Giáo án Tiếng Việt Khối 4 - Tuần 27

HĐ2: Tìm hiểu bài:13’(Đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi. Có thể dùng thước và bút chi gạch chân trước câu trả lời)

* Trên đường đi, con chó thấy gì? Nó định làm gì?

Trên đường đi, con chó đánh hơi thấy một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó chậm rãi tiến lại gần sẻ non.

* Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi lại?

Một con sẻ già từ trên cây lao xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ mẹ rất hung dữ khiến con chó phải dừng và lùi lại vì cảm thấy trước mặt nó có một sức mạnh làm nó phải ngần ngại.

* Hình ảnh sẻ mẹ cứu con được miêu tả như thế nào?

Con sẻ già lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược phủ kín sẻ con.

* Em hiểu một sức mạnh vô hình trong câu “Nhưng một sức mạnh vô.đất” là sức mạnh gì?

 Đó là sức mạnh của tình mẹ con, một tình cảm tự nhiên, bản năng trong con sẻ khiến nó dù khiếp sợ con chó săn to lớn vẫn lao vào nơi nguy hiểm để cứu con.

* Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?

Vì con sẻ nhỏ bé đã dũng cảm đối đầu với con chó để cứu con. Đó là một hành động đáng trân trọng khiến con người phải cảm phục.

* Nêu ý nghĩa bài học?

