Giáo án Tiếng Việt 1 kì 2 - Trường tiểu học Vĩnh Hòa

Học vần (102) uynh, uych

 A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

 - HS đọc và viết đúng: uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch.

 - Đọc đúng câu ứng dụng: Thứ năm vừa qua từ vườn ươm về.

 - Biết nói liên tục một số câu về chủ đề: Các loại đèn dùng trong nhà.

 B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Tranh ảnh cha mẹ HS đưa con đi học, các em HS chơi vật nhau.

 - Phiếu từ: Phụ huynh, luýnh quýnh, khuỳnh tay, hoa quỳnh, ngã huỵch, uỳnh uỵch, huých tay.

 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 I. Ổn định lớp:

 II. Bài cũ:

 - Cho 1 số HS chơi trò tìm chữ bị mất.

 - GV kt 1 số em ghép vần: uât, uyêt; 1 số em đọc trơn các từ chứa vần: uât, uyêt - Cho cả lớp Viết: uât, uyêt, tuyệt đối, quyết tâm.

 

doc92 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiếng Việt 1 kì 2 - Trường tiểu học Vĩnh Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật, phiếu từ: mùa xuân, huân chương, tuần lễ, chuẩn bị, con thuyền, vận chuyển, kể chuyện, cuốn truyện.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	I. Ổn định lớp: 
	II. Bài cũ: 
	- Cho 1 số HS chơi trò tìm chữ bị mất.
	- GV kt 1 số em ghép vần: uơ, uya; 1 số em đọc trơn các từ chứa vần: uơ, uya.
	- GV kt cả lớp viết: uơ, uya, quở trách, trời khuya.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần:
+ Vần uân: Giới thiệu vần mới trong từ: mùa xuân. GV chỉ vào tranh trong sách.
- GV viết bảng: mùa xuân.
- GV viết vần: uân bằng phấn màu.
+ Vần uyên: 
- Trình tự như vần uân.
- Đọc và hiểu nghĩa từ.
GV dùng tờ lịch tuần, tấm huân chương để giải thích nghĩa của từ.
GV nêu nhiệm vụ để các nhóm, CN thực hiện và đi quan sát để làm đúng.
GV treo tranh để Giới thiệu nghĩa của từ.
TC: chọn đúng từ.
HS chỉ vào tranh và nói theo: mùa xuân. 
HS nhận xét tiếng: xuân có âm x đã học để từ đó nhận biết vần mới: uân.
HS đọc trơn: uân.
Phân tích và ghép vần uân.
HS tự ghép vần, tiếng có vần uân; đọc và viết tiếng có chứa vần uân.
HS tự ghép tiếng: xuân; đọc trơn từ: mùa xuân.
HS viết bảng con: uân, xuân, mùa xuân.
HS so sánh vần: uân, uyên.
HS đọc: huân chương, tuần lễ.
HS tìm tiếng có chứa vần uân.
HS tự đọc từ: huân chương, tuần lễ, chim khuyên, kể chuyện.
Thi đua chọn từ chứa: uân, uyên.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
Củng cố kết quả học ở tiết1.
Đọc câu và đoạn ứng dụng:
- GV đọc mẫu.
b. Luyện Viết:
c. Luyện nói theo chủ đề.
GV quan sát các nhóm làm việc và giúp đỡ HS khi gặp khó khăn.
d. Hd HS làm bài tập trong vở BTTV. 
- HS đọc trơn lại vần, từ khóa, từ ứng dụng đã học.
- HS chỉ vào chữ theo lời đọc của GV.
- HS đọc từng dòng thơ (đt, CN).
- HS đọc liền 2 dòng, cả câu có nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng (đọc đt, CN).
- HS thi đọc tiếp nối giữa các nhóm, mỗi nhóm đọc 2 dòng thơ.
- HS tìm từ có chứa vần uân, uyên.
- HS tập viết trong vở TV1/2.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát ảnh trong SGK, quyển truyện đã chuẩn bị và trả lời câu hỏi.
- HS làm việc trong nhóm, nói về truyện mà mình thích.
- HS làm BT; thi chọn từ chứa vần: uân, uyên.
