Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tập đọc: Sông Hương - Năm học 2015-2016

2. Hoạt động 2: Luyện đọc

* Mục tiêu: Giúp HS biết đọc câu, đọc đoạn và ngắt

- Hát.

- 2 HS đọc, 1 HS đọc đoạn 1 & 2,

1 HS đọc đoạn 3 & 4; sau đó lần

lượt trả lời các câu hỏi. Bạn nhận

xét.

- HS trả lời.

- Mở SGK trang 72.2

nghỉ đúng.

- GV đọc mẫu: giọng đọc nhẹ nhàng, thán phục vẻ

đẹp của sông Hương.

- Đọc từng câu: Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức

nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết

bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm

của HS.

- Đọc từng đoạn trước lớp:

+ Chia bài thành mấy đoạn?

+ Y/cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước

lớp, kết hợp hướng dẫn ngắt nghỉ, đọc chú giải

trong các đoạn:

 Đoạn 1: sắc độ.

 Đoạn 2: Hương Giang, lụa đào.

 Đoạn 3: đặc ân, thiên nhiên, êm đềm.

+ Ngoài ra, cần nhấn giọng ở một số từ gợi tả

sau: nở đỏ rực, đường trăng lung linh, đặc ân,

tan biến, êm đềm.

+ Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn, đọc từ

đầu cho đến hết bài.

- Đọc từng đoạn trong nhóm: Chia HS thành các

nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu luyện đọc

theo nhóm.

- Thi đọc giữa các nhóm:

+ GV cử 4 em đại diện cho 4 tổ lên thi đọc 1 đoạn.

