Giáo án Tiếng Việt Khối 4 - Tuần 28

2. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá?

a. Vì lá suốt đời chỉ là một chiếc lá bình thường.

b. Vì lá đem lại sự sống cho cây

c. Vì lá có lúc biến thành mặt trời

d. Vì chiếc lá nói lên sự thật

Gợi ý: HS đọc kĩ toàn bài, chú ý vào lời bông hoa nói ở cuối chuyện.

3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a. Hãy biết quý trọng những người bình thường

b. Vật bình thường mới đáng quý

c. Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây

d. Bông hoa luôn nói lên sự thật

Gợi ý: Từ việc bông hoa biết ơn chiếc lá - một chiếc lá bình thường nhưng lại làm được những việc vô cùng lớn lao khiến con có suy nghĩ gì?

4. Trong câu Chim sâu hỏi chiếc lá, sự vật nào được nhân hóa?

a. Chỉ có chiếc lá được nhân hóa

b. Chỉ có chim sâu được nhân hóa

c. Chỉ có bông hoa được nhân hóa

d. Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hóa

Gợi ý: Nhân hoá là gọi hoặc tả sự vật này bằng những từ ngữ vốn chỉ được dùng để gọi hoặc tả con người.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 99 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Khối 4 - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính tả (Tiết 28)
Tiết 2
 Chính tả ( Nghe - viết) 
 Lỗi Hoa giấy 
 Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng.Trời 
 càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, 
 màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết. Cả 
 vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân 
 nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một 
 trận gió ào qua, cây bông giấy sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi 
 nhà lang thang giữa bầu trời... Hoa giấy đẹp một cách giản dị. 
 Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh 
 hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, 
 nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi 
 mất. 
 Trần Hoài Dương 
Cách thực hiện:
+ Nội dung đoạn chính tả: Bài Hoa giấy giới thiệu về vẻ đẹp giản dị của hoa giấy. Hoa giấy có nhiều màu: màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt.
* Luyện viết từ khó.
- Cho HS luyện viết những từ dễ viết sai: giấy, trắng muốt tinh khiết, thoảng, tản mát
(Viết 2 – 3 lần, có thể cho HS phân tích từ)
* HS viết bài:
+ PH đọc HS viết.
+ PH đọc lại cho HS soát bài.
+ Ph dò soát lỗi ( nếu có lỗi, có thể cho hs viết lại từ sai 2-3 lần)
* Bài tập 2: Đặt một vài câu để: (PH có thể yêu cầu HS đặt 3-4 câu)
a) Kể về các hoạt động vui chơi của em và các bạn trong giờ nghỉ giữa buổi học ở trường.
b) Tả các bạn trong lớp em (tính tình, dáng vẻ....)
c) Giới thiệu từng bạn trong tổ của em với chị phụ trách mới của liên đội.
PH gợi ý cho HS :
* Câu a yêu cầu kể về hoạt động vui chơi là thuộc kiểu câu kể nào? → Ai làm gì?
* Câu b yêu cầu tả về một người là thuộc kiểu câu kể nào? → Ai thế nào?
* Câu c yêu cầu giới thiệu từng bạn trong tổ là thuộc kiểu câu kể nào? → Ai là gì?
Ví dụ: 
a. Đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân trường như một đàn ong vỡ tổ. Các bạn nam đá cầu. Các bạn nữ nhảy day. Riêng em và mấy bạn chỉ thích đọc truyện dưới gốc cây bàng.
b. Lớp em mỗi bạn một vẻ: Thu Hương thì luôn dịu dàng, vui vẻ. Hoa thì thật thà, tốt bụng. Thắng thì nóng nảy như Trương Phi
c. Em xin giới thiệu với các chị thành viên trong tổ em: Em tên là Na, Em là tổ trưởng tổ 2. Bạn Hiền là học sinh giỏi Toán Cấp huyện. Bạn Nam là học sinh giỏi môn tiếng Việt
HS thực hiện:
Chính tả
Ôn tập tiết 3
 Chính tả ( Nghe - viết) 
 Lỗi Cô Tấm của mẹ 
 Ngỡ từ quả thị bước ra 
 Bé làm cô Tấm giúp bà xâu kim 
 Thổi cơm, nấu nước, bế em 
 Mẹ về khen bé : “Cô tiên xuống trần” 
 Bao nhiêu công việc lặng thầm 
 Bàn tay của bé đỡ đần mẹ cha. 
 Bẹ học giỏi, bé nết na 
 Bé là cô Tấm, bé là con ngoan. 
 Lê Hồng Thiện 
Cách thực hiện:
+ Nội dung đoạn chính tả: Khen ngợi cô bé ngoan giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ mẹ.
* Luyện viết từ khó.
- Cho HS luyện viết những từ dễ viết sai: ngỡ, xuống trần, lặng thầm, nết na 
 (Viết 2 – 3 lần, có thể cho HS phân tích từ)
* HS viết bài:
+ PH đọc HS viết.
+ PH đọc lại cho HS soát bài.
+ Ph dò soát lỗi ( nếu có lỗi, có thể cho hs viết lại từ sai 2-3 lần)
Bài thực hành
