Giáo án theo chủ đề môn Vật lý Lớp 8 - Chủ đề: Cấu tạo của các chất

B. Hình thành kiến thức:

 Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo của các chất.

(1) Mục tiêu: HS trình bày được các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.

 (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, thuyết trình.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, 50cm3 rượu. 50cm3 nước, 2 bình chia độ.

(5) Sản phẩm: HS phát biểu được các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.

*NLHT: K1, P3, X1, X5, X6, C1.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án theo chủ đề môn Vật lý Lớp 8 - Chủ đề: Cấu tạo của các chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ; LỚP 8
Học kì II: 12 tuần thực học X 1 tiết/tuần = 12 tiết
Tuần
Tiết
Tên bài (hoặc tên chuyên đề dạy học)
Điều chỉnh theo công văn 1113 của Bộ GD-ĐT
20
20
Bài 15: Công suất.
21
21
Bài 16: Cơ năng.
CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC
22
22
Nội dung 1 
Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?
Dạy theo chủ đề:
Cấu tạo của các chất
(2 tiết)
23
23
Nội dung 2 
Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên.
24
24
Nội dung 1 Bài 21: Nhiệt năng.
Dạy theo chủ đề: Các hình thức truyền nhiệt. (3 tiết)
25
25
Nội dung 2 - Bài 22: Dẫn nhiệt.
26
26
Nội dung 3 - Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt 
27
27
Kiểm tra 1 tiết.
28
28
Nội dung 1. Mục II Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng và Mục I Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt.
Dạy theo chủ đề: Phương trình cân bằng nhiệt
(2 tiết)
29
29
Nội dung 2. Mục II, III Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt và Bài tập 
30
30
Ôn tập học kì II.
31
31
Kiểm tra học kì II
Tuần 	 	NS: 
Tiết 	 	 	 	ND:
CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC
CHỦ ĐỀ: CẤU TẠO CỦA CÁC CHẤT (2 tiết)
NỘI DUNG 1: BÀI 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Trình bày được các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé, giữa chúng có khoảng cách.
2. Kỹ năng: 
- Bước đầu làm quen với TN mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa TN mô hình và hiện tượng cần giải thích.
- Vận dụng về cấu tạo các chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận trong khi TN.
4. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung : Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự học.
* Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí, phép đo (K1); Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3); Vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn (K4); Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện Vật lí (P1); Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí (P3); Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét (P8); Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lý bằng ngôn ngữ vật lý và các cách diễn tả đặc thù của vật lý (X1); Ghi lại và trình bày được các kết quả từ các hoạt động học tập một cách phù hợp (X5, X6); Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý (X8); Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân (C1); Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lý nhằm nâng cao trình độ bản thân (C2).
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: 	
- Cho cả lớp: 50cm3 rượu. 50cm3 nước, 2 bình chia độ, hình 19.2 và 19.3 (SGK).
- Cho mỗi nhóm: 2 bình chia độ có GHĐ 100cm3. 50cm3 ngô và 50cm3 cát khô mịn.
2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà.
3. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
VD 
VD cao
Các chất được cấu tạo như thể nào?
Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử; giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
- Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
- Trả lời C1, C2.0
 Giải thích được một số hiện tượng như:
 - Khi trộn hai chất, thể tích của hỗn hợp thu được nhỏ hơn tổng thể tích lúc để hai chất riêng biệt.
- Nguyên tử, phân tử của chất này có thể "chui" qua khe giữa các phân tử, nguyên tử của chất khác. Đó là sự "rò rỉ". 
Trả lời C4, C5.
III. Tiến trình dạy học:
* Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra).
A. Khởi động:
 (1) Mục tiêu: Kích thích sự ham muốn tìm hiểu về cấu tạo của các chất cho HS.
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, thuyết trình, thực nghiệm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân; Làm TNBD.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, 50cm3 rượu. 50cm3 nước, 2 bình chia độ.
 (5) Sản phẩm: HS phát hiện ra sự hụt thể tích khi trộn hỗn hợp hai chất.
*NLHT: K1, P1, P3.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
?) Đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước ta thu được hỗn hợp rượu – nước có thể tích bằng bao nhiêu?
- GV làm TNBD: Đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm3, gọi HS đọc kết quả TN.
?) Tại sao thể tích hỗ hợp lại nhỏ hơn tổng thể tích? Phần hao hụt này đi đâu?
- GV: để có câu trả lời chính xác ta cùng tìm hiểu bài 19: “Các chất được cấu tạo như thế nào?”
- HS: thu được hỗn hợp có thể tích 100 cm3.
- HS: đọc kết quả TN: thể tích hỗn hợp nhỏ hơn 100 cm3.
- Dự đoán câu trả lời.
B. Hình thành kiến thức:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo của các chất.
(1) Mục tiêu: HS trình bày được các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, thuyết trình.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, 50cm3 rượu. 50cm3 nước, 2 bình chia độ.