	4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- TC: chọn đúng từ.
	- Dặn: HS ôn bài ở nhà, tìm từ có chứa vần mới học, đọc lại cả bài trong SGK, viết từ: mùa xuân, bóng chuyền vào vở. Chuẩn bị bài mới.
Thứ ngày tháng năm 200
Học vần (101)	uât, uyêt.
	A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
	- HS đọc và viết đúng: uât, uyêt.
	- Đọc đúng câu ứng dụng: Những đêm nào trăng khuyết 
	- Biết nói liên tục một số câu về chủ đề: Đất nước ta tuyệt đẹp.
	B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
	- Tranh ảnh, phiếu từ: Luật giao thông, nghệ thuật, băng tuyết, tuyệt đẹp, quyết tâm, mặt nguyệt, cây quất.
	C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	I. Ổn định lớp: 
	II. Bài cũ: 
	- Cho 1 số HS chơi trò tìm chữ bị mất.
	- GV kt 1 số em ghép vần: uân, uyên.
	- Cho cả lớp Viết: uân, uyên, quân đội, lời khuyên.
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần:
+ Vần uât: Giới thiệu vần mới trong từ: sản xuất.
- GV viết bảng: sản xuất.
- GV viết vần: uât; phân tích và ghép vần uât.
+ Vần uyêt: 
- Trình tự như vần uât.
- Đọc và tìm nghĩa từ ứng dụng:
GV dùng tranh ảnh về nghệ thuật, băng tuyết, duyệt binh để giải thích nghĩa của từ.
TC: chọn đúng từ.
HS chỉ vào tranh và nói theo: sản xuất.
HS nhận xét tiếng: xuất.
HS đọc trơn, phân tích vần: uât.
Viết tiếng, đọc và ghép từ có vần: uât
HS nhận xét bài viết của bạn.
HS so sánh vần: uât, uyêt.
HS đọc: luật giao thông, nghệ thuật, băng tuyết, duyệt binh theo mẫu.
HS tự tìm tiếng có chứa vần: uât, uyêt
Thi đua chọn từ chứa vần: uât, uyêt.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
Củng cố kết quả học ở tiết1.
Quan sát và kt giúp HS sửa lỗi.
Đọc câu và đoạn ứng dụng:
- GV đọc mẫu.
b. Luyện Viết:
c. Luyện nói theo chủ đề; đất nước ta tuyệt đẹp.
GV quan sát các nhóm làm việc và giúp đỡ HS gặp khó khăn.
d. Hd HS làm bài tập trong vở BTTV. 
- HS đọc trơn lại vần, từ khóa, từ ứng dụng đã học.
- HS chỉ vào chữ theo lời đọc của GV.
- HS đọc từng dòng thơ (đt, CN).
- HS đọc liền 2 dòng, cả câu có nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng (đọc đt, CN).
- HS thi đọc tiếp nối giữa các nhóm, mỗi nhóm đọc 2 dòng thơ.
- HS tìm từ có chứa vần: uât, uyêt.
- HS tập viết trong vở TV1/2.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi về cảnh đẹp của đất nước.
- HS làm việc trong nhóm, nói về một cảnh đẹp mà em biết (Trao đổi trong nhóm).
- HS làm BT
	4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- TC: tìm từ có chứa vần uât, uyêt.
	- Dặn: HS ôn bài ở nhà, tìm từ có chứa vần mới học, đọc lại cả bài trong SGK, viết từ: sản xuất, duyệt binh vào vở. Chuẩn bị bài mới.
Thứ ngày tháng năm 200
Học vần (102) uynh, uych
	A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
	- HS đọc và viết đúng: uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch.
	- Đọc đúng câu ứng dụng: Thứ năm vừa qua  từ vườn ươm về.
	- Biết nói liên tục một số câu về chủ đề: Các loại đèn dùng trong nhà.
	B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
	- Tranh ảnh cha mẹ HS đưa con đi học, các em HS chơi vật nhau.
	- Phiếu từ: Phụ huynh, luýnh quýnh, khuỳnh tay, hoa quỳnh, ngã huỵch, uỳnh uỵch, huých tay.