+ Nhận xét và tuyên dương các em đọc tốt

pdf4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tập đọc: Sông Hương - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
TUẦN 26 
Thứ tư, ngày 16 tháng 3 năm 2016 
Tập đọc 
Sông Hương 
I. Mục tiêu 
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh 
hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Đọc 
bài với giọng chậm rãi, ngưỡng mộ vẻ đẹp của sông Hương. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi 
tả, gợi cảm. 
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu ý nghĩa của các từ mới: sắc độ, đặc ân, êm đềm, lụa đào. 
Hiểu nội dung bài: Tác giả miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi của sông Hương, một 
đặc ân mà thiên nhiên dành cho xứ Huế. Qua đó, chúng ta cũng thấy tình yêu thương của 
tác giả dành cho xứ Huế. 
* GDBVMT: Cần phải bảo vệ các con sông bằng những việc làm cụ thể như: không xả 
rác, nước thải, chất gây ô nhiễm,... xuống sông; tuyên truyền cho mọi người cùng nhau ý 
thức bảo vệ sông, đặc biệt là các con sông ở đầu nguồn;... 
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: Máy chiếu, SGK, SGV,... 
- HS: SGK, bảng con. 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
1. Hoạt động 1: Khởi động – Hát: Chuyền hoa 
* Mục tiêu: Giúp HS đọc bài tập đọc “Tôm Càng và 
Cá Con”. 
- Gọi HS đọc một đoạn trong bài “Tôm Càng và Cá 
Con” và trả lời câu hỏi gắn với nội dung đoạn đọc. 
+ Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào? 
+ Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen? 
- Nhận xét, chốt lại. 
* Giới thiệu bài mới: 
- GV hỏi: Cả lớp đã bao giờ đến Huế chơi chưa? 
- GV giới thiệu: Thành phố Huế là kinh đô cũ của 
nước ta, có rất nhiều cảnh đẹp. Nhắc đến Huế, 
chúng ta không thể không nhắc tới sông Hương, 
một đặc ân mà thiên nhiên ban tặng cho Huế. Chính 
sông Hương đã tạo cho Huế một nét đẹp riêng, rất 
êm đềm, quyến rũ. Bài đọc hôm nay sẽ đưa các con 
đến thăm Huế, thăm sông Hương. 
2. Hoạt động 2: Luyện đọc 
* Mục tiêu: Giúp HS biết đọc câu, đọc đoạn và ngắt 
- Hát. 
- 2 HS đọc, 1 HS đọc đoạn 1 & 2, 
1 HS đọc đoạn 3 & 4; sau đó lần 
lượt trả lời các câu hỏi. Bạn nhận 
xét. 
- HS trả lời. 
- Mở SGK trang 72. 
2 
nghỉ đúng. 
- GV đọc mẫu: giọng đọc nhẹ nhàng, thán phục vẻ 
đẹp của sông Hương. 
- Đọc từng câu: Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức 
nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết 
bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm 
của HS. 
- Đọc từng đoạn trước lớp: 
+ Chia bài thành mấy đoạn? 
+ Y/cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước 
lớp, kết hợp hướng dẫn ngắt nghỉ, đọc chú giải 
trong các đoạn: 
 Đoạn 1: sắc độ. 
 Đoạn 2: Hương Giang, lụa đào. 
 Đoạn 3: đặc ân, thiên nhiên, êm đềm. 
+ Ngoài ra, cần nhấn giọng ở một số từ gợi tả 
sau: nở đỏ rực, đường trăng lung linh, đặc ân, 
tan biến, êm đềm. 
+ Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn, đọc từ 
đầu cho đến hết bài. 
- Đọc từng đoạn trong nhóm: Chia HS thành các 
nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu luyện đọc 
theo nhóm. 
- Thi đọc giữa các nhóm: 
+ GV cử 4 em đại diện cho 4 tổ lên thi đọc 1 đoạn. 
+ Nhận xét và tuyên dương các em đọc tốt. 
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Hiểu được nội dung của bài và trả lời 
câu hỏi. 
- Yêu cầu HS đọc thầm Đoạn 1 và tìm những từ chỉ 
- HS theo dõi và đọc thầm theo. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
+ 3 đoạn: 
 Đoạn 1: Sông Hương  trên 
mặt nước. 
 Đoạn 2: Mỗi mùa hè  dát 
vàng. 
 Đoạn 3: Phần còn lại. 
+ HS đọc. 
+ Tìm cách ngắt và luyện đọc các 
câu: 
 Bao trùm lên cả bức tranh / là 
một màu xanh / có nhiều sắc 
độ đậm nhạt khác nhau: / màu 
xanh thẳm của da trời, / màu 
xanh biếc của cây lá, / màu 
xanh non của những bãi ngô, / 
thảm cỏ in trên mặt nước.// 
 Hương Giang bỗng thay chiếc 
áo xanh hằng ngày / thành dải 
lụa đào ửng hồng cả phố 
phường.// 
+ 3 HS đọc bài theo yêu cầu. 
- HS luyện đọc theo nhóm. 
- Thi đọc theo hướng dẫn của GV. 
- Đọc thầm, tìm và dùng bút chì 
3 
các màu xanh khác nhau của sông Hương? 
+ Gọi HS đọc các từ tìm được. 
+ Những màu xanh ấy do cái gì tạo nên? 
- Yêu cầu HS đọc thầm Đoạn 2 và trả lời các câu 
hỏi sau: 
+ Vào mùa hè, sông Hương đổi màu như thế nào? 
+ Do đâu mà sông Hương có sự thay đổi ấy? 
GV chỉ lên bức tranh minh hoạ và nói thêm về vẻ 
đẹp của sông Hương. 
+ Vào những đêm trăng sáng, sông Hương đổi 
màu như thế nào? 
+ Lung linh dát vàng có nghĩa là gì? 
+ Do đâu có sự thay đổi ấy? 
- Yêu cầu HS đọc thầm Đoạn 3 và trả lời các câu 
hỏi sau: Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của 
thiên nhiên dành cho thành phố Huế? 
4. Hoạt động 4: Luyện đọc lại 
* Mục tiêu: Hướng dẫn HS thi đọc. 
- Gọi 3 học sinh nối tiếp nhau đọc lại bài, và gợi ý 
HS nêu cách đọc toàn bài, từng đoạn. 
- Tổ chức cho HS thi đọc cá nhân, nhóm. 
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài 1 lần. 
5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò 
- GV: Sau khi học bài này, em cảm nhận được điều 
gì về sông Hương? 
gạch chân dưới các từ chỉ màu 
xanh. 
+ Xanh thẳm, xanh biếc, xanh 
non. 
+ Màu xanh thẳm do da trời tạo 
nên, màu xanh biếc do cây lá, màu 
xanh non do những thảm cỏ, bãi 
ngô in trên mặt nước tạo nên. 
+ Sông Hương thay chiếc áo xanh 
hàng ngày thành dải lụa đào ửng 
hồng cả phố phường. 
+ Do hoa phượng vĩ đỏ rực hai 
bên bờ sông in bóng xuống mặt 
nước. 
- Dòng sông là một đường trăng 
lung linh dát vàng. 
+ Ánh trăng vàng chiếu xuống 
làm dòng sông ánh lên một màu 
vàng lóng lánh. 
+ Do dòng sông được ánh trăng 
vàng chiếu vào. 
- Vì sông Hương làm cho không 
khí thành phố trở nên trong lành, 
làm tan biến những tiếng ồn ào 
của chợ búa, tạo cho thành phố 
một vẻ êm đềm. 
- HS đọc nối tiếp theo đoạn. Nêu 
cách đọc từng đoạn, toàn bài. 
- HS thi đọc cá nhân, nhóm. 
- Lắng nghe và bình chọn cùng 
GV. 
- Lớp đọc đồng thanh toàn bài 1 
lần. 
- Một số học sinh trả lời: Sông 
Hương thật đẹp và luôn chuyển 
4 
- GDBVMT: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các 
con sông? (Liên hệ ở Đồng Nai có con sông nào 
chảy qua? – Sông Đồng Nai) 
 GV chốt: Cần phải bảo vệ các con sông bằng 
những việc làm cụ thể như: không xả rác, nước 
thải, chất gây ô nhiễm,... xuống sông; tuyên truyền 
cho mọi người cùng nhau ý thức bảo vệ sông, đặc 
biệt là các con sông ở đầu nguồn;... 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. 
đổi theo mùa. Sông Hương là một 
đặc ân thiên nhiên dành cho xứ 
Huế. 
- HS trả lời. 

File đính kèm:

  • pdfTuan_26_Song_Huong.pdf
Giáo án liên quan