Giáo án Tiếng Việt Khối 4 - Tuần 25

1) Dưới đây là hai đoạn văn có thể dùng để mở đầu bài văn miêu tả cây hồng nhung. Ghi vào chỗ trống sự khác nhau giữa hai cách mở bài.

a) Vườn nhà em có một cây hồng nhung không biết trồng từ năm nào.

->Cách mở bài trực tiếp giới thiệu ngay cây hoa cần tả.

b) Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung. Cây hoa này ông em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ, nhưng nó là cây hoa mà em yêu quý nhất.

-> Cách mở bài gián tiếp, nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.

2) Dựa vào những gợi ý dưới đây, hãy viết đoạn mở bài (theo cách mở bài gián tiếp) cho Bài văn tả cây phượng hay cây hoa mai hoặc cây dừa.

a) Cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em.

b) Trước sân nhà, ba em trồng một cây hoa mai.

c) Đầu xóm có một cây dừa.

 

docx8 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Khối 4 - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 25 - LỚP 4
 TIẾNG VIỆT 
Tập đọc
KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
(HS đọc bài và trả lời câu hỏi 66,67)
 Nội dung chính: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa, chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.
Tập đọc
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH.
(HS đọc bài và trả lời câu hỏi 71,72)
 Nội dung chính: Qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ.
	Chính tả ( Nghe – viết) 
KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
( trang 68)
HS đọc bài nhiều lần, rèn viết từ khó, PH đọc cho HS viết bài vào vở 
Làm bài tập chính tả trong VBT - TV trang 41
Luyện từ và câu 
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ? 
-GV đã hướng dẫn qua video trước , HS làm VBT TV trang 41,42 
+ Hướng dẫn dành cho PH 
1) Đọc các câu sau. Đánh dấu x vào ô trống trước câu kể Ai là gì ?. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong từng câu vừa tìm được.
a)
X   Ruộng rẫy là chiến trường.
X   Cuốc cày là vũ khí.
X   Nhà nông là chiến sĩ.
b)
X   Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta.
2) Chủ ngữ trong các câu trên do những từ ngữ như thế nào tạo thành ?
Trả lời:
Chủ ngữ trong các câu trên do những danh từ tạo thành.
II - Luyện tập
1) Đọc các câu sau. Đánh dấu x vào ô trống trước câu kể Ai là gì ?. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của từng câu.
Trả lời:
X   Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận.
X   Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
X   Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng.
X   Hoa phượng là hoa học trò.
2) Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B để tạo câu kể Ai là gì ?
Trả lời:
- Bạn Lan → là người Hà Nội.
- Người → là vốn quý nhất.
- Cô giáo → là người mẹ thứ hai của em.
- Trẻ em → là tương lai của đất nước .
3) Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp làm vị ngữ để hoàn chỉnh câu kể Ai là gì ?
Trả lời:
- Bạn Bích Vân là một lớp trưởng gương mẫu.
- Hà Nội là thủ đô của nước ta.
- Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.
Luyện từ và câu 
MỞ RỘNG VỐN TỪ : DŨNG CẢM
-HS làm VBT TV trang 44,45
 + Hướng dẫn dành cho PH 
1) Gạch dưới những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ dưới đây :
Trả lời:
Gan dạ, thân thiết, hòa thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ, lễ phép, chuyên cần, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, tận tụy, tháo vát, thông minh, bạo gan, quả cảm.
2) Điền từ dũng cảm vào trước hoặc sau từng từ ngữ dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa :
M: hành động dũng cảm
Tinh thần dũng cảm
Dũng cảm xông lên.
người chiến sĩ dũng cảm
nữ du kích dũng cảm
em bé liên lạc dũng cảm
Dũng cảm nhận khuyết điểm.
Dũng cảm cứu bạn.
Dũng cảm chống lại cường quyền
Dũng cảm trước kẻ thù.
Dũng cảm nói lên sự thật.
Câu 3 : Nối từ cột A phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B 
Trả lời:
- Gan dạ: Không sợ nguy hiểm.
- Gan góc: (Chống chọi) kiên cường không lùi bước.
- Gan lì: Gan đến mức tỏ ra không còn biết sợ là gì.
4) Điền từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống ở đoạn văn sau :
 Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. Anh đã hi sinh, nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi.
 Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI.
HS hoàn thành theo yêu cầu của bài trang 45,46 VBT – TV 
+ Hướng dẫn dành cho PH 
1) Dưới đây là hai đoạn văn có thể dùng để mở đầu bài văn miêu tả cây hồng nhung. Ghi vào chỗ trống sự khác nhau giữa hai cách mở bài.
a) Vườn nhà em có một cây hồng nhung không biết trồng từ năm nào.
->Cách mở bài trực tiếp giới thiệu ngay cây hoa cần tả.
b) Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung. Cây hoa này ông em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ, nhưng nó là cây hoa mà em yêu quý nhất.
->   Cách mở bài gián tiếp, nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.
2) Dựa vào những gợi ý dưới đây, hãy viết đoạn mở bài (theo cách mở bài gián tiếp) cho Bài văn tả cây phượng hay cây hoa mai hoặc cây dừa.
a) Cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em.
b) Trước sân nhà, ba em trồng một cây hoa mai.
c) Đầu xóm có một cây dừa.
+ Gợi ý một số mở bài: 
a) Sân trường em rất rộng, lát xi măng bằng phẳng, là một sân chơi lí tưởng cho chúng em. Trong sân còn có những bồn hoa lúc nào cũng xanh tốt, ong bướm đua nhau rập rờn bên những bông hoa rực rỡ sắc màu. Đặc biệt là cây phượng vĩ trồng giữa sân trường, ngày ngày tỏa bóng mát cho chúng em vui đùa. Bạn nào cũng yêu quý cây phượng.
b) Trước sân nhà em có một khoảng đất nhỏ. Đó cũng chính là một vườn hoa nhỏ do mẹ chăm sóc từng ngày. Mẹ trồng rất nhiều hoa, nào hồng, nào cúc, nào hướng dương. Em cũng góp vào vài cụm mười giờ. Riêng ba em thì luôn chăm chút cây hoa mai. Mỗi độ tết đến trước sân, trong nhà em lại rực rỡ với những khóm mai vàng chen nhau khoe sắc.
c) Đường vào xóm nơi em ở rất khó tìm bởi nó ngoằn ngèo, bên cạnh đó lại có những vườn rau trái khiến người lạ rất dễ lạc lối. Có lẽ vì thế mà một bác nào đó đã trồng lên một cây dừa ngay đầu xóm. Cây dừa như ngọn hải đăng, dẫn lối, chỉ đường cho khách lạ và như một người bạn thân quen đối với người trong xóm.
3) Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết.
Ví dụ : ( HS nêu cây theo sở thích và trả lời theo yêu cầu bài)
a) Cây tắc
b) Cây được trồng trong một chậu hoa to, rất đẹp.
c) Cây do ba em mua về chưng Tết.
d) Trái vàng, trái đỏ chi chít trĩu cành.
4) Dựa vào các câu trả lời trên, em hãy viết một đoạn mở bài, giới thiệu chung về cây mà em định tả.
 HS tự viết mở bài với những gọi ý trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_khoi_4_tuan_25.docx