	C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	I. Ổn định lớp: 
	II. Bài cũ: 
	- Cho 1 số HS chơi trò tìm chữ bị mất.
	- GV kt 1 số em ghép vần: uât, uyêt; 1 số em đọc trơn các từ chứa vần: uât, uyêt - Cho cả lớp Viết: uât, uyêt, tuyệt đối, quyết tâm.
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần:
+ Vần uynh: Giới thiệu vần mới có trong từ: phụ huynh; chỉ vào tranh trong SGK.
- GV viết bảng: phụ huynh.
- GV viết vần: uynh.
+ Vần uych: (Trình tự như vần uynh)
- Đọc và tìm nghĩa từ ứng dụng:
GV dùng đt để giải thích.
TC: chọn đúng từ.
HS chỉ vào tranh và nói theo: phụ huynh.
HS nhận xét tiếng: huynh.
HS đọc trơn, phân tích vần: uynh.
HS tự viết, đọc và ghép tiếng có vần: uynh.
HS tự đọc trơn từ: phụ huynh.
HS Viết: uynh, huynh, phụ huynh.
HS nhận xét bài viết của bạn.
HS so sánh vần: uynh, uych.
HS đọc: luýnh quýnh, khuỳnh tay, huỳnh huỵch, uỳnh uỵch.
HS tự tìm tiếng có chứa vần: uynh, uych.
Thi đua chọn từ chứa vần: uynh, uych.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
Củng cố kết quả học ở tiết1.
Đọc câu và đoạn ứng dụng:
- GV đọc mẫu.
b. Luyện Viết:
c. Luyện nói theo chủ đề: Các loại đèn dùng trong nhà: đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang.
GV quan sát các nhóm làm việc và giúp đỡ HS gặp khó khăn.
d. Hd HS làm bài tập trong vở BTTV. 
- HS đọc trơn lại vần, từ khóa, từ ứng dụng đã học.
- HS chỉ vào chữ theo lời đọc của GV.
- HS đọc từng dòng thơ .
- HS đọc liền 2 dòng, cả câu có nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng.
- HS thi đọc giữa các nhóm.
- HS tìm từ có chứa vần: uynh, uych.
- HS tập viết trong vở TV1/2.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. 
- HS làm việc trong nhóm, nói về một loại đèn em dùng đọc sách hoặc học ở nhà.
- HS làm BT
	4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- TC: xướng, họa để nhớ vần uynh và uych.
	- Dặn: HS ôn bài ở nhà, tìm từ có chứa vần mới học, đọc lại cả bài trong SGK, viết từ: phụ huynh, ngã huỵch vào vở. Chuẩn bị bài mới.
Thứ ngày tháng năm 200
Học vần (103): Ôn tập
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS đọc và viết đúng các vần: uê, uy, uơ, uya, uân, uyên, uât, uyêt, uynh, uych đã học trong các bài từ 98 đến 102. 
- Biết ghép các để tạo vần đã học.
- Biết đọc đúng các từ: uỷ ban, hòa thuận, luyện tập và những từ khác chứa các vần có trong bài. Biết đọc trơn đoạn thơ ứng dụng trong bài.
- Nghe câu chuyện: Truyện kể mãi không hết, nhớ được tên các nhân vật chính, nhớ được các tình tiết chính của câu chuyện được gợi ý bằng tranh minh họa trong SGK.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh minh họa các phiếu từ của các bài từ 98 đến bài 10 và các phiếu từ: ủy ban, hòa thuận, luyện tập.
- Bảng ôn kẻ sẵn trên bảng, các phiếu trắng để HS điền từ.
- Tranh minh họa câu chuyện: Truyện kể mãi không hết.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn các vần: uê, uy, uơ
TC: xướng họa.
GV hd luật chơi, GV làm quản trò.
2. Học bài ôn. GV ghi các vần đã học từ bài 98 đến bài 102.
a. GV dùng bảng ôn và làm mẫu.
Ghép các vần ở từng ô cột dọc với từng âm ở ô dòng ngang để tạo vần sau đó đọc trơn từng vần đã ghép. 