(5) Sản phẩm: HS phát biểu được các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
*NLHT: K1, P3, X1, X5, X6, C1.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Giao nhiệm vụ: HS tìm hiểu thông tin mục I trong SGK trang 68, trả lời câu hỏi:
?) Các chất có liền một khối hay không?
?) Các chất được cấu tạo như thế nào?
?) Vì sao các chất nhìn có vẻ như liền một khối?
?) Dùng dụng cụ gì để quan sát được nguyên tử, phân tử?
- Tổ chức thảo luận lớp thống nhất các câu trả lời.
- GV hướng dẫn HS quan sát ảnh chụp các nguyên tử silic qua kính hiển vi hiện đại để khẳng định một lần nữa vật chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.
* Chuyển ý: Trong hình 19.3 ta thấy giữa các nguyên tử Silic có khoảng màu đen. Vậy giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hay không? 
- Tìm hiểu thông tin, trả lời các câu hỏi:
+ Các chất không liền một khối mà được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.
+ Vì các hạt đó rất nhỏ mắt thường không thể nhìn thấy được.
+ Để quan sát nguyên tử, phân tử dùng kính hiển vi hiện đại.
- HS quan sát hình chụp nguyên tử silic dưới kính hiển vi hiện đại.
I. Cách chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?
Các chất không liền một khối mà được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, vô cùng nhỏ bé gọi là nguyên tử, phân tử.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử .
(1) Mục tiêu: Bước đầu làm quen với TN mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa TN mô hình và hiện tượng cần giải thích. Trình bày được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, thuyết trình, thí nghiệm vật lý.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, 50cm3 ngô và 50cm3 cát khô mịn, 2 bình chia độ.
(5) Sản phẩm: HS tiến hành được TN mô hình, trả lời C1, C2 từ đó nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
*NLHT: K1, P3, P8, X1, X5, X6, X8, C2.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Để giải thích vì sao thể tích hỗn hợp rượu nước nhỏ hơn tổng thể tích các em làm thí nghiệm mô hình. 
- GV giới thiệu TN mô hình là dùng mô hình tương tự làm TN để dễ quan sát hiện tượng, rút ra nhận xét. 
- GV hướng dẫn HS làm TN mô hình.
-Hướng dẫn HS khai thác TN mô hình để giải thích sự hụt thể tích của hỗn hợp rượu – nước.
- Hướng dẫn HS thảo luận lớp thống nhất C2. Qua đó yêu cầu HS rút ra kết luận.
- HS tham gia thảo luận lớp để trả lời C2, rút ra kết luận.
- GV chốt lại kết luận.
- Nhận biết thế nào là TN mô hình.
-HS nhận dụng cụ và tiến hành TN theo nhóm.
-HS thảo luận nhóm để giải thích sự hụt thể tích trong hỗn hợp ngô và cát để giải thích sự hụt thể tích trong TN nước và rượu.
II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?
1) Thí nghiệm mô hình:
- C1: nhỏ hơn 100 cm3 vì giữa các hạt ngô có khoảng cách nên các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát. 
2) Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách:
- C2: Giữa các phân tử nước cũng như giữa các phân tử rượu đều có khoảng cách nên khi đổ rượu vào nước, các phân tử rượu đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại làm cho thể tích của hỗn hợp rượu nước nhỏ hơn tổng thể tích của rượu và nước. 
* Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
C. Luyện tập:
(1) Mục tiêu: Củng cố lại nội dung chính của các bài đã học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, thuyết trình.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK.
(5) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi để củng cố kiến thức của bài học.
*NLHT: K1, K2, K3, X1, X5, X6, X8, C2.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Giao nhiệm vụ: cá nhân HS trả lời các câu hỏi sau để củng cố kiến thức bài học. 
?) Các chất được cấu tạo như thế nào?
- GV kết luận kiến thức cần ghi nhớ của bài.
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi GV nêu ra để củng cố kiến thức bài học.
* Ghi nhớ: (SGK/70)
D. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng:
 (1) Mục tiêu: Vận dụng về cấu tạo các chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, thuyết trình, giải bài tập vật lý..
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK.
(5) Sản phẩm: Trả lời được C3, C4, C5.
*NLHT: K3, K4, P3, X1, X5, X6, X8, C1.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm trả lời C3, C4, C5.
- Nếu HS gặp khó khăn, GV gợi ý thêm cho HS trả lời.
- Gọi đại diện nhóm trình bày câu trả lời, tổ chức thảo luận lớp để có câu trả lời đúng.
- Gọi HS đọc nội dung phần “Có thể em chưa biết”.
- HS thảo luận nhóm trả lời C3, C4, C5.
- HS tham gia thảo luận lớp thống nhất các câu trả lời.
- HS đọc nội dung phần “Có thể em chưa biết”.
III. Vận dụng
- C3: Khi khuấy, các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại.
- C4: Thành bóng được cấu tạo từ các phân tử cao su. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách giữa các phân tử cao su ra ngoài làm bóng xẹp dần.
- C5: Trong nước có các phân tử không khí hoà lẫn nên cá thở được.
E. Hướng dẫn học ở nhà:
- Làm các bài tập trong 19.1 đến 19.5 (SBT).
- Đọc phần “có thể em chưa biết”
- Chuẩn bị bài 20: “Nguyên tử – phân tử chuyển động hay đứng yên”.
2. Câu hỏi và bài tập củng cố:
Câu 1: Các chất được cấu tạo như thế nào? (NB)
Câu 2: Vì sao các chất nhìn có vẻ như liền một khối? (TH).
Câu 3: Giải thích vì sao nước biển mặn. (VDT).
- Trả lời C3 (VDT)
- Trả lời C4, C5. (VDC)

File đính kèm:

  • docgiao_an_theo_chu_de_mon_vat_ly_lop_8_chu_de_cau_tao_cua_cac.doc