Bài văn ca ngợi hành động dũng cảm cứu con của sẻ mẹ.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Khối 4 - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
BÀI ĐỌC
1.Xưa kia, người ta cứ nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và muôn ngàn vì sao phải quay xung quanh cái tâm này. Người đầu tiên bác bỏ ý kiến sai lầm đó là nhà thiên văn học Ba Lan Cô-péc-ních. Năm 1543, Cô-péc-ních cho xuất bản một cuốn sách chứng minh rằng chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. Phát hiện của nhà thiên văn học làm cho mọi người sửng sốt, thậm chí nó còn bị coi là tà thuyết vì nó ngược với những lời phán bảo của Chúa trời. //
2.Chưa đầy một thế kỉ sau, năm 1632, nhà thiên văn học Ga-li-lê lại cho ra đời một cuốn sách mới cổ vũ cho ý kiến của Cô-péc-ních. Lập tức, tòa án quyết định cấm cuốn sách ấy và mang Ga-li-lê ra xét xử. Khi đó, nhà bác học đã gần bảy chục tuổi.//
3.Bị coi là tội phạm, nhà bác học già buộc phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng trái đất quay. Nhưng vừa bước ra khỏi tòa án, ông đã bực tức nói to:
- Dù sao trái đất vẫn quay!
 Ga-li-lê phải trải qua những năm cuối đời trong cảnh tù đày. Nhưng cuối cùng, lẽ phải đã thắng. Tư tưởng của hai nhà bác học dũng cảm đã trở thành chân lí giản dị trong đời sống ngày nay. //
Theo LÊ NGUYÊN LONG, PHẠM NGỌC TOÀN
HĐ1: Luyện đọc. 
PH cho HS chia đoạn: 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu  chúa trời.
+ Đoạn 2: Tiếp theo  bảy chục tuổi
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Cần đọc với giọng kể rõ ràng chậm rãi.
- Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: trung tâm, đứng yên, bãi bỏ, sai lầm, sửng sốt, tà thuyết,...
- Từ khó đọc: Cô-péc ních,Ga-li-lê, sửng sốt, tà thuyết, cổ vũ, giản dị.
- HS đọc toàn bài (1-2 lần)
- PH cho HS đọc giải nghĩa một số từ khó. (ở phần chú giải.)
+Cô-péc-ních (1473 - 1543): nhà thiên văn học người Ba Lan.
+Thiên văn học: ngành nghiên cứu các vật thể trong vũ trụ.
+Tà thuyết: lí thuyết nhảm nhỉ, sai trái.
+Ga-li-lê (1564 - 1642): nhà thiên văn học người I-ta-li-a.
+Chân lí: lẽ phải.
 HĐ2: Tìm hiểu bài:13’(Đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi. Có thể dùng thước và bút chi gạch chân trước câu trả lời)
* Ý kiến của Cô- péc- ních có điều gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
- Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô- péc- ních đã chứng minh ngược lại.
* Ga- li- lê viết sách nhằm mục đích gì?
- Ga- li- lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô- péc- ních.
* Vì sao toà án lúc đó xử phạt ông?
- Toà án xử phạt Ga- li- lê vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với những lời phán bảo của Chúa trời.
* Lòng dũng cảm của Cô- péc- ních và Ga- li- lê thể hiện ở chỗ nào?
- Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó nguy hại đến tính mạng. Vì bảo vệ chân lí khoa học, nhà bác học Ga- li- lê đã phải sống trong cảnh tù đày.
* Nêu ý nghĩa bài học?
- Bài văn ca ngợi nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
Chính tả (Tiết 27)
Nhớ – viết: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
PHÂN BIỆT S/X, DẤU HỎI/DẤU NGÃ
BÀI CHÍNH TẢ: (Trình bày)
 Chính tả (Nhớ - viết_) 
 Lỗi Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
 Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 
      Thấy con đường chạy thẳng vào tim 
      Thấy sao trời và đột ngột cánh chim 
      Như sa, như ùa vào buồng lái. 
      Không có kính, ừ thì ướt áo 
  Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời   
 Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa 
  Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi. 
       Những chiếc xe từ trong bom rơi 
  Đã về đây họp thành tiểu đội 
  Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới 
  Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi. 
       Phạm Tiến Duật 
Cách thực hiện:
- PH đọc một lần đoạn văn cần viết CT.
+ Nội dung đoạn chính tả.
* Luyện viết từ khó.
- Cho HS luyện viết những từ dễ viết sai: xoa, sao trời, mưa xối, nuốt. 
 (Viết 2 – 3 lần, có thể cho HS phân tích từ)
* HS viết bài:
+ PH đọc HS viết.
+ PH đọc lại cho HS soát bài.
+ Ph dò soát lỗi ( nếu có lỗi, có thể cho hs viết lại từ sai 2-3 lần)
Hs làm BT2a/ 86 (VBT)
Tìm 3 trường hợp chỉ viết với s, không viết với x
M: sai (không có xai)
Tìm 3 trường hợp chỉ viết với x, không viết với s
M: xoe (không có soe)
VD: 
+ Tìm 3 trường hợp chỉ viết với s, không viết với x: sai; sải tay (không có xải tay); sạn (không có xạn).
+ Tìm 3 trường hợp chỉ viết với X, không viết với s: xoe, xòe (không có sòe); xé (không có sé).
Hs làm BT3a/ 87 (VBT)
Chọn các tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh câu văn.
Sa mạc đỏ
Ở lục địa Ô-xtrây-li-a có một (sa/xa) mạc màu đỏ. Trên trời dưới đất đều có những mảng màu hồng, màu đỏ, (sen/xen) kẽ rất kì lạ. Khi trời mưa nhỏ, các loại động vật màu đỏ thi nhau ngóc đầu dậy.
Đáp án: 	Sa mạc đỏ
 Ở lục địa ô-xtrây-li-a có một sa mạc màu đỏ. Trên trời dưới đất đều có những mảng màu hồng, màu đỏ, xen kẽ rất kì lạ. Khi trời mưa nhỏ, các loại động vật màu đỏ thi nhau ngóc đầu dậy.
Tập đọc (Tiết 53)
CON SẺ
BÀI ĐỌC
Con sẻ
   1. Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống. //
   2. Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó. //
   3. Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất. // 
  4 Con chó của tôi dừng lại và lùi... Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ất tránh ra xa, lòng đầy thán phục.
   Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó. //
Theo TUỐC-GHÊ-NHÉP
HĐ1: Luyện đọc. 
PH cho HS chia đoạn: 5 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu  trên tổ xuống.
+ Đoạn 2: tiếp theo  của con chó.
+ Đoạn 3: Tiếp theo  xuống đất.
+ Đoạn 4: Tiếp theo  thán phục.
+ Đoạn 5: Còn lại.
 Giới thiệu giọng đọc ở từng đoạn như sau
+ Đoạn 1: Đầu đoạn đọc với giọng kể khoan thai dần chuyển sang giọng hồi hộp, tò mò ở cuối đoạn.
+ Đoạn 2+ 3: Đọc với giọng hồi hộp, căng thẳng, nhấn giọng ở những từ ngữ: lao xuống, dựng ngược, rít lên, tuyệt vọng, thảm thiết.
+ Đoạn 4+ 5: Đọc với giọng chậm rãi, thán phục. Nhấn giọng với các từ ngữ: dừng lại, bối rối, đầy thán phục, kính cẩn nghiêng mình.
 Từ khó đọc: con sẻ, chậm rãi, mõm, dũng cảm.
- HS đọc toàn bài (1-2 lần)
- PH cho HS đọc giải nghĩa một số từ khó. (ở phần chú giải.)
 HĐ2: Tìm hiểu bài:13’(Đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi. Có thể dùng thước và bút chi gạch chân trước câu trả lời)
* Trên đường đi, con chó thấy gì? Nó định làm gì?
Trên đường đi, con chó đánh hơi thấy một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó chậm rãi tiến lại gần sẻ non.
* Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi lại?
Một con sẻ già từ trên cây lao xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ mẹ rất hung dữ khiến con chó phải dừng và lùi lại vì cảm thấy trước mặt nó có một sức mạnh làm nó phải ngần ngại.
* Hình ảnh sẻ mẹ cứu con được miêu tả như thế nào?
Con sẻ già lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược  phủ kín sẻ con.
* Em hiểu một sức mạnh vô hình trong câu “Nhưng một sức mạnh vô....đất” là sức mạnh gì?
 Đó là sức mạnh của tình mẹ con, một tình cảm tự nhiên, bản năng trong con sẻ khiến nó dù khiếp sợ con chó săn to lớn vẫn lao vào nơi nguy hiểm để cứu con.
* Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?
Vì con sẻ nhỏ bé đã dũng cảm đối đầu với con chó để cứu con. Đó là một hành động đáng trân trọng khiến con người phải cảm phục.