b. GV quan sát các nhóm và giúp đỡ các em gặp khó khăn..
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm viết các vần theo từng bảng ôn.
- HS thực hiện trò chơi.
- HS đọc các vần ở dòng đầu mỗi bài.
- HS tự ôn cách đọc các vần trên bảng
- HS quan sát.
- HS tự làm việc với bảng ôn theo từng cặp.
- HS đọc trơn các từ: ủy ban, hòa thuận, Luyện tập.
- HS thi viết đúng giữa các nhóm.
Tiết 2
c. GV hd HS hiểu quy định của cuộc chơi: Thi giữa 4 nhóm trong lớp, mỗi nhóm phải tìm đủ từ có chứa 10 vần ôn, số lượng từ tìm cho mỗi vần không hạn chế. Viết các từ tìm được của nhóm lên phiết trắng, ghi số nhóm vào góc trên bên trái của phiếu. Dán phiếu lên đúng ô dành cho các từ cần điền ở bảng ôn đã kẻ sẵn trên bảng lớp.
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
GV đọc mẫu cả đoạn.
b. Luyện Viết: 
c. Kể chuyện:
- GV kể lần1.
- GV kể lần 2, hỏi HS để HS nhớ tằng đoạn.
d. Hd làm bài tập.
- HS chơi tìm từ có chứa các vần đã học để luyện đọc các từ và mở rộng vốn từ có chứa các vần ôn.
- HS thực hiện trò chơi.
Các nhóm dán xong kết quả, mỗi nhóm đại diện lên đọc kết quả.
- HS luyện đọc trơn đoạn thơ trong bài.
- HS nghe GV đọc mẫu cả bài.
- HS luyện đọc theo từng cặp.
Đọc từng dòng thơ, đọc cả đoạn thơ có nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ.
- Tìm tiếng trong đoạn có chứa vần đang ôn.
- HS đọc đt cả đoạn. Chơi trò đọc tiếp nối giữa các nhóm, mỗi bàn đọc 2 dòng.
- HS tập viết trong vở TV1/2
	4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- Dặn HS đọc các vần, từ và đoạn thơ trong bài.
	- Kể lại một số đoạn hoặc cả câu chuyện: Truyện kể mãi không hết cho bạn hoặc người thân nghe.
	- Chuẩn bị bài mới.
Thứ ngày tháng năm 200
Tập viết (22)	đoạt giải, chỗ ngoặt
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS viết được các TN: đoạt giải, chỗ ngoặt
- Biết được cấu tạo giữa các nét trong chữ và từ.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Mẫu chữ phóng to, kẻ sẵn ô ly trên bảng, phấn màu.
- HS: bút, mực, phấn, bảng, khăn lau, vở tập viết.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	I. Ổn định lớp: 
	II. Bài cũ: 
	- Cho HS viết
	- GV chấm vở, nhận xét bài cũ. 
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài - ghi đề:
2. Hd HS viết bài: GV cho HS xem mẫu chữ phóng to.
GV ghi chữ mẫu trên bảng, vừa viết vừa hd HS viết.
Hd HS viết bài vào vở.
GV nhắc tư thế ngồi, để vở, cầm viết. GV viết mẫu dòng thứ nhất.
GV hd tiếp dòng thứ hai cho đến hết bài. Sửa sai, uốn nắn cho HS yếu.
- HS xem mẫu chữ.
- HS đồ chữ trên không.
- HS viết bảng con.
- HS viết từng hàng theo sự hd của GV đến hết bài.
	3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- Thu một số vở chấm, nhận xét, trả bài.
	- Chuẩn bị bài 23: tô chữ hoa.
TUẦN 23
Thứ ngày tháng năm 200
Tập đọc 1:	Trường em
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS đọc trơn cả bài, phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó. Ví dụ: ai, ay, ương; TN: cô giáo, bè bạn, thân thiết, anh em, dạy em, điều hay, mái trường.
- Ôn các vần: ai, ay; tìm được tiếng, nói được câu có vần: ai ay.
- Biết nghỉ hơi khi gặc các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy.
- Hiểu các TN trong bài: ngôi nhà thứ hai, thân thiết.
