Giáo án theo chủ đề môn Vật lý Lớp 7 - Chủ đề: Độ cao và độ to của âm

Mục tiêu Hệ thống hóa kiến thức

Đánh giá kết quả ghi nhận và tiếp thu bài của học sinh

Nội dung Hoàn thành hệ thống câu hỏi luyện tập do giáo viên chuẩn bị

Gợi ý tổ chức hoạt động HS hệ thống hóa kiến thức của chủ đề, các nhóm còn lại nhận xét và hoàn thiện.

GV chuyển hệ thống câu hỏi luyện tập đến học sinh.

GV chốt lại kiến thức.

Sản phẩm mong đợi Hoàn thành hệ thống câu hỏi luyện tập

Gợi ý đánh giá Các nhóm nhận xét và đánh giá lẫn nhau.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án theo chủ đề môn Vật lý Lớp 7 - Chủ đề: Độ cao và độ to của âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13,14; Tiết 13,14 
 Ngày dạy:
Chủ đề : ĐỘ CAO VÀ ĐỘ TO CỦA ÂM
(2 tiết)
I. Mục tiêu
Chủ đề được xây dựng 2 tiết có nội dung bao gồm một phần của Bài 7 và 8: Gương cầu lồi và gương cầu lõm và tiết bài tập.
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a) Kiến thức
- Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.
- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.
b) Kỹ năng
- Nêu được ví dụ về âm trầm, âm bổng là do tần số dao động của vật.
- Vận dụng được kiến thức bài học để làm bài tập.
- Làm được thí nghiệm để hiểu mối liên hệ giữa độ cao và tần số.
- Nêu được ví dụ về độ to của âm, biết độ to của âm do vật phát ra phụ thuộc vào biên độ dao động.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm
c) Thái độ
- Tự tin đưa ra ý kiến cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học.
- Có tác phong nhanh nhẹn, trung thực, cẩn thận, chính xác.
- Tự lực nghiên cứu vấn đề mới trong qua trình học tập
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học: đọc và nghiên cứu tài liệu (SGK, internet, bạn bè, ...)
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: tạo ra một nhạc cụ sử dụng trong thực tế.
- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm. 
- Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và an toàn thí nghiệm.
3. Phẩm chất: Chăm học, chăm làm, trung thực và trách nhiệm.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên	
- Hai con lắc đơn, giá đỡ
- Hộp gỗ có cố định thước thép
- Các phiếu học tập (PHT1, PHT2, PHT3) 
- Phiếu hướng dẫn học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau
- Các slide (có mô phỏng TN, các đoạn phim liên quan).
- Các mẫu giấy A3 và bút (nếu có).
2. Học sinh
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp... 
- Chia nhóm và có sự phân công trước.
- Báo cáo kết quả theo nhóm (mẫu báo cáo nếu có).
III. Tổ chức các hoạt động học của HS:
Hoạt động 1: Khởi động ( tình huống).10ph
Mục tiêu
Nhận biết được âm thanh phát ra cao, thấp, to nhỏ
Nội dung 
HS quan sát clip và lắng nghe người nghệ sĩ chơi đàn 
Quan sát hình ảnh cậu bé thỉnh chuông.
Hoàn thành phiếu học tập số 1
Gợi ý tổ chức hoạt động 
Chia nhóm : 6 nhóm
Dựa vào đoạn clip hãy hoàn thành phiếu học tập số 1 theo các câu hỏi 1,2,3 trong phiếu.
Sản phẩm mong đợi
Báo cáo kết quả phiếu học tập số 1
Gợi ý đánh giá
Đánh giá quá trình hoạt động thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.Đánh giá nội dung phiếu học tập.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (40ph)
	Hoạt động 2.1: Hình thành kiến thức về tần số dao động
Mục tiêu
Tiến hành thí nghiệm theo phiếu học tập số 2