* Nêu ý nghĩa bài học?
Bài văn ca ngợi hành động dũng cảm cứu con của sẻ mẹ.
Tập làm văn (Tiết 27)
MIÊU TẢ CÂY CỐI
(KIỂM TRA VIẾT)
Đề bài 1: tả một cây có bóng mát
Đề bài 2: tả một cây ăn quả
Đề bài 3: tả một cây hoa
Đề bài 4: tả một luống rau hoặc vườn hoa.
* Hướng dẫn HS chọn đề bài.
- Cho HS đọc đề bài gợi ý trong SGK.
- PH cho HS quan sát tranh, ảnh. PH hướng dẫn HS quan sát ảnh trong SGK.
Lưu ý: chỉ chọn 1 đề bài để làm
Trình bày đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
*Hs làm bài cá nhân (40 phút) 
- Nhắc HS dựa vào dàn ý bài văn miêu tả để làm bài.
Dàn bài chung:
A. Mở bài
Giới thiệu cây (hoặc tả bao quát về cây): Có thể mở bài bằng một trong hai cách sau đây:
- Giới thiệu ngay cây cần tả (mở bài trực tiếp)
- Nói về những đề tài có liên quan để từ đó dẫn vào miêu tả cây cây cần tả (mở bài gián tiếp)
B. Thân bài
Tả từng bộ phận của cây hay tả sự thay đổi của cây qua từng thời kì phát triển
a. Tả bao quát
Tầm cao, tán lá, hình dáng, đặc điểm nổi bật của cây khi mới nhìn hoặc nhìn từ xa.
b. Tả chi tiết (từng bộ phận của cây hoặc tả sự thay đổi của cây qua từng thời kì phát triển)
- Tả lần lượt từng bộ phận của cây (từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên)
+ Rễ cây có đặc điểm gì?
+ Gốc cây to hay nhỏ?
+ Chiều cao của thân cây? Vỏ cây như thế nào?
+ Lá: Hình dáng? Màu sắc? Tán lá có mấy tầng? Lá dày hay thưa?
+ Hoa: Màu sắc? Những nét đặc biệt về hình dáng hoa?
+ Quả (nếu có): Những nét đặc biệt về hình dáng, màu sắc của quả hoặc chùm quả?
- Hoặc có thể lựa chọn tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây (Ra lá – Trưởng thành – Đâm hoa – Đậu quả)
- Tả cảnh vật hoặc các yếu tố liên quan đến đời sống của cây như gió, sương, chim chóc, sinh hoạt của con người, ...
C. Kết bài
Có thể kết lại bài theo một số cách như sau:
a. Nêu cảm nghĩ về cây (Kết bài không mở rộng)
b. Sau khi kết thúc việc miêu tả, em có thể bình luận thêm về lợi ích của cây, tình cảm hoặc ấn tượng đặc biệt của người viết đối với cây (kết bài mở rộng)
Luyện từ và câu (TUẦN 27)
CÂU KHIẾN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức – Kĩ năng:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III); bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô (BT3).
2. Năng lực: phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết.
3. Phẩm chất: thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và người khác
HƯỚNG DẪN CỦA PHỤ HUYNH
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hằng ngày, chúng ta thường xuyên phải nhờ vả một ai đó hoặc rủ những người thân quen cùng làm việc gì đó. Để thực hiện được những việc như vậy, phải dùng đến câu khiến. Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu để nhận diện và sử dụng câu khiến. 
I.Nhận xét:
 * Bài tập 1+ 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT 1+ 2.
BT1: Câu in nghiêng dưới đây được dùng làm gì?
 Gióng nhìn mẹ, mở miệng, bật lên thành tiếng:
 - Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
Thánh Gióng 
BT2: Cuối câu in nghiêng có dấu gì?
BT3: Em hãy nói với bạn bên cạnh một câu để mượn quyển vở. Viết lại câu ấy.
- PH chốt lại: Những câu dùng để yêu cầu, đề nghị, nhờ vả,  người khác làm một việc gì đó thì gọi là câu khiến. Cuối câu khiến thường có dấu chấm than.
 II. Ghi nhớ:
- Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ:
1. Câu khiến (câu cầu khiến) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,  của người nói, người viết với người khác.
2. Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm.
- Cho HS đặt câu khiến.
III. Phần luyện tập ( làm vào vở)
Bài 1: Tìm câu khiến trong những đoạn trích sau:
a) Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ :
Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!