Bài tập 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (tuần 22, 23, 24)
Bài tập 2: Tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu: tuần 22, 23, 24. 
Chủ điểm
BÀI
NỘI DUNG
VẺ ĐẸP MUÔN MÀU
Sầu riêng
Giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng – loại cây ăn quả đặc sản của miến Nam nước ta.
Chợ tết
Bức tranh chợ tết miến Trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động, nói lên cuộc sống nhộn nhịp của thôn quê vào dịp Tết. 
Hoa học trò
Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng vĩ – một loại hao gần với học trò.
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tây nguyên cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Vẽ về cuộc sống an toàn
Kết quả cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề Em muốn sống an toàn cho thấy: Thiếu nhi Việt Nam có nhận thức đúng về an toàn, biết thể hiện nhận thừc của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
Đoàn thuyền đánh cá
Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp trong lao động của người dân biển.
Ôn tiết 5
Bài thực hành
Bài tập 1:Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. (tuần 25, 26,27)
PH cho HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc đã học.
Bài tập 2: Nêu tên các bài tập đọc là truyện kể đã học thuộc chủ điểm Những người quả cảm. Cho biết nội dung chính, nhân vật của bài.
PH hướng hs chỉ nêu những bài tập đọc tuần 25, 26, 27 là truyện kể có nhân vật
Gợi ý: không có bài tập đọc Bài thơ về tiểu đội xe không kính và bài Thắng biển.
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Khuất phục tên cướp biển
Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn, khiến hắn phải khuất phục.
Bác sĩ Ly
Tên cướp biển
Ga-vrốt ngoài chiến lũy
Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt, bất chấp hiểm nguy, ra ngoài chiến lũy nhặt đạn tiếp tế cho nghĩa quân
Ga-vrốt
Ăng-giôn-ra
Cuốc-phây-rắc
Dù sao trái đất vẫn quay
Ca ngợi hai nhà khoa học Cô-péc-ních và Ga-li-lê dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
Cô-péc-ních
Ga-li-lê
Con sẻ
Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con của sẻ mẹ
Sẻ mẹ, sẻ con, nhân vật “tôi”, con chó.
Ôn tiết 7
a.Đọc thầm:
Chiếc lá
Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
- Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?
- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.
- Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?
- Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.
- Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.
- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến,
Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG
Phần B
Dựa theo nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây
1. Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau?
a. Chim sâu và bông hoa
b. Chim sâu và chiếc lá
c. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá
d. Chim sâu và chiếc lá
Gợi ý: HS đọc kĩ toàn bộ câu chuyện xem có những nhân vật nào xuất hiện.
2. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá?
a. Vì lá suốt đời chỉ là một chiếc lá bình thường.
b. Vì lá đem lại sự sống cho cây
c. Vì lá có lúc biến thành mặt trời
d. Vì chiếc lá nói lên sự thật
Gợi ý: HS đọc kĩ toàn bài, chú ý vào lời bông hoa nói ở cuối chuyện.
3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Hãy biết quý trọng những người bình thường
b. Vật bình thường mới đáng quý
c. Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây
d. Bông hoa luôn nói lên sự thật
Gợi ý: Từ việc bông hoa biết ơn chiếc lá - một chiếc lá bình thường nhưng lại làm được những việc vô cùng lớn lao khiến con có suy nghĩ gì?
4. Trong câu Chim sâu hỏi chiếc lá, sự vật nào được nhân hóa?
a. Chỉ có chiếc lá được nhân hóa
b. Chỉ có chim sâu được nhân hóa
c. Chỉ có bông hoa được nhân hóa
d. Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hóa
Gợi ý: Nhân hoá là gọi hoặc tả sự vật này bằng những từ ngữ vốn chỉ được dùng để gọi hoặc tả con người.
5. Có thể thay từ nhỏ nhoi trong câu Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường bằng từ nào dưới đây?
a. nhỏ nhắn	b. nhỏ xinh	c. nhỏ bé d. nho nhỏ 
Gợi ý:
Nhỏ nhoi: nhỏ bé, ít ỏi, gây ấn tượng ít ỏi, mong manh.
Nhỏ nhắn: nhỏ và trông cân đối, dễ thương.