Nội dung 
Lớp chia ra 6 nhóm, dựa vào nội dung thí nghiệm kết hợp SGK để tiến hành các phương án thí nghiệm theo phiếu học tấp số 2
Hoàn thiện báo cáo
Gợi ý tổ chức hoạt động 
Câu lệch: Dựa vào phương án thí nghiệm đã nêu ở phiếu học tập SGK và các dụng cụ thí nghiệm. Hãy tiến hành thí nghiệm kiểm tra các phương án đã nêu và hoàn thành phiếu học tập số 2 để tra lới câu hỏi thí nghiệm 1 và 2
TN1: 
-Quan sát và đếm số dao động của con lắc dài và con lắc ngắn trong 10s và cho biết con lắc nào dao động nhanh, chậm ?
-Hãy xác định số dao động của mỗi con lắc trong một giây?
-Dựa vào kết quả thí nghiệm hãy cho biết con lắc nào có tần số dao động lớn hơn ?
Sản phẩm mong đợi
HS thực hiện thành công các thí nghiệm.
Báo cáo đầy đủ nội dung phiếu học tập số 2.
Gợi ý đánh giá
Các nhóm đánh giá lẫn nhau.
Hoạt động 2.2: Hình thành kiến thức về độ cao và độ to của âm.
Mục tiêu
Tiến hành được thí nghiệm theo SGK 11.2 và 12.1
Nội dung 
Lớp chia ra 6 nhóm, dựa vào nội dung thí nghiệm kết hợp SGK để tiến hành các phương án thí nghiệm theo phiếu học tấp số3
Hoàn thiện báo cáo
Gợi ý tổ chức hoạt động 
Câu lệch: Dựa vào phương án thí nghiệm đã nêu ở phiếu học tập SGK và các dụng cụ thí nghiệm. Hãy tiến hành thí nghiệm kiểm tra các phương án đã nêu và hoàn thành phiếu học tập số 3 
TH1: Cho chiều dài phần tự do của thước thay đổi.
-Khi nào thước dao động nhanh hơn? Chậm hơn ?
-Âm phát ra trong các trường hợp đó có khác nhau không?
-Hãy mô tả tiếng âm thanh phát ra khi đó ?
TH2: Nâng đầu thước lệch nhiều, lệch ít làm biên độ dao động thay đổi.
- Đầu thước dao động mạnh hay yếu ?
-Âm phát ra trong các trường hợp đó có khác nhau không?
- Khi âm phát ra to, nhỏ thì biên độ dao động khác nhau như thế nào?
- Hãy mô tả tiếng âm thanh phát ra khi biên độ dao đọng lớn, nhỏ?
Sản phẩm mong đợi
HS thực hiện thành công các thí nghiệm.
Báo cáo đầy đủ nội dung phiếu học tập số 2.
Gợi ý đánh giá
Các nhóm đánh giá lẫn nhau.
Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng 25ph
Mục tiêu
Hệ thống hóa kiến thức
Đánh giá kết quả ghi nhận và tiếp thu bài của học sinh
Nội dung 
Hoàn thành hệ thống câu hỏi luyện tập do giáo viên chuẩn bị
Gợi ý tổ chức hoạt động 
HS hệ thống hóa kiến thức của chủ đề, các nhóm còn lại nhận xét và hoàn thiện.
GV chuyển hệ thống câu hỏi luyện tập đến học sinh.
GV chốt lại kiến thức.
Sản phẩm mong đợi
Hoàn thành hệ thống câu hỏi luyện tập
Gợi ý đánh giá
Các nhóm nhận xét và đánh giá lẫn nhau.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.15ph
Mục tiêu
Nhận biết được các thiết bị có liên quan đến âm thanh.
Hiểu được bộ phận nào dao động khi phát ra âm.
Nội dung 
Mỗi nhóm tự tìm hiểu và làm một nhạc cụ hay một đồ chơi hoạt động của nó có liên quan đến độ to, độ cao của âm.
Gợi ý tổ chức hoạt động 
- Câu lệnh: HS hứng thú muốn tự thực hiện sản phẩm về độ to, độ cao của âm khi tăng biên độ dao động âm phát ra càng to.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm ở nhà, tham khảo thêm các tài liệu từ thự viên, sách báo, internet tạp chí khoa học...
- Thời gian nộp sản phẩm là 1 tuần sau khi học xong bài.
- mỗi nhóm nộp một sản phẩm là một dụng cụ hay một đồ chơi có liên quan đến độ to, độ cao của âm và biểu diễn trước lớp.
- Học sinh trao đổi với nhau về cách làm và nguyên lí hoạt động của thiết bị nhạc cụ, đồ chơi đó.