- Nhắc lại được nội dung bài. Hiểu được sự thân thiết của ngôi trường với bạn HS. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến của HS với mái trường.
- Biết hỏi, đáp theo mẫu về trường, lớp của em.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
- Bộ chữ: HVTH (HS) và bộ: HVBD (GV).
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định lớp: 
II. Bài cũ:
	II. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: GV yêu cầu HS xem tranh minh họa bài đọc, nói với các em về nội dung tranh.
2. Hd HS Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu bài văn: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
b. Luyện đọc: Luyện đọc tiếng, TN: Trường, cô giáo.
GV củng cố cấu tạo tiếng, hd HS đọc các tiếng, TN lẫn khi viết chính tả.
GV kết hợp giải nghĩa từ khó cho các em.
- Luyện đọc câu:
GV chỉ bảng từng tiếng để HS đọc nhẩm theo.
Luyện đọc đoạn, bài; GV hd cho các nhóm và CN HS thi đua đọc đúng, to và rõ.
3. Ôn các vần ai, ay
a. GV nêu yêu cầu 1 trong SGK (tìm tiếng trong bài có vần ai, có vần ay).
b. GV nêu yêu cầu 2 trong SGK, tìm tiếng ngoài bài có vần ai, ay.
GV giảng từ: con nai, máy bay.
GV tổ chức trò chơi: thi tìm những tiếng có vần: ai, ay mà em biết.
GV tính điểm thi đua.
c. GV nêu yêu cầu 3 trong SGK: Nói câu chứa tiếng có vần ai, ay.
HS: Tranh vẽ một mái trường Tiểu học, cảnh sân trường đông vui nhộn nhịp.
1 HS đọc tên bài: trường em, phân tích tiếng trường, phát âm vần ương.
1 HS đọc từ cô giáo; 2-3 HS đọc tiếng: giáo, phân tích cấu tạo tiếng: giáo.
3-4 HS đọc trơn câu thứ nhất, tiếp tục với các câu tiếp theo. Cuối cùng HS tiếp nối nhau đọc trơn từng câu.
Từng nhóm 3 HS, mỗi em một đọan, tiếp nối nhau đọc.
CN đọc cả bài; các bàn, tổ, nhóm đọc đt.
Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua. HS đọc đt cả bài 1 lần.
HS thi đua tìm nhanh tiếng trong bài có vần: ai, ay; HS đọc các tiếng, từ có chứa vần: ai, ay. 
Phân tích tiếng: hai, dạy.
2 HS đọc mẫu: con nai, máy bay.
HS thi tìm vần: ai, ay theo nhóm.
HS viết vào vở BTTV1/2 từ 3-4 tiếng có vần: ai, ay.
2 HS nhìn SGK, nói theo 2 câu mẫu.
2 HS thi nói câu có tiếng chứa vần: ai, ay.
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và Luyện nói.
a. Tìm hiểu bài đọc.
GV đọc diễn cảm lại bài văn.
b. Luyện nói: Hỏi nhau về trường lớp
GV nêu yêu cầu của bài Luyện nói trong SGK. GV nhận xét, chốt lại ý kiến phát triểm của các em về trường, lớp; tính điểm thi đua.
1 HS đọc câu hỏi 1.
2 HS đọc câu thứ nhất, sau đó trả lời câu hỏi.
3 HS tiếp nối nhau đọc các câu tiếp theo. Sau đó nhiều em nối tiếp nhau đọc tiếp.
HS khá, giỏi nói tiếp, mỗi HS nói 1-2 ý
2-3 HS thi đọc diễn cảm bài văn.
2 HS khá, giỏi đóng vai hỏi - đáp.
	5. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, về đọc bài cũ, chuẩn bị bài mới.
Thứ ngày tháng năm 200
Chính tả 1:	Trường em
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
HS chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn văn 26 chữ trong bài: trường em. Tốc độ Viết: tối thiểu 2 chữ/phút. Điền đúng vần: ai hoặc ay, chữ e hoặc k vào chỗ trống.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Một phần BT trong tiết chính tả được thể hiện trên vở BTTV1/2. SGK là “phần cứng” chỉ thể hiện trong một vài bài tập quan trọng được xem như là mẫu vở BTTV1/2.
