chỉ địa điểm là “Hai bên bờ sông”
-Câu b, cụm từ chỉ địa điểm là “ trên những cành cây”
-Khi viết đầu câu viết hoa, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
Đáp án:
a) Ở đâu, hoa phượng vĩ nở đỏ rực?
b) Chim đậu trắng xóa ở đâu?
2.Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
a)Hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
b)Trong vườn, trăm hoa khoe sắc thắm.
Gợi ý:
- Các bộ phận in đậm, nghiêng trong 2 câu đều là những cụm từ chỉ về địa điểm.
- Câu a, cụm từ chỉ địa điểm là hai bên bờ sông.
- Câu b, cụm từ chỉ địa điểm là Trong vườn.
 -Vậy khi viết câu hỏi có cụm từ chỉ về địa điểm, các em dùng từ “ Ở đâu?”
-Khi viết câu hỏi đầu câu viết hoa, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
Đáp án:
a) Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu?
b) Ở đâu, trăm hoa khoe sắc thắm?
Dặn dò: Các em viết bài vào vở bài tập 2.
- Học sinh đọc thầm 2 câu.
 -Học sinh đọc nối tiếp các câu.
-Học sinh thay thế các cụm từ chỉ địa điểm bằng từ “ở đâu”
-Học sinh làm bài vào vở.
-Học sinh đọc thầm 2 câu.
-Học sinh thay thế các cụm từ in đậm, in nghiêng bằng từ “ở đâu”
-Học sinh thay thế cụm từ “ Ở đâu?”
-Học sinh làm bài vào vở.
Hoạt động 3: Nói lời đáp của em
 a) Khi bạn xin lỗi vì đã vô ý làm bẩn quần áo em.
Em đáp:
b) Khi chị hàng xóm xin lỗi vì đã trách mắng lầm em.
Em đáp:
c) Khi bác hàng xóm xin lỗi vì đã làm phiền gia đình em.
Em đáp:
Gợi ý: 
Trong cả 3 tình huống, các em đều thấy có nói lời xin lỗi.
Vậy để đáp lại lời xin lỗi, các em đáp lại với thái độ lễ phép, lịch sự, vui vẻ, không gay gắt vì người khác đã biết lỗi.
Lời đáp phải viết tròn câu, đủ ý. Đầu câu viết hoa, cuối câu phải có dấu chấm.
Lưu ý, tình huống a đối tượng là bạn bè nên các em dùng từ thể hiện sự vui vẻ, thân mật. VD: Mình. Tớ. Cậu. Bạn.
Lưu ý, tình huống b, c với người lớn tuổi các em dùng từ thể hiện sự lễ phép, vui vẻ. VD: Con. Cháu.Em. Dạ
Đáp án tham khảo:
 a) Không sao đâu bạn. Nhưng lần sau cậu nhớ cẩn thận hơn nhé!
 b) Không có chi đâu chị ơi.
 c) Dạ! Không có gì đâu bác ơi. Mình là hàng xóm mà.
TUẦN 27
MÔN TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP TIẾT 4
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh đọc bài trôi chảy; Trả lời câu hỏi đúng yêu cầu.
- Học sinh nắm được một số từ ngữ về chim chóc.
- Học sinh viết được đoạn văn ngắn theo yêu cầu.
II.CHUẨN BỊ
-Bài đọc “Một trí khôn hơn trăm trí khôn”
- Câu hỏi gợi ý.
-Tập vở, bút mực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
 Hoạt động 1: Ôn luyện đọc.
 Bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn
   1. Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. Một hôm, Chồn hỏi Gà Rừng:
 - Cậu có bao nhiêu trí khôn?
 - Mình chỉ có một thôi.
 - Ít thế sao? Mình thì có hàng trăm.
 2. Một buổi sáng, đôi bạn dạo chơi trên cánh đồng. Chợt thấy một người thợ săn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang. Nhưng người thợ săn đã thấy dấu chân chúng. Ông reo lên: "Có mà trốn đằng trời!" Nói rồi, ông lấy gậy thọc vào hang. 
   Gà Rừng thấy nguy quá, bảo Chồn:
 -Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì đi!
 Chồn buồn bã:
 - Lúc này, trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả.
