Giáo án theo chủ đề Tin học Lớp 7 - Chủ đề 7: Sắp xếp và lọc dữ liệu
HĐ2: Lọc dữ liệu
- Mục đích: Biết lọc dữ liệu với nhiều tiêu chí.
- Nhiệm vụ: Hs đọc sgk, thự hiện bài tập trong SGK để biết được các bước lọc dữ liệu.
- Phương thức hoạt động: Hoạt động độc lập
- Sản phẩm: hs tìm cho mình câu trả lời
- Báo cáo: Suy nghỉ và trả lời câu hỏi của GV - Giao việc: Nêu khái niệm lọc dữ liệu là gì. Yêu cầu HS làm bài tập điền vào các số in sẵn và từ đó nêu ra được các bước để lọc dữ liệu.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên cần gợi ý kịp thời các thao tác, cần thực hiện trước, sau đó cho hs thực hiện lại.
- Phương án đánh giá: Dựa trên cách giải bài tập của học sinh cần đưa ra thống nhất cách lọc dữ liệu.
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: HS có thể chưa nhận được các bước cho đúng
GV cần hướng dẫn cho hs theo thứ tự để dễ nhận biết.
CHỦ ĐỀ 7: SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU Tuần: 23 Tiết: 43,4 4 Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: Thời gian Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Nội dung+ Ghi bảng A. Hoạt động khởi động: 5 phút HĐ.Giải quyết tình huống đầu bài - Mục đích: Giúp hs biết được cơ bản vai trò và kết quả của việc sắp xếp và lọc dữ liệu. I. Khởi động - Nhiệm vụ: HS đọc sgk và cần phân biệt trang tính nào đã sắp xếp dữ liệu hoặc điểm khác nhau của hai trang tính. - Phương thức hoạt động: HS hoạt động độc lập suy nghỉ trả lời - Sản phẩm: hs tìm cho mình câu trả lời - Báo cáo: HS suy nghỉ trả lời câu hỏi của GV - Giao việc: Yêu cầu hs quan sát sgk và cho biết dữ liệu ở mỗi cột điểm thì cột nào đang được sắp xếp, giao bài tập trong sgk cho hs thực hiện - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV cần nêu ra đâu là cột được sắp xếp nên ra các gợi ý khi thống kê điểm trung bình để hs hình dung được cách lọc dữ liệu. - Phương án đánh giá: Nhận xét và đánh giá dựa trên câu trả lời của hs - Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: HS chưa nhận ra GV cần nêu cụ thể từng trường hợp và dữ liệu. B. Hoạt động khám phá: HĐ1: Sắp xếp dữ liệu - Mục đích: Phân biệt được sắp xếp dữ liệu tăng dần và giảm dần Biết sắp xếp dữ liệu với một tiêu chí. II. Khám phá 1. Sắp xếp dữ liệu 25 Phút - Nhiệm vụ: Tìm hiểu sách giáo khoa, thực hiện điền vào chỗ trống theo yêu cầu của GV và trả lời câu hỏi GV - Phương thức hoạt động: Hoạt động độc lập. - Sản phẩm: hs tìm cho mình câu trả lời - Báo cáo: Suy nghỉ và trả lời câu hỏi của GV - Giao việc: Nêu khái niệm sắp xếp dữ liệu là gì và thực hiện bài tập trong SGK. Nêu được cách sắp xếp dữ liệu. GV phân công các HS làm bài tập vận dụng. - Hướng dẫn, hỗ trợ: Tăng dần là sắp xếp như thế nào là từ nhỏ đến lớn hay ngược lại. GV nêu ra câu hỏi mang tính lựa chọn để gợi ý cho hs - Phương án đánh giá: Dựa trên câu trả lời của HS - Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: Nếu sắp xếp chữ cái theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần thì như thế nào GV cần giải thích sẽ sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng anh. - Sắp xếp dữ liệu là hoán đổi vị trí các hàng để giá trị dữ liệu trong một hay nhiều cột