Sản phẩm mong đợi
Bài báo cáo về nhạc cụ đồ chơi có liên quan đến độ cao, độ to của âm
Gợi ý đánh giá
Giáo viên đánh giá quá trình học sinh làm, sản phẩm học sinh làm theo yêu cầu.
Học sinh đánh giá kết quả lẫn nhau.
IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá chủ đề 
- Kiểm tra nhanh bằng các câu TNKQ.
- Đánh giá qua bài kiểm tra...
Câu hỏi
Câu 1: Trong thí nghiệm ở Hình bên, để đầu tự do của thước ngắn và nâng đầu tự do của thước lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn rồi thả tay thì ta nghe thấy âm phát ra. Vì sao cũng làm như vậy khi để đầu tự do của thước rất dài thì ta lại không nghe thấy âm phát ra nữa?
A. Vì tần số dao động của đầu thước nhỏ quá. 
B. Vì biên độ dao động của đầu thước nhỏ quá. 
C. Vì đầu thước dao động yếu quá.
D. Vì âm do đầu thước dao động phát ra đã bị môi trường xung quanh hấp thụ hết.
Câu 2: Âm phát ra càng thấp trong trường hợp nào dưới đây? 
A. Tần số dao động càng nhỏ.	B. Vận tốc truyền âm càng nhỏ. 
C. Biên độ dao động càng nhỏ.	D. Thời gian để thực hiện một dao động càng nhỏ.
Câu 3: Vật phát ra âm cao hơn khi nào? 
A. Khi vật dao động mạnh hơn.	
B. Khi vật dao động chậm hơn.
C. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn. 
D. Khi tần số dao động lớn hơn.
Câu 4: Khi nào ta nói âm phát ra trầm? 
A. Khi âm phát ra với tần số cao. 	
B. Khi âm phát ra với tần số thấp. 
C. Khi âm nghe to.
D. Khi âm nghe nhỏ.
Câu 5: Một con lắc dao động 120 lần trong 1 phút.Tần số của nó là:
120Hz.	B.60Hz.	C.2Hz.	D.0.2Hz.
Câu 6: Có 4 con lắc có chiều dài lần lượt là 50cm, 60cm, 70cm và 80cm. Con lắc có tần số dao động lớn nhất là con lắc: 
50cm.	B.60cm.	C.70cm.	D.80cm.
Câu 7: Độ to của âm phụ thuộc vào:
A.Khoảng cách truyền âm.	B.Tần số của âm.	
C.Biên độ của âm. 	D.Môi trường truyền âm.
Câu 8:Trong các vật sau vật nào có tần số dao động lớn nhất?
A.Vật A dao động với tần số 50Hz.	
B.Vật B thực hiện được 70 dao động trong 1 giây.
C.Vật C thực hiện được 6000 dao động trong 1 phút. 
D.Vật D thực hiện được 3600 dao động trong 1 giờ.
Câu 9: Âm phát ra càng cao khi:
Độ to của âm càng lớn.	C. Chu kì dao động càng lớn.
B. Vận tốc truyền âm càng lớn.	D. Tần số dao động càng lớn.
Câu 10: Hãy xác định câu nào sau đây là sai:
Hz là đơn vị của tần số 
Khi tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao. 
Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng trầm
Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng to
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tại sao người nghệ sĩ đánh đàn có thể tạo ra âm cao( âm bổng), âm thấp( âm trầm)?
Khi nào phát ra âm to, âm nhỏ?
Có thể dùng cách nào để tạo ra âm thanh to, nhỏ được không ? Nêu cách làm
Tìm một sô ví dụ về phát ra âm to âm nhỏ trong thực tế.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Con lắc
Con lắc nào dao động nhanh? 
Con lắc nào dao động chậm? 
Số dao động trong 10 giây
Số dao động trong 1 giây
a
b
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Thước
Đầu thước dao động nhanh, chậm? 
Âm phát ra cao, thấp
Dài
Ngắn
Cách làm thước dao động
Đầu thước dao động mạnh hay yếu? 
Âm phát ra to hay nhỏ
Biên độ dao độnglớn, nhỏ
Nâng đầu thước lệch nhiều?
Nâng đầu thước lệch ít?

File đính kèm:

  • docgiao_an_theo_chu_de_mon_vat_ly_lop_7_chu_de_do_cao_va_do_to.doc
Giáo án liên quan