Nhỏ xinh: nho nhỏ, xinh xắn
Nhỏ bé: bé bỏng.
6. Trong câu chuyện trên có những loại câu nào em đã học?
a. Chỉ có câu hỏi, câu kể.
b. Chỉ có câu kể, câu khiến.
c. Chỉ có câu hỏi, câu khiến.
d. Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến.
7. Trong câu chuyện trên có những  kiểu câu kể nào?
a. Có hai kiểu câu Ai làm gì?, Ai là gì?
b. Có hai kiểu câu Ai làm gì?, Ai thế nào?
c. Có hai kiểu câu Ai là gì?, Ai thế nào?
d. Có cả ba kiểu câu Ai làm gì?, Ai thế nào? Ai là gì?
Gợi ý: HS đọc kĩ đoạn văn, dựa vào dấu hiệu nhận biết các kiểu câu để tìm.
8. Chủ ngữ trong câu Cuộc đời tôi rất bình thường là?
a. Tôi	 b. Cuộc đời c. Cuộc đời tôi	d. Rất bình thường
Gợi ý: HS nên phân tích chủ ngữ vị ngữ trong câu rồi trả lời.
Đáp án đúng: 1.c; 2.b; 3.a; 4.d; 5.c; 6.d; 7.d; 8.c
Ôn tiết 8 
BÀI LUYỆN TẬP
A. Chính tả (Nhớ- viết 3 khổ thơ đâu của bài): Đoàn thuyền đánh cá
 Lỗi Đoàn thuyền đánh cá  
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa  
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa  
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,   
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi.   
 Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng,   
 Cá thu Biển Đông như đoàn thoi  
 Đêm ngày dệp biển muôn luồng sáng  
 Đến dệt lướt ta, đoàn cá ơi!   
 Ta hát bài ca gọi cá vào,   
 Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,   
 Biển cho ta cá như lòng mẹ  
 Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.   
B. Tập làm văn
B. Tập làm văn:
Cho hai đề bài:
1. Tả một đồ vật em thích
2. Tả một cây bóng mát, cây hoa hoặc cây ăn quả.
Chọn một đề tài và:
a) Viết lời mở bài theo kiểu gián tiếp.
b) Viết một đoạn tả một bộ phận của đồ vật hay của cây.
Gợi ý:
- Mở bài gián tiếp là mở bài đi từ một vấn đề khác rồi mới dẫn vào đối tượng cần miêu tả.
-HS quan sát cây hoặc đồ vật, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu về một bộ phận rồi viết thành một đoạn văn.
Đoạn văn tham khảo
Tả cái cặp sách
а) Lời mở bài theo kiểu gián tiếp:
Tả đồ vật
         Năm trước, tôi đeo một cái túi vải chứa đầy sách bút để đến trường. Tất nhiên là nhìn các bạn khác đeo những chiếc cặp xinh đẹp tôi cũng muốn có một cái. Nhưng nhà tôi nghèo, ba mẹ còn rất khó khăn nên tôi chẳng đòi hỏi bao giờ. Mãi đến năm nay, ba mẹ tôi trúng mùa dưa hấu mới có điều kiện mua cho tôi một chiếc cặp mới để tôi vào lớp bốn.
Tả cây cối
Trong vườn nhà em có biết bao nhiêu loại quả: nào chuối, nào na, nào xoài. . . Mỗi mùa lại có một loại quả khác nhau mà bố em đã trồng để ăn quả. Biết em và mẹ thích ăn chuối, bố đã trồng một hàng chuối ở phía góc vườn. Bố bảo, chuối nhanh có quả ăn lắm. Và thật bất ngờ, vào một buổi sáng tỉnh dậy, em đã thấy cây chuối bố em trồng những tháng trước đã bắt đầu có nụ.
b) Viết một đoạn
Tả một bộ phận của cái cặp.
         Cái cặp, đối với tôi quả là rất đẹp. Nó được làm bằng vải giả da màu đen bóng. Mặt da giả nổi lên những hoa văn nhìn mà thích mắt. Cái khóa cặp mới sang trọng làm sao. Nó được làm bằng đồng mạ kền sáng bóng. Mỗi khi tôi đóng mở lại nghe tiếng khua lách cách như khóa có ý bảo tôi rằng: "Này anh bạn, anh đã có một cái cặp đẹp như mong muốn rồi đấy. Anh phải học hành thật chăm chỉ để các thầy cô giáo và ba mẹ vui lòng". Lời nói của nó thật có lí. Có một cặp đẹp như thế này thì lười biếng làm sao được chứ!
Tả một bộ phận của cây 
Cây chuối nhà em cũng giống như bao cây chuối khác, thân của nó mềm màu nâu tím, khi bóc những vỏ bên ngoài ra thì bên trong có màu trắng. thân nó mềm cho nên em chỉ cần chọc một cái que vào nó cũng ứ nước ra. Đó chính là nhựa chuối, nhựa chuối khi mà chúng ta vô tình chạm vào quần áo ta thì thật sự rất khó giặt sạch được. cây chuối cao tầm hai mươi đến ba mươi mét. Những tán lá rộng và rất to màu xanh non của nó trông rất đẹp. đó là sự tượng trưng cho màu xanh tươi trẻ của tự nhiên và cuộc sống này. Những chiếc lá xõa ra bốn bên cân xứng đều nhau trông thật thích mắt, nó làm nên một sự hai hòa về đường nét. Không những thế những lá chưa xòe ra được nó mở, như thì thầm hé lộ điều gì, cái màu xanh của nó xanh hơn cả những lá kia. Tàu lá chuối xanh mơn mởn thật tuyệt vời.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_khoi_4_tuan_28.doc