được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hay giảm dần. - Các bước sắp xếp: + B1: Chọn ô trong cột cần sắp xếp + B2: Chọn thẻ lệnh Data + B3: Trong nhóm lệnh Sort & Filter, chọn một trong 2 nút lệnh: A Z để sắp xếp theo thứ tự tăng dần Z A để sắp xếp theo thứ tự giảm dần 25 Phút HĐ2: Lọc dữ liệu - Mục đích: Biết lọc dữ liệu với nhiều tiêu chí. - Nhiệm vụ: Hs đọc sgk, thự hiện bài tập trong SGK để biết được các bước lọc dữ liệu. - Phương thức hoạt động: Hoạt động độc lập - Sản phẩm: hs tìm cho mình câu trả lời - Báo cáo: Suy nghỉ và trả lời câu hỏi của GV - Giao việc: Nêu khái niệm lọc dữ liệu là gì. Yêu cầu HS làm bài tập điền vào các số in sẵn và từ đó nêu ra được các bước để lọc dữ liệu. - Hướng dẫn, hỗ trợ: Giáo viên cần gợi ý kịp thời các thao tác, cần thực hiện trước, sau đó cho hs thực hiện lại. - Phương án đánh giá: Dựa trên cách giải bài tập của học sinh cần đưa ra thống nhất cách lọc dữ liệu. - Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: HS có thể chưa nhận được các bước cho đúng GV cần hướng dẫn cho hs theo thứ tự để dễ nhận biết. 2. Lọc dữ liệu - Lọc dữ liệu là chỉ chọn và hiển thị các hàng thoả mãn tiêu chuẩn nhất định từ bảng dữ liệu cho trước. - Các bước lọc dữ liệu : +B1 : Chọn một ô trong vùng có dữ liệu cần lọc +B2: Chọn thẻ lệnh Data +B3: Trong nhóm lệnh Sort & Filter, chọn nút lệnh Filter +B4: Nháy chuột vào nút (biểu tượng tam giác) trên hàng tiêu đề cột +B5: Chọn tiêu chuẩn lọc và nhấn Ok HĐ3: Lọc các hàng có giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất - Mục đích: Biết cách lọc theo các tiêu chí các hàng lớn nhất và nhỏ nhất. 3. Lọc các hàng có giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất 15 phút - Nhiệm vụ: HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi của GV - Phương thức hoạt động: Hoạt động cá nhân - Sản phẩm: hs tìm cho mình câu trả lời - Báo cáo: Suy nghỉ trả lời câu hỏi GV - Giao việc: GV đặt ra vấn đề mục đích cần làm của việc lọc các hàng lớn nhất và nhỏ nhất. Qua đó trình bài các bước để lọc dữ liệu - Hướng dẫn, hỗ trợ: Dựa vào SGK giáo viên có thể gợi ý cho hs thực hiện đúng. - Phương án đánh giá: Dựa trên câu trả lời của HS - Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: Có thể HS không hiểu Gv cần hướng dẫn chi tiết và phân chia từng công đoạn cho HS nắm được - Nháy nút (mũi tên) trên hàng tiêu đề cột à chọn Number Fillers à chọn Top 10 - Chọn Top (lớn nhất) hoặc Bottom (nhỏ nhất) - Chọn hoặc nhập giá trị cần lọc - Nháy chọn OK D. Hoạt động ghi nhớ: 5 phút - Nhiệm vụ: Cần nắm được các kiến thức trọng tâm, đọc ghi nhớ - Phương thức hoạt động: Hoạt động cá nhân. - Giao việc: Yêu cầu HS đọc sgk - Hướng dẫn, hỗ trợ: Nhắc lại các kiến thức cũ - Phương án đánh giá: Dựa trên câu trả lời của hs IV. Ghi nhớ Củng cố: 17 phút - Học sinh thực hiện hoạt động của phần C.TRÃI NGHIỆM - Học sinh thực hiện lại các thao tác: + Sắp xếp dữ liệu + Lọc dữ liệu + Lọc các hàng có giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất Dặn dò: 3 phút - Xem lại các các nội dung đã học - Thực hành lại trên máy tính. - Xem trước BTTH6: Sắp xếp và lọc dữ liệu.
File đính kèm:
- giao_an_theo_chu_de_tin_hoc_lop_7_chu_de_7_sap_xep_va_loc_du.docx