Giáo án thi dạy giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 44: Tổng kết về từ vựng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thê
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động:
Thực hiện trò chơi “ Chắp cánh ước mơ”
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức:
1.GV dẫn vào bài mới:
Các em ạ, Tiếng Việt là tài sản tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc Việt Nam. Trong chương trình THCS, các em được học phân môn Tiếng Việt với nhiều nội dung về từ vựng, về ngữ pháp. Đối với lớp 9, phần Tiếng Việt trong chương trình có nhiều bài hệ thống lại những kiến thức cơ bản về từ vựng Tiếng Việt mà các em đã được học ở lớp 6,7,8. Trong tiết học trước, các em đã được ôn tập lại một số nội dung về từ vựng Tiếng Việt, trong tiết học này,cô và các em sẽ tiếp tục hệ thống hóa những nội dung kiến thức về Từ vựng Tiếng Việt mà các em đã học trong chương trình Ngữ văn 7 và Ngữ văn 8.
2.Truyền thụ kiến thức bài học
=============================================================== GIÁO ÁN HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG (VÒNG TỰ CHỌN) Giáo viên: Nguyễn Thị Thê Lớp dạy: 9A3 – Tiết 4 (buổi sáng) Tiết 44: Tiếng Việt: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tiếp theo) (Từ đồng âm; Từ đồng nghĩa; Từ trái nghĩa; Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; Trường từ vựng) Ngày soạn: 8/ 10/ 2019 Ngày dạy: 18/ 10/ 2019 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Hệ thống hoá kiến thức, một số khái niệm từ vựng. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG: 1. Kiến thức: - Một số khái niệm liên quan đến từ vựng. - Ôn tập, hệ thống kiến thức, nắm vững và vận dụng tốt những kiến thức về từ vựng đã học trong chương trình từ lớp 6 đến lớp 9. 2. Kĩ năng: - Sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc – hiểu VB và tạo lập VB. 3. Thái độ: - Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp. - Luyện tập sử dụng từ theo tình huống giao tiếp cụ thể. - Giữ gìn sự trong sáng của TV. C. CHUẨN BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN LÊN LỚP: * Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án – bảng phụ - bút lông – máy chiếu . - Trò: Học bài cũ, soạn bài mới đầy đủ. * Ph¬ng ph¸p: - Vấn đáp - Nêu và giải quyết vấn đề - Thuyết trình - Dạy học hợp tác nhóm - Dạy học bằng bản đồ tư duy - Dạy học luyện tập – thực hành - Dạy học trò chơi. * Định hướng hình thành năng lực: - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác - Năng lực giao tiếp - Năng lực thẩm mĩ. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động 1: Hoạt động khởi động: Thực hiện trò chơi “ Chắp cánh ước mơ” Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức: 1.GV dẫn vào bài mới: Các em ạ, Tiếng Việt là tài sản tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc Việt Nam. Trong chương trình THCS, các em được học phân môn Tiếng Việt với nhiều nội dung về từ vựng, về ngữ pháp.... Đối với lớp 9, phần Tiếng Việt trong chương trình có nhiều bài hệ thống lại những kiến thức cơ bản về từ vựng Tiếng Việt mà các em đã được học ở lớp 6,7,8. Trong tiết học trước, các em đã được ôn tập lại một số nội dung về từ vựng Tiếng Việt, trong tiết học này,cô và các em sẽ tiếp tục hệ thống hóa những nội dung kiến thức về Từ vựng Tiếng Việt mà các em đã học trong chương trình Ngữ văn 7 và Ngữ văn 8. 2.Truyền thụ kiến thức bài học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản àHoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức về từ đồng âm. GV chiếu hình ảnh: ? Em hãy dùng từ ngữ thích hợp để gọi tên các sự vật được nói đến trong các hình ảnh sau? (Cuộn chỉ; chiếu chỉ; chỉ đường.). ? Trong các từ ngữ mà em vừa tìm được, có từ nào giống nhau? à chỉ. ? Nghĩa của từ chỉ trong các từ trên có giống nhau không? à không. (GV giải nghĩa). ? Những từ như vậy gọi là từ đồng âm. Vậy thế nào là từ đồng âm? - Trả lời theo sự chỉ định của GV. ? Trong tiết học trước, chúng ta đã ôn tập về từ nhiều nghĩa? Vậy em hãy phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? - HS trả lời. GV chốt ý . - Hướng dẫn HS làm BT 2 (Mục V/124). - HS thực hiện hoạt động nhóm làm BT theo sự hướng dẫn của GV. V. Từ đồng âm: (NV7-T1) *Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. BT 2/124: a) Có hiện tượng nhiều nghĩa. b) Có hiện tượng đồng âm. àHoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức về từ đồng nghĩa. GV: Các đoạn văn sau đây còn thiếu một từ. Em hãy tìm từ thích hợp để điền vào vị trí còn thiếu? à (mất, tử vong, hi sinh). ?Các từ các em