- Bảng phụ, bảng nam châm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định lớp: 
II. Bài cũ:
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: GV nói mục đích yêu cầu của bài học.
Điền vần: ai hoặc ay, chữ c hoặc chữ k vào chỗ trống.
2. Hd HS tập chép:
GV viết bảng đọan văn cần chép, chỉ thước cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: trường, ngơi, hai, giáo, hiền, nhiều, thiết  HS viết bảng con.
GV hd các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài giữa trang vở, viết lùi vào 1 ô chữ đầu câu của đoạn văn. Nhắc HS sau dấu chấm phải viết hoa.
GV đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để HS soát lại. GV dừng lại ở những chữ khó viết, đv lại tiếng đó. Sau mỗi câu hỏi xem HS có viết sai chữ nào không. Hd các em gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở.
- GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến. hd HS tự ghi số lỗi ra lề vở, phía trên bài viết.
- GV chấm một số vở, mang số còn lại về nhà chấm.
3. Hd làm BT chính tả.
a. Điền vần: ai hoặc ay.
GV nói: mỗi từ có 1 chỗ trống phải điền vần ai hoạc ay và thì từ mới hoàn chỉnh. Các em xem nên điền vần nào: ai hoặc ay.
GV tổ chức cho HS thi làm BT đúng, nhanh bằng nhiều hình thức: Vd: các tổ thi làm bài đúng, nhanh trên vở BTTV1/2
GV chép nội dung BT lên bảng: 2-3 lần.
b. Điền chữ c hoặc k:
HS chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn văn 26 chữ trong bài trường em, tốc độ Viết: tối thiểu 2 chữ/phút.
2-3 HS nhìn bảng đọc thành tiếng đoạn văn.
HS nhẩm đv từng tiếng và viết vào bảng con. HS tập chép vào vở.
HS cầm bút chì trên tay chuẩn bị chữa bài.
HS đổi vở, chữa lỗi cho nhau.
1 HS đọc yêu cầu của bài trong vở BTTV1/2.
HS lên bảng làm mẫu: điền vào chỗ trống thứ nhất: gà mái.
HS viết bằng bút chì mờ.
HS làm BT trên bảng.
2-3 nhóm HS chơi trò thi tiếp sức, cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua.
2-3 HS đọc lại kết quả làm bài đã được GV chốt lại. Cả lớp sửa vào vở BTTV1/2 theo lời giải đúng: gà mái, máy ảnh 
HS thi đua tiếp sức: cá vàng, thước kẻ, lá cọ 
	4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- GV khen những HS học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp.
	- Yêu cầu HS về nhà chép lại đọan văn cho đúng, sạch, đẹp, làm BT.
Thứ ngày tháng năm 200
Tập viết 1: 	Tô chữ hoa: A, Ă, Â
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS tô được chữ hoa: A, Ă, Â
- HS viết được: ai, mái trường, ay, điều hay.
- Biết được cấu tạo giữa các nét trong chữ và từ.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: kẻ sẵn ô ly trên bảng, phấn màu.
- HS: bảng con, phấn, vở tập viết.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	I. Ổn định lớp: 
	II. Bài cũ: 
	- Cho HS viết từ: đoạt giải, chỗ ngoặt
	- GV nhận xét, chấm vở, trả bài, nhận xét bài cũ. 
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài - ghi đề:
2. Hd HS viết bài:
GV cho HS xem mẫu chữ viết hoa.
GV hd viết mẫu trên bảng lớp.
Hd HS viết bài vào vở.
GV nhắc tư thế ngồi, để vở, cầm viết. 
GV vừa viết vừa hd, uốn nắn cho HS yếu viết.