  3. Đắn đo một lúc, Gà Rừng nghĩ ra một mẹo, ghé tai Chồn:
 - Mình sẽ làm như thế, còn cậu cứ thế nhé!
    Mọi chuyện xảy ra đúng như Gà Rừng đoán. Người thợ săn lôi Gà Rừng ra, thấy cứng đờ, tưởng Gà Rừng đã chết. Ông ta quẳng nó xuống đám cỏ, rồi thọc gậy vào hang bắt Chồn. Thình lình, Gà Rừng vùng chạy. Người thợ săn đuổi theo. Chỉ chờ thế, Chồn vọt ra, chạy biến vào rừng.
 4. Hôm sau, đôi bạn gặp lại nhau. Chồn bảo Gà Rừng:
 - Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.
 Theo TRUYỆN ĐỌC 1, 1994
Chú thích:
 - Ngầm: kín đáo, không lộ ra ngoài.
 - Đắn đo: cân nhắc xem lợi hay hại.
 - Thình lình: bất ngờ.
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Luyện đọc.
Mục tiêu: Học sinh đọc rõ ràng, rành mạch bài “Một trí khôn hơn trăm trí khôn.”
a.Luyện đọc câu
Lưu ý các từ khó: cuống quýt, trốn đằng trời, quẳng
b.Luyện đọc đoạn.
Cách ngắt, nghỉ nhịp: sau dấu phẩy nghỉ 1 nhịp; sau dấu chấm nghỉ 2 nhịp. Giọng Chồn hơi kiêu ngạo, giọng Gà Rừng hiền lành.
c.Đọc thầm các đoạn trong bài.
2. Tìm hiểu bài.
a.Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng.(Đoạn 1)
b.Khi gặp nạn, Chồn như thế nào? (Đoạn 2)
c.Gà Rừng nghĩ ra mẹo gì để cả hai thoát nạn? (Đoạn 3)
d.Thái độ của Chồn đối với Gà Rừng như thế nào? (Đoạn 4)
Kĩ năng sống: Bạn bè phải yêu thương, giúp đỡ nhau. Luôn giữ thái độ khiêm nhường, không kiêu căng.
- Học sinh đọc nối tiếp các dòng thơ.
 -Học sinh đọc nối tiếp các đoạn.
.
-Học sinh đọc thầm các đoạn trong bài.
-Học sinh đọc thầm các đoạn trong bài.
-Học sinh trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: Trò chơi mở rộng vốn từ về chim chóc.
 a) Câu đố về các loài chim.
Cổ cao cao, cẳng cao cao
Chân đen cánh trắng ra vào đồng xanh
Cảnh quê thêm đẹp bức tranh
Sao đành chịu tiếng ma lanh nhử mồi?
Chim gì lượn báo mùa xuân? 
Chim gì nhảy nhót chuyên cần bắt sâu?
 b) Hãy kể tên một số loài chim khác mà em biết.
Đáp án:
Câu đố về các loài chim: Con cò, chim én, chim sâu
Một số loài chim khác: chim sơn ca, chim gõ kiến, bồ câu, hải âu, sáo..
Hoạt động 3: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4,5 câu) về một loài chim hoặc gia cầm (gà, vịt, ngỗng) mà em biết.
Gợi ý: 
Đó là con chim (gia cầm) gì, nuôi ở đâu?
Hình dáng con chim (gia cầm) ấy có gì nổi bật? (Bộ lông, mắt, đuôi..)
Hoạt động của con chim (gia cầm) ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu?
Con chim (gia cầm) ấy có ích lợi gì?
Tình cảm của em đối với con chim (gia cầm) ấy như thế nào?
Đáp án tham khảo:
 Nhà em có nuôi một chú vẹt. Bộ lông của chú màu xanh trông rất đẹp, mỏ chú ấy cứng và hơi cong xuống. Chú bắt chước tiếng người rất giỏi. Khi có ai đến nhà, chú cất tiếng nói: “ Có khách, có khách”. Chú vẹt rất khôn ngoan đem đến niềm vui cho cả gia đình. Em rất yêu thích và xem vẹt như người bạn thân.
Dặn dò:
 Các em làm bài vào vở bài tập 3.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_2_tuan_27_on_tap_dinh_ngoc_phuong.doc