vừa điền đều có chung một nghĩa? Đó là gì? à chỉ cái chết. GV: Những từ như vậy được gọi là từ đồng nghĩa. Vậy em hãy nhắc lại khái niệm thế nào là từ đồng nghĩa?. - Trả lời theo sự chỉ định của GV. ? Có mấy loại từ đồng nghĩa? GV thuyết minh thêm: * Từ đồng nghĩa hoàn toàn không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa. * Từ đồng nghĩa không hoàn toàn có sắc thái nghĩa khác nhau. * Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. - Hướng dẫn HS làm BT thông qua trò chơi “ Ô cửa bí mật” VI. Từ đồng nghĩa: (NV7- T1 /114) * Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có 2 loại từ đồng nghĩa: + Từ đồng nghĩa hoàn toàn + Từ đồng nghĩa không hoàn toàn BT 2/125: Cách hiểu đúng là (d). BT 3/125: - Từ xuân chỉ một mùa trong năm, tương ứng với một tuổi (chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ). - Từ xuân thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả và để tránh lặp với từ tuổi tác. àHoạt động 3: Hệ thống hóa kiến thức về từ trái nghĩa. GV: (Chiếu hình ảnh) Em hãy quan sát các bức tranh sau đây và gọi tên mỗi bức tranh bằng các thành ngữ, tục ngữ thích hợp? - Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. - Bảy nổi ba chìm. - Lá lành đùm lá rách. ? Em hãy tìm trong các trong các thành ngữ, tục ngữ trên những từ trái nghĩa? Xuôi – ngược. Nổi – chìm. Lành – rách. ? Vậy em hãy nhắc lại khái niệm thế nào là từ trái nghĩa ? - Trả lời theo sự chỉ định của GV. GV: Tìm các từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau: (sử dụng máy chiếu) ? Việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ trên có tác dụng như thế nào? * BT 2: Em hãy sắp xếp các từ đã cho vào hai cột tương ứng? HS thực hiện cặp đôi - Làm BT theo sự hướng dẫn của GV. * BT 3: Gv hướng dẫn HS về nhà làm (Trái nghĩa thang độ/ lưỡng phân) VII. Từ trái nghĩa: (NV7- T1) * Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Bài 2/125: Cặp từ có quan hệ trái nghĩa: xấu – đẹp ; xa – gần ; rộng – hẹp Bài 3/125: Các nhóm từ trái nghĩa: - Nhóm 1: sống – chết; chẵn – lẻ; chiến tranh – hòa bình (trái nghĩa lưỡng phân) - Nhóm 2: già – trẻ; yêu – ghét; cao – thấp; nông – sâu; giàu – nghèo (trái nghĩa thang độ). àHoạt động 4: Hệ thống hóa kiến thức về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ .. ? Em hãy cho biết Cấp độ khái quát của nghĩa TN là gì ? + Một từ ngữ như thế nào được coi là có nghĩa rộng ? Cho ví dụ. - Trả lời theo sự chỉ định của GV. + Một từ ngữ như thế nào được coi là có nghĩa hẹp ? Cho ví dụ. - Trả lời theo sự chỉ định của GV. Hướng dẫn HS làm BT 2 (Mục VIII/126). - Tổ chức hoạt động nhóm trong 2 phút. Yêu cầu các nhóm hoàn thành sơ đồ các kiểu cấu tạo của Từ Tiếng Việt. (Bảng phụ kết hợp với máy chiếu). - Em hãy giải nghĩa của những từ ngữ đó theo cách dùng từ nghĩa rộng để giải thích nghĩa của từ ngữ nghĩa hẹp? (làm 2 – 3 từ rồi cho HS về nhà làm). - Làm BT theo sự hướng dẫn của GV. VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: (NV8 T1) * Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác. + Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. + Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. Bài 2/126: Điền từ ngữ thích hợp, giải thích nghĩa. àHoạt động 5: Hệ thống hóa kiến thức về trường từ vựng. GV: Em hãy quan sát các hình ảnh và tên gọi của chúng trên màn hình, cho biết các tên gọi đó có nét nghĩa chung là gì? à bộ phận cơ thể người. ? Vậy em hiểu thế nào là trường từ vựng? - Trả lời theo sự chỉ định của GV. GV hướng dẫn HS làm BT 2 (Mục IX/126): ? Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích sau? - Tìm trường từ vựng. - Phân tích. - Làm BT theo sự hướng dẫn của GV. IX. Trường từ vựng: ? (NV8 T1). * Trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. Bài 2/126: Sử dụng hai từ cùng trường từ vựng ( tắm, bể ) làm tăng giá trị biểu cảm của câu nói → Câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn. Hoạt động 3,4 : Hoạt động luyện tập- vận dụng: Đã thực hiện Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng - Tìm các câu cao dao, tục ngữ, thành ngữ hoặc trong các tác phẩm văn học có sử dụng các từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa. Lựa chọn 1 tác phẩm –NV9 và tìm các trường từ vựng trong tác phẩm ấy. Viết đoạn văn có sử dụng các từ loại trên. Chuẩn bị bài : Nghị luận trong văn bản tự sự + Đọc các đoạn trích/SGKTR 137, trả lời các câu hỏi. + Tìm hiểu vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
File đính kèm:
- Bai 9 Tong ket ve tu vung Tu don tu phuc tu nhieu nghia Tu dong am truong tu vung_12693296.doc