Giáo án Tiếng Việt 5 - Bài 12: Những vẻ đẹp đi cùng năm tháng

- Em đọc và ghi vào vở theo mẫu:

Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên:

 Hoa cà phê thơm lắm em ơi

 Hoa cùng một điệu với hoa nhài

 Trong ngà trắng ngọc , xinh và sáng

 Như miệng em cười đâu đây thôi.

 Mỗi mùa xuân, Đắk Lắk lại khoác lên mình một màu trắng ngà ngọc và tỏa ra mùi hương ngan ngát khiến đất trời trong những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn.

 

doc6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 5 - Bài 12: Những vẻ đẹp đi cùng năm tháng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỀU CHỈNH MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
BÀI 12C: NHỮNG VẺ ĐẸP ĐI CÙNG NĂM THÁNG – Tiết 1
 (tr. 36,37,38)
Mục tiêu: 
 1.Nhận biết và biết cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
 2.Viết được bài văn kể chuyện (kiểm tra viết)
* KHỞI ĐỘNG
 - Việc 1: Nghe bài hát “Quả gì?”
- Việc 2: Hội đồng tự quản tổ chức cho lớp quan sát tranh (hình ảnh) và đặt câu về đặc điểm sự vật trong bức tranh?
- Trò chơi mang lại cho chúng ta điều gì? 
* Tổng kết tuyên dương bạn thắng cuộc mời cô giáo lên làm việc.
- GV ghi đầu bài lên bảng, HS ghi đầu bài vào vở.
- Đọc và xác định mục tiêu.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 Tìm hiểu cách thể hiện mức độ của đặc điểm hoặc tính chất.
Việc 1: Em chọn và nối từ ngữ chỉ màu sắc ở cột A phù hợp với từ ngữ giải thích mức độ của màu sắc ở cột B.
A
B
Trắng 
 a) Tờ giấy này trắng.
 1) Mức độ thấp
 Trăng trắng
b) Tờ giấy này trăng trắng.
 2) Mức độ trung bình
Trắng tinh
c) Tờ giấy này trắng tinh.
3) Mức độ cao
- Việc 2: Em gạch dưới từ ngữ thể hiện mức độ của đặc điểm sự vật trong các câu sau:
a) Tờ giấy này rất trắng.
b) Tờ giấy này trắng hơn.
c) Tờ giấy này trắng nhất.
- Việc 3: Từ các ví dụ trên, em hãy chỉ ra cách để thực hiện mức độ đặc điểm, tính chất.
 - Em trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả của mình và đánh giá kết quả của bạn.
 - Trao đổi trong nhóm: Trả lời các câu hỏi nhóm trưởng đưa ra. Thống nhất ý kiến và báo cáo cô giáo.
- Em đọc ghi nhớ (2- 3 lần)
 Có một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất như sau:
Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho.
Thêm các từ rất, quá, lắm, vào trước hoặc sau tính từ.
3. Tạo ra phép so sánh.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 1. Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (được in nghiêng) trong đoạn văn sau và ghi vào vở theo mẫu.
Em đọc và ghi vào vở theo mẫu:
Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên:
	Hoa cà phê thơm lắm em ơi
	Hoa cùng một điệu với hoa nhài
	Trong ngà trắng ngọc , xinh và sáng
	Như miệng em cười đâu đây thôi.
	Mỗi mùa xuân, Đắk Lắk lại khoác lên mình một màu trắng ngà ngọc và tỏa ra mùi hương ngan ngát khiến đất trời trong những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn.
	(Theo Thu Hà)
	Mẫu: Thơm đậm và ngọt, rất xa
 - Em trao đổi kết quả với bạn bên cạnh, nhận xét và đánh giá kết quả của bạn.
Trao đổi kết quả trong nhóm, ngận xét đánh giá kết quả của bạn. Thống nhất ý kiến.
2. Thi tìm từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của đặc điểm: đỏ, cao, vui. 
Các nhóm thi tìm nhanh và ghi vào bảng nhóm.
đỏ
cao
Vui
M: - đỏ chót, đo đỏ, 
rất đỏ, đỏ quá
đỏ như gấc
..
- BHT điều hành: Các nhóm trình bày bài, 
- Đọc số từ và bình chọn nhóm thắng cuộc
3. Đặt câu với từ tìm được ở hoạt động 2
Em đặt câu với từ tìm được ở hoạt động 2. Với mỗi đặc điểm em đặt một câu.
- Em trao đổi với bạn bên cạnh về câu mình viết. Nhận xét đánh giá kết quả của bạn
4. BHT điều hành chia sẻ.
? Có mấy cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất?
? Đặt câu với một từ trong hoạt động 2.
? Đặt câu tạo ra phép so sánh? 
? Qua tiết học này bạn biết thêm điều gì?
Nhận xét - đánh giá
Mời cô giáo chia sẻ tiết học
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hãy lần lượt đặt câu với từ còn lại ở hoạt động 2.
tính từ là từ chỉ tính chất, màu sắc, kích thước, trạng thái, mức độ, phạm vi, của người hoặc sự vật. Nó thường dùng bổ nghĩa cho danhtừ, đại từ hoặc liên động từ

File đính kèm:

  • docTuan_12_Tinh_tu_tiep_theo.doc
Giáo án liên quan