- HS xem mẫu chữ và nhận xét.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài vào vở theo sự hd của GV.
- Viết phần BT.
	4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- Thu một số vở chấm, nhận xét.
	- Chuẩn bị tiết sau tô chữ B.
Thứ ngày tháng năm 200
Tập đọc 2:	Tặng cháu
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS đọc trơn cả bài, phát âm đúng các tiếng có vần yên, tiếng mang thanh hỏi (vở, tỏ); các TN: tặng cháu, lòng yên, gọi là, né non. 
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ bằng khoảng thời gian phát âm 1 tiếng như là sau dấu chấm.
- Ôn các vần: ao, au; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần: ao, au.
- Hiểu các TN trong bài: nước non.
- Hiểu được tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi: Bác rất yêu thiếu nhi, Bác mong muốn các cháu thiếu nhi phải học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước.
- Tìm và hát được các bài hát về Bác Hồ.
- Học thuộc lòng bài thơ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
- Bộ chữ: HVTH (HS) và bộ: HVBD (GV).
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	I. Ổn định lớp: 
	II. Bài cũ:
	- Kt 2 HS đọc bài trường em và trả lời câu hỏi: trong bài, trường học được gọi là gì ? Vì sao nói trường học là ngôi nhà thứ hai của em ?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu toàn văn: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
b. Luyện đọc: Luyện đọc tiếng, TN. Đọc tiếng hoặc TN khó hoặc dễ xen nhau (vở, gọi là, nước non). Khi luyện đọc có kết hợp phân tích tiếng để củng cố kiến thức đã học ở tập1.
GV dùng phấn màu gạch chân âm: t, ăng, GV nhắc lại cấu tạo của chữ: tặng
GV hd HS phân tích tiếp các tiếng, TN khó hoặc dễ xen kẽ khi viết chính tả.
VD: cháu, yên, chút.
- Luyện đọc câu:
GV chỉ bảng từng tiếng để HS đọc nhẩm theo.
3. Ôn các vần: ao, au.
a. GV nêu yêu cầu 1 trong SGK (tìm tiếng trong bài có vần ao, có vần au).
b. GV nêu yêu cầu 2 trong SGK.
GV và cả lớp nhận xét tính điểm thi đua.
c. GV nêu yêu cầu 3 trong SGK: Nói câu chứa tiếng có vần ao, au.
1 HS đọc tên bài: tặng cháu, phân tích tiếng: tặng, vài HS phát âm vần ăng, nhiều HS đv và đọc tiếng: tặng.
HS luyện đọc các tiếng có âm, vần, dấu thanh đối lập: l-n, an-ang, hỏi-ngã.
HS đọc trơn 2 dòng đầu bài thơ, tiếp tục với 2 dòng sau.
HS tiếp nhau đọc trơn từng dòng thơ theo cách: 1 HS đầu bàn hoặc đầu dãy đọc xong dòng thứ nhất, các em sau tự đọc các dòng tiếp theo.
Từng nhóm 4 HS, mỗi em 1 dòng tiếp nối nhau thi đọc.
Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua. HS đọc đt cả bài 1 lần.
HS thi đua tìm nhanh tiếng trong bài có vần: au, cháu, sau; 1 HS đọc mẫu: cây cau, chim chào mào.
Phân tích tiếng: cau, chào, mào.
HS thi tìm tiếng có vần: ao, au.
2 HS đọc 2 câu mẫu trong SGK.
2 HS thi nói câu tiếng chứa vần: ao, au. Cả lớp và GV nhận xét.
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và Luyện nói.
a. Tìm hiểu bài đọc.
GV đọc diễn cảm lại bài văn.
GV hd các em cách nghỉ hơi đúng khi đọc hết mỗi dòng, câu thơ.
b. Học thuộc lòng bài thơ.
GV hd HS học thuộc lòng bài thơ tại lớp, xoá dần bảng, 

File đính kèm:

  • docTieng viet (HKII).doc