LỌ NƯỚC THẦN
b) Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay nói nựng: “Có đau không, chú mình? Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!’’
 HÀ ĐÌNH CẨN
c) Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên mặt nước và nói: 
 Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương! 
 SỰ TÍCH HỒ GƯƠM 
 d) Ông lão nghe xong, bảo rằng: 
 Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.
 CÂY TRE TRĂM ĐỐT 
- Cho HS làm bài.
- PH nhận xét và chốt lại: Các câu khiến có trong đoạn văn a, b, c, d là:
Bài tập 2: Tìm 3 câu khiến trong SGK.
Lưu ý:
-Câu khiến trong SGK là yêu cầu của đề bài.
-HS cần ghi rõ câu khiến tìm được ở sách nào? Trang nào?
- Cho HS làm bài.
Bài tập 3: Hãy đặt một câu khiến để nói vời bạn, với anh chị hoặc với cô giáo (thầy giáo).
- Lưu ý: Các em phải đặt được một câu khiến. Với bạn, phải xưng hô thân mật, với người trên phải xưng hô lễ phép.
- Cho HS làm bài. 
Dặn dò: 
Ở nhà xem lại bài, hoàn thành bài đầy đủ. 
Chuẩn bị bài tiếp theo: “Cách đặt câu khiến” 
+ Câu: Mẹ mời sứ giả vào đây cho con ! dùng để nhờ mẹ. 
 Cuối câu là dấu chấm than.
- HS làm bài, ghi lại câu nói của mình.
HS đặt câu khiến
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm bài cá nhân, ghi lại câu khiến có trong các đoạn văn vào vở
a) Hãy gọi người hàng hành vào cho ta !
b) Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé ! Đừng có nhảy lên boong tàu !
c)Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương !
d)Con đi chặt cho đủ một trăm đất tre mang về đây cho ta.
- HS đọc sách TV hoặc sách Toán, tìm 3 câu khiến.
-Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết. (Bài Đoạn văn rong bài văn miêu tả cây cối, Sách TV4, tập 2, trang 53) .
- Hãy viết một số có ba chữ số (ba chữ số khác nhau) chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 (trong bài Luyện tập, sách Toán 4, trang 98). 
- Vào ngay! (Ga - vrốt ngoài chiến luỹ, sách TV4, trang 81 
- Xác định chủ ngữ trong những câu vừa tìm được. (bài Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?, SGK Tiếng Việt/ trang 69)
- Học thuộc lòng bài thơ (Bài Đoàn thuyền đánh cá, SGK Tiếng Việt/ trang 60)
- Tính diện tích của tấm kính đó. (Bài nhân với số có tận cùng là chữ số 0, SGK Toán/trang 62)
-HS làm bài 
Nhờ cô giảng lại bài toán này giúp em!
Bạn nên cố gắng làm xong bài tập cô giao!
Luyện từ và câu (TUẦN 27)
CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức – Kĩ năng:
- Nắm được cách đặt câu khiến (ND Ghi nhớ).
- Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2); biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3).
* HS có năng khiếu nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT4).
2. Năng lực: phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết.
3. Phẩm chất: thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và người khác
HƯỚNG DẪN CỦA PHỤ HUYNH 
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Các em đã hiểu được tác dụng của câu khiến qua các bài học trước. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết tạo ra những câu khiến trong những tình huống khác nhau.
 HĐ1: Nhận xét:
 * Bài tập 1:Cho câu kể sau: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
Em hãy chuyển câu kể trên thành câu khiến bằng một trong những cách sau:
- Thêm hãy, đừng, chớ, nên, phải, vào trước một động từ. 
- Thêm đi, thôi, nào,  vào cuối câu. 
- Thêm đề nghị, xin, mong, ...vào đầu câu.
- Thay đổi giọng điệu. 
 - PH nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Lưu ý HS: Với những câu yêu cầu, đề nghị mạnh (có hãy, đừng, chớ có ở đầu câu), cuối câu nên đặt dáu chấm than. Với những câu yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên đặt dấu chấm.
 VD: Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!
- Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương đi !
- Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương !
- Dựa vào cách nào ở BT1 phần nhận xét, em hãy cho biết có mấy cách đặt câu khiến?
** 
HĐ2: Ghi nhớ:
 Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một trong những cách sau đây:
1.Thêm hãy, đừng, chớ, nên, phải,....vào trước động từ.
2. Thêm các từ lên, đi, thôi, nào,....vào cuối câu.
3. Thêm các từ đề nghị, xin, mong,....vào đầu câu.
4. Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.
HĐ3: Luyện tập (Làm vào vở)
 Bài tập 1:Chuyển các câu kể sau thành câu khiến.
Câu kể
Câu khiến
Nam đi học.
Thanh đi lao động.
Ngân chăm chỉ.
Giang phấn đấu học giỏi.
- GV giao việc: Mỗi câu kể đã cho các em có thể viết thành nhiều câu khiến bằng các cách đã làm ở BT1(phần HĐ1: Nhận xét)
- Cho HS làm bài
- PH nhận xét và chốt lại lời giải đúng
 Bài tập 2: Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau:
 a/ Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.
 b/ Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Em hãy nói một câu với bác để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.
c/ Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ trong nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường.
- Cho HS đọc yêu cầu BT2.
- Lưu ý: Khi đặt câu khiến các em chú ý đến các đối tượng giao tiếp để xưng hô cho phù hợp.
- PH nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 * Bài tập 3,4 : Đặt câu khiến theo những yêu cầu dưới đây, nêu tình huống có thể dùng mỗi câu khiến rồi ghi vào chỗ trống trong bảng sau:
a/ Câu khiến có hãy ở trước động từ.
b/ Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ.
c/ Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ.
Cách thêm
Câu khiến
Tình huống
hãy ở trước động từ
đi hoặc nào ở sau động từ
xin hoặc mong ở trước chủ ngữ
- Cho HS đọc yêu cầu BT.
- Cho HS làm bài.
3. Dặn dò:3’
- Yêu cầu HS ở nhà đặt 5 câu khiến vào vở.
- HS đọc yêu cầu BT1.
a). Chọn cách 1: Thêm hãy, đừng, chớ, nên phải vào trước động từ.
Nhà vua / hãy /phải/ hoàn gươm lại cho Long Vương!
 b). Chọn cách 2: Thêm đi, thôi, nào vào cuối câu,
Nhà vua hoàn gươm cho Long Vương / đi/nào.
 c). Chọn cách 3: Thêm đề nghị, xin, mong vào đầu câu.
 Mong / Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
d). Cách 4: Thay đổi giọng điệu.
- Có 4 cách đặt câu khiến.
+ HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
+ HS đọc yêu cầu của BT1.
- HS làm bài cá nhân.
*Nam đi học đi! 
 Nam đi học nào !
 Nam phải đi học! 
 Đề nghị Nam đi học!
 Nam hãy đi học đi! 
* Thanh phải đi lao động!
 Thanh nên đi lao động!
 Thanh đi lao động thôi nào !
 Đề nghị Thanh đi lao động!
*Ngân phải chăm chỉ lên!
 Ngân hãy chăm chỉ nào !
 Mong Ngân hãy chăm chỉ hơn!
*Giang phải phần đấu học giỏi!
 Giang hãy phần đấu học giỏi lên!
 Giang cần phấn đấu học giỏi!
 Mong Giang phấn đấu học giỏi !
 a/
Linh cho tớ mượn bút của cậu với!
Làm ơn cho mình mượn cái bút nhé!
Tớ mượn cậu cái bút nhé!...
 b/
Xin phép bác cho cháu nói chuyện với Nhung ạ!
Bác làm ơn cho cháu nói chuyện với Nhung ạ! 
c/
Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Yến ạ!
Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Yến ạ!
Xin chú chỉ giúp cháu nhà bạn Yến ở đâu ạ! 
- HS làm bài
- Lưu ý: đây chỉ là gợi ý, học sinh có thể làm khác.
Cách thêm
Câu khiến
Tình huống
hãy ở trước động từ
Cậu hãy giúp mình giải bài toán này nhé!
Nhờ bạn hướng dẫn giải bài khó.
đi hoặc nào ở sau động từ
Chúng mình cùng chơi nhảy dây nào!
Muốn rủ bạn cùng làm một việc gì đó...
xin hoặc mong ở trước chủ ngữ
Xin mẹ hãy tha lỗi cho con!
Khi có lỗi, muốn xin lỗi người khác.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_khoi_4_tuan_27.doc
